Phát triển du lịch cộng đồng bền vững gắn liền với cây trà

Ngày 29/11 tại Thái Nguyên, Ban Kế hoạch hỗ trợ – Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên tổ chức lớp tập huấn: “Bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch cộng đồng bền vững gắn với các hợp tác xã sản xuất – kinh – doanh Trà”.
Bà Vũ Thị Thu Hương – Phó chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên phát biểu tại lớp tập huấn
Tham dự lớp tập huấn có bà Vũ Thị Thu Hương – Phó chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên, ông Nguyễn Duy Long – chuyên viên Ban kế hoạch hỗ trợ, đại diện Sở văn hóa – thể thao vào du lịch tỉnh Thái Nguyên cùng 60 học viên là lãnh đạo, thành viên các hợp tác xã đang hoạt động dịch vụ du lịch cộng đồng tại tỉnh Thái Nguyên.
Quang cảnh lớp tập huấn
Nhằm đưa tới đến các học viên là thành viên các hợp tác xã về trà Thái Nguyên nắm được những kiến thức về Bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch cộng đồng bền vững trong các hợp tác xã sản xuất kinh doanh Trà. Thông qua lớp tập huấn, các học viên nắm được các kiến thức về các yếu tố môi trường tác động đến việc phát triển du lịch cộng đồng bền vững trong các HTX, cũng như phân tích được những lợi thế thế địa phương, sản phẩm đặc sản vùng miền gắn với HTX, THT để phát triển dịch vụ du lịch cộng đồng, dịch vụ du lịch  homestay, đồng thời nâng cao các kỹ năng đón tiếp, nói chuyện về các sản phẩm, dịch vụ của HTX với các đoàn khách du lịch tại các HTX cho các nhân viên thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn viên tại điểm, nhân viên lễ tân tiếp khách, những người lao động, thành viên của hợp tác xã.
Theo Quang Trung – vca.org.vn

Nâng mức độ an toàn cho HTX trong thời kỳ công nghệ số

Công nghệ phát triển mang lại nhiều cơ hội cho nông dân, HTX nhưng cũng là thách thức đối với họ khi phải đối mặt với tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản từ đó làm ảnh hưởng đến uy tín của HTX cũng như gây ra hậu quả nghiêm trọng về mặt tài chính.

Bà Nguyễn Thị Thành Thực, Chủ tịch CTCP Đầu tư BAGICO, cho biết không ít nông dân, thành viên HTX hiện nay bị lừa đảo mua phải vật tư hàng hóa kém chất lượng, là hàng giả, hàng nhái. Chính vì vậy mà đã có tình trạng lúa gieo nhưng không trổ bông, trồng chanh leo nhưng chanh leo chết dần…

Nông dân, HTX bị lừa đảo

Đặc biệt, nhiều HTX thường gặp trường hợp hàng ngày nhận được cuộc gọi nói là khách hàng muốn mua sỉ sản phẩm của HTX nhưng lại chỉ mua thử trước một ít với giá bán sỉ, rồi biệt tăm. Với hình thức này, có HTX đã vừa mất sản phẩm, vừa mất tiền hỗ trợ ship (miễn phí ship), lại không tạo ra môi trường kinh doanh công bằng khi tạo thiệt thòi cho khách mua lẻ vì họ phải mua với giá bán lẻ.

Ông Phạm Ngọc Đá, Giám đốc HTX Giọt Phù Sa (Cần Thơ) kể, ông từng nhận được các cuộc gọi mời tham gia sàn thương mại điện tử với hình thức chuyển khoản trước để nhận hoa hồng. Nếu không cảnh giác, chắc ông đã sập bẫy.

Có thể thấy hiện nay, các dịch vụ giao dịch trực tuyến, thanh toán online… ngày càng phổ biến. Đây cũng là môi trường thuận lợi để một số đối tượng có hành vi lừa đảo dễ dàng thực hiện hơn. Đối với doanh nghiệp, người dân ở thành phố, có thể mức độ bị lừa đảo sẽ hạn chế hơn. Còn đối với các HTX, người dân ở nông thôn và miền núi, tình trạng bị lừa đảo online ngày càng phức tạp. Nhiều nông dân, HTX đã bị lừa đảo tham gia các chương trình trả trước, mất tiền trong tài khoản do bấm nhầm đường link. Chính vì vậy, theo ông Phạm Ngọc Đá, chỉ khi nào thực trạng lừa đảo online giảm bớt, quản lý chặt chẽ thì nông dân, HTX mới tự tin ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh.

Ông Lê Quang Hà, Phó giám đốc công ty an ninh mạng Viettel, cho biết trong thời đại công nghệ điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ như hiện nay, đã có những cuộc lừa đảo ở cấp độ cao, tinh vi diễn ra và người dân với mức độ am hiểu về công nghệ ở mức giới hạn rất dễ bị gánh hậu quả. Cụ thể là có những đối tượng đã sử dụng AI để giả chân dung, tiếng nói của người thân, lãnh đạo HTX, doanh nghiệp để lừa đảo thành công.

-3271-1701681672.jpg

Thiếu nhân lực an toàn thông tin khiến các HTX gặp khó trong chuyển đổi số, ứng dụng điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo.

Trong khi đó, xu hướng làm việc hiện nay là di động nên xác suất lừa đảo càng cao. Nhiều nông dân, HTX dù đã ứng dụng công nghệ, sử dụng một số app nhưng vẫn bị phụ thuộc rất nhiều vào bên thứ ba là đơn vị cung ứng dịch vụ.

Và, cũng giống như doanh nghiệp, nhiều HTX đang đứng trước thách thức về nhân lực mảng an toàn thông tin. Theo thống kê của Bộ TT&TT, 63% tổ chức sản xuất kinh doanh nhận định thiếu nhân lực về an toàn thông tin, 60% tổ chức nói khó giữ chân nhân lực an toàn thông tin. Hàng năm, cả nước chỉ có 2.000 sinh viên tốt nghiệp ngành an toàn thông tin nhưng nhu cầu nhân lực an toàn thông tin tại Việt Nam lên đến 700.000 người.

Không nằm ngoài điều này, ông Hoàng Văn Thám, Giám đốc HTX rau quả sạch Chúc Sơn (Hà Nội), cho biết do sản xuất theo hướng công nghệ cao, bền vững nên nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của HTX rất lớn. Hiện, HTX có 7 kỹ sư nhưng vẫn chưa đủ, trong khi mời người có chuyên môn về làm việc rất khó, nhất là nhân lực về marketing, kinh doanh, bảo mật thông tin… do nguồn lực tài chính còn thấp, chưa đủ hấp dẫn.

Thích ứng với nguy cơ mới

Theo các chuyên gia, con người muốn thích ứng với dịch bệnh mới cần phải có vắc xin để phòng ngừa. Doanh nghiệp, HTX cũng vậy, muốn thích ứng với thời đại điện toán đám mây và AI thì buộc phải có “vắc xin” để phòng ngừa.

Vắc xin ở đây là HTX tự giải quyết bằng cách đầu tư công nghệ, nhân lực để tăng khả năng thích ứng của mình trong thời đại số. Nếu không thể, HTX có thể tìm các đối tác hỗ trợ nhưng cần đảm bảo các đối tác này phải đồng hành cùng với “vòng đời” của HTX, từ đó mới có thể nâng mức độ an toàn thông tin mạng cho HTX và giúp HTX vượt qua những khung khổ cơ bản của hợp đồng, từ đó hỗ trợ các HTX nâng cao an toàn thông tin mạng một cách tuyệt đối.

Tuy nhiên, khảo sát của Bộ TT&TT cho thấy có đến 3,4 triệu người dùng sử dụng mật khẩu đơn giản với các con số 123456 và có đến 80% vụ việc đánh cắp dữ liệu vì mật khẩu yếu. Việc sử dụng mật khẩu yếu bởi người dùng không lường trước được sự nghiêm trọng khi bị đánh cắp dữ liệu hoặc thiếu các kiến thức, kỹ năng công nghệ.

Ông Vũ Duy Nghĩa, Giám đốc HTX Nông nghiệp Krông Nô (Đăk Nông), cho biết hiện nay chỉ riêng tài khoản ngân hàng mỗi người cũng có vài cái, đi liền với đó là mật khẩu cho các mạng xã hội, các app… Nên tính sơ sơ, mỗi người cũng phải có ít nhất 5 mật khẩu cần nhớ, chưa kể trong thời đại hiện nay, chính sách một cửa phát triển, nhiều giấy tờ cá nhân cũng được số hóa dẫn tới nhiều thành viên, người dân trong HTX thường bị quên, nhầm mật khẩu vì lâu ngày không sử dụng.

Trước thực trạng này, ông Philip Hùng Cao, Phó tổng giám đốc, phụ trách chiến lược, phát triển thị trường, kinh doanh và marketing của Vin CSS, lưu ý trong thời đại hiện nay, người dân, doanh nghiệp cần đẩy mạnh xác thực mạnh không cần mật khẩu. Và thực tế không đâu xa, ngay trong khu vực Đông Nam Á, các nước như Philippines, Singapore, Thái Lan… đã áp dụng điều này một cách hiệu quả nên ít xảy ra tình trạng lừa đảo, lại thuận lợi cho người dân trong ứng dụng công nghệ.

Tuy nhiên ở Việt Nam, việc xác thực mật khẩu của người dân, lực lượng lao động còn quá truyền thống, trong khi lừa đảo trực tuyến ngày càng gia tăng và chuyên nghiệp. Đi liền với đó, nhiều thông tin đăng nhập hiện có thể mua dễ dàng với giá rất rẻ và được rao bán tràn lan trên mạng xã hội. Thống kê của Bộ TT&TT trong 6 tháng đầu năm 2023, cũng cho thấy lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam tăng 64,78% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 37,82% so với 6 tháng cuối năm 2022.

Chính vì vậy, theo ông Philip Hùng Cao, nếu nông dân, người lao động có thể dùng xác thực không mật khẩu sẽ hạn chế lừa đảo, từ đó giúp HTX, doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào những vấn đề cần thiết.

Đặc biệt, xác thực không dùng mật khẩu giúp người nông dân, thành viên HTX không phải nhớ các loại mật khẩu. Bởi hiện nay, một người thậm chí phải có hẳn một quyển số ghi chép các loại mật khẩu của các ứng dụng từ tài khoản ngân hàng, mạng xã hội… gây khó khăn trong sử dụng và không an toàn.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để làm được điều này, các cơ quan quản lý nhà nước cần có các văn bản pháp luật cụ thể về xác thực không dùng mật khẩu, bởi hiện hầu như các văn bản pháp lý chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này nên chưa tạo bệ phóng chuyển đổi số cho Việt Nam nói chung và cho doanh nghiệp, HTX, người dân nói riêng.

Đặc biệt, hiện đã có 71% quốc gia trên thế giới có luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, 80% nước có luật về an toàn thông tin mạng. Còn ở Việt Nam, bảo vệ dữ liệu cá nhân mới được quy định rải rác trong các văn bản quy phạm pháp luật với mức độ khác nhau, gây khó khăn trong áp dụng vào thực tiễn. Trong khi người dân, HTX thường chỉ có chuyên môn trong lĩnh vực của mình mà thiếu năng lực trong lĩnh vực an toàn an ninh mạng, công nghệ số nên rất khó áp dụng trong thực tiễn.

Theo Huyền Trang – Vnbusiness.vn

Tháo gỡ ‘điểm nghẽn’ để HTX yên tâm sản xuất hữu cơ

Không ít người dân, HTX nguyện gắn bó và có ý thức trong sản xuất hữu cơ nhưng có những khó khăn phát sinh cả trong sản xuất và đầu ra khiến họ thêm nặng gánh và mất niềm tin với lĩnh vực này.

Để có được sản phẩm hữu cơ, các HTX phải thực hiện và đáp ứng nhiều yêu cầu rất khắt khe. Các HTX phải mời đơn vị chuyên môn về kiểm tra, đánh giá. Đồng thời, phải trải qua thời gian dài để cải tạo chất đất, nguồn nước, quy trình chăm sóc nên chi phí sản xuất nông nghiệp hữu cơ cao. Chính vì vậy mà hiện nay, mô hình sản xuất hữu cơ quy mô lớn vẫn còn khiêm tốn.

Nặng gánh cả hai đầu

Ông Nguyễn Văn Trường, Giám đốc HTX hữu cơ Trực Trang (TP Hải Phòng), cho biết diện tích thanh long hữu cơ của HTX chỉ còn 40 ha, dù diện tích thực lên đến 50ha do trừ đi diện tích vùng đệm theo quy định trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Ngay như tại Hà Nội, theo tính toán của ngành nông nghiệp địa phương, dù đã có những HTX, mô hình đầu tư cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhưng phải đến 2025, diện tích nông nghiệp hữu cơ của địa phương này mới có thể đạt khoảng 1,5% tổng diện tích đất trồng trọt, còn tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ mới đạt khoảng 2% tổng sản phẩm chăn nuôi.

Bà Nguyễn Thu Hà, Công ty cổ phần chứng nhận hữu cơ IQC, cho biết sản xuất nông nghiệp hữu cơ kiểm soát chặt chẽ về đầu vào và đầu ra là cần thiết nhưng trong tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam hiện có rất nhiều chỉ tiêu đang tạo ra gánh nặng cho người nông dân, HTX. Vậy liệu làm nông nghiệp hữu cơ có nhất thiết phải cần nhiều kiểm nghiệm đầu vào với nhiều tiêu chuẩn như vậy hay không?

Chẳng hạn như việc đưa mẫu đất, mẫu nước, mẫu phân bón đi kiểm tra ở các trung tâm, đơn vị nghiên cứu, phải kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch phải thực hiện hàng vụ, hàng năm… vô tình gây áp lực về tài chính cho người dân, HTX. Điều này cũng khiến người dân không mấy mặn mà tham gia các HTX nông nghiệp hữu cơ.

-3024-1701424044.jpg

Tạo điều kiện cho người tâm huyết sản xuất hữu cơ sẽ thúc đẩy ngành nông nghiệp hữu cơ Việt Nam phát triển.

Các chuyên gia cho rằng người nông dân, HTX sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện đang gặp gánh nặng cả hai đầu ‘đòn gánh’ đó là đầu vào và đầu ra. Đầu vào với các quy định nghiêm ngặt, buộc HTX phải đáp ứng trong khi người dân, HTX là những mô hình sản xuất nhỏ, bó hẹp về nguồn vốn. Còn đầu ra, dù nông sản hữu cơ được thị trường, người tiêu dùng thời gian gần đây quan tâm nhưng tiêu thụ vẫn không dễ dàng. Ngay như việc đưa sản phẩm vào các siêu thị cũng tiêu thụ chậm, đặc biệt là thời gian thanh toán kéo dài khiến người dân, HTX khó thu hồi vốn, quay vòng sản xuất.

Ngay như một vài vụ lúa gần đây, nông dân, HTX rất mừng vì lúa được giá. Vậy nhưng so với cách đây 10 năm, giá lúa hiện tại có cao thì người trực tiếp làm ra những hạt lúa vẫn không lãi nhiều.

Tránh đánh úp người sản xuất tâm huyết

Chia sẻ về vấn đề này, bà Từ Tuyết Nhung, Trưởng ban điều phối PGS Việt Nam, cho biết đồng hành với nông nghiệp hữu cơ gần 20 năm nay, bà rất thấu hiểu độ khó, độ gian nan của những người dám sản xuất hữu cơ phải tuân thủ những quy định khắt khe nên luôn trân trọng nể phục họ.

Theo bà Nhung, thực chất có nhiều người, nhiều HTX sản xuất nông nghiệp hữu cơ tốt nhưng cái khó của họ hiện nay là không tiếp cận được tổ chức chứng nhận uy tín. Vì mong muốn của họ là sản xuất thực và chứng nhận thực. Nếu nhiều đơn vị, nhiều doanh nghiệp làm nông nghiệp hữu cơ có nguồn lực thì có thể làm các chứng nhận từ các đơn vị, tổ chức khác nhau cả ở trong và ngoài nước. Nhưng có những nông dân, HTX nhỏ thì điều khó khăn của họ chính là không đủ chi phí để làm các chứng nhận.

Hiện, đã có những trường hợp HTX chú trọng sản xuất tốt, đáp ứng tiêu chuẩn và tự có đơn vị chứng nhận đến tiếp cận và hỗ trợ họ chứng nhận. Nhưng những mô hình như trên còn rất ít.

Bên cạnh vấn đề chứng nhận, bà Nhung còn cho rằng việc phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam hiện còn khó khăn, chưa phát huy hết tiềm năng là do người sản xuất và người tiêu dùng mất niềm tin.

Dẫn chứng về điều này, Trưởng ban điều phối PGS Việt Nam cho biết, gần đây có một đơn vị ở Đà Lạt rất tâm huyết với sản xuất hữu cơ, đã lấy được chứng nhận hữu cơ quốc tế trên diện tích hơn 60ha. Nhưng biến cố xảy ra sau khi người tiêu dùng tự mang sản phẩm của đơn vị đi test thì mới thấy không đảm bảo một số tiêu chí.

Câu chuyện đặt ra ở đây là chủ đơn vị sản xuất nông nghiệp hữu cơ này đầu tư rất lớn, có tâm trong sản xuất nhưng vẫn khiến người tiêu dùng mất niềm tin. Và đơn vị sản xuất này dù đã đảm bảo theo các tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ nước ngoài nhưng không ngờ sản phẩm lại vẫn không đạt một số tiêu chí khi người tiêu dùng trong nước đi kiểm tra.

Theo bà Nhung, từ đây phải xem xét rằng các cơ quan quản lý nhà nước cần hỗ trợ những người sản xuất hữu cơ như thế nào thay vì khi thấy kết quả test của khách hàng như vậy thì vội quay lưng, “đánh úp họ” và quy chụp tất cả những gì họ làm là sai. Bởi trong sản xuất hữu cơ có rất nhiều yếu tố bị động, có thể từ một khâu nào đó mà người dân, HTX với năng lực của mình không thể kiểm soát hết được. Nhưng nếu có những hỗ trợ phù hợp, họ vẫn có thể vừa phát triển sản xuất, từ đó thúc đẩy ngành nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, vừa không mất niềm tin của người tiêu dùng. Trong khi để đầu tư được diện tích 60ha đạt tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế, đơn vị sản xuất này phải đầu tư rất lớn và đánh đổi rất nhiều thứ.

Chia sẻ về việc tiêu thụ nông sản hữu cơ cũng như lợi nhuận trong sản xuất mặt hàng này, PGS TS Mai Quang Vinh, chuyên gia nông sinh học cho rằng, biến động thị trường với sự lên xuống của giá cả nhưng các siêu thị, nhà phân phối hiện đại lại không cho thay đổi giá cho sản phẩm. Đi liền với đó là hình thức thanh toán tiền chậm với nhiều lý do có lợi cho các siêu thị.

Do đó, Nhà nước cần quản lý các siêu thị một cách phù hợp để bảo đảm lợi ích cho người nông dân, HTX. Bởi thực tế, các bộ ngành cũng đã nghiên cứu và cho thấy, một sản phẩm khi đưa ra thị trường thì người dân chỉ hưởng 20-30% giá trị. “Như vậy, sự buông lỏng trong quản lý hệ thống siêu thị đã diễn ra quá lâu nên cần có sự thay đổi thì mới tạo niềm tin cho người dân, HTX phát triển nông nghiệp hữu cơ”, PGS TS Mai Quang Vinh nói.

Theo Huyền Trang – Vnbusiness.vn

Tập huấn nâng cao năng lực chuyển đổi số và tổ chức livetreams xúc tiến thương mại điện tử cho các hợp tác xã

Ngày 29/11, Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Bắc Bộ phối hợp cùng Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên và UBND huyện Đồng Hỷ tổ chức Chương trình livestream Phiên chợ tiêu thụ sản phẩm miến dong Việt Cường và nông sản Thái Nguyên.

Trong thời đại số hóa như hiện nay, chuyển đổi số được xem là phương pháp hữu hiệu nhằm gia tăng lợi ích kinh tế cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh. Trong đó, xúc tiến thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang là công cụ được nhiều Hợp tác xã và hộ sản xuất chú trọng triển khai nhằm quảng bá, giới thiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Tham dự sự kiện có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên và huyện Đồng Hỷ, Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Bắc Bộ, Các cán bộ Trung tâm hỗ trợ Khởi nghiệp Hợp tác xã Việt Nam – Hàn Quốc trực thuộc trường. Sau lời khai mạc sự kiện của ông Nguyễn Văn Dũng – Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên, TS. Nguyễn Viết Cường – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Bắc Bộ đã phát biểu về ý nghĩa và vai trò của chuyển đổi số trong việc tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là nông sản ngày càng đóng vai trò quan trọng. Đây cũng là nhiệm vụ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam giao thực hiện tại nhiều tỉnh trong cả nước.

Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Nhà trường, TS. Nguyễn Viết Cường phát biểu ý nghĩa của chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản.

Chương trình diễn ra tại HTX Miến Việt Cường, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ đã thu hút đông đảo người dân địa phương, du khách, nhiều nhóm tiktoker, streamer và đại diện một số HTX trong tỉnh tham gia livestream trên các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Tiktok). Chương trình có 2 điểm livestream, gồm các gian hàng trưng bày, bán sản phẩm miến và các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của 15 chủ thể trên địa bàn tỉnh. Thông qua các nền tảng số và kênh tiktok cá nhân, trong phiên livestream bán hàng trực tuyến từ 9 giờ đến 13 giờ, các tiktoker và streamer đã thu hút 12,8 triệu lượt người xem; chốt 900 đơn hàng là các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.

Các tiktoker, streamer đang quảng bá sản phẩm và chốt đơn hàng.

Tại Chương trình, các đại biểu, người dân địa phương và du khách còn được tham quan quy trình sản xuất của các HTX, hộ dân trong Làng nghề miến dong Việt Cường; thưởng thức món ăn do các chuyên gia ẩm thực đến từ Hội Đầu bếp tỉnh thực hiện…

Các đại biểu thăm quan quy trình sản xuất tại xưởng miến HTX Việt Cường

Đây là hoạt động trong khuôn khổ của chương trình tập huấn “Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cán bộ, thành viên Hợp tác xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” năm 2023 của Nhà trường. Thông qua Chương trình nhằm giúp các học viên, nhân dân địa phương thực hành các kỹ năng quảng bá giới thiệu sản phẩm trên nền tảng số từ khâu biên tập hình ảnh, tạo các clip giới thiệu sản phẩm đến hoạt động livestream bán hàng đã được các Giảng viên truyền đạt trước đó trong các buổi tập huấn. Từ đó các học viên thực tế trải nghiệm và thấy được hiệu quả thực sự của chuyển số trong xúc tiến thương mại các sản phẩm của Hợp tác xã và địa phương mình. Chương trình đã nhận được sự đồng hành của Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên, Uỷ ban nhân dân xã đồng Hỷ, Team nông sản, các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và đài truyền hình Việt Nam.

                             Tin và ảnh: Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp HTX Việt Nam – Hàn Quốc

Tạo điều kiện cho kinh tế tập thể, hợp tác xã ngày càng phát triển bền vững

Trong 2 ngày 29-30/11, thực hiện Chương trình công tác năm 2023, Ban Kế hoạch – Hỗ trợ (Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) chủ trì phối hợp với Cơ quan Thường trực Liên minh Hợp tác xã Việt Nam khu vực phía Nam và Liên minh Hợp tác xã Tỉnh Trà Vinh tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện 3 chương trình mục tiêu Quốc gia khu vực phía Nam.

Hội nghị diễn ra nhằm đánh giá công tác tham gia triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu Quốc gia trong 2 năm (2022 – 2023) gồm: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Liên minh HTX các tỉnh/TP trong khu vực phía Nam.

Đồng chí Huỳnh Lam Phương, Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng Cơ quan Thường trực phía Nam,

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Thông qua hội nghị này nhằm tổng kết được những thuận lợi; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong tổ chức triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu Quốc gia thời gian qua, đề xuất kiến nghị với Chính phủ, các bộ ngành trung ương và địa phương một số nội dung trong thực hiện để hiệu quả hơn, góp phần tạo điều kiện cho KTTT, HTX ngày càng phát triển bền vững.

Đồng chí Phạm Minh Điển – Ủy viên Ban Chấp hành, Trưởng Ban Kế hoạch Hỗ trợ

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Đồng chí Thái Phước Lộc, UVBTV Liên minh HTX Việt Nam, Chủ tịch Liên minh HTX Trà Vinh phát biểu tại Hội nghị

Đồng chí Trần Văn Cứng, UV BTV Liên minh HTX Việt Nam, Chủ tịch Liên minh HTX An Giang

phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phạm Minh Điển, Trưởng ban Kế hoạch Hỗ trợ cho biết theo chỉ đạo của Thường trực Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, cơ quan Liên minh HTX Việt Nam đã chủ động chỉ đạo các đơn vị triển khai các hoạt động hỗ trợ, tập huấn, hướng dẫn thực hiện các Chương trình nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất; đã kịp thời nắm bắt tình hình để chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị giải quyết các vướng mắc trong quá trình tổ chức và thực hiện Chương trình và các chính sách, dự án hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giao đơn vị triển khai.

Đồng chí Trần Thanh Dũng, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Kiên Giang phát biểu tại Hội nghị

Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Đồng Tháp phát biểu tại Hội nghị

Bên cạnh đó, quá trình thực hiện các Chương trình đã được sự ủng hộ, phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị-xã hội và các cấp chính quyền địa phương. Việc chỉ đạo, điều hành trong công tác thực hiện các Chương trình thường xuyên được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện rất nghiêm túc, hiệu quả và hệ thống, do vậy các chỉ tiêu về công tác cơ bản hoàn thành theo mục tiêu đề ra.

 

Theo Trung tâm Thông tin – Tuyên truyền – vca.org.vn

HTX vẫn khó tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX

Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX trung ương và địa phương đang là kênh tín dụng hỗ trợ tích cực cho các HTX, tổ hợp tác và thành viên vay vốn. Tuy nhiên, việc tháo gỡ những khó khăn trong quá trình tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX là mong muốn của nhiều HTX.

Hiện, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế hàng hóa, nhiều HTX tại tỉnh Trà Vinh phải đầu tư lớn, quy trình sản xuất dài hạn khi phải đáp ứng nhiều quy định trong bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong khi nguồn lực có hạn.

Mong muốn được tiếp cận Quỹ

Trước thực trạng này, Liên minh HTX tỉnh Trà Vinh đã tạo điều kiện cho một số HTX vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX của tỉnh. Tiêu biểu như HTX nông nghiệp Huyền Hội (huyện Càng Long) đã được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX tỉnh để đầu tư trụ sở, nhà kho. Khi vay vốn, HTX cũng được Liên minh HTX tỉnh hướng dẫn hồ sơ bao gồm: hồ sơ pháp lý của HTX, hồ sơ tài chính, hồ sơ dự án, hồ sơ đảm bảo tiền vay, hồ sơ giải ngân… nhằm tạo thuận lợi cho HTX tiếp cận nguồn vốn.

Tuy nhiên, tại diễn đàn “Chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi mô hình hoạt động Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX” tổ chức ngày 29/11, nhiều chuyên gia cho rằng, dù đang là kênh vay vốn của nhiều HTX nhưng có những HTX vẫn khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX.

Ông Nguyễn Văn Phước, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc HTX nông nghiệp Phú Cần (huyện Tiểu Cần), cho biết sản xuất trên quy mô lớn nên mỗi vụ thu hoạch lúa HTX vẫn cần nguồn vốn ít nhất từ 2 tỷ đồng để đảm bảo bao tiêu lúa cho người dân.

Tuy nhiên, khi tiếp cận Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX, các HTX vẫn phải thế chấp tài sản, sổ đỏ. Nhưng tài sản thế chấp đối với các HTX thường không có hoặc có nhưng không được người nhà đồng thuận cho mang đi thế chấp. Cũng có HTX có sổ đỏ nhưng lại thế chấp ở một đơn vị tín dụng khác nên không thể vay được vốn từ Quỹ trong khi đa số các HTX hiện nay phải đầu tư lớn, quy trình sản xuất dài trong khi nguồn lực có hạn.

-4588-1701253529.jpg

Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Cao Xuân Thu Vân cho rằng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những việc cần thiết để nâng cao hiệu quả của Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX.

Ông Lê Văn Giấy, Giám đốc HTX Rau an toàn Mười Hai (huyện Cần Đước), cho biết hiện nay một số HTX được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX nhưng có một điều là số vốn vay tối đa chỉ được 1 tỷ đồng/HTX. Điều này chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của các HTX.

Đồng tình với những khó khăn của các HTX trong tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX, ông Phạm Công Bằng, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX (Liên minh HTX Việt Nam), cho rằng, tài sản thế chấp của các HTX hiện phần lớn là ở khu vực nông thôn, có giá trị thấp nên nguồn vốn vay chưa thực sự lớn.

Nhiều HTX thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chủ yếu là thuộc sử hữu của hộ thành viên nên việc công chứng, xác minh nhân thân, chỉnh lý lại tài sản mất nhiều thời gian, từ đó dẫn đến nhiều HTX chưa vay được vốn…

Theo đánh giá của Liên đoàn HTX Raiffeisen Cộng hòa Liên bang Đức, hiện kênh cung cấp tín dụng hiệu quả nhất cho các HTX vẫn là Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX. Nhưng trên thực tế, khảo sát của Liên minh HTX Việt Nam cho thấy, chỉ có khoảng 10% HTX được vay vốn của các Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX trung ương và địa phương.

Ngay tại Trà Vinh, dù có đến 166 HTX và 1 Liên hiệp HTX nhưng chỉ có khoảng 30 HTX được tiếp cận vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX.

Huy động vốn linh hoạt

Theo lý giải của ông Nguyễn Quỳnh Thiện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, dù nguồn vốn của Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX tỉnh đã được mở rộng từ 5 tỷ đồng (năm 2017) và được bổ sung 10 tỷ đồng vào năm 2019 nhưng thực chất nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX của tỉnh vẫn còn khiêm tốn nên mới chỉ giải quyết được một phần khó khăn cho một số HTX trong vấn đề vay vốn.

Chính vì vậy, theo ông Nguyễn Quỳnh Thiện, làm sao để mở rộng được nguồn vốn cho Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX tỉnh cũng là điều cần được quan tâm. Khi nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX được mở rộng sẽ tạo điều kiện cho các HTX phát triển sản xuất, cụ thể là phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa.

-5542-1701253529.jpg

Nhu cầu tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX của các HTX là rất lớn.

Theo các chuyên gia, ưu điểm của HTX khi tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX là lãi suất cho vay thấp, chỉ khoảng 0,5%/tháng, thủ tục vay nhanh gọn. Tuy nhiên, nhiều Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX vẫn chưa có kế hoạch bố trí bổ sung vốn điều lệ cho quỹ trong từng giai đoạn nên chưa mở rộng được nguồn vốn, chưa chuyển đổi được mô hình hoạt động theo yêu cầu mới tại Nghị định số 45 (ngày 31/3/2021) là hoạt động dưới hình thức công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Chia sẻ kinh nghiệm phát triển Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX trên thế giới, TS.Nguyễn Thị Tuyết Minh, Giám đốc dự án DGRV Việt Nam, cho biết ở Thái Lan hiện có Quỹ Phát triển HTX (CDF) để hỗ trợ vốn cho các HTX. Các tiêu chí xem xét cho vay đó là: sự cần thiết, tính bền vững và tính khả thi của các kế hoạch do HTX đề xuất. Đi liền với đó là hiệu quả hoạt động trước đây của HTX; khả năng quản lý và tình trạng tài chính của HTX. HTX cũng phải sao kê dòng tiền, nói rõ nhu cầu của thành viên. HTX cần có hợp đồng vay trước đây và số tiền vay của HTX phải được Cơ quan HTX phê duyệt.

Chính vì vậy, theo TS.Nguyễn Thị Tuyết Minh việc chứng minh được khả năng áp dụng công nghệ, tính bền vững trong sản xuất kinh doanh sẽ là điều kiện thuận lợi để tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ.

Trước thực tế của hệ thống Quỹ Hỗ trợ Phát triển HTX, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Cao Xuân Thu Vân cho biết, đến nay cả nước có 42/51 Liên minh HTX các tỉnh, thành phố có Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX. Tuy nhiều cán bộ tại một số Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX hiện nay còn đóng vai trò kiêm nhiệm, chưa am hiểu sâu về lĩnh vực ngân hàng và kinh tế tập thể nên chưa làm tốt vai trò hỗ trợ HTX đến gần với nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX.

Chính vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực, tuyển dụng nhân viên có chất lượng cao cho các quỹ là điều cần quan tâm. Đi liền với đó các địa phương cũng cần xem xét, bố trí nguồn bổ sung vốn điều lệ cho các quỹ, hỗ trợ quỹ huy động các nguồn vốn hợp lệ, hợp pháp trong và ngoài nước để bổ sung nguồn vốn hoạt động; tăng cường liên kết, hợp tác trong hệ thống các Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX.

“Liên minh HTX các tỉnh, thành cần tiếp tục tổ chức, sắp xếp lại và chuyển đổi mô hình Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX một cách phù hợp; cơ cấu tổ chức, bộ máy, bổ sung vốn điều lệ tùy theo tình hình thực tế và đề xuất của Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX”, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Cao Xuân Thu Vân, cho biết.

Theo Huyền Trang – Vnbusiness.vn

HTX tiếp cận thông minh với công nghệ quản lý chuỗi

Nếu như các doanh nghiệp có kiến thức chuyên môn, mức hiểu biết cao, năng lực tài chính lớn sẽ thuận lợi trong tận dụng tối đa lợi ích từ việc sử dụng công nghệ trong quản lý chuỗi giá trị hàng hóa, thì các HTX dù rất muốn ứng dụng công nghệ vào quản lý chuỗi, truy xuất nguồn gốc lại thiếu các tiềm lực về chuyên môn, tài chính.

PGS.TS Mai Quang Vinh, chuyên gia nông sinh học cho biết, làm sao quản lý được chất lượng nông sản nói chung hiện vẫn là điểm yếu ở Việt Nam.

Khó quản lý đầu vào nếu chỉ làm thủ công

Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện nay, một số tổ chức xác nhận là bên thứ ba cũng đã tiến hành thanh tra, kiểm tra bất ngờ về quy trình sản xuất của người dân, HTX từ vật tư đầu vào đến đầu ra nhưng rất khó khăn.

Đáng chú ý, quy trình kiểm tra hiện nay vẫn chủ yếu thực hiện theo cách thức truyền thống, bằng nguồn lực con người nên tính hiệu quả và bao trùm rộng rãi là không cao. Trong khi đó, các thị trường xuất khẩu, nhất là EU yêu cầu rất nghiêm ngặt về truy xuất nguồn gốc, và chỉ có công nghệ mới đáp ứng được điều này.

Từ thực tế tư vấn phát triển chuỗi và áp dụng công nghệ vào truy xuất nguồn gốc cho HTX Đồng Phú, HTX Nam Phương Tiến (Hà Nội) với diện tích lên đến hàng trăm héc ta, PGS.TS Mai Quang Vinh nhận thấy nếu không áp dụng công nghệ thì không thể quản lý được chất lượng sản phẩm khi đưa ra thị trường. Và khi không đảm bảo và quản lý được chất lượng nông sản thì không thể liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước bao tiêu, xuất khẩu.

-5310-1701167296.jpg

Đầu tư công nghệ trong HTX cần được khuyến khích, hỗ trợ thì mới có tính lan tỏa cao.

Nhiều nông dân nói rằng trong trồng lúa hữu cơ, nếu bón 3 tấn phân chuồng nhưng có thể đạt 6-7 tấn thóc/ha là không đáng tin, vì khi nghiên cứu thành phần hữu cơ, các nhà khoa học đã tổng kết là phải sử dụng đến 30 tấn phân chuồng trên 1ha mới cho năng suất lúa 6-7 tấn.

Hoặc nhiều đơn vị sản xuất phân bón lại quảng cáo, hướng dẫn nông dân chỉ cần bón 1,6 -1,7 tấn phân là cho năng suất cao cũng là điều không tưởng. Vì vậy, ngay đầu vào như thế nào, khối lượng phân, thuốc, nước, đất… ra sao cần quản lý chặt chẽ bằng công cụ khoa học, nếu không thì không thể cho ra được sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Nhận thức được vai trò của áp dụng công nghệ vào quản lý chuỗi hàng hóa, truy xuất nguồn gốc nông sản nhưng theo không ít HTX, dù rất muốn nhưng do nguồn lực tài chính có hạn và đầu ra nông sản bấp bênh khiến HTX luôn rơi vào tình trạng thu không đủ bù chi. Vì vậy, các HTX không đủ nguồn vốn ban đầu để đầu tư cũng như duy trì các khoản chi phí định kỳ.

Các chuyên gia cho rằng hệ thống truy xuất chỉ được triển khai bởi các doanh nghiệp và một số HTX sản xuất kinh doanh phục vụ thị trường hiện đại (đưa nông sản vào siêu thị hoặc xuất khẩu) vì các thị trường phân phối hiện đại yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm. Còn những HTX, hộ dân sản xuất và tiêu thụ ở thị trường truyền thống (các chợ dân sinh, chợ đầu mối, thương lái) vẫn chưa đầu tư cho vấn đề này.

Không thể coi HTX là nơi thử nghiệm

Đòi hỏi của thị trường về các quy định an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc buộc việc áp dụng công nghệ là điều không thể bỏ qua đối với người sản xuất cũng như quản lý. Tuy nhiên, để làm được điều này, ông Phạm Văn Duy, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường, cho rằng trong khi nông dân, HTX gặp khó khăn hạn chế về nhận thức, tài chính, nhân lực thì các đơn vị làm dịch vụ tư vấn, hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ vào quản lý chuỗi cần làm sao để khách hàng là người dân, HTX đến gần mình hơn.

Hiện có nhiều đơn vị sản xuất khó tiếp cận với các đơn vị làm dịch vụ về áp dụng công nghệ trong sản xuất. Do đó, các doanh nghiệp này phải hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ người dân, HTX áp dụng một cách phù hợp nhất trong cả quá trình thay vì chỉ đến hỗ trợ trong thời gian ban đầu. Bởi, HTX được hỗ trợ, tư vấn, đồng hành trong sử dụng công nghệ và ứng dụng hiệu quả thì không chỉ HTX có lợi mà các doanh nghiệp làm dịch vụ cũng có lợi.

Trong một diễn đàn gần đây, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Cao Xuân Thu Vân nêu vấn đề nhiều đơn vị, doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu thường lấy HTX làm nơi để thử nghiệm dịch vụ, công nghệ của mình. Điều này là không thể mang lại hiệu quả về quản lý chất lượng nông sản xuất khẩu, vì đối với HTX, thử nghiệm nếu thất bại thì tất cả những gì HTX đang có là “đổ sông, đổ bể”.

Chính vì vậy, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam cho rằng các đơn vị nghiên cứu, các nhà khoa học phải coi HTX là nơi phát triển, không thể mang HTX ra là nơi thử nghiệm các nghiên cứu khoa học, nhất là những nghiên cứu khoa học chưa được chứng nhận.

Bên cạnh đó, hiện Nhà nước có nhiều quy định về truy xuất nguồn gốc, ứng dụng công nghệ nhưng vẫn chưa có hướng dẫn chi tiết về truy xuất nguồn gốc cho nhóm rau quả cụ thể nên gây khó cho những đơn vị trực tiếp sản xuất.

Trong khi, ở các nước như EU, Italia, Hàn Quốc, Trung Quốc… đã ban hành các quy định truy xuất cụ thể đối với các sản phẩm tiềm ẩn rủi ro mất an toàn cao, sản phẩm có giá trị cao hoặc sản phẩm đặc sản.

Chẳng hạn như EU đã có các quy định cụ thể về truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm có nguy cơ cao: rau mầm và hạt giống để sản xuất rau mầm. Và Italia có quy định để giúp người sản xuất tuân theo các quy định ban hành bởi EU về truy xuất nguồn gốc đối với rau mầm và hạt giống để sản xuất rau mầm. Ngoài ra, Italia cũng thực hiện áp dụng truy xuất nguồn gốc tập trung và các sản phẩm đặc sản, có giá trị cao như dầu ô liu và rượu vang… Điều này tạo thuận lợi cho người sản xuất và giúp các nông sản xuất khẩu dễ dàng đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường.

Để tháo gỡ khó khăn về năng lực tài chính cho người dân, HTX trong áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc, các chuyên gia cho rằng việc khuyến khích tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc quốc gia do Chính phủ đầu tư và triển khai là cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu tối thiểu trong thực hiện truy xuất nguồn gốc. Muốn vậy, Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống truy xuất quốc gia đồng thời đẩy mạnh hỗ trợ về nhiều mặt cho nông dân, HTX như: hướng dẫn, hỗ trợ HTX tham gia các chương trình, dự án ứng dụng công nghệ miễn phí hoặc có lệ phí thấp.

Ví dụ, tại Trung Quốc, mã QR được quảng bá và sử dụng rộng rãi ở các đơn vị bán lẻ lớn cũng như các chợ đường phố do chi phí triển khai thấp và dễ áp dụng. Điều này cần được Việt Nam học tập để tạo tính lan tỏa cao trong truy xuất nguồn gốc.

Theo Huyền Trang – Vnbusiness.vn

Các hợp tác xã Hà Tĩnh sẽ sản xuất lượng hàng lớn trong dịp tết

Thời điểm này, các hợp tác xã trên địa bàn Hà Tĩnh đang chú trọng nâng công suất, tăng sản lượng hàng hóa, phục vụ nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước dịp tết Nguyên đán.

Bánh đa vừng Nguyên Lâm của HTX Sản xuất, thương mại và dịch vụ Nguyên Lâm (huyện Kỳ Anh) không chỉ nổi tiếng với người tiêu dùng trong tỉnh và nhiều tỉnh, thành trên cả nước mà đã có mặt tại thị trường Nhật Bản và Nga.

Dịp cận tết, nhu cầu sử dụng hàng hóa tăng đột biến nên cơ sở phải huy động 15 lao động, vận hành sản xuất tại 2 nhà xưởng tại xã Kỳ Giang và xã Kỳ Tiến (huyện Kỳ Anh). Từ tháng 11 này, đơn vị đã nâng công suất lên 25.000 bánh/ngày (bình thường là 18.000 bánh/ngày). Từ nay đến cuối năm, HTX đặt mục tiêu sản xuất và phân phối trên 250.000 bánh, mang về nguồn thu nửa tỷ đồng.

Công nhân HTX Sản xuất, thương mại và dịch vụ Nguyên Lâm đóng gói sản phẩm để xuất khẩu.

Ông Lê Văn Duẩn – Giám đốc HTX Sản xuất, thương mại và dịch vụ Nguyên Lâm cho hay: “Năm 2023, tình hình sản xuất, kinh doanh của cơ sở thuận lợi, các đối tác tại Nhật Bản và Nga hợp tác theo hợp đồng ký kết với sản lượng 420.000 bánh, doanh thu 1,5 tỷ đồng. Ngoài ra, thị trường trong nước đã tiêu thụ gần 3 triệu bánh, trị giá khoảng 4 tỷ đồng. Hiện nay, HTX đang tăng ca để giao hàng cho đối tác đúng lịch. Năm 2023 thắng lợi lớn đã tạo động lực để đơn vị tăng kế hoạch sản xuất với mục tiêu phân phối 4,5 triệu bánh, doanh thu 8 tỷ đồng”.

HTX làm ăn thuận lợi không chỉ mang về nguồn lợi lớn cho các thành viên mà còn tạo việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động địa phương. Chị Lê Thị Liệu (xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh) chia sẻ: “Trước đây, tôi làm công nhân ở miền Nam, công việc xa nhà, chi phí sinh hoạt đắt đỏ trong khi mức lương có hạn nên tôi quyết định về quê và trở thành công nhân chế biến cho HTX Sản xuất, thương mại và dịch vụ Nguyên Lâm. Được làm việc gần nhà với nguồn thu nhập ổn định, tôi rất phấn khởi”.

HTX Thu mua, chế biến thủy hải sản Phú Khương tham gia Lễ hội cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 6.

Bắt đầu từ tháng 10/2023, hoạt động sản xuất tại HTX Thu mua, chế biến thủy hải sản Phú Khương (xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh) trở nên tất bật. Hàng chục công nhân được chia làm nhiều bộ phận như: kiểm tra chất lượng hàng hóa; đóng gói sản phẩm; tham gia hội chợ tìm kiếm đối tác; duy trì phân phối sản phẩm ra thị trường…

Bà Lê Thị Khương – Giám đốc HTX Thu mua, chế biến thủy hải sản Phú Khương chia sẻ: “Việc nâng hạng nước mắm Phú Khương từ OCOP 3 sao lên 4 sao cấp tỉnh càng củng cố thêm thương hiệu trên thị trường. 10 tháng năm 2023, đơn vị tiêu thụ khoảng 200.000 lít nước mắm các loại, nguồn thu trên 15 tỷ đồng. Từ nay đến tết Nguyên đán, cơ sở sẽ tiêu thụ tầm 100.000 lít nước mắm. Ngoài ra, HTX còn phân phối các mặt hàng thủy hải sản khô ra thị trường, mang về nguồn thu khá”.

Được biết, năm 2024, HTX này đặt mục tiêu sản xuất và tiêu thụ 400.000 lít nước mắm các loại. Theo đó, ngoài chuẩn hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếp tục đầu tư tự động hóa sản xuất, tiết kiệm chi phí; HTX còn tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước, tham gia hội chợ xúc tiến thương mại, mở rộng kênh phân phối và cố gắng đàm phán đưa sản phẩm vào các siêu thị lớn.

Đang là mùa cao điểm sản xuất, HTX Hương Trầm Hiền Linh (xã Phúc Trạch, Hương Khê) cũng tất bật với các quy trình chế tác sản phẩm chiết xuất từ cây dó trầm như: các loại hương trầm thẻ, trầm nụ, hàng mỹ nghệ, hàng xông, tinh dầu, trầm cảnh phong thủy… Dự kiến, tết năm nay, cơ sở thu về 2 tỷ đồng.

Mẫu mã đẹp, sản phẩm chất lượng là “điểm cộng” cho HTX Hương trầm Hiền Linh (Hương Khê).

Anh Bùi Thức Chính – Giám đốc HTX Hương Trầm Hiền Linh thông tin: “Với khoảng 300 ha cây dó trầm trên địa bàn xã Phúc Trạch đã tạo nguồn nguyên liệu chất lượng để cơ sở đầu tư chế biến ra nhiều loại sản phẩm. Mỗi sản phẩm có công thức chế tạo khác nhau nhưng điểm chung là sử dụng nguyên liệu an toàn, không sử dụng hóa chất độc hại nên thu hút sự chú ý của khách hàng. Ngoài ra, nhờ xây dựng thương hiệu OCOP 3 sao cấp tỉnh và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh cùng với việc đẩy mạnh quảng bá sản phẩm bằng nhiều kênh nên các sản phẩm của HTX được người tiêu dùng nhiều tỉnh, thành trong nước đón nhận. Thời điểm này, ngoài sử dụng máy sấy để sản xuất, HTX tập trung phân loại, đóng gói và phân phối lượng lớn sản phẩm ra thị trường”.

Được biết, Hà Tĩnh hiện có hơn 1.000 HTX hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Chặng đường cuối năm, các đơn vị đang đẩy mạnh sản xuất, phân phối sản phẩm ra thị trường, hứa hẹn mang về nguồn lợi lớn cho một năm trăn trở, tìm tòi, đổi mới và miệt mài lao động.

Sản phẩm nước mắm của các HTX ở Hà Tĩnh thơm ngon nổi tiếng nhờ nguồn nguyên liệu sẵn có, tươi ngon và bí quyết muối gia truyền độc đáo.

Ông Nguyễn Ngọc Hùng – Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh cho biết: “Những năm qua, khu vực kinh tế tập thể, HTX đã có nhiều cố gắng đổi mới trong hoạt động. Theo đó, nhiều đơn vị đã mạnh dạn đầu tư thiết bị máy móc hiện đại, quan tâm ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số vào quản lý và dây chuyền sản xuất, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với xây dựng thương hiệu theo tiêu chuẩn OCOP.

Ngoài ra, lợi thế của các HTX trên địa bàn là nguồn nguyên liệu sản xuất sẵn có; chú trọng tạo ra nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng chủng loại, phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng. Cùng với việc thay đổi nhận thức trong kinh doanh, chủ các cơ sở cũng đã tích cực tham gia các hội chợ thương mại, tăng cường quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên các nền tảng số, tạo dư địa phát triển. Với việc “tung” ra thị trường lượng hàng hóa lớn trong dịp tết sẽ mang về nguồn thu đáng kể, tạo động lực để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh trong năm mới 2024”.

Theo Thu Phương/ Theo báo Hà Tĩnh

Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã: Cần cơ chế hỗ trợ đặc thù

Kinhtedothi – Đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tuy nhiên, sự phát triển của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) đang gặp nhiều khó khăn. Để phát triển đòi hỏi các bộ ngành, địa phương cần cơ chế đặc thù thay vì chỉ có chính sách ưu tiên.
Còn nhiều rào cản phát triển
Theo thống kê, cả nước hiện có trên 30.000 HTX, trong đó, khoảng 60% là các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ trước đến nay, nhóm HTX nông nghiệp vẫn luôn được nhìn nhận là một tổ hợp nhỏ lẻ, manh mún, ít tiềm lực kinh tế. Và thực tế, hoạt động của các HTX nông nghiệp hiện vẫn đứng trước nhiều rào cản.
Ông Hoàng Văn Thám – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc HTX rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) cho biết, việc tích tụ đất đai và phát triển hạ tầng của HTX hiện gặp nhiều khó khăn. Đơn cử như việc HTX phải tự bỏ tiền ra để làm đường bê tông vào khu sản xuất.
Nông sản của hợp tác xã đến từ tỉnh Sơn La được giới thiệu tại một hội chợ tổ chức tại TP Hà Nội năm 2023.
Nguồn nhân lực cũng là vấn đề được đại diện HTX rau quả sạch Chúc Sơn đề cập. Hiện, HTX này có 7 kỹ sư, nhưng việc mời thêm các bạn trẻ về làm việc rất khó khăn. “Ví dụ như lĩnh vực marketing hay nhân viên kinh doanh, HTX sẵn sàng trả lương 10 triệu đồng/tháng nhưng vẫn khó thu hút được lao động…” – ông Thám chia sẻ.

Cả nước hiện có 1.718 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trong sản xuất – kinh doanh và trên 4.339 HTX nông nghiệp đảm nhận bao tiêu nông sản cho thành viên, chiếm 24,5% tổng số HTX nông nghiệp. 

Nhiều năm trước, HTX nông nghiệp Bản Dao (tỉnh Hòa Bình) được thành lập với mục đích phát triển mô hình kinh tế bền vững, tạo việc làm, bao tiêu sản phẩm làm ra cho người lao động. Từ khi thành lập, HTX được tiếp cận các chính sách hỗ trợ từ nhà nước nên có nhiều sản phẩm chất lượng. Doanh thu liên tục tăng qua các năm.
Tuy vậy, khó khăn đối với HTX nông nghiệp bản Dao chưa phải đã hết. Bà Nguyễn Thị Bình – Chủ tịch HĐQT HTX chia sẻ, rào cản lớn nhất đối với HTX hiện tại là công nghệ số, đưa sản phẩm lên sàn thương mại, bởi “với người nông dân thì việc cập nhật thông tin này hơi chậm, nghèo về kiến thức”.
Ông Võ Văn Vang – Giám đốc Vùng nguyên liệu An Giang (Tập đoàn Lộc Trời) cho biết, đơn vị đang liên kết với gần 100 HTX. Trong số này, có những HTX đủ mạnh, nhưng cũng có nhiều HTX chưa tương xứng, quy mô nhỏ, năng lực sản xuất hạn chế, chất lượng sản phẩm không đồng đều. Điều này đặt ra đòi hỏi cần thiết phải nâng tầm, kết nối liên kết HTX để phát triển bền vững vùng nguyên liệu phục vụ chế biến.
Chính sách ưu tiên là chưa đủ
Theo nhận định của TS Đỗ Mạnh Khởi – Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác (Bộ KH&ĐT), từ ngày 1/7/2024, Luật HTX năm 2023 có hiệu lực sẽ mở ra nhiều cơ chế để HTX phát triển mạnh mẽ. Sở dĩ vậy là bởi Luật HTX năm 2023 có nhiều quy định mới hơn so với luật hiện hành. Trong đó, đáng chú ý là chính sách hỗ trợ mở rộng thị trường, nâng cao khả năng huy động vốn.
“Luật trao quyền cho HTX, liên hiệp HTX tự quyết định việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ra bên ngoài, sau khi đáp ứng đủ nhu cầu của thành viên, phát triển thị trường bình đẳng như các loại hình doanh nghiệp khác. Khi HTX được rộng cửa cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra xã hội thì hoạt động năng động, hiệu quả hơn…” – TS Đỗ Mạnh Khởi nhìn nhận.
Sản xuất ống hút từ rau củ tại Hợp tác xã Nông nghiệp Sông Hồng (TP Hà Nội).
Trong khi đó, TS Vũ Mạnh Hùng – Phó Vụ trưởng Vụ NN&PTNT (Ban Kinh tế Trung ương) cho rằng, để nâng cao hiệu quả quá trình chuyển đổi xanh của các HTX nông nghiệp, cần chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, các cơ chế, chính sách pháp luật của nhà nước về phát triển bền vững.
“Cơ cấu lại nguồn lực thực hiện chính sách để đảm bảo nguồn lực được tập trung đúng và đủ cho các chính sách, tạo động lực để HTX nông nghiệp tự thân phát triển bền vững cũng là giải pháp theo cá nhân tôi đánh giá là quan trọng và cần thiết…” – TS Vũ Mạnh Hùng bày tỏ quan điểm.
Đánh giá vai trò của Luật HTX năm 2023, bà Cao Xuân Thu Vân – Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam cho rằng, đây sẽ là động lực để các mô hình HTX, đặc biệt là HTX trong lĩnh vực nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên theo bà Vân, cái yếu của HTX là liên kết sản xuất chuỗi từ sản xuất, phân phối; hay nói cách khác, yếu nhất hiện nay là quản trị.
“HTX cần chính sách đặc thù chứ không phải chính sách ưu tiên. Trên thế giới, vai trò của HTX rất quan trọng. Tại Hà Lan, thành viên HTX gấp 3 lần dân số, một người làm thành viên nhiều HTX. Còn ở Hàn Quốc, mô hình HTX có nhiều thành viên, giáo viên, phụ huynh học sinh là thành viên HTX. Đây là những vấn đề mà Việt Nam cần lưu ý…” – bà Cao Xuân Thu Vân nêu ví dụ.
Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam cũng nhấn mạnh, HTX phát triển bền vững mới giúp nông nghiệp Việt Nam thoát khỏi tình cảnh manh mún, tự phát như hiện nay. HTX phải biết khắc phục những “điểm nghẽn” để phát triển, mà câu chuyện này rất cần sự hỗ trợ của các bộ ngành, địa phương.

“Quan điểm của Bộ NN&PTNT là quan tâm bao nhiêu nông dân trong khu vực HTX, càng nhiều nông dân tham gia vào HTX thì càng nhiều hộ được hưởng lợi từ các chương trình hỗ trợ của nhà nước, trong đó có chiến lược phát triển bền vững. HTX là công cụ phát triển nông nghiệp bền vững, có thể khắc phục được công nghệ, vốn, thị trường…” – Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT)

Lê Đức Thịnh

Theo báo Hà Nội mới

Vá lỗ hổng trong chứng nhận hữu cơ

Việc quản lý chứng nhận hữu cơ chưa chặt chẽ đi liền với các quy định trong sản xuất vẫn còn bất cập đang dẫn đến tình trạng “hữu cơ tự phong”, từ đó làm giảm sức cạnh tranh của các HTX, doanh nghiệp, người dân làm hữu cơ chân chính.

Ông Lê Quý Hòa Bình, Quản lý chứng nhận của Control Union, cho biết thực tế trong quá trình hỗ trợ các đơn vị xuất khẩu nông sản, thực phẩm cho thấy, có những đơn vị có chứng nhận hữu cơ nhưng nguồn gốc của chứng nhận như thế nào, quy trình được chứng nhận và quản lý chứng nhận ra sao vẫn chưa rõ ràng. Điều này tạo sự không công bằng trong cạnh tranh, nhất là đối với những HTX, doanh nghiệp có chứng nhận hữu cơ đảm bảo quy định.

Lỗ hổng quản lý

Thống kê của Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT) cho thấy, trên cả nước có gần 40 đơn vị đứng ra chứng nhận hữu cơ TCVN, 120 tổ chức đánh giá hữu cơ phù hợp từ các tổ chức trên thế giới. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều tổ chức chứng nhận hữu cơ nhưng chưa đăng ký. Điều này được cho là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng rất nhiều cửa hàng, doanh nghiệp, hộ kinh doanh có chứng nhận hữu cơ nhưng theo kiểu “tự phong”.

Có thể thấy, trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp hiện nay, đơn vị sản xuất có chứng nhận hữu cơ là điều quan trọng. Nhưng có lẽ, điều quan trọng hơn là lòng tin vì nếu chứng nhận chứng nhận hữu cơ một cách tràn lan thì không mang lại hiệu quả thiết thực cho nền nông nghiệp và cho cả người sản xuất kinh doanh.

Ông Lê Quý Hòa Bình cho rằng, các nước trên thế giới kiểm soát chứng nhận hữu cơ rất chặt nên họ phải chịu sự kiểm soát rất chặt của đơn vị quản lý. Các đơn vị ở nước ngoài muốn sản phẩm của mình là hữu cơ thì phải có logo có mã code để kiểm tra. Nếu cơ quan quản lý kiểm tra định kỳ mà sai sẽ bị phạt đến 11.000 USD. Điều này cho thấy, cơ quan chức năng của họ đang làm rất tốt vai trò quản lý các đơn vị chứng nhận trong ngành hữu cơ, còn Việt Nam chưa làm được.

Những quy định chưa rõ ràng trong chứng nhận, quản lý khiến nông nghiệp hữu cơ Việt Nam chưa thực sự phát triển.

Một vấn đề đáng quan tâm hiện nay là các tổ chức chứng nhận hữu cơ quốc tế vẫn tự vào Việt Nam mà không có sự thông báo, không có sự quản lý của cơ quan nhà nước, dẫn tới không ít khó khăn cho Việt Nam trong phát triển nông nghiệp hữu cơ. Việc này cũng dẫn tới khó giải quyết tình trạng trăm hoa đua nở trong chứng nhận.

Bên cạnh vấn đề quản lý, những lỗ hổng từ các quy định trong chứng nhận hữu cơ TCVN cũng đang làm khó các đơn vị sản xuất, các tổ chức chứng nhận làm hữu cơ. Bà Nguyễn Thu Hà, Công ty cổ phần chứng nhận hữu cơ IQC, cho biết doanh nghiệp đang chứng nhận cho khách hàng nhưng các quy định về vấn đề vùng đệm không được ghi rõ ràng để nông dân, HTX áp dụng.

Còn đại diện Công ty cổ phần chứng nhận Quốc Tế, cho biết trong quá trình đánh giá và hỗ trợ thì người dân, HTX có thấy ý kiến phản hồi là họ vẫn còn vướng mắc về nguồn gốc, phân bón hữu cơ như thế nào để có thể yên tâm thực hiện theo quy định của nông nghiệp hữu cơ.

Không có HTX sẽ không có sản phẩm hữu cơ xuất khẩu

Thực chất, Chính phủ đã có nhiều chính sách về phát triển nông nghiệp hữu cơ như Nghị định 98 về khuyến khích phát triển HTX, liên kết sản xuất, Nghị định 57 về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp… Nhưng vấn đề quản lý, giám sát chưa thực sự tốt không chỉ tạo ra lỗ hổng về chất lượng sản phẩm trên thị trường mà còn gây khó khăn cho người dân, HTX, doanh nghiệp trực tiếp làm nông nghiệp hữu cơ.

Bà Từ Thị Tuyết Nhung, Trưởng ban điều phối PGS Việt Nam, cho biết vấn đề khúc mắc của chứng nhận hữu cơ TCVN là việc đánh giá vùng đệm không có điều gì là cố định. Thay vào đó, người tư vấn cho các đơn vị làm nông nghiệp hữu cơ phải dựa vào tình hình thực tế để tư vấn nên không có một con số cố định như vùng đệm phải 5m hay 10m.

Bên cạnh đó, các quy định về tiêu chuẩn đầu vào, cụ thể là phân bón được sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ chỉ ghi là các chất được phép sử dụng và các chất không được sử dụng. Từ đây, người dân, HTX phải dựa rất nhiều vào đơn vị tư vấn, hỗ trợ vì họ không thể tự biết hết chất nào được phép sử dụng, chất nào không được phép sử dụng. Hoặc nếu không có đội ngũ tư vấn thì khi HTX, nông dân muốn sử dụng loại phân nào phải tiến hành kiểm tra, đi test tại các cơ sở uy tín thì mới biết loại phân đó có những chất đủ yêu cầu. Điều này là gây tốn kém đối với người dân, HTX.

Vì vậy, theo bà Từ Tuyết Nhung, cần có danh sách phân bón sử dụng trong sản xuất hữu cơ và các loại phân này phải được kiểm nhận, đánh giá và được công nhận là vật tư đầu vào cho nông nghiệp hữu cơ. “Hiện chỉ quy định các chất được phép và không được phép nên chưa rõ ràng cho người dân, HTX trong thực tiễn thực hiện sản xuất”, bà Nhung chia sẻ.

Ngoài ra, theo Thông tư 16/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ thì các tổ chức chứng nhận hữu cơ phải đăng ký và phải cấp mã mới được thực hiện chứng nhận trên thị trường. Hiện, cơ quan quản lý mới nắm được 40 tổ chức đánh giá đã đăng ký nhưng để bảo đảm công bằng và thuận tiện cho những đơn vị sản xuất có nhu cầu chứng nhận, Nhà nước cần có một hệ thống danh sách các đơn vị chứng nhận đã được đăng ký để các đơn vị sản xuất biết và tìm các đơn vị chứng nhận đủ điều kiện một cách thuận tiện hơn.

Ông Lê Quý Hòa Bình, cho biết tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu cũ sắp hết hạn. Theo đó, doanh nghiệp, HTX Việt Nam muốn xuất sang châu Âu phải có chứng nhận theo quy định mới. Trong chứng nhận mới quy định, từ 1/1/2025 nhóm nông dân sản xuất hữu cơ phải được chứng nhận riêng, không nằm dưới tên của tổ chức xuất khẩu. Thay vào đó, nhóm nông dân phải có pháp nhân- tức là phải được chứng nhận thông qua HTX.

Quy định hữu cơ mới của châu Âu được cho là trùng với chỉ đạo của Chính phủ về phát triển HTX hiện nay tại Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tại không ít địa phương, việc thành lập HTX còn khó, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa vì quy trình đăng ký thành lập phải lên cấp huyện. Đi liền với đó, các chính sách hỗ trợ đối với các HTX đã có nhưng các điều kiện hỗ trợ bị ràng buộc rất nhiều yếu tố. Điều này khiến các HTX sản xuất nông nghiệp hữu cơ vẫn rất khó phát triển ở các địa phương.

“Nếu không giải quyết được vấn đề này sẽ không thể có sản phẩm hữu cơ đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu đi châu Âu. Do đó, cần có hướng dẫn cụ thể để HTX sản xuất hữu cơ có thể phát triển một cách thuận lợi hơn”, ông Lê Quý Hòa Bình cho biết.

 

Theo Huyền Trang – Vnbusiness.vn