HTX du lịch khai thác lợi thế của quản trị vận hành từ xa

Nhiều HTX đầu tư mô hình du lịch bằng các homestay, farmstay nhưng vì nhiều lý do mà những người lãnh đạo HTX phải quản trị vận hành từ xa. Việc này là hoàn toàn bình thường trong thời đại 4,0. Tuy nhiên, không phải HTX nào cũng quản trị vận hành mô hình của mình một cách hiệu quả vì thiếu phương pháp.

Anh Triệu Mềnh Kinh, Giám đốc HTX du lịch cộng đồng Nậm Hồng (Hà Giang), cho biết, nhiều bạn trẻ hiện nay bỏ phố về vườn đầu tư làm homestay, làm du lịch trải nghiệm nhưng có thể chỉ đầu tư theo sở thích còn vẫn bận những việc khác nên lại lưu trú ở một địa phương khác. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình vận hành mô hình du lịch. Trong khi đây là mô hình đầu tư tiền tỷ, lượm tiền xu.

Chỉ quan tâm đến vận hành

Theo anh Kinh, nếu làm việc từ xa mà không quản lý tốt, những người đứng đầu mô hình này rất dễ rơi vào tình trạng buông lỏng quản lý, không nắm được doanh thu, chất lượng dịch vụ, không nắm được những phát sinh, mẫu thuẫn giữa nội bộ nhân viên hoặc giữa nhân viên với khách hàng nên khó có hướng giải quyết phù hợp. Điều này dễ dẫn đến chủ HTX là người đầu tư nhưng lại bị phụ thuộc vào người lao động.

Có thể thấy trong thời đại công nghệ 4.0, làm việc từ xa là điều hoàn toàn phù hợp. Nhưng bên cạnh những thuận lợi, việc quản trị vận hành mô hình du lịch với các HTX cũng đi kèm với không ít thách thức.

Quản trị vận hành từ xa cần phát huy vai trò đa năng của hệ thống nhân sự để thu hiệu quả.

Bà Phương Nhi (chủ chuỗi homestay Bên Hồ), cho rằng những thách thức trong làm việc từ xa đối với các chủ HTX du lịch đến từ việc họ đang chỉ quan tâm đến vấn đề vận hành mà chưa quan tâm nhiều đến việc quản trị vận hành. Chính vì vậy mà khi đầu tư một homestay, một farmstay xong, HTX chỉ nghĩ đơn thuần là khi có khách thì đón và phục vụ. Nhưng thực tế trong quá trình vận hành homestay luôn phát sinh rất nhiều vấn đề ngoài dịch vụ có sẵn mà HTX đã đầu tư (khách đòi thêm khăn, khách hỏi có loa kéo hát karaoke…).

Chính vì vậy, muốn làm việc được từ xa đồng nghĩa với việc người đứng đầu HTX phải quản lý vận hành được mô hình của mình thay vì chỉ nghĩ đơn giản mỗi việc vận hành. Tức là khi đầu tư một homestay, các thành viên HTX phải hiểu được mô hình của mình đi theo hướng nào, phát triển như thế nào, tệp khách ra sao… để có hướng quản trị vận hành phù hợp. Tránh hôm nay HTX quản lý homestay theo mô hình cắm trại, mai quản lý theo mô hình lãng mạn, hay khi ế khách thì quản lý vận hành theo nhu cầu khách hàng, từ đó khiến chính HTX sẽ bị mắc những lỗi, bị rối trong quản lý vận hành từ xa vì không biết khách hàng của mình là ai và phải bắt đầu quản lý từ đâu.

Quản trị con người đa năng

Để tránh tình trạng này, theo các chuyên gia, điều đầu tiên, HTX phải xác định được tệp khách hàng, xác định được nội dung kinh doanh của mô hình du lịch mà HTX đầu tư, từ đó thiết kế được mô hình quản trị vận hành cụ thể thì mới có thể ứng dụng quản trị vận hành từ xa hiệu quả, từ đó giúp HTX tiết kiệm công sức, thời gian, tiền bạc. Trong khi tất cả những điều này, nhất là nguồn vốn là vấn đề còn những hạn chế nhất định đối với các HTX làm du lịch.

Để xác định được đối tượng khách du lịch, HTX phải trả lời được câu hỏi, khách của mình là thuộc cao cấp, trung cấp hay bình dân, khách đi theo đội nhóm hay cá nhân. Việc xác định được điều này giúp HTX có những đầu tư phù hợp về cơ sở vật chất, nội thất, dịch vụ… Sau khi dựa vào tệp khách hàng đã xác định, HTX kiểm tra lại xem mô hình du lịch của mình đã phục phụ được khách từ cơ sở vật chất đến dịch vụ chưa. Việc xác định rõ những điều này giúp HTX tự tin rất nhiều trong quá trình phục vụ khách.

Chẳng hạn như nếu khách hỏi những đồ vật, dịch vụ ngoài nhóm đối tượng, dịch vụ mà HTX đang tập trung đầu tư, HTX có thể dũng cảm tìm cách giải quyết phù hợp. Cụ thể, nhân viên gọi điện báo giám đốc HTX hôm nay khách muốn thuê thêm xe máy, muốn thuê loa, muốn ăn thêm thay vì chỉ có dịch vụ đồ uống… nếu không xác định được nội dung kinh doanh, giám đốc HTX sẽ bị động.

Ông Hân Võ, chủ farmstay Phan Gia Xanh Garden, cho biết việc xác định được tệp khách hàng cũng giúp HTX lọc khách ngay từ đầu để khớp dịch vụ với đối tượng khách hàng. Nếu không HTX sẽ rơi vào tình trạng tốn phí đầu tư, tốn dịch vụ, tốn nhân công.

Khi xác định được đối tượng khách và dịch vụ phù hợp, HTX có thể thuận lợi trong thiết kế mô hình dịch vụ quản trị từ xa. Trong đó áp dụng quy tắc 5W1H (What, Where, Who, When, Which, How sẽ giúp HTX giải quyết những khúc mắc.

“Chẳng hạn như What (cái gì), tức là HTX xác định dịch vụ gồm những gì, có bao nhiêu phòng, đón được bao nhiêu khách, có dịch vụ ăn uống không… Nếu như homestay của HTX có dịch vụ ăn uống (How- như thế nào) nhưng dịch vụ đó cách homestay 500m (Where – ở đâu) thì đồng nghĩa với rất nhiều phát sinh đi kèm (dịch vụ vận chuyển, nhân viên…). Điều này cho thấy nếu HTX xã định dịch vụ sai, địa điểm sai, xác định tệp khách sai (What), thời điểm phục vụ, thời gian kết nối các dịch vụ, thời điểm dọn dẹp phòng sai (when – khi nào) ngay từ đầu thì ngay cả quản trị trực tiếp cũng khó chứ nói gì đến quản trị từ xa”, ông Hân Võ nói.

Khi xác định được rõ các yếu tố, việc triển khai quản trị vận hành từ xa cũng cần phải thực hiện theo quy trình. Trong đó, yếu tố con người được xác định là quan trọng nhất. Đặc biệt là nhân viên, người lao động ở các homestay của các HTX chủ yếu là người địa phương, họ chưa được học ngành du lịch, khách sạn bao giờ, chưa bưng bê theo cách chuyên nghiệp. Hay HTX thuê người lao động làm bảo vệ, họ chỉ làm đúng công việc của người bảo vệ, không làm những việc khác.

Điều này, theo các chuyên gia là đúng nhưng nếu HTX muốn quản lý được người lao động theo hướng đa năng mà giám đốc HTX có thể điều hành được từ xa thì phải xem xét cụ thể đến mức lương, chế độ đãi ngộ, đào tạo.. để nhân viên, người lao động trong HTX cảm thấy vui vẻ khi trở thành 1 người đa năng. Trong khi giám đốc HTX muốn quản trị thuận lợi được từ xa thì phần lớn là phụ thuộc vào hệ thống nhân sự đa năng, sau đó mới đến báo cáo từ xa, kiểm soát từ xa, vận hành và kiểm tra chéo-kiểm tra bất ngờ. HTX cũng cần rút kinh nghiệm sau quá trình chạy thử mô hình quản trị vận hành từ xa để đưa ra quy trình quản trị vận hành online một cách phù hợp.

Muốn vậy, bà Phương Nhi cho rằng HTX cũng phải xây dựng được các tiêu chuẩn để quản trị vận hành từ xa một cách phù hợp. Chẳng hạn như khi bị hỏng đèn, nhắc một lần nhân viên chưa thay thì nên khiển trách hay phạt như thế nào. Hay đèn hỏng thì mua cố định ở địa điểm nào, giá như thế nào, sau đó giám đốc HTX chỉ cần duyệt theo tiêu chuẩn.

“Dù thế nào thì lãnh đạo HTX cũng phải nhớ, cần đa năng trong quản trị vận hành từ xa, nhất là trong quản trị con người để khai thác hiệu quả được nguồn nhân lực, tạo nền tảng để lãnh đạo HTX yên tâm lưu trú ở nơi xa mà homestay vẫn được vận hành trơn tru, mang về nguồn thu theo mục tiêu mà HTX đề ra”, bà Nhi cho biết.

Theo Huyền Trang

Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024: Cơ hội quảng bá sản phẩm và kết nối tiêu thụ sản phẩm

Thiết thực chào mừng Kỷ niệm 78 năm ngày Bác Hồ viết thư kêu gọi điền chủ, gia nông Việt Nam tham gia hợp tác xã nông nghiệp (11/4/1946-11/4/2024), 13 năm Thủ tướng Chính phủ công nhận Ngày Hợp tác xã Việt Nam (11/4); Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức “Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024″ nhằm khơi dậy lòng tự hào, phát huy truyền thống của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã và vai trò nòng cốt của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã chặng đường qua; tăng cường thông tin, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, hỗ trợ, kết nối tiêu thụ cho các tổ chức kinh tế tập thể; ghi nhận và tôn vinh các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích, đóng góp cho sự phát triển của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã và hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam xin gửi thư mời hợp tác đến Quý Doanh nghiệp có năng lực, quan tâm và mong muốn phối hợp cùng Liên minh Hợp tác xã Việt Nam để tổ chức, thực hiện các hoạt động của chuỗi sự kiện bằng hình thức: tài trợ cho từng nội dung sự kiện hoặc trọn gói toàn bộ các nội dung của sự kiện.

  1. Các nội dung gồm:

1.1 Tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa tiêu biểu của các hợp tác xã của 63 tỉnh, thành phố tại sảnh Hội trường nhà hát Quân đội – 130 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.

1.2 Tổ chức lễ Tôn vinh, trao giải ngôi sao Hợp tác xã lần thứ nhất “Co-op Star Awards” cho các Hợp tác xã tiêu biểu năm 2024, truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình.

  1. Quyền lợi và trách nhiệm của Quý doanh nghiệp khi tham gia hợp tác cùng Liên minh Hợp tác xã Việt Nam:

– Thay mặt Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức huy động, tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí để triển khai các nội dung của sự kiện theo đúng quy định của pháp luật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những quyết định của đơn vị liên quan đến những nội dung nêu tại mục I.

– Đảm bảo các nhân sự thực hiện công việc có đủ kinh nghiệm, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc;

– Hoàn thành công việc đúng nội dung, phạm vi và tiến độ được phê duyệt;

– Sau khi hoàn thành công việc, dựa trên kết quả cụ thể, quý doanh nghiệp sẽ được xem xét, trao bằng khen đã có thành tích tổ chức thành công Chương trình; được ưu tiên lựa chọn là đơn vị tổ chức sự kiện Chương trình trao giải Co-op Star Awards các năm tiếp theo;

– Các quyền và nghĩa vụ khác (nếu có) sẽ thống nhất trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng tổ chức

Đề nghị quý doanh nghiệp quan tâm gửi hồ sơ năng lực gửi về Liên minh Hợp tác xã Việt Nam qua địa chỉ sau: Đồng chí Trần Hữu Đức – Trưởng phòng Quản trị, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, điện thoại: 0904 108 303

Hạn nộp hồ sơ: chậm nhất là ngày 19/3/2024.

Chi tiết thư mời hợp tác tham khảo tại đây

Nguồn vca.org.vn

Bộ Khoa học và Công nghệ lần đầu tiên công bố Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII)

Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) năm 2023 do Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng gọi tên 10 địa phương có số điểm cao nhất, trong đó Hà Nội dẫn đầu.

Chiều 12/3, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố kết quả xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023 (viết tắt là PII – Provincial Innovation Index), sau một năm xây dựng. Bộ chỉ số cung cấp bức tranh thực tế, tổng thể về hiện trạng mô hình phát triển kinh tế, xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của từng địa phương.

Kết quả, Hà Nội là địa phương có điểm số cao nhất, đạt 62.86 điểm, xếp hạng 1. Sau đó là TP HCM (hạng 2), Hải Phòng (hạng 3), Đà Nẵng (hạng 4), Cần Thơ (hạng 5), Bắc Ninh (hạng 6), Bà Rịa- Vũng Tàu (hạng 7), Bình Dương (hạng 8), Quảng Ninh (hạng 9) và Thái Nguyên (hạng 10).

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu khai mạc tại buổi công bố. Ảnh: Tùng Đinh

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu khai mạc buổi công bố. Ảnh: Tùng Đinh

Hà Nội đứng đầu cả nước ở cả xếp hạng đầu ra và đầu vào đổi mới sáng tạo nhờ dẫn đầu 14/52 chỉ số thành phần. Hà Nội có điểm cao về nghiên cứu và phát triển, đổi mới sáng tạo, trong đó có đầu tư cho nhân lực, chi cho nghiên cứu phát triển, số lượng tổ chức khoa học công nghệ. Đây cũng là địa phương có tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động nghiên cứu phát triển, tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo và các đầu ra về tài sản trí tuệ như sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng, kiểu dáng công nghiệp hay các tác động đến kinh tế xã hội như chỉ số phát triển con người.

TP HCM xếp thứ hai, với 12/52 chỉ số thành phần có điểm cao. Trong đó TP HCM có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hạ tầng số, tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu phát triển tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo và một số sản phẩm về tài sản trí tuệ.

PII 2023 cũng được xếp hạng theo 6 vùng kinh tế xã hội. Các địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng có điểm trung bình cao nhất 45.17 điểm, tiếp đến là các địa phương vùng Đông Nam Bộ với 44.81 điểm. Các địa phương vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long có điểm số trung bình sát nhau, lần lượt là 36.96 điểm và 36.36 điểm. Hai vùng Tây Nguyên và Trung du và miền núi phía Bắc có điểm số thấp gần như nhau, lần lượt là 32.72 điểm và 32.19 điểm. Bộ chỉ số cũng đưa ra top các địa phương dẫn đầu từng vùng và phân tích đánh giá theo nhóm thu nhập.

Các địa phương dẫn đầu chỉ số PII theo vùng kinh tế.

Các địa phương dẫn đầu chỉ số PII theo vùng kinh tế.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, việc so sánh trực tiếp giữa các địa phương chỉ mang tính tương đối, không phải là mục đích chính của bộ chỉ số, bởi mỗi địa phương có các điều kiện, đặc điểm khác nhau và có định hướng phát triển khác nhau. Bộ chỉ số PII chỉ cung cấp căn cứ khoa học và các minh chứng về điểm mạnh, điểm yếu, về các yếu tố tiềm năng và các điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế – xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của từng địa phương.

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết cho biết đây là công cụ định lượng mô tả hiện trạng mô hình phát triển kinh tế-xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm hỗ trợ và thúc đẩy phát triển từng địa phương.

“Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương là tài liệu hữu ích, cung cấp căn cứ khoa học và thực tiễn cho lãnh đạo các cấp để ra quyết định, xây dựng và thực thi chính sách thúc đẩy phát triển, cũng như cung cấp thông tin hữu ích về môi trường đầu tư, điều kiện nguồn lực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh ở các địa phương”, Bộ trưởng nói.

Từ trái qua: Thứ trưởng Hoàng Minh, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt và Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang nhấn nút công bố kết quả PII. Ảnh: Tùng Đinh

Từ trái qua: Thứ trưởng Hoàng Minh, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt và Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang nhấn nút công bố kết quả PII. Ảnh: Tùng Đinh

Trước đó Chuyên gia độc lập quốc tế, TS William Becker, đánh giá Bộ Chỉ số PII 2023 đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế về tính đúng đắn dưới góc độ thống kê và phương pháp luận. Bộ chỉ số nhằm tạo công cụ giám sát hiệu quả, đáng tin cậy để đánh giá về đổi mới sáng tạo cấp địa phương tại Việt Nam.

Năm 2022 bộ chỉ số đã được xây dựng thử nghiệm với 20 địa phương. Sau khi có kết quả, Chính phủ đã giao Bộ Khoa học và Công nghệ “triển khai xây dựng Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương trên phạm vi toàn quốc từ năm 2023” (Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 3/2/2023). Học viện Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (Bộ Khoa học và Công nghệ) là đơn vị xây dựng bộ chỉ số.

PII (với 52 chỉ số) được xây dựng bám sát cấu trúc của bộ chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII (Global Innovation Index với 80 chỉ số) do tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố hàng năm và được Chính phủ sử dụng trong quản lý, điều hành từ năm 2017. Những năm qua, kết quả chỉ số GII của Việt Nam luôn có sự cải thiện tích cực. Việt Nam liên tục được tổ chức WIPO ghi nhận là quốc gia có điểm số cao hơn nhiều so với mức trung bình của các nước cùng nhóm thu nhập. Năm 2023, Việt Nam xếp thứ 46, tăng 2 bậc so với năm 2022. Các số liệu được thu thập từ các báo cáo thống kê, báo cáo quản lý chính thức của các cơ quan trung ương và địa phương; số liệu từ các bộ chỉ số khác (Cải cách hành chính; Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; Chuyển đổi số; Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh).

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, với phạm vi rộng, toàn diện, bộ chỉ số PII sẽ là công cụ để mỗi tỉnh/thành phố soi chiếu được chi tiết góc độ ở các khía cạnh đầu ra, đầu vào, xác định rõ điểm mạnh, yếu, yếu tố tiềm năng và điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

PII_2023_Report

Nguồn vnexpress.net

Bến Tre ưu tiên hỗ trợ phát triển mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới

Tỉnh Bến Tre đang triển khai nhiều giải pháp căn cơ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã; trong đó, ưu tiên hỗ trợ phát triển mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới gắn với vùng sản xuất sản phẩm chủ lực, liên kết với doanh nghiệp hình thành chuỗi giá trị quy mô lớn.

vna_potal_phat_huy_vai_tro_cua_cac_hop_tac_xa_nong_nghiep_tai_ben_tre_trong_viec_tieu_thu_nong_san__6755722.jpg
Sơ chế chôm chôm xuất khẩu ở Hợp tác xã nông nghiệp Phú Phụng, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Ảnh:                                                                           Công Trí-TTXVN

Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bến Tre Nguyễn Thanh Phương cho biết, thời gian tới, địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã để đạt chỉ tiêu phát triển 75 hợp tác xã trong cả nhiệm kỳ; nâng tổng số hợp tác xã toàn tỉnh đến thời điểm cuối năm 2025 là 225 hợp tác xã hợp tác xã (gồm 58 hợp tác xã phi nông nghiệp và 167 hợp tác xã nông nghiệp).

Bến Tre phấn đấu xây dựng hoàn thiện 5 mô hình hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; xây dựng hoàn thiện 9 hợp tác xã mô hình nông nghiệp hiệu quả toàn diện cấp huyện; xây dựng đạt 12 mô hình hợp tác xã hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Mục tiêu của Bến Tre đến cuối năm 2025 có số hợp tác xã hoạt động hiệu quả đựợc đánh giá, xếp loại loại khá, tốt đạt tỷ lệ trên 75%; số lượng thành viên hợp tác xã tăng 5%/năm; thu nhập của thành viên hợp tác xã tăng bình quân 6%/năm. Tổng doanh thu của các hợp tác xã tăng 5%/năm, lợi nhuận tăng 5-7%/năm. Số cán bộ quản lý hợp tác xã được đào tạo nâng cao năng lực quản trị đạt tỷ lệ trên 90%; cán bộ hợp tác xã đạt trình độ sơ cấp, trung cấp tăng 5-10% mỗi năm; cán bộ hợp tác xã đạt trình độ cao đẳng, đại học tăng 5% mỗi năm…

Hiện địa phương xây dựng nhiều mô hình hợp tác xã sản xuất sạch và đạt tiêu chuẩn hữu cơ, gắn với hình thành vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn, đảm bảo đồng nhất về chất lượng sản phẩm, đáp ứng với yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Qua đó, góp phần phát triển nông nghiệp Bến Tre theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, tích hợp đa giá trị, phục vụ hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái.

Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Tân Phú, huyện Châu Thành Nguyễn Thị Thinh cho hay, đến nay hợp tác xã đã xây dựng 5 mã vùng trồng cho sầu riêng Tân Phú được công nhận, với diện tích 168 ha liên kết với doanh nghiệp. Thời gian qua, hợp tác xã nhận được sự hỗ trợ của các công ty liên kết thu mua sầu riêng trong mã vùng trồng, mỗi kg xuất đi được hỗ trợ lại 200 đồng/kg. Tới đây, Hợp tác xã Nông nghiệp Tân Phú sẽ tiến hành xây dựng thương hiệu sầu riêng OCOP 5 sao để phục vụ thị trường trong nước.

Theo Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bến Tre, hiện có 191 hợp tác xã hoạt động trong 6 lĩnh vực; trong đó, có 150 hợp tác xã nông nghiệp và 1 Liên hiệp hợp tác xã Dừa hữu cơ Thạnh Phú. Đáng chú ý, trong số 150 hợp tác xã nông nghiệp, có 71 hợp tác xã tham gia chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Hiện nhiều hợp tác xã thực hành mô hình nông nghiệp tốt (GAP) và sản xuất hữu cơ. Các hợp tác xã này đến nay có bước nâng lên về quy mô thành viên, quy mô vốn góp và năng lực, hiệu quả hoạt động. Đặc biệt, các hợp tác xã đã tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tổ chức tốt hoạt động liên kết giữa hợp tác xã với hợp tác xã và liên kết bền vững với doanh nghiệp, tạo được vùng sản xuất nguyên liệu nông sản, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và tiêu chuẩn xuất khẩu.

Đến cuối năm 2023 có 71,4% hợp tác xã tự đánh giá, xếp loại khá, tốt; 9 hợp tác xã đạt doanh thu 10 tỷ trở lên; 19 hợp tác xã đạt doanh thu từ 5 tỷ đồng trở lên và 12 hợp tác xã đạt doanh thu từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng. Hiện có 5 hợp tác xã đựợc UBND tỉnh công nhận hợp tác xã điểm của tỉnh; 24 hợp tác xã với 36 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao, 4 sao. Ngoài ra, tỉnh đã hỗ trợ 40.000 tem nhãn truy xuất nguồn gốc QR Code cho 4 hợp tác xã nông nghiệp; hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho 9 hợp tác xã…

Theo Công Trí (TTXVN)

Hưng Yên: Kim Động: Vai trò của hợp tác xã, tổ hợp tác trong phát triển sản phẩm OCOP

Những năm qua, cùng với tuyên truyền, vận động thành lập các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT), huyện Kim Động chú trọng tuyên truyền, hỗ trợ HTX, THT tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tại các địa phương.

Để các HTX, THT tích cực tham gia Chương trình OCOP, thời gian qua, huyện tập trung tuyên truyền các tiêu chuẩn của sản phẩm OCOP tới HTX, THT; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, thành viên HTX, THT về Chương trình OCOP; hướng dẫn các HTX,THT thực hiện các bước theo Chương trình OCOP; hỗ trợ các HTX thiết kế nhãn hiệu, chuyển đổi số, đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử… Đến nay, toàn huyện có 37 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP của 18 chủ thể tham gia; trong đó, 12 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 25 sản phẩm đạt hạng 3 sao. Có 13 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP là sản phẩm của HTX, THT;  10 HTX, THT tham gia đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP, chiếm trên 55% số chủ thể tham gia.

Sản phẩm OCOP của HTX đầu tư sản xuất và thương mại phát triển nấm sạch Việt Tú
Sản phẩm OCOP của HTX đầu tư sản xuất và thương mại phát triển nấm sạch Việt Tú

Ông Đào Công Thành, Giám đốc HTX rượu Thành Nhàn, xã Nghĩa Dân cho biết: HTX thành lập năm 2013, với 10 thành viên. Với mong muốn xây dựng thương hiệu cho sản phẩm đồ uống để sản phẩm được liên kết bày bán tại các cửa hàng, siêu thị trong cả nước, HTX đã tham gia Chương trình OCOP. Đến nay, HTX có 2 sản phẩm là: Rượu nếp cái hoa vàng và rượu dừa rucota Đào Công Thành được công nhận sản phẩm OCOP, đạt hạng 3 sao. Sau khi được công nhận sản phẩm OCOP, sản phẩm dễ tiêu thụ trên thị trường. Doanh thu trung bình của HTX đạt trên 1 tỷ đồng/năm. Năm 2024, HTX phấn đấu có thêm 4-5 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP.

Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cam Vinh của địa phương, hướng đến xây dựng sản phẩm cam Vinh đạt sản phẩm OCOP năm 2024, HTX rau, củ, quả sạch Trang Hân, xã Đồng Thanh đã tìm hiểu và đăng ký tham gia Chương trình OCOP. Ông Ngô Văn Thông, Giám đốc HTX cho biết: Sau khi được ngành chức năng tuyên truyền, HTX đã làm hồ sơ đăng ký tham gia Chương trình OCOP. Để bảo đảm các tiêu chí, HTX tuyên truyền thành viên áp dụng sản xuất cam theo quy trình VietGAP, hữu cơ. Đến nay, HTX cơ bản bảo đảm các điều kiện của chương trình, tiếp tục phối hợp với cơ quan chuyên môn thực hiện các bước.

Phát triển sản phẩm OCOP giúp các HTX, THT trên địa bàn huyện tạo ra sản phẩm chủ lực, chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Năm 2023, lợi nhuận bình quân của 1 HTX trên địa bàn huyện đạt trên 200 triệu đồng/năm, lợi nhuận bình quân của 1 THT đạt trên 100 triệu đồng/năm. Nhiều sản phẩm nông nghiệp của các HTX, THT đã và đang được liên kết sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Liên kết tiêu thụ sản phẩm trứng gà tại HTX chăn nuôi Nguyễn Gia, liên kết tiêu thụ sản phẩm nấm tại HTX đầu tư sản xuất và thương mại phát triển nấm sạch Việt Tú….

Năm 2024, huyện Kim Động phấn đấu có 2 đến 3 sản phẩm đạt sản phẩm OCOP. Để đạt mục tiêu này, huyện đã xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP, lựa chọn sản phẩm tiêu biểu của các HTX, THT để tham gia chương trình; tuyên truyền, hỗ trợ tập huấn cho các HTX, THT… Nhờ đó, trên địa bàn huyện có 4 chủ thể là HTX, THT đăng ký tham gia chương trình OCOP với các  sản phẩm là cây ăn quả và chế biến đặc thù.

Đồng chí Nguyễn Thế Tuyên, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kim Động cho biết: Hiện nay, phòng đang tập trung hỗ trợ, hướng dẫn các HTX, THT hoàn thiện hồ sơ đăng ký. Bên cạnh đó, tuyên truyền các HTX, THT chủ động đầu tư trang thiết bị, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất… bảo đảm đáp ứng các tiêu chí, điều kiện để được công nhận sản phẩm OCOP. Song song với phát triển sản phẩm OCOP mới, huyện tiếp tục hỗ trợ các HTX, THT gia hạn các sản phẩm đã hết hạn nhằm bảo đảm đáp ứng tiêu chí Chương trình OCOP cũng như chất lượng sản phẩm.

Theo Minh Hồng/ Báo Hưng Yên

Công đoàn Liên minh Hợp tác xã Việt Nam khảo sát, trao đổi kinh nghiệm về phát triển các mô hình HTX tại tỉnh Bắc Giang

Nhân kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 – 8/3/2024), thiết thực chào mừng Ngày Hợp tác xã Việt Nam (11/4/2024) và hưởng ứng Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024, nhằm động viên, khích lệ nữ cán bộ, đoàn viên phát huy tinh thần của người phụ nữ Việt Nam, phấn đấu thi đua hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, Công đoàn Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức chương trình khảo sát, trao đổi kinh nghiệm về phát triển các mô hình HTX tại tỉnh Bắc Giang. Tham dự đoàn có đồng chí Cao Xuân Thu Vân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cùng toàn thể nữ đoàn viên Công đoàn các ban, đơn vị trực thuộc.

Đoàn đã đến thăm và làm việc tại HTX du lịch tại HTX du lịch cộng đồng Thân Trường bản Ven, Yên Thế. Phát huy tiềm năng, lợi thế, năm 2022, UBND huyện Yên Thế đã đăng ký sản phẩm du lịch sinh thái – văn hóa bản Ven để tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP với bộ sản phẩm: Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch. Với cụm nhà nghỉ cộng đồng (homestay) gồm 6 nhà sàn cùng gần chục chòi nhỏ, khu du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng có thể đáp ứng nhu cầu lưu trú qua đêm cho gần 300 khách/đêm; phục vụ ăn uống cho khoảng 1 nghìn khách/ngày.

Chủ tịch Cao Xuân Thu Vân đến thăm cơ sở chế biến và sản xuất chè xanh bản Ven của HTX Thân Trường

HTX Thân Trường liên kết với 22 hộ dân ứng dụng khoa học, công nghệ sản xuất, chế biến chè xanh bản Ven theo tiêu chuẩn VietGAP; tổ chức hoạt động trải nghiệm (hái chè, sao chè), góp phần tăng thu nhập cho các hộ dân. Để giữ vững và nâng tầm thương hiệu sản phẩm du lịch sinh thái- văn hóa bản Ven, từ đầu tháng 5/2022, HTX Thân Trường đầu tư cải tạo khu rừng trúc, bố trí một số mô hình, trang trí tiểu cảnh. Trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh vừa qua, HTX mở thêm dịch vụ đốt lửa trại, giao lưu văn nghệ với đồng bào dân tộc Cao Lan cho các nhóm du khách.

HTX Thân Trường liên kết với 22 hộ dân ứng dụng khoa học, công nghệ sản xuất, chế biến chè xanh bản Ven theo tiêu chuẩn VietGAP

Ngay sau khi được công nhận 3 sao, HTX xây dựng kế hoạch nâng tầm sản phẩm du lịch sinh thái – văn hóa bản Ven, trong đó tập trung vào các tiêu chí đạt điểm thấp, nhất là nâng cao trình độ đội ngũ lễ tân, hướng dẫn viên, đầu bếp. HTX đã tìm đối tác để cử nhân viên tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ; liên kết với một số đơn vị nhằm tìm kiếm nhân lực có trình độ. Bố trí khoảng 2-3 tỷ đồng để nâng chất lượng hoạt động lưu trú. “Năm 2023, chúng tôi đã hoàn thiện các điều kiện để nâng sao cho sản phẩm. Cùng với phát triển cơ sở vật chất, nhân lực, chúng tôi sẽ kêu gọi các nguồn lực để hỗ trợ hộ dân xây dựng cơ sở lưu trú tại gia đình mình. Điều này vừa góp phần đa dang sản phẩm của HTX, vừa tăng tính chuyên nghiệp, thu nhập cho người dân”, bà Lý Thị Hợi, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX Thân Trường chia sẻ.

Đoàn công tác dâng hương và chụp ảnh lưu niệm tại đền Yên Thế

Cũng trong dịp này, Đoàn đã đến thắp hương tại địa danh Yên Thế gắn liền với cuộc khởi nghĩa nông dân chống thực dân Pháp xâm lược do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo kéo dài gần 30 năm, một trong những cuộc khởi nghĩa bền bỉ nhất, oanh liệt nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đã hơn 1 thế kỷ qua, trên mảnh đất “địa linh nhân kiệt” này vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích, di tích quý báu của cuộc khởi nghĩa, đó không chỉ là những chứng cứ và tài sản vô giá của lịch sử mà còn là địa chỉ đỏ cho tham quan du lịch, lịch sử hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Để đánh giá đúng tầm vóc lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, ngày 10/5/2012 thủ tướng chính phủ đã ký quyết định xếp hạng di tích quốc gia đăc biệt đối với những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế. 23 điểm di tích đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt nằm trên địa bàn 4 huyện: Yên thế, Tân Yên, Việt Yên và Yên Dũng; trong đó huyện Yên Thế có 9 điểm gồm: Đồn Phồn Xương, Đền Thề, Đồn Hố Chuối, chùa Lèo, đồn Hom, đình Dĩnh Thép, đền Cầu Khoai, chùa Thông, động Thiên Thai.

Tập thể nữ cán bộ, người lao động Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tại chương trình khảo sát, trao đổi kinh nghiệm về phát triển các mô hình hợp tác xã tại tỉnh Bắc Giang

Trung tâm Thông tin – Tuyên truyền

Đổi mới chính sách hỗ trợ kinh tế tập thể, hợp tác xã

Phát triển kinh tế tập thể luôn là mục tiêu xuyên suốt của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Thực tế cho thấy, tiềm năng phát triển khu vực kinh tế tập thể rất lớn nếu Nhà nước có chính sách hỗ trợ kinh tế tập thể, hợp tác xã tiếp cận được các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Đóng gói sản phẩm tại Hợp tác xã nông nghiệp Quyết Thanh, thị trấn Nông trường Mộc Châu (Sơn La).
Đóng gói sản phẩm tại Hợp tác xã nông nghiệp Quyết Thanh, thị trấn Nông trường Mộc Châu (Sơn La).

Tại Việt Nam, trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã luôn được chú trọng với mong muốn tạo môi trường cạnh tranh thuận lợi hơn cho các tổ chức kinh tế tập thể hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển đồng đều với các tổ chức kinh tế khác.

Tuy nhiên cho đến nay, các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã còn nhiều hạn chế, chưa thật sự phát huy hiệu quả như mong đợi. Điều này đòi hỏi trong bối cảnh mới, các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã phải đổi mới toàn diện, thiết thực và hiệu quả hơn.

“Bà đỡ” xây dựng nông thôn mới

Trong chuyến khảo sát mô hình nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất lúa của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Thắng Lợi tại tỉnh Đồng Tháp hồi tháng 8/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá, hợp tác xã đi đúng hướng, góp phần xây dựng nông thôn hiện đại, công nghiệp hóa nông thôn.

Trên thực tế, khu vực kinh tế tập thể, trong đó nòng cốt là các hợp tác xã, đã xây dựng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, ứng dụng nông nghiệp thông minh, số hóa, cơ giới hóa, đẩy mạnh liên kết sản xuất, giúp giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận, nâng cao thu nhập, cải thiện phúc lợi cho thành viên hợp tác xã và cư dân nông thôn.

Hợp tác xã Thới Thạnh (tỉnh Bến Tre) là một trong những mô hình kinh tế tập thể đang cho thấy rõ hiệu quả và vai trò của hợp tác xã trong tiến trình xây dựng nông thôn hiện đại. Được thành lập từ năm 2017, Hợp tác xã Thới Thạnh hiện có 192 thành viên với tổng vốn điều lệ là 500 triệu đồng; vốn cổ phần dịch vụ sản xuất, kinh doanh là 500 triệu đồng.

Đến nay, Hợp tác xã Thới Thạnh đã xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ dừa hữu cơ và đạt được hiệu quả tích cực trong việc tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm dừa. Đa số các thành viên của hợp tác xã đã sử dụng dịch vụ này với tỷ lệ hơn 85%. Điều này giúp tạo ra một chuỗi giá trị sản phẩm dừa có chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường.

Mặt khác, việc liên kết giúp tạo ra thu nhập ổn định cho các hộ nông dân trồng dừa trong xã. Đơn cử, riêng với hoạt động sơ chế dừa hằng ngày của hợp tác xã đã tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho hơn 40 thành viên với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/tháng.

Canh tác dừa hữu cơ đã mang lại lợi nhuận trực tiếp cho thành viên từ 15-20% so với canh tác thông thường. Ước tính tổng lợi nhuận trực tiếp từ canh tác dừa hữu cơ của thành viên hợp tác xã khoảng 750 triệu đồng/năm; tổng doanh thu năm 2022 là 11,2 tỷ đồng; lợi nhuận từ dịch vụ là 92,1 triệu đồng. Hợp tác xã cũng đã áp dụng, ứng dụng quy trình kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực trong vườn dừa hữu cơ cho nhóm thành viên gồm 32 hộ với 16 ha, tạo doanh thu, năng suất từ nuôi tôm càng xanh toàn đực đạt 4,5 tấn/năm… Qua hoạt động của hợp tác xã, đã có sự phát triển kinh tế trong hộ thành viên và góp phần vào xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Theo thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ước tính đến năm 2023, cả nước có hơn 31.700 hợp tác xã, 158 liên hiệp hợp tác xã và 73.000 tổ hợp tác. Năm 2022, doanh thu bình quân của các hợp tác xã đạt gần 3,6 tỷ đồng/năm, tăng 35% so với năm 2021; lãi bình quân khoảng 366 triệu đồng/năm, tăng 71% so với năm 2021; thu nhập bình quân của một lao động thường xuyên trong hợp tác xã năm 2022 là 56 triệu đồng/người/năm…

Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ

Nhiều năm qua, hành lang pháp lý chung và các cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh tế tập thể, hợp tác xã đã được quan tâm xây dựng, hoàn thiện phù hợp với từng giai đoạn phát triển; trong đó có các chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, ứng dụng khoa học-kỹ thuật, công nghệ, hỗ trợ về đầu tư phát triển hạ tầng; chính sách giao đất, cho thuê đất; chính sách về tín dụng;…

Theo Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân, nhiều cơ chế, chính sách đã hỗ trợ các hợp tác xã trong quá trình thành lập, tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Giai đoạn 2021-2023, gần 84% tổng số hợp tác xã nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản được giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước; hơn 104.000 lao động trong khu vực hợp tác xã được hỗ trợ 76 tỷ đồng tiền thuê nhà; 81,7% tổng số hợp tác xã và người lao động trong hợp tác xã được gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,…

Các hợp tác xã vay vốn tại ngân hàng thương mại được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ; một số ít hợp tác xã nông nghiệp, vận tải, du lịch vay vốn tại ngân hàng thương mại được giảm lãi suất 2%. Đáng chú ý, 52 hợp tác xã được tiếp cận chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số với tổng kinh phí là 62,5 tỷ đồng…

Tuy nhiên, đại diện Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cho biết, nhiều cơ chế, chính sách được ban hành nhưng không được bố trí nguồn vốn riêng, hoặc hầu hết lồng ghép trong các chương trình khác nên việc tổ chức thực hiện chưa thực sự hiệu quả, tính khả thi không cao. Một số chính sách hỗ trợ chậm được hướng dẫn triển khai như chính sách cấp, giao cho thuê đất để hợp tác xã làm trụ sở và nơi sản xuất, kinh doanh; chính sách xây dựng kết cấu hạ tầng; chính sách hỗ trợ tín dụng;…

Vì vậy, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam kiến nghị Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành cần sớm ban hành cơ chế, chính sách cụ thể hóa, đồng bộ trong thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2023, Nghị quyết số 20-NQ/TW, Nghị quyết số 09/NQ-CP, Nghị quyết số 106/NQ-CP,… đồng thời rà soát pháp luật về đất đai, thuế, khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường,… để bảo đảm sự thống nhất, tránh những vướng mắc trong tổ chức thực hiện.

Liên quan đến chính sách tín dụng, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú cho hay, nhờ triển khai đồng bộ các chính sách tín dụng đã tạo điều kiện cho các hợp tác xã vay được hàng nghìn tỷ đồng từ hệ thống ngân hàng để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đến cuối tháng 6/2023, tổng dư nợ tín dụng đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đạt 6.232 tỷ đồng, tăng 5,12% so với cuối tháng 6/2022.

Tuy nhiên qua số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng cho hợp tác xã của hệ thống các tổ chức tín dụng còn hạn chế trong khi dự báo nhu cầu về vốn phát triển sản xuất, kinh doanh của khu vực này trong những năm tới tiếp tục có xu hướng tăng. Nhiều nguyên nhân được chỉ ra như: Một số quy định còn thiếu linh hoạt; chính sách bảo hiểm nông nghiệp chưa đầy đủ, chậm triển khai; năng lực tài chính của các hợp tác xã còn yếu, báo cáo tài chính chưa đúng quy định, thiếu minh bạch;…

Do đó, Ngân hàng Nhà nước kiến nghị Quốc hội bố trí ngân sách nhà nước trung hạn và hằng năm hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã được ghi thành khoản mục riêng trong Dự toán ngân sách nhà nước; Chính phủ ưu tiên, bố trí ngân sách riêng từ nguồn ngân sách trung ương và địa phương để thực hiện các chính sách ưu đãi. Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần khẩn trương hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật Hợp tác xã năm 2023 để tạo sự đồng bộ trong triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể…

HTX áp lực vì hạn sử dụng trên bao bì sản phẩm

Việc người tiêu dùng đang chú trọng đến ngày sản xuất, hạn sử dụng trên bao bì sản phẩm đã cho thấy ý thức của người tiêu dùng đã được nâng lên. Tuy nhiên, việc nhiều người đang hiểu chưa đúng về hạn sử dụng sản phẩm ghi trên bao bì khiến các HTX, nhà sản xuất gặp không ít áp lực.

Anh Hoàng Minh Thành, Giám đốc HTX RiTi-RiTi Co.op (Ninh Bình), cho biết nhiều người mua hàng của HTX thường cho rằng sản phẩm sẽ hết hạn vào ngày in trên bao bì. Nếu quá ngày, sản phẩm bên trong sẽ không còn công dụng hoặc dinh dưỡng, không bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng. Theo anh Thành, cách hiểu này là chưa đủ khiến sản phẩm trà hoa cúc và một số nông sản đã chế biến của HTX khó bán.

Không khác gì con dao hai lưỡi

Ông Triệu Sáng Suẩn, Giám đốc HTX công nghiệp Công Sơn (Lạng Sơn), sản xuất rượu men lá cho biết mỗi loại rượu sẽ có hạn sử dụng khác nhau. Thậm chí, nếu bảo quản rượu đúng cách thì có thể kéo dài thời gian sử dụng chúng lên được vài năm.

Theo ông Suẩn, việc ghi hạn sử dụng là do nhà sản xuất quyết định và nhà sản xuất chịu trách nhiệm về vấn đề này. Nhưng ghi hạn dùng trên bao bì cũng chính là cái khó của các HTX, nhà sản xuất vì chẳng khác gì con dao hai lưỡi. Nếu HTX ghi hạn dài thì lỡ còn hạn mà thực phẩm bị hư thì sao? Còn nếu HTX chọn ghi hạn ngắn thì áp lực bán hàng rất lớn, nguy cơ thua lỗ rất cao.

Băn khoăn của đại diện các HTX cho thấy những khó khăn thực tiễn mà các HTX đang gặp phải trong việc ghi hạn sử dụng trên bao bì.

hạn sử dụng trên bao bì

Nếu bảo quản đúng quy trình, sản phẩm trà hoa cúc của HTX RiTi Co.op có thể sử dụng được lâu hơn so với thực tế hạn sử dụng trên bao bì.

Trong thực tế, nhất là đối với những sản phẩm là thực phẩm, nông sản chế biến hiện nay không chỉ có hạn sử dụng, mà còn nhiều thứ hạn khác. Điều này nếu không được hiểu cụ thể sẽ khiến những nhà cung cấp nông sản, thực phẩm như các HTX sẽ gặp nhiều cản trở trong việc tiếp cận khách hàng, tiêu thụ hàng hóa.

Ts Nguyễn Thị Thu Nga, Giảng viên Học Viện nông nghiệp, cho biết chức năng của bao bì là để quản lý các thông tin về tem, mã vạch, ngày sản xuất, hạn dùng… từ đó hạn chế hàng giả, để người dùng biết nguồn gốc, xuất xứ, tình trạng của sản phẩm và hạn chế thủ tục giấy tờ, nhất là trong khâu xuất khẩu

Quy định tại Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP), hạn sử dụng là nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa của bao bì sản phẩm đối với những hàng hóa có hạn sử dụng như đồ thực phẩm đóng gói, thuốc, hóa chất,…

Và theo pháp luật tại Việt Nam, trên bao bì của sản phẩm là thực phẩm thường ghi “ngày hết hạn” (Use By hoặc Expiration date – bắt buộc phải ghi). Đây là hạn thông dụng nhất, thường gọi là “hết đát” vì liên quan đến an toàn thực phẩm. Thực phẩm sau ngày này có thể bị hư và không tốt cho sức khỏe nên các chuyên gia thường đưa ra lời khuyên đối với người tiêu dùng là nên sử dụng sản phẩm trước ngày hết hạn.

Pháp luật Việt Nam cũng cấm bán sản phẩm hết hạn và có mức xử phạt hành chính cụ thể đối với từng sản phẩm, dù sản phẩm chưa hư cũng không được bán. Và hạn dùng này là do nhà sản xuất quyết định nên trong thực tế kinh doanh, hết hạn dùng là sản phẩm coi như không còn giá trị.

Còn phụ thuộc vào quy trình bảo quản

Tuy nhiên, bà Đặng Trần Cẩm Vân, Tổng Giám đốc Công ty Le Chef Nhân sâm đen (TP. HCM), cho biết ngày hết hạn ghi trên bao bì sản phẩm do nhà sản xuất ghi nhưng thực tế đối với nhiều sản phẩm, hết hạn chưa chắc đã là hư hỏng, không thể dùng được và ngược lại, còn hạn sử dụng cũng chưa chắc đã bảo đảm chất lượng bên trong bao bì. Mà thực tế, phải dựa trên kết quả thử nghiệm, đảm bảo sản phẩm bảo quản, vận chuyển… đúng quy định, quy trình của từng loại sản phẩm thì vẫn bảo đảm chất lượng.

Chẳng hạn như một số sản phẩm nước mắm truyền thống có hạn dùng lên đến 2 năm. Điều này theo lý thuyết là sau hạn dùng 2 năm, nước mắm sẽ không dùng được. Nhưng trên thực tế, sau hạn sử dụng 2 năm, một số loại nước mắm truyền thống vẫn chưa bị hư, thậm chí có loại còn có vị đậm đà hơn, thơm ngon hơn.

Nhưng đối với một số sản phẩm, cụ thể như sữa tươi thanh trùng, nhiều sản phẩm thường thường ghi hạn dùng là 7 ngày, nhưng nếu không đóng gói, bảo quản đúng thì vẫn có thể hư hỏng trước cả ngày hạn sử dụng ghi trên bao bì.

Đồng tình với vấn đề này, bà Phạm Thị Dung, Chủ tịch HĐQT HTX bồn bồn Minh Duy (Cà Mau) cho biết sản phẩm bồn bồn muối chua của HTX phải sau 3 ngày sản xuất mới ăn được nhưng phải bảo quản đúng trong ngăn mát ở nhiệt độ 6 độ C và hạn sử dụng có thể kéo dài được 90 ngày. Còn nếu vận chuyển không đúng cách và các siêu thị bảo quản trong ngăn mát bình thường thì bồn bồn muối chua chỉ sử dụng được sau 3 ngày bắt đầu từ ngày sản xuất và hạn sử dụng cũng hết ngay sau 3 ngày.

Như vậy có thể thấy, hạn sử dụng còn tùy thuộc cách bảo quản của từng sản phẩm. Giá trị của hạn dùng tùy thuộc rất nhiều vào điều kiện bảo quản như nhiệt độ, ánh sáng, ánh nắng, bao bì thủng… Nếu không bảo quản đúng cách, rất nhiều sản phẩm nhanh bị xuống cấp, không bảo đảm giá trị dinh dưỡng, chất lượng sản phẩm so với thực tế hạn sử dụng ghi trên bao bì.

Do đó, nếu người tiêu dùng khi mua hàng cứ nhìn chăm chăm vào hạn sử dụng trên bao bì thì chưa chắc đã là người tiêu dùng thông thái. Thay vào đó, phải lưu ý cả điều kiện bảo quản của nơi bán, chứ không chỉ là hạn dùng. Nhà sản xuất tự quyết định hạn dùng của sản phẩm. Sản phẩm an toàn hay không lại tùy thuộc bảo quản, từ khâu vận chuyển, đến bày bán ở siêu thị, và sau cùng là ở nhà. Sản phẩm bị nhiễm (không an toàn), thì dù còn hạn hay hết hạn nếu bày bán đều là phạm pháp.

Chuyên gia an toàn thực phẩm Vũ Thế Thành, cho biết tốt nhất nên dùng trước ngày ghi trên bao bì (Best Before hay Best By). Ngày này liên quan đến phẩm chất của thực phẩm, chứ không liên quan đến an toàn. Thực phẩm sau ngày này vẫn có thể dùng được, nhưng màu sắc, hương vị, cấu trúc,… có thể kém đi một chút. Trong khi luật pháp hiện hành vẫn cho phép nhà sản xuất bán thực phẩm sau ngày hết hạn của Best Before.

Tuy nhiên, về phía người tiêu dùng, chỉ cần nghe hết hạn là không muốn mua từ đó gây thiệt hại và khó khăn chung cho các HTX, nhà sản xuất. Chính vì vậy, theo chuyên gia Vũ Thế Thành, điều cần thiết là nên hướng dẫn người dùng cách hiểu đúng về ngày sản xuất, hạn sử dụng. Bởi suy cho cùng, HTX, nhà sản xuất vẫn phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của họ dù còn hạn hay hết hạn. Trong khi hạn sử dụng thực tế chỉ là để tham khảo, chứ không phải cứ hết hạn là phải loại bỏ để tránh gây lãng phí.

Theo Huyền Trang – Vnbusiness.vn

HTX giải bài toán chọn đất đầu tư mô hình du lịch trải nghiệm

Chọn địa điểm, hay nói đúng hơn là chọn đất để đầu tư mô hình du lịch cộng đồng là chuyện không hề đơn giản với mỗi HTX vì nó không chỉ liên quan đến pháp lý, tác động trực tiếp đến việc thu hút khách cũng như quản lý vận hành.

Anh Thào Seo Chứ, Giám đốc HTX Nông nghiệp dịch vụ thương mại Bình An (Đắk Nông), cho rằng sau một thời gian tìm hiểu, HTX đã chọn đất để xây dựng mô hình chợ tình để mở rộng mô hình du lịch cộng đồng với nét văn hóa của đồng bào dân tộc H’Mông. Tuy nhiên đến nay, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã kéo dài, HTX cũng đầu tư một số hạng mục cho mô hình chợ tình nhưng chỉ đi vào hoạt động được một thời gian đành phải dừng lại.

Thách thức pháp lý

Trong khi cùng phát triển đầu tư mô hình du lịch nông nghiệp nông thôn nhưng điểm du lịch trải nghiệm của HTX du lịch cộng đồng Ghềnh Chè – Bình Sơn (Thái Nguyên) hiện có hạ tầng giao thông xung quanh rất thuận lợi giúp du khách có thể dễ dàng đến tận nơi bằng ô tô. Đặc biệt 2 bãi đỗ xe rộng khoảng 700m2 gần điểm du lịch có thể đáp ứng cơ bản nhu cầu để phương tiện cho khách tham quan, du lịch. Ngoài ra, quanh điểm du lịch của HTX có rất nhiều di tích lịch sử, điểm thăm quan được công nhận nên HTX cũng được hưởng lợi về lượng khách đến tham quan, trải nghiệm.

Với hai HTX cùng phát triển mô hình du lịch nông thôn, có thể thấy việc lựa chọn địa điểm, vùng đất để xây dựng mô hình du lịch trải nghiệm là rất quan trọng, quyết định đến sự thành công và hiệu quả của mô hình này.

Thực chất, một khi đã lựa chọn đất để phát triển du lịch thì chắc chắn sẽ liên quan đến vấn đề pháp lý. Nhưng với không ít HTX, điều này chưa được quan tâm thỏa đáng vì thành viên HTX chủ yếu là nông dân, mức độ hiểu biết về pháp lý đất đai cũng như những vấn đề liên quan còn hạn chế nên nhiều khi việc lựa chọn một vùng đất, hay một mảnh đất làm du lịch còn gặp nhiều hạn chế, bất cập. Thậm chí nhiều HTX ban đầu chỉ đơn thuần là phát triển nông nghiệp, sau này phát triển mở rộng sang làm du lịch mới thấy nhiều bất cập như ở nơi quá heo hút, hạ tầng khó phát triển, đầu tư các hoạt động trải nghiệm hạn chế… Trong khi mô hình du lịch nông nghiệp đòi hỏi tính trải nghiệm cao nên chọn đất để đầu tư cho mô hình này cũng phải đòi hỏi đáp ứng được tính trải nghiệm chứ không phải là một vùng đất chỉ đáp ứng được mỗi nhu cầu lưu trú.

Chính vì vậy, nếu HTX định hình được ngay từ ban đầu rồi mới quyết định mua đất thì sẽ không chỉ giúp HTX hạn chế những vướng mắc về pháp lý, đầu tư sau này mà còn giúp HTX có những định hình cụ thể để phân chia mảnh đất một cách phù hợp trong đầu tư cũng như dự phòng những tình huống xấu có thể xảy ra.

Theo các chuyên gia, để chọn một mảnh đất, một vùng đất để làm mô hình du lịch trải nghiệm, điều trước tiên, HTX phải kiểm tra chính sách quy hoạch khu đất đó. Cụ thể là phải kiểm tra chính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phương (tỉnh, huyện). Bởi những nghị quyết này sẽ có tính định hướng, quyết định hướng đi của mô hình du lịch cộng đồng của HTX sau này. Ngoài ra, HTX cần tìm hiểu về chính sách phát triển, đầu tư về nông nghiệp, du lịch của tỉnh, huyện đó. Các chính sách này sẽ giúp HTX có những định hướng, hỗ trợ cụ thể về vay vốn, hỗ trợ cho nông hộ, HTX phát triển du lịch, nông nghiệp, sản phẩm OCOP…

đầu tư mô hình du lịch

Chọn đất đầu tư mô hình du lịch trải nghiệm cần tính toán đến tính pháp lý.

Phó Viện trưởng Viện kinh tế và Du lịch Nông nghiệp, chuyên gia về farmstay và kiến trúc sinh thái, ông Phạm Thanh Tùng cho rằng, một điểm đáng lưu ý là các chính sách của tỉnh, huyện có thể thay đổi nên HTX phải liên tục xem xét các chính sách, nghị quyết (nghị quyết của HĐND-UBND) ở những vùng mà HTX chuẩn bị xuống tiền đầu tư địa điểm. Còn về chính sách quy hoạch đất, HTX cần kiểm tra về quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, tỉnh, huyện, đô thị, nông thôn. Các quy hoạch này tác động trực tiếp vào kinh tế, chính trị, vùng dân cư, giao thông nên sẽ bôi màu những chính sách về phát triển đất đai.

Việc HTX kiểm tra kế hoạch sử dụng đất hàng năm của tỉnh, huyện nhằm biết được rằng đất có bị dính quy hoạch hay bị thu hồi hay không. Bởi HTX có thể mua được một vùng đất rất đẹp, giá tiền hợp lý nhưng nếu chẳng may nằm vào vùng quy hoạch, bị thu hồi, không thể cho đầu tư mô hình du lịch cộng đồng thì sẽ khiến HTX sống dở chết dở.

Ngoài ra, HTX cũng cần kiểm tra định hướng quy hoạch khu đất để xem khu đất có lên được đất ở hay đất thương mại dịch vụ hay không vì loại đất này sẽ có giá trị tăng gấp nhiều lần trong tương lai. Và trong Luật đất đai sửa đổi chính thức đi vào thực tiễn từ đầu năm 2024 sẽ có một loại đất là đất sử dụng đa mục đích. Nếu đất đó được phép dựng nhà thì HTX mới có thể tổ chức dịch vụ đón khách.

Theo ông Phạm Thanh Tùng, HTX nên chọn những vùng đất được quy hoạch hay còn gọi là đất ở và đất thương mại, vì lúc đó, HTX sẽ thuận lợi trong chuyển đổi mục đích sử dụng và dễ dàng phát triển thành những dự án hoặc ít nhất dưới vai trò hộ cá thể, HTX cũng thuận tiện hơn trong việc đáp ứng các quy định của Nhà nước.

Phân bổ nguồn vốn hợp lý

Xem xét tính pháp lý là một chuyện nhưng để biến khu đất đó thành hiện thực thì HTX cần phải xem xét, đánh giá được những tác động lên khu đất đó.

Bà Đỗ Thị Huyền Trâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX nông nghiệp sinh thái và du lịch cộng đồng Hòa Bắc (Đà Nẵng) cho biết, những yếu tố như vị trí khu đất, view, yếu tố khí hậu, hạ tầng giao thông thuận lợi cũng là điểm cộng khi lựa chọn đất để làm du lịch. Chẳng hạn như vùng đất trước đó được sản xuất bền vững theo các hướng hữu cơ, tự nhiên sẽ thuận tiện cho HTX phát triển các loại cây trồng và mô hình du lịch trải nghiệm hơn là vùng đất trước đó bị tồn đọng nhiều thuốc hóa học, bị bạc màu.

Và khi đánh giá, phân tích được những yếu tố tác động đến đất không chỉ giúp HTX có lựa chọn phù hợp mà nếu chẳng may HTX muốn chuyển đổi vị trí, muốn thanh khoản khi thì cũng rất dễ dàng, thậm chí còn được giá hơn lúc HTX mua.

Bà Trương Thị Bích Ngọc, chuyên gia tư vấn, thiết kế, tập huấn, đào tạo của các dự án du lịch nông nghiệp, nông thôn cho biết đất đẹp nhất để đầu tư mô hình du lịch trải nghiệm đó là đất có địa hình đa dạng từ địa hình mặt nước, địa hình bằng phẳng, có thể có đồi dốc. Mảnh đất này có thể giúp HTX xây dựng các dịch vụ trải nghiệm cả ở trên đồi, trải nghiệm trên mặt phẳng, trải nghiệm trên mặt nước để tạo tính đa dạng cho các đối tượng khách từ trẻ nhỏ đến cao tuổi, từ học sinh đến team building.

Còn theo ông Phạm Thanh Tùng, ngay cả những mảnh đất có những tảng đá lớn, địa hình nhấp nhô cũng có thể không được bỏ qua vì với những tảng đá lớn có thể giúp HTX dựng nhà, xây dựng những khu như kiểu bungalow, hoặc tạo những điểm ăn uống, chụp ảnh… Trong khi những thành viên HTX làm nông nghiệp thường sợ những tảng đá lớn vì cho rằng sẽ cản trở quá trình trồng trọt, phát triển hệ sinh thái. Nhưng đây là làm du lịch nông nghiệp nên làm sao để phát triển được nhiều trải nghiệm thì các thuận lợi cho HTX.

Một trong những vấn đề mà nhiều HTX đang gặp phải trong việc chọn đất đó chính là vấn đề tài chính. Nhiều HTX nguồn vốn có hạn trong khi mô hình du lịch cộng đồng thường cần diện tích đất lớn để phát triển đa dịch vụ, thu hút đa dạng đối tượng du khách từ trẻ đến già, từ đi đơn đến đi theo nhóm… mới có thể cạnh tranh được trên thị trường

Trước vấn đề này, ông Hân Võ, Chủ farmstay Phan Gia Xanh Garden, cho biết cần phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý. Chẳng hạn số tiền đầu tư đất chỉ nên chiếm khoảng 20% tổng số vốn HTX đang có. Còn nếu sử dụng hết cả vốn đang có để mua đất thì HTX sẽ không còn vốn để đầu tư các dự án trên đất và để vận hành mô hình. Trong khi số tiền để đầu tư sau mua đất luôn gấp 3-5 lần số tiền mua đất.

Đặc biệt, làm du lịch trải nghiệm cần rất nhiều chi phí về thủ tục giấy tờ, chi phí dự phòng vì trong quá trình đầu tư trên đất, giá nguyên vật liệu, nhân công có thể tăng. Ngay việc đầu tư cây trồng vẫn cần tiền phục vụ từ giống, đến chăm sóc, tưới tiêu, chưa tính đến xây dựng cơ sở hạ tầng trên đất…

Theo Huyền Trang – Vnbusiness.vn

‘Cuộc chiến’ đưa hàng vào siêu thị của HTX

Người dân thắt chặt chi tiêu khiến các siêu thị đứng trước áp lực bán hàng. Điều này càng khiến cơ hội đưa hàng vào siêu thị của các HTX dường như bị thu hẹp hơn.

Từ cuối năm 2023 đến nay, Big C Mê Linh (Mê Linh, Hà Nội) đã có những đợt thay đổi về vị trí các quầy kệ, thực hiện sắp xếp, bố trí lại các gian hàng nhằm thu hút người tiêu dùng quan tâm và lựa chọn các sản phẩm.

Áp lực dây chuyền

Việc đơn vị  này quan tâm bố trí, sắp xếp lại quầy kệ, không gian bán hàng được giới chuyên môn đánh giá là do sức mua của người dân từ sau đại dịch COVID-19 đến nay phục hồi chậm. Đặc biệt, thời điểm sau Tết Nguyên đán, nhiều gia đình vẫn còn hàng hóa, thực phẩm dự trữ và tâm lý chi tiêu tiết kiệm sau Tết nên sức mua yếu. Chính vì vậy mà lượng khách đến mua sắm tại các siêu thị cũng không được đông đúc.

Để kích cầu người tiêu dùng, nhiều siêu thị đã thực hiện các chương trình khuyến mãi, giảm giá. Như ở Big C Mê Linh, thịt, cá tươi sống được giảm giá 30% hay hình thức mua 1 tặng 1 được áp dụng với một số sản phẩm như mua tương cà tặng tương đậu nành, mua hạt nêm tặng hạt nêm…

Bà Đặng Thanh Mai, cố vấn chuyên môn về giải pháp cho doanh nghiệp, cho biết việc giảm giá, khuyến mãi, tặng hàng là một trong những chiến dịch, kế hoạch cụ thể của các siêu thị nhằm kích cầu mua sắm trong từng giai đoạn nhất định.

Bên cạnh đó, thay đổi, sắp xếp lại không gian, bố trí lại quầy kệ, sản phẩm cũng phần nào cho thấy áp lực tăng doanh số và cạnh tranh thị phần giữa các siêu thị. Bởi bản chất của kinh doanh là lợi nhuận. Các siêu thị phải bảo đảm làm sao có được dòng tiền ra vào liên tục vì dù khách mua ít nhưng đến cuối tháng, siêu thị vẫn phải chi tiền cho hàng loạt hạng mục như tiền nhân viên, tiền hàng hóa, thuê mặt bằng, quảng cáo…

đưa hàng vào siêu thị

Áp lực đưa hàng vào siêu thị của HTX là không hề nhỏ trước sức mua của người dân đang yếu.

Đặc biệt, để cạnh tranh được trên thị trường, theo bà Mai, mỗi siêu thị sẽ có một kế hoạch khác nhau nhưng nhìn chung với khả năng đánh giá và phân tích thị trường, tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng của mình, các siêu thị sẽ biết đâu là mặt hàng bán chạy để ký hợp đồng nhập hàng, đâu là những hàng bán kém chạy để… siết đầu vào.

Đặc biệt trong điều kiện sức mua được đánh giá là phục hồi chậm như hiện nay, việc các siêu thị siết đầu vào khiến các chủ thể, HTX, doanh nghiệp nhỏ càng cảm thấy khó khăn, áp lực hơn khi đưa hàng vào siêu thị. Ông Nguyễn Việt Đức, Giám đốc HTX nông nghiệp sạch Đông Triều (Quảng Trị), cho biết yêu cầu về thủ tục, giấy tờ, chứng nhận là đòi hỏi từ trước đến nay của các siêu thị. Nhưng trong điều kiện hiện nay, các siêu thị còn đòi hỏi sản phẩm phải có sự khác biệt, mới mẻ, có thương hiệu. Ngoài ra, còn một quá trình dài đàm phán về giá cả, chiết khấu, vận chuyển… mới có thể đi đến ký kết hợp đồng

“Dù sản xuất hàng ra và có chứng nhận đàng hoàng nhưng các thành viên vẫn cảm thấy hoang mang vì các sản phẩm cùng loại trên thị trường rất nhiều trong khi đưa hàng vào các siêu thị thì thường bị siết giá, nếu giảm giá quá nhiều thì chắc chắn HTX không thể có lời được”, ông Nguyễn Việt Đức nói.

Sản phẩm cần tiện lợi

Áp lực bán hàng từ siêu thị kéo theo việc siết các tiêu chuẩn cung cấp đầu vào khiến không ít HTX cảm thấy uể oải, thậm chí không muốn đưa hàng vào các siêu thị. Ông Lưu Anh Tuấn, Giám đốc HTX Nông nghiệp Lũng Cút (Lạng Sơn), cho biết nhiều HTX vẫn quyết tâm đưa hàng vào siêu thị nhưng bên cạnh đó vẫn còn những HTX gặp khó khăn trong đàm phán với các siêu thị và cũng có những HTX đang phân vân không biết có nên đưa hàng vào siêu thị không, nhất là trong điều kiện các siêu thị ngày càng yêu cầu cao về sản phẩm và siết đầu vào như hiện nay.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng, chiết khấu, chi phí đưa hàng là một trong những vấn đề quyết định đến tính hiệu quả của các cuộc đàm phán đưa hàng vào siêu thị của các HTX, doanh nghiệp nhỏ.

Còn việc có nên đưa hàng vào siêu thị hay không? Theo ông Phú, đây là vấn đề chỉ dành cho các sản phẩm đã đủ giấy tờ ra thị trường, có thể xuất VAT, có mong muốn phát triển sản phẩm với quy mô lớn… Các HTX cũng phải xác định được những khó khăn khi đưa hàng vào vào siêu thị đó là sản phẩm có chất lượng đồng đều, số lượng đúng theo yêu cầu khi đàm phán giữa các bên. Vấn đề công nợ lâu, có nhiều siêu thị phải mất phí: phí thuê kệ trưng bày, phí vào hàng, các loại phí khác. HTX cũng phải bảo đảm được khâu vận chuyển tận nơi, có đổi trả hàng bán chậm và đặc biệt là chiết khấu cao, theo dòng sự kiện của siêu thị. Đặc biệt khi làm việc với các siêu thị, HTX phải xác định hàng có thể sẽ không bán được phải thu hồi và có thể dẫn đến cắt mã hàng.

Nhưng ngược lại, khi đưa được hàng vào siêu thị, HTX sẽ có thêm một kênh bán hàng và khi mở được kênh bán hàng cũng là cách tăng khả năng tiếp cận người dùng, mở rộng đầu ra, từ đó tạo vị thế, chỗ đứng cho HTX. Đây cũng được coi là tiền đề để HTX tính toán những bước xa hơn là hướng tới xuất khẩu, mở rộng quy mô.

Trước những phân tích này, ông Phú cho rằng việc có nên đưa sản phẩm vào siêu thị hay không sẽ tùy vào chiến lược sản phẩm, chiến lược bán hàng của mỗi HTX mà ban giám đốc tự quyết định những điều được – mất khi vào siêu thị.

“Đưa được hàng vào siêu thị là tốt nhưng không nên chạy đua theo thành tích để rồi mất thời gian và nguồn lực. Ngay như các siêu thị khác nhau thì tệp khách hàng đã khác nhau, chưa kể việc bán sản phẩm của các HTX phần lớn là các đặc sản, hàng OCOP nên cần phải tư vấn, truyền thông rất nhiều”, nguyên Chủ tịch hiệp hội siêu thị Hà Nội nói.

Bà Trần Thị Vượng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Cao Bằng, đơn vị có sản phẩm thạch đen Cao Bằng đưa vào một số hệ thống siêu thị, cho biết trong điều kiện hiện nay, bán hàng đa kênh là cần thiết và đưa hàng vào siêu thị bên cạnh bán hàng online là một cách mở rộng kênh cho nhiều đơn vị. Nhưng có một điều là trong điều kiện thị trường hiện nay, nếu sản phẩm của các chủ thể sạch nhưng không tiện lợi thì cũng khó vào được các siêu thị.

Ông Bùi Văn Thành, Giám đốc HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Gia Đình (Hải Phòng), cho rằng nhiều HTX không có đủ hàng để bán, cũng chưa thể mở rộng quy mô thường chưa hoặc ít quan tâm đến việc đưa hàng vào siêu thị…

Nhưng với các HTX có nhu cầu, các thành viên cũng không nên quá lo lắng. Bởi bản chất siêu thị cũng là một doanh nghiệp, HTX hãy đàm phán với vị thế ‘ngang cơ’ với họ. Không nhất thiết một lúc HTX phải đưa hàng vào cả chuỗi của siêu thị. Thay vào đó, HTX cứ gửi hồ sơ cho siêu thị duyệt, thậm chí họ sẽ hỗ trợ HTX chỉnh sửa và hoàn thiện hồ sơ. Còn việc vào hay không là do các HTX quyết định nhưng có một điều là sau khi siêu thị duyệt hồ sơ cho sản phẩm của HTX tức là sản phẩm của HTX đã đi thêm được một bước dài.

Theo Huyền Trang – Vnbusiness.vn