Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của TP Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2023

Tối 21/12/2023, tại Trung tâm thương mại AEON MALL Hải Phòng Lê Chân. Liên minh HTX thành phố Hải Phòng phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Thành phố Hà Nội, Liên minh HTX thành phố Hà Nội khai mạc “Hội chợ Xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2023” tại thành phố Hải Phòng.
Tới dự có các đồng chí: Đại điện Liên minh HTX Việt Nam; Bùi Đức Quang, Uỷ viên Thành ủy, Phó Chủ tịch HĐND thành phố; Ngô Ngọc Khánh, Ủy viên Ban Chấp hành Liên minh HTX Việt Nam, Chủ tịch Liên minh HTX thành phố; đại diện lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Thành phố Hà Nội; các DN thuộc tập đoàn AEON tại Việt Nam; lãnh đạo Liên minh HTX 26 tỉnh, thành phố và sự tham gia của các HTX, DN thành viên Liên HTX các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Sơn La, Hải Dương, Hà Giang, Bắc Giang, Bắc Kạn, Nghệ An, Phú Thọ, Thái Bình, Nam Định, Lai Châu với trên trên 80 gian hàng và 300 dòng sản phẩm nông sản,thực phẩm chế biến, sản phẩm OCOP có bao bì nhãn mác đẹp, chất lượng tốt được trưng bày, quảng bá và giới thiệu tới các DN thu mua và người tiêu dùng thành phố Cảng.
Phát biểu khai mạc Hội chợ, đồng chí Ngô Ngọc Khánh, Ủy viên Ban Chấp hành Liên minh HTX Việt Nam, Chủ tịch Liên minh HTX thành phố nhấn mạnh Những năm qua, Liên minh HTX thành phố Hải Phòng và Liên minh HTX các tỉnh, thành phố đã thường xuyên tổ chức các hoạt động hỗ trợ khu vực kinh tế tập thể, HTX tham gia các Hội chợ, Hội nghị kết nối cung cầu; Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức KTTT, HTX tham gia vào hệ thống kênh phân phối tại mỗi địa phương, thúc đẩy khu vực KTTT, HTX phát triển.
Với lợi thế là thành phố ven biển, hội tụ đủ 5 loại hình giao thông (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa và đường hàng không), Hải Phòng không chỉ đóng vai trò trung tâm kinh tế khu vực đồng bằng sông Hồng, vùng Duyên hải Bắc Bộ mà còn thông thương với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hải Phòng đã trở thành trung tâm logistics đang được phát triển ở các các địa phương trong vùng xa cảng biển. Là trung tâm kết nối với thị trường trong và ngoài nước. Thành phố Hải Phòng được biết đến với rất nhiều đặc sản nổi tiếng như: Nước mắm truyền thống đảo Cát Hải, bánh đa cua, cá mòi kho, chả chìa Hạ Lũng, gạo ruộng rươi, chả rươi… cùng với gần 200 sản phẩm OCOP.  Hải Phòng đang được biết đến bởi nhiều sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu được người tiêu dùng ưa thích. Hải Phòng là thị trường lớn, đầy tiềm năng, để các sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu biểu của các tỉnh, thành phố đến với người tiêu dùng Hải Phòng, thời gian vừa qua, thành phố Hải Phòng đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, để các HTX, DN tiếp cận hình thức thương mại hiện đại, chuyên nghiệp mang tính quốc tế, thúc đẩy và nâng tầm thương hiệu của các sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực.
Hội chợ là cơ hội để các HTX, DN có thêm nhiều cơ hội tiếp cận và kết nối hợp tác kinh doanh thông qua nhiều hình thức khác nhau. Qua đó, tạo cơ hội cho các HTX, doanh nghiệp có thêm nhiều kênh quảng bá, giới thiệu và kết nối, tiêu thụ sản phẩm chất lượng, rõ truy xuất nguồn gốc, góp phần hưởng ứng chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tạo động lực thúc đẩy, mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế./.
Một số hình ảnh tại khai mạc Hội chợ:
                           Đồng chí Bùi Đức Quang, Ủy viên Thành ủy, Phó Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đại biểu cắt băng khai mạc Hội Chợ

                                                                                  Đồng chí Ngô Ngọc Khánh, Chủ tịch Liên minh HTX thành phố phát biểu khai mạc Hội chợ

                                                                                    Ông Bùi Duy Quang, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại du lịch Hà Nội phát biểu

                                                                     Ông TACUMA NARAHARA – Giám đốc Ban Quản lý Trung tâm thương mại, Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam phát biểu
Các tiết mục văn nghệ khai mạc Hội chợ
 Quang cảnh tại buổi khai mạc Hội chợ

Các đại biểu tham quan các gian hàng

Các gian hàng của các HTX, DN tại Hội chợ
Phòng TTTT
Liên minh Hợp tác xã thành phố Hải Phòng

Thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại cho các HTX, sản phẩm đặc trưng vùng miền

Sáng 22/12, Liên minh HTX TP Hải Phòng tổ chức Tọa đàm giao thương sản phẩm đặc trưng, vùng miền năm 2023. Tham dự sự kiện có lãnh đạo Liên minh HTX 23 tỉnh, thành; đại diện các Sở, ngành của Hải Phòng và nhiều HTX.

Theo ông Ngô Ngọc Khánh, Chủ tịch Liên minh HTX TP Hải Phòng, buổi tọa đàm nhằm tổng kết những kết quả đã đạt được trong năm qua, những kinh nghiệm, cách làm sáng tạo, hiệu quả để nhân rộng và chỉ rõ những khó khăn cần tháo gỡ, khắc phục. Đây cũng là cơ hội cho các HTX, doanh nghiệp kết nối, hợp tác sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm đặc trưng vùng miền…

Trong năm 2023, triển khai thực hiện Chương trình kết nối cung – cầu do Liên minh HTX Việt Nam phát động, Cụm Liên minh HTX các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hà Nội, Thái Nguyên, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn đã tăng cường công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ các HTX tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm các kênh phân phối, bán hàng khác nhau. Các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm đã đem lại nhiều hiệu quả cho các HTX, kích cầu tiêu thụ sản phẩm vùng miền.

-9718-1703226951.jpg

Quang cảnh buổi tọa đàm.

Điển hình như Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên trong năm qua đã tổ chức cho trên 70 lượt HTX tham gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm trong nước. Phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế  – Kỹ thuật Bắc Bộ, Viện Khoa học công nghệ và môi trường, Văn phòng điều phối nông thôn mới các huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Bình tổ chức các chương trình, phiên chợ livestream xúc tiến tiêu thụ sản phẩm na Võ Nhai, miến dong Việt Cường, gà đồi Phú Bình và nông sản đặc trưng của tỉnh. Thông qua các buổi bán hàng trực tiếp trên nền tảng mạng xã hội đã tiếp cận được gần 41 triệu lượt người xem, thu hút hơn 1.000 du khách đến tham quan, chốt thành công trên 2.500 đơn hàng online và 1.500 đơn hàng trực tiếp tại chương trình. Được sự giúp đỡ của Liên minh HTX Việt Nam và Liên đoàn HTX Cung Tiêu – Trung Quốc, Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức thành công cho các HTX chè của tỉnh tham gia “Hội chợ triển lãm quốc tế trà An Huy” lần thứ 16 được tổ chức tại Trung Quốc…

Trong khi đó, Liên minh HTX TP Hải Phòng đã tổ chức được 17 đoàn công tác cho gần 100 lượt HTX, đơn vị thành viên tham gia hội chợ và các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các tỉnh bạn. Liên minh HTX TP Hải Phòng cũng đã hỗ trợ hiệu quả Liên minh HTX các tỉnh thành khác tham gia các hội chợ OCOP, quảng bá sản phẩm được tổ chức tại Hải Phòng…; tổ chức tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số, xây dựng thương hiệu hình ảnh cho kinh tế tập thể (KTTT), HTX.

-1817-1703226951.jpg

Trong năm 2023, hoạt động xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho các sản phẩm của HTX, đơn vị thành viên được Liên minh HTX các tỉnh, thành chú trọng thực hiện. 

Tại buổi Tọa đàm, Liên minh HTX 5 thành phố Hải Phòng – Hà Nội – Đà Nẵng – Cần Thơ  – TP Hồ Chí Minh đã tổ chức ký kết biên bản ghi nhớ liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Theo ông Nguyễn Trung Thành, Phó Chủ tịch Liên minh HTX TP Hà Nội, trong năm nay, Liên minh HTX TP Hà Nội đã tổ chức, tham gia 10 hội chợ, hội nghị, hội thảo – tọa đàm về xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm cho các đơn vị thành viên được tổ chức tại Hà Nội cũng như các tỉnh, thành khác. Đơn vị đã phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội tổ chức Hội chợ xúc tiến Thương mại Du lịch 2023 tại huyện Mỹ Đức, Festival nông sản Hà Nội tại huyện Đông Anh, Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội tại Trung tâm thương mại AEON MALL Hà Đông, Long Biên, Hải Phòng… Quảng bá sản phẩm của gần 50 HTX và đơn vị thành viên tại Hội nghị triển khai công tác, phát động phong trào thi đua năm 2023. Tổ chức tọa đàm, kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các HTX vào tiêu thụ tại hệ thống OCOP –POS và trang thương mại điện tử của Công ty cổ phần EPOS Toàn cầu…

“Liên minh HTX tỉnh đã phối hợp tổ chức thành công 3 cuộc hội nghị kết nối cung cầu, 7 sự kiện tuần lễ, ngày hội quảng bá sản phẩm OCOP, nông sản tỉnh Bắc Kạn như Bí xanh thơm, Hồng không hạt, chuối sấy, các sản phẩm chè… cho 146 doanh nghiệp, HTX trên địa bàn. Tham gia ký kết 15 biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh, kết nối được 1 nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Tổ chức trên 65 đợt tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước…”, ông Dương Văn Thuấn, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Bắc Kạn cho biết.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, lãnh đạo Liên minh HTX các tỉnh, thành tham dự Tọa đàm cũng thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong công tác xúc tiến thương mại cho khối KTTT, HTX.

Thứ nhất là về cơ chế chính sách của Trung ương và địa phương: Khi nguồn lực ngân sách phân bổ cho hoạt động xúc tiến thương mại còn hạn chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhiều nhưng dàn trải, chủ yếu là lồng ghép các chương trình. Nhìn nhận của một bộ phận cán bộ phụ trách về KTTT tại các cơ quan từ trung ương đến sở ngành, địa phương còn hạn chế.

-8486-1703226951.jpg

Chị Mai Thị Chú, lãnh đạo HTX Trung Kiên (tỉnh Lào Cai) – một TikToker bán hàng nổi tiếng trên mạng xã hội chia sẻ về cách bán hàng online.

Thứ hai, đối với hoạt động của Liên minh các tỉnh, thành phố: Thiếu nguồn lực để tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, thiếu thông tin thị trường, đối tác, doanh nghiệp và các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm…

Cuối cùng là bản thân các HTX, đơn vị thành viên còn chưa chủ động, tích cực trong việc phối hợp tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại vì ngại đi xa, chưa chủ động áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình bán hàng – vẫn bán hàng theo kênh truyền thống; chất lượng một số sản phẩm hàng hóa chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường…

Để giải quyết những khó khăn trên, theo lãnh đạo Liên minh HTX các tỉnh, thành thị hệ thống Liên minh các tỉnh, thành cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong thời gian tới, thường xuyên trao đổi thông tin sản phẩm dịch vụ, nhu cầu hàng hóa tại các địa phương, tăng cường các hoạt động giao thương. Đẩy mạnh phối hợp thông tin tuyên truyền với các cơ quan báo chí. Các HTX nâng cao chất lượng hàng hóa, chủ động tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm…

Theo Thanh Vân – Vnbussines.vn

Yên Bái phát triển chè Bát tiên theo chuỗi giá trị

Thời gian qua, cùng với việc chuyển đổi từ giống chè trung du truyền thống sang giống chè Bát tiên, người dân xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên còn tham gia vào hợp tác xã tạo chuỗi liên kết sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản phẩm chè của địa phương.

Người dân thôn Khe Năm thu hái chè Bát Tiên.
Người dân thôn Khe Năm thu hái chè Bát Tiên.

Gia đình chị Trần Thị Hạnh, thôn Khe Năm gắn bó với cây chè từ những năm 1970. Chị Hạnh cùng một số hộ trong thôn đã mạnh dạn chuyển đổi từ chè trung du sang giống chè Bát tiên chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu thị trường.

Chị Hạnh cũng tích cực tham gia các lớp tập huấn về trồng, chăm sóc, ứng dụng quy trình trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP và sản phẩm chè Bát tiên sản xuất đến đâu đều được thu mua theo đơn đặt hàng đến đó. Giống mới, phương pháp mới, tư duy sản xuất mới đã nâng cao giá trị của cây chè; từ đó, tạo nên sự hứng khởi cho những người trồng chè.

Chị Hạnh cho biết: “Chè trung du rất nhiều búp, nhưng đã già cỗi và chất lượng không cao, giá trị kinh tế thấp. Từ khi đưa cây chè Bát tiên vào trồng, hiệu quả rõ rệt hơn. Cùng với đó, người trồng chè trong thôn cũng tham gia vào hợp tác xã, sản xuất theo quy trình, tiêu chuẩn VietGAP nên giá trị cây chè được nâng lên rất nhiều, cuộc sống ấm no nhờ cây chè”.
Từ năm 2006, thực hiện chương trình cải tạo chè trung du bằng giống chè Bát tiên, xã Hưng Khánh có 70 hộ dân tham gia, với diện tích 20ha. Các hộ trồng thử nghiệm được tham gia các lớp tập huấn về trồng, chăm sóc, ứng dụng quy trình trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP, nhờ vậy sản phẩm chè Bát tiên sản xuất đến đâu đều được thu mua đến đó, giá chè tăng từ 2-3 lần so với chè trung du.
Từ những mô hình trồng, chế biến chè đảm bảo đúng tiêu chuẩn, xã Hưng Khánh đã thành lập Hợp tác xã (HTX) Chè Khe Năm có trên 30 thành viên tham gia. Với việc đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, thời điểm cao nhất mỗi ngày HTX chế biến được trên 2 tạ chè khô.
Nhờ thực hiện nghiêm các quy trình sản xuất chè VietGAP nên sản phẩm chè của thành viên trong HTX có giá bán cao hơn hẳn so với trước đây.
Với giá dao động từ 150.000 – 250.000 đồng/kg chè thành phẩm, doanh thu trung bình đạt từ 60 đến 70 triệu đồng/ha/năm. Bắt kịp xu hướng của thị trường nông sản hiện nay là chú trọng đến chất lượng, truy xuất nguồn gốc, HTX Chè Khe Năm đã xây dựng cho mình nhãn hiệu riêng lấy tên là “Trà Bát tiên Hưng Khánh” và được đăng ký tem truy xuất nguồn gốc do HTX là chủ nhãn hiệu.
Đặc biệt vừa qua, được sự hỗ trợ từ Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh, HTX chè Khe Năm đã tham gia Dự án: “Phát triển diện tích chè chất lượng cao liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm” xã Hưng Khánh, Việt Cường – huyện Trấn Yên, giai đoạn 2021-2023. Tổng kinh phí thực hiện là trên 3,6 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ gần 1,5 tỷ đồng, số vốn còn lại là nguồn đối ứng của HTX.
Với nguồn vốn trên, HTX Khe Năm sẽ được hỗ trợ từ khâu đánh giá xác định vùng nguyên liệu hiện có là 25ha, hỗ trợ mua cây giống để trồng mới, trồng thay thế 35ha chè Bát Tiên; đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng bảo quản, chế biến chè đến khâu thiết kế mẫu mã, nhãn mác, chứng nhận sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm và tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.
Ông Vũ Văn Hồng – Giám đốc HTX Chè Khe Năm cho biết: “Từ nguồn hỗ trợ Nghị quyết 69, HTX Chè Khe Năm đã và đang mở rộng diện tích chè, nâng cấp thiết bị, mở rộng nhà xưởng, cũng như tìm thêm thị trường. Thời gian tới, HTX cam kết bao tiêu hết sản phẩm chè cho hội viên, nâng cấp sản phẩm OCOP 3 sao lên 4 sao, tiếp tục quảng bá sản phẩm trên các sàn giao dịch điện tử”.
Chị Hà Thị Nhiều – thôn Tĩnh Hưng, xã Hưng Khánh tâm sự: “Được dự án hỗ trợ trồng chè Bát tiên gia đình chúng tôi đã phá bỏ 0,5ha vườn tạp để trồng chè. Gia đình tôi sẽ chăm sóc tốt diện tích chè này để bảo đảm sản phẩm theo đúng chất lượng cam kết với HTX”.
Thực hiện dự án liên kết sản xuất theo chuỗi đã giúp HTX Chè Khe Năm làm chủ được công nghệ, tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị và tiêu thụ sản phẩm, qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất cho người trồng chè. Từ đó, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, tính cạnh tranh tốt.
“Thực hiện dự án: “Phát triển diện tích chè chất lượng cao liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm” đã giúp tăng số hộ thành viên HTX lên 90 thành viên, sản lượng chế biến tăng lên khoảng 315 tấn chè búp tươi, tương đương với 65 tấn chè thương phẩm/năm, tăng thêm 10 – 20% giá trị sản phẩm, hình thành mối liên kết lâu dài giữa hộ sản xuất nguyên liệu với HTX”, ông Vũ Văn Hồng – Giám đốc HTX Chè Khe Năm nhấn mạnh.
Hồng Duyên/ Theo báo Yên Bái

Hỗ trợ hợp tác xã liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa theo tiêu chuẩn VietGAP

Phú Thọ có số lượng lớn các hợp tác xã (HTX) đang hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp. Thời gian qua, tỉnh đã có nhiều chính sách thúc đẩy việc phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong HTX. Qua đó góp phần quan trọng khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương, hướng đến phát triển ngành Nông nghiệp theo hướng hiện đại, an toàn, bền vững và hiệu quả.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đang có khoảng 300 HTX thực hiện trồng lúa với tổng diện tích lúa gieo trồng ước đạt 58,4 nghìn ha, năng xuất bình quân đạt 62 tạ/ha. Tuy nhiên sản lượng các HTX tiêu thụ cho thành viên chưa nhiều, chủ yếu các thành viên tự tiêu thụ sản phẩm thông qua các thương lái. Do đó, thị trường tiêu thụ còn bấp bênh, giá cả sản phẩm, lợi ích của người sản xuất không được đảm bảo.

Để hỗ trợ HTX nói chung và HTX lĩnh vực nông nghiệp nói riêng phát triển bền vững thì liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị là xu thế tất yếu và không thể thiếu của các HTX; đây là trách nhiệm của tất cả các bên tham gia trực tiếp trong chuỗi giá trị và cũng là chỉ đạo, định hướng của Đảng, nhà nước. Muốn làm được điều đó, cần khuyến khích HTX tích tụ ruộng đất mở rộng sản xuất; ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, cơ giới hóa vào sản xuất; hoàn thiện các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; đồng thời hỗ trợ nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý HTX có đủ khả năng làm trung gian liên kết giữa người dân với các doanh nghiệp, HTX khác.

Năm 2023, Liên minh HTX tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường – Liên minh HTX Việt Nam tư vấn, hỗ trợ cấp chứng nhận VietGAP; phối hợp với Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật – Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ cấp mã số vùng trồng cho 443ha lúa của 3 HTX: HTX NN xã Hùng Việt (Cẩm Khê); HTX DVNN – ĐN Vĩnh Lại và HTX DV NN Cao Xá (Lâm Thao). Thông qua việc sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP người dân hiểu rõ hơn sự cần thiết, lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng; các yêu cầu cần tuân thủ nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất: giống, đất, nước, thuốc BVTV, phân bón, rác thải… Đồng thời, việc cấp mã số vùng trồng giúp các HTX dễ dàng theo dõi sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc cây trồng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm; và mã số vùng trồng được coi là “tấm vé thông hành” của sản phẩm lúa gạo có điều kiện thuận lợi để tiếp cận thị trường, đặc biệt có cơ hội để xuất khẩu theo đường chính ngạch.

Ông Hoàng Ngọc Tín – Giám đốc HTX DV NN Cao Xá, Lâm Thao cho biết: vụ mùa năm 2023, được sự hỗ trợ của Liên minh HTX tỉnh Phú Thọ, Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường, HTX đã triển khai sản xuất 108ha lúa Khang Dân 18 theo tiêu chuẩn VietGAP. Ngay từ đầu vụ, HTX đã hướng dẫn người dân thực hiện đúng quy trình từ khi gieo mạ, chăm sóc đến thu hoạch; HTX thực hiện cung cấp toàn bộ nguồn nguyên liệu đầu vào Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật …, toàn bộ quá trình sản xuất được quản lý chặt chẽ, minh bạch và đảm bảo sự an toàn cho sản phẩm lúa gạo. HTX đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các hộ thành viên và ký hợp đồng cung cấp khoảng 500 tấn gạo trồng theo tiêu chuẩn VietGAP cho HTX mì gạo Hùng Lô (TP Việt Trì).

Không chỉ hỗ trợ người dân tiêu thụ sản phẩm lúa gạo, HTX nông nghiệp xã Hùng Việt (Cẩm Khê) còn khuyến khích các thành viên liên kết để phát triển thêm dịch vụ sản xuất sản phẩm từ gạo như mì, bún, là sản phẩm truyền thống của địa phương. Được sự tư vấn, định hướng, hỗ trợ của Liên minh HTX tỉnh, một số thành viên HTX mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị, tổ chức sản xuất sản phẩm mì gạo Thạch Đê. Mặc dù sản phẩm của HTX mới được đưa ra thị trường, đang trong quá trình hoàn thiện bao bì, ổn định chất lượng sản phẩm, tuy nhiên HTX đang tích cực quảng bá, kết nối phân phối sản phẩm tại thị trường tỉnh Phú Thọ và một số tỉnh lân cận, bước đầu sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích và đánh giá chất lượng tốt, thơm ngon, bao bì đẹp mắt; tạo việc làm cho lao động nông thôn có thu nhập ổn định. Sản phẩm mì gạo Thạch Đê của HTX đã được UBND huyện Cẩm Khê đánh giá và phân hạng đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.

Ðể hỗ trợ HTX nông nghiệp phát triển bền vững, gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, hàng hóa chủ lực của địa phương, đồng chí Nguyễn Quốc Dũng – Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh cho biết: HTX có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, quản lý theo mã số vùng trồng; ứng dụng đưa cơ giới hóa vào trong sản xuất, chế biến sản phẩm, từ đó từng bước chuẩn hóa các tiêu chuẩn và nâng cao giá trị sản phẩm. Thông qua đó HTX giúp người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tiếp cận khoa học công nghệ, áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) để nâng cao chất lượng cây trồng và hạn chế ô nhiễm môi trường. Cùng với đó, đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trên đồng ruộng, từ sản xuất đến thu hoạch sẽ giúp thành viên HTX giảm chi phí, nâng cao giá trị sản phẩm. Trong thời gian tới Liên minh HTX tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp với các đơn vị thuộc Liên minh HTX Việt Nam, các sở, ngành hỗ trợ phát triển KTTT, HTX trên địa bàn tỉnh. Định hướng HTX tích tụ, tập trung đất đai, sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, nhân rộng các mô hình hiệu quả, tổ chức liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm; hỗ trợ HTX ứng dụng thương mại điện tử, tham gia chương trình xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm… Cùng với đó, tạo điều kiện để các HTX gặp gỡ, kết nối với các đối tác, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, để mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Phan Nhung
Liên minh HTX tỉnh Phú Thọ

Ra mắt Hợp tác xã Du lịch làng Lộc Yên

Ngày 16/12, Hợp tác xã (HTX) Du lịch làng Lộc Yên (xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước) tổ chức Đại hội lần thứ nhất (nhiệm kỳ 2023 – 2028) và ra mắt đi vào hoạt động.
Đại hội thành lập Hợp tác xã Du lịch làng Lộc Yên lần thứ I, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Ảnh:N.HƯNGĐại hội thành lập HTX Du lịch làng Lộc Yên lần thứ nhất (nhiệm kỳ 2023 – 2028). Ảnh: N.HƯNG
Với số vốn góp 1,5 tỷ đồng từ 23 thành viên, HTX Du lịch làng Lộc Yên hoạt động trên 6 tổ nhóm lĩnh vực liên quan đến phát triển du lịch tại làng cổ Lộc Yên như: nhóm dịch vụ homestay – vận chuyển; tổ vườn – nhà cổ phục vụ kinh doanh trái cây, sản phẩm nông nghiệp, dược liệu làm quà; tổ ẩm thực – hàng lưu niệm; tổ văn nghệ – bài chòi; tổ hướng dẫn viên – trò chơi…
Khách du lịch đi xe đạp tham quan khu làng cổ Lộc Yên. Ảnh:N.HƯNGKhách du lịch tham quan làng cổ Lộc Yên. Ảnh: N.HƯNG
Theo ông Trần Quang Tin – Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Du lịch làng Lộc Yên, việc thành lập HTX nhằm mục tiêu hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cung ứng dịch vụ du lịch cộng đồng.
Ngoài góp phần bảo tồn và phát triển nguồn lợi thiên nhiên, bản sắc văn hóa của người dân, không gian làng cổ hướng tới phát triển du lịch bền vững – văn minh, góp phần xây dựng sản phẩm du lịch làng cổ Lộc Yên thành sản phẩm OCOP 3 sao.
Những năm gần đây khách Tây cũng thường xuyên chọn Lộc Yên làm điểm du lịch trải nghiệm. Ảnh.N.HƯNGNhững năm gần đây khách Tây thường xuyên chọn Lộc Yên làm điểm du lịch trải nghiệm. Ảnh: N.HƯNG
Làng cổ Lộc Yên cách trung tâm huyện lỵ Tiên Phước 5km về hướng tây. Làng có nhiều nhà cổ, đặc biệt lưu giữ 8 ngôi nhà cổ có niên đại từ 100 năm đến 150 năm với kiểu thức kết cấu nhà lá mái và nhà rường, kiến trúc độc đáo, tinh xảo. Nơi đây còn có các ngõ đá, bờ chè tàu xanh mát.
Trong làng cổ có khoảng 20 vườn cây ăn quả như thanh trà, măng cụt, sầu riêng, lòn bon, bưởi da xanh, tiêu Tiên Phước…
Người dân bắt đầu hưởng lợi từ việc làm du lịch cộng đồng. Ảnh:N.HƯNGCây trái làng Lộc Yên. Ảnh: N.HƯNG
Những năm gần đây, người dân bắt đầu hưởng lợi từ việc phát triển du lịch cộng đồng, trong đó chủ yếu bán các mặt hàng nông sản, ẩm thực, trái cây và sản phẩm OCOP địa phương.
Theo báo Quảng Nam

Sự cần thiết để tham gia điều phối chuỗi cung ứng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTX thành viên

Hội thảo Tham vấn Đề án thí điểm thành lập và hoạt động của Liên đoàn Hợp tác xã lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long

Chiều 18/12, tại trụ sở cơ quan, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Hội thảo “Tham vấn Đề án thí điểm thành lập và hoạt động của Liên đoàn Hợp tác xã lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long”. Đồng chí Cao Xuân Thu Vân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam chủ trì Hội thảo.

Quang cảnh Hội thảo

Hội thảo diễn ra dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến với gần 100 đại biểu tham dự là đại diện cho các tổ chức hợp tác xã quốc tế; lãnh đạo các Vụ, Cục; cán bộ chuyên trách thuộc các Bộ, ngành Trung ương; Liên minh hợp tác xã 13 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long; thành viên Ban chỉ đạo, tổ biên tập của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trong xây dựng đề án.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân cho biết Hội thảo được diễn ra với mục đích nhằm trao đổi, thảo luận làm rõ cơ sở lý luận, nhu cầu thực tiễn cho việc thành lập và hoạt động của Liên đoàn Hợp tác xã lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời cho rằng đây là Hội thảo rất quan trọng và là cơ sở để hoàn thiện, phê duyệt Đề án.

Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đề nghị các đồng chí tham dự Hội thảo cho ý kiến cụ thể ở một số vấn đề như: Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế; Thẩm quyền phê duyệt đề án, phê duyệt điều lệ và quy chế quản lý, điều hành, nguồn lực; Ý kiến của các doanh nghiệp về nhu cầu thực tiễn trong liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, tổ chức sản xuất và hiệu quả sản xuất khi thành lập liên đoàn; Góp ý cho nội dung đề án, các cơ sở lý luận và thực tiễn trong thành lập và vận hành thí điểm Liên đoàn Hợp tác xã lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân phát biểu tại Hội thảo

Theo dự thảo Đề án thí điểm thành lập và hoạt động của Liên đoàn Hợp tác xã lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long, Ngành lúa gạo có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam. Sản xuất lúa gạo không những đóng góp vào đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Ước tính sản lượng lúa trung bình một năm của Việt Nam đạt 43-45 triệu tấn, tương đương khoảng 26-28 triệu tấn gạo, trong đó khoảng 20 triệu tấn được dành cho tiêu thụ trong nước. Đồng bằng sông Cửu Long với tổng diện tích 40.577,6 km² và có tổng dân số gần 17,8 triệu người, được xác định là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo của Việt Nam.

Thực tế, trong những năm gần đây, một số mô hình liên kết giữa các thành viên HTX, giữa HTX với các doanh nghiệp đã bước đầu thành công ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long như HTX nông nghiệp Vĩnh Cường tỉnh Bạc Liêu, tập đoàn Lộc Trời,…. tuy quy mô và tính liên kết đã tăng nhưng chưa hệ thống, chưa tập trung đầy đủ sức mạnh tổng hợp của các tổ chức sản xuất, kinh doanh lúa gạo toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Hội thảo diễn ra dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến với gần 100 đại biểu tham dự

Thành lập Liên đoàn là phù hợp với xu hướng chung trên thế giới, khi có một tổ chức theo ngành dọc, vừa đại diện cho thành viên, vừa là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân độc lập và tiến hành trực tiếp điều phối hoạt động của các HTX thành viên, thực hiện các hoạt động kinh tế riêng, điều phối chuỗi cung ứng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTX thành viên.

Thành lập Liên đoàn cũng phù hợp với kinh nghiệm tại một số nước trên thế giới, Liên đoàn HTX các nước cũng là cánh tay nối dài nắm bắt, phổ biến chính sách của nhà nước tới các thành viên. Thành lập Liên đoàn để hoàn thiện chuỗi giá trị lúa gạo, liên kết sản xuất, hướng tới sản xuất lớn, trên cơ sở đó, tiến hành các biện pháp, “giảm thuốc, giảm phân”, sản xuất theo quy mô lớn, đồng bộ theo tất cả các khâu, truy xuất được nguồn gốc, quy hoạch vùng trồng, chế biến sâu… để giảm giá thành, nâng chất lượng, bán được giá cao.

Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đều thống nhất cao tính thiết yếu của việc thành lập Liên đoàn tại Việt Nam. Tuy nhiên việc thí điểm thành lập Liên đoàn Hợp tác xã lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long cần cần xem xét kỹ các yếu tố trong thành lập và hoạt động của mô hình này để hạn chế những khó khăn trong hỗ trợ người dân sản xuất lúa gạo hoạt động hiệu quả, cũng như nghiên cứu để đề xuất những kiến nghị cụ thể cho mô hình này.

 

Theo Lê Huy – vca.org.vn

Nhiều rào cản trong phát triển HTX lâm nghiệp quy mô lớn

Sản xuất lâm nghiệp bền vững cần nguồn vốn lớn nhưng các chính sách hỗ trợ người dân, HTX trong lĩnh vực này vẫn còn chồng chéo, thậm chí chưa phù hợp với thực tiễn đầu tư nên chưa thu hút người dân tham gia và khiến mô hình HTX lâm nghiệp chưa phát triển mạnh mẽ.

Trồng rừng, nhất là rừng gỗ lớn làm nguyên liệu thường có chu kỳ kinh doanh từ 7-10 năm, thời gian kéo dài thì chi phí trang trải của HTX lâm nghiệp càng lớn. Muốn cùng lúc đáp ứng cả tiêu chí kinh doanh lẫn duy trì hoạt động bộ máy (khấu hao tài sản, tiền lương, các loại chi phí khác), đòi hỏi HTX phải có nguồn vốn lớn để bảo đảm hoạt động dài hạn, từ đó mới hình thành vùng nguyên liệu hàng hóa đủ lớn, vừa phục vụ cho khâu chế biến.

Khó thu hút đầu tư

Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Lộc, Giám đốc HTX lâm nghiệp bền vững Thuận Thiên (Thừa Thiên Huế), việc tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ, nhất là từ các ngân hàng thương mại không hề dễ dàng đối với HTX.

Ông Lê Văn Dưỡng, Phó Giám đốc HTX nông nghiệp Phai Sen (Lạng Sơn), cho biết HTX đang phát triển cây giống trồng rừng và muốn tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững. HTX đã kiến nghị lên cơ quan quản lý tại địa phương thì được trả lời là Nhà nước chưa giao vốn thực hiện năm 2023 nên HTX phải xem xét nghiên cứu các chính sách khác của tỉnh để được hỗ trợ nhưng cũng không phải dễ dàng vì nhiều chỉ tiêu, tiêu chí khắt khe.

Hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có những chính sách hỗ trợ người dân, HTX lâm nghiệp. Tuy nhiên, khi triển khai ở các địa phương lại gặp phải những khó khăn nhất định.

-9823-1702462701.jpg

Nhiều HTX cần tiếp cận nguồn hỗ trợ để đầu tư cho vườn ươm cây lâm nghiệp.

Cụ thể tại điều 19, Thông tư số 12 ngày 20/9/2022 của Bộ NN&PTNT, đối tượng là hộ gia đình phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất của cấp có thẩm quyền. Nhưng vấn đề giao đất rừng ở hầu hết các địa phương thuộc vùng dân tộc, miền núi vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ vì ngay trong Luật đất đai 2013 cũng chưa có những quy định, hướng dẫn rõ ràng về vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ, cộng đồng.

Đặc biệt, các HTX lâm nghiệp cho rằng mức hỗ trợ không quá 1,6 triệu đồng/ha/năm trong 3 năm đầu và 600 nghìn đồng/ha/năm cho 3 năm tiếp theo là quá thấp so với thực tế cần đầu tư trong ngành lâm nghiệp. Mức hỗ trợ quá thấp sẽ không tạo động lực kinh tế, khuyến khích người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng, góp phần phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, an ninh, quốc phòng.

Đó là chưa kể chính sách hỗ trợ đầu tư trong lâm nghiệp hiện còn quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau, như: quyết định số 38/2016/QĐ-TTg, quyết định số 07/2012/QĐ-TTg, Nghị định số 75/2015/NĐ-CP… nên gây khó khăn cho người dân, HTX trong quá trình tiếp cận hỗ trợ.

Ông Nguyễn Hữu Dương Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX nông nghiệp Hiệp Thuận (Quảng Nam), cho biết Thông tư số 12 của Bộ NN&PTNT chỉ hỗ trợ cho diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch là rừng sản xuất là đang bị bó hẹp và chưa phù hợp với thực tiễn ở nhiều tỉnh. Bởi ngoài rừng sản xuất, người dân còn phát triển các loại rừng khác.

Chính sách cần hợp thực tiễn

Có thể thấy, phát triển lâm nghiệp bền vững đã được Nhà nước quan tâm nhưng những khó khăn trong thực tiễn triển khai chính là lực cản khiến nông dân, HTX khó phát huy hết tiềm năng lợi thế về lâm nghiệp.

Chính vì vậy, việc điều chỉnh mức hỗ trợ để hạn chế sự đắn đo, chậm trễ của chính quyền địa phương trong thực hiện chính sách hỗ trợ, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển rừng bền vững của người dân, HTX, doanh nghiệp là cần thiết.

Ông Lê Văn Dưỡng cho biết HTX đang cần nguồn vốn lên đến hàng trăm triệu đồng để phát triển, cải tạo vườn ươm. Nhưng đối với chính sách hỗ trợ vườn ươm xây dựng mới ở những xã biên giới được hỗ trợ theo mức vốn dự án được duyệt. Còn đối với vườn ươm cải tạo, nâng cấp để đạt tiêu chuẩn vườn ươm quy định tại Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg, mức hỗ trợ không quá 75 triệu đồng một vườn ươm là quá thấp.

TS Nguyễn Tiến Định, Trưởng phòng kinh tế, Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), cho biết trên cả nước có gần 31.000 HTX nhưng hiện mới có khoảng 200 HTX, 2 Liên hiệp HTX và 320 THT lâm nghiệp là còn rất khiêm tốn.

Điều này là do tài sản trong các HTX lâm nghiệp hiện nay còn thấp (100 triệu đồng đến 40 tỷ đồng). Các loại tài sản được coi là có giá trị của HTX chủ yếu là trụ sở, công trình hạ tầng, đường lâm nghiệp nhưng thực chất giá trị không cao. Trong đó, nhiều diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng.

Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ còn bất cập, địa phương chậm hướng dẫn người dân, HTX nên không khuyến khích được các chủ rừng, HTX, doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo chuỗi.

Do đó, theo TS Nguyễn Tiến Định, các chính sách hỗ trợ về lâm nghiệp cần nới lỏng quy định về đối tượng, tiêu chí hưởng thụ để người dân, HTX có thể tiếp cận. Mức hỗ trợ kinh phí khoanh nuôi tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung cũng cần phù hợp nhu cầu thực tế đầu tư trong ngành mới có thể tạo động lực, thu hút người dân tham gia, từ đó thúc đẩy các chuỗi giá trị lâm nghiệp bền vững theo mô hình HTX-doanh nghiệp.

Ông Trần Nho Đạt, Phó trưởng phòng Phòng Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ (Cục Lâm nghiệp) cơ chế và chính sách chưa đủ mạnh khiến các chủ rừng khó tiếp cận được nguồn vốn vay. Đi liền với đó là mức hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng thấp trong khi rủi ro với chu kỳ kinh doanh dài, thiên tai hay xảy ra khiến Việt Nam chưa phát huy được hết tiềm năng thế mạnh về lâm nghiệp.

Hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã được triển khai ở giai đoạn 1 nhưng nhiều địa phương vẫn chưa xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng trồng rừng gỗ lớn nên chưa giúp các HTX lâm nghiệp nâng cao năng lực, thích ứng với chủ trương của Nhà nước.

Theo Huyền Trang – Vnbusiness.vn

Tập huấn “Nâng cao năng lực vận hành thương mại điện tử cho thành viên hợp tác xã đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”

Ngày 15-17/12/2023, Viện Khoa học Công nghệ & Môi trường, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, UBND huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) và Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa tổ chức lớp Tập huấn “Nâng cao năng lực vận hành thương mại điện tử cho thành viên hợp tác xã đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tham gia lớp tập huấn có gần 50 học viên là cán bộ quản lý, thành viên một số hợp tác xã (HTX) và thành viên, hội viên Hội nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn toàn tỉnh. Các giảng viên của Viện đã giới thiệu chung về mục đích, vai trò của thương mại điện tử trong giai đoạn hiện nay, những khó khăn trong việc tiếp cận của đồng bào và đồng thời phổ biến kiến thức, ứng dụng công nghệ thông tin vào chuyển đổi số hoạt động sản xuất kinh doanh và một số kỹ năng về thương mại điện tử, bán hàng online. Bên cạnh đó, các học viên cũng được hướng dẫn sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc Hoptacxa.vn miễn phí của Viện, thực hành xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội, thương mại điện tử khác.

Thông qua khóa tập huấn, các HTX, tổ hợp tác ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh có thêm cơ hội, sự hỗ trợ để phát triển bền vững và tiếp cận với chuyển đổi số, thương mại điện tử cũng như nâng cao chất lượng, giá trị kinh tế cho các sản phẩm.

Theo thống kê của Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa, khu vực miền núi nghèo của tỉnh có khoảng 190 HTX đang hoạt động. Tuy nhiên, do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm quản trị, địa hình xa xôi cách trở nên hiệu quả hoạt động của các HTX không cao. Song với sự nỗ lực, quyết tâm và sáng tạo, nhiều HTX ở khu vực miền núi khó khăn đã xây dựng được kế hoạch sản xuất, kinh doanh triển vọng, phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường.

Để hỗ trợ và thúc đẩy các HTX phát triển bền vững, hội nhập với sự phát triển chung, trong khuôn khổ của khóa tập huấn, các đại biểu được chuyên gia đến từ Viện Khoa học công nghệ và Môi trường, Liên minh HTX Việt Nam, một số đơn vị kỹ thuật truyền thông giới thiệu về các chuyên đề, như: nâng cao ứng dụng, kỹ năng ứng dụng TMĐT; nâng cao năng lực quản lý và tổ chức TMĐT cũng như các khâu quảng bá, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm hàng hóa dịch vụ gắn với phát triển thương hiệu…

Thông qua khóa tập huấn đã giúp cán bộ quản lý HTX, tổ hợp tác có cái nhìn rõ hơn về thương mại điện tử và ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX mà cụ thể là hiểu và sử dụng chợ sản phẩm trực tuyến dành cho các sản phẩm để từ đó có thể liên kết sản xuất, xúc tiến thương mại, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.

Theo Mai An – vca.org.vn

Hội nghị Xúc tiến cung cầu, giới thiệu sản phẩm HTX tỉnh Hoà Bình và Bắc Ninh

Ngày 14-12, tại công viên Hồ điều hoà Văn Miếu, thành phố Bắc Ninh, Liên minh HTX tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Liên minh HTX tỉnh Hoà Bình tổ chức hội nghị xúc tiến cung cầu, giới thiệu các sản phẩm HTX tỉnh Hoà Bình và Bắc Ninh năm 2023.

Lãnh đạo Liên minh HTX Việt Nam và tỉnh Bắc Ninh thăm quan gian hàng trưng bày tiêu biểu tại Hội nghị.

Dự hội nghị có các đồng chí: Cao Xuân Thu Vân, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện các sở, ngành, Ban chỉ đạo Đổi mới, phát triển kinh tế tập thể; các HTX và doanh nghiệp thành viên tiêu biểu của 2 tỉnh Hòa Bình và Bắc Ninh.

 Gian hàng trưng bày nông sản của HTX tỉnh Hòa Bình.

Trong chương trình Hội nghị, các HTX tỉnh Bắc Ninh và Hòa Bình trưng bày hơn 20 gian hàng từ ngày 14 đến ngày 18-12. Trong đó, các HTX Hòa Bình có  10 gian hàng giới thiệu nông sản đặc sản như Cam Cao Phong, Bưởi đỏ Tân Lạc, cao xạ đen, dầu lạc, thịt bản địa,…; các HTX tỉnh Bắc Ninh có 10 gian trưng bày hàng thủ công mỹ nghệ, làng nghề, OCOP tiêu biểu như đồ đồng Đại Bái, gỗ mỹ nghệ Khúc Xuyên, dược liệu Việt Kết…

Các HTX tỉnh Bắc Ninh giới thiệu sản phẩm OCOP tới khách hàng.

Thông qua chương trình, các HTX của 2 tỉnh Hòa Bình, Bắc Ninh có cơ hội quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm chủ lực đạt tiêu chuẩn chất lượng, truy xuất nguồn gốc, mang tính đặc trưng của địa phương; xây dựng mạng lưới liên kết giữa nhà sản xuất với các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ; thúc đẩy ký kết hợp đồng mua bán sản phẩm hàng hóa, chuyển giao công nghệ giữa các HTX, doanh nghiệp,… tại các tỉnh, thành phố trên cả nước; góp phần xây dựng mô hình HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị sản phẩm bền vững.

H. Thương/ Báo Bắc Ninh

Tập huấn xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị

Ngày 14/12/2023, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Nam Định tổ chức lớp “Tập huấn cán bộ hợp tác xã về chuyển đổi số; xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị” với Chủ tịch Hội đồng quản trị, giám đốc các hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Nam Định. Thời gian tập huấn từ ngày 14-16/12/2023. Đến dự và khai mạc lớp tập huấn có đồng chí Dương Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Nam Định và đại diện các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Nam Định. 

báo cáo kết quả mức độ chuyển đổi số

Tại lớp Tập huấn, các đại biểu được nghe Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường báo cáo kết quả mức độ chuyển đổi số và giải pháp xây dựng chợ sản phẩm trực tuyến cho các hợp tác xã (HTX).

Khai mạc lớp tập huấn xây dựng

Khai mạc lớp tập huấn, đồng chí Dương Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Nam Định chia sẻ thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thương mại điện tử trong khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã, thuận lợi khó khăn khi triển khai các chương trình hỗ trợ và một số giải pháp nâng cao năng lực chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể… Đồng chí Dương Anh Tuấn cũng đưa ra một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, mở rộng nội dung hỗ trợ để việc triển khai chương trình chuyển đổi số cho HTX được thuận lợi và đáp ứng thời đại số như hiện nay.

Theo Bùi Mạnh – vca.org.vn