Bàn giao thiết bị hỗ trợ HTX DV&PT nông nghiệp Pác Nặm theo chuỗi giá trị

Sáng ngày 23/12, Trung tâm Khoa học công nghệ và Môi trường thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bắc Kạn tổ chức bàn giao các nội dung hỗ trợ cho Hợp tác xã dịch vụ và phát triển nông nghiệp Pác Nặm (xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn).

Pác Nặm là một huyện nghèo thuộc tỉnh Bắc Kạn. Đây là địa phương có thế mạnh về sản xuất chế biến các mặt hàng nông lâm sản, chăn nuôi và phát triển mạnh hơn về rau củ quả, đặc biệt là quả bí. Tuy nhiên, người dân trên địa bàn phần lớn là người đồng bào dân tộc thiểu số với tập quán sản xuất manh mún, chưa hình thành sản xuất trồng trọt chuyên canh, nhiều hộ dân vẫn canh tác theo phương thức truyền thống, năng suất thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao, điều này đa làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh kế của cộng đồng dân cư khu vực. Từ nhu cầu thực tế cần liên kết hỗ trợ sản xuất, cho người dân trên địa bàn huyện Pác Nặm, UBND huyện Pác Nặm đã thành lập HTX Dịch vụ và phát triển nông nghiệp Pác Nậm trên cơ sở hợp nhất 04 mô hình tổ hợp tác hoạt động khá hiệu quả. Tháng 9 năm 2018, tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức đại hội thành lập HTX Dịch vụ và phát triển nông nghiệp Pác Nặm. HTX có vốn điều lệ 1 tỷ đồng, có 03 nhà xưởng có thể nuôi khoảng 1000 con lợn/1 lứa, 20ha trồng rau màu. Cơ cấu tổ chức của HTX được thực hiện đảm bảo theo Luật HTX 2012. HTX tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh chăn nuôi đại gia súc, trồng trọt rau củ quả…. Từ khi được thành lập đến nay, HTX Dịch vụ và phát triển nông nghiệp Pác Nặm đã góp phần đáng kể vào việc đảm bảo tiêu thụ đầu ra sản phẩm cho các hộ dân trên địa bàn huyện. Điều này đã tạo động lực cho các hộ dân trên địa bàn yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế hộ,… góp phần xóa đối giảm nghèo, tăng thu nhập.

Quang cảnh Lễ Bàn giao

HTX mới thành lập được 2-3 năm mặc dù đã rất cố gắng mở rộng quy mô và năng lực sản xuất, tuy nhiên do năng lực tài chính còn hạn chế nên HTX chưa có điều kiện đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho toàn bộ thành viên HTX. Vì vậy, vẫn còn một số hộ thành viên chưa được HTX đảm bảo bao tiêu các sản phẩm. Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho các thành viên HTX và hộ dân trên địa bàn huyện Pác Nặm của HTX Dịch vụ và phát triển nông nghiệp Pác Nặm. Từ đó HTX dịch vụ và phát triển nông nghiệp Pác Nặm được Liên minh HTX tỉnh Bắc Kạn khảo sát và giới thiệu tham gia phát triển sản xuất gắn với chuỗi giá trị thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2020.

Các hoạt động chủ yếu của HTX liên quan đến chuyên cung ứng các sản phẩm đầu vào, dịch vụ vật tư nông nghiệp cho các thành viên là cá nhân, hộ gia đình với chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý nhất; Chăn nuôi gia súc, gia cầm, kinh doanh các sản phẩm có được từ gia súc, gia cầm; các hoạt động dịch vụ trồng trọt như xử lý cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, hạt giống; hoạt động các dịch vụ lâm nghiệp;… HTX hiện đang bao tiêu sản phẩm cho các thành viên và hộ nông dân địa bàn để cung cấp nguồn thức ăn cho các trường học bán trú trong huyện, một số bếp ăn nhà hàng, và khu công nghiệp. Và đang xây dựng dây chuyền sản xuất xúc xích, thịt hun khói; rau củ quả sạch.

Trung tâm Khoa học công nghệ và Môi trường hỗ trợ đầu tư mua sắm cho HTX dây chuyển sản xuất xúc xích gồm các thiết bị: 03 Tủ đông lạnh; máy thái thịt; máy xay thịt; máy đùn xúc xích; máy buộc chỉ xúc xích; tủ hấp… chứng nhận tiêu chuẩn thực hành tốt trong lĩnh vực trồng trọt; truy xuất nguồn gốc sản phẩm sẽ giúp HTX mở rộng hoạt động sản xuất, mở rộng tiêu thụ sản phẩm lên các trung tâm thành phố lớn như siêu thị, sàn thông tin điện tử…

Với việc hỗ trợ, tư vấn góp phần cho việc tổ chức sản xuất, kinh doanh liên kết theo chuỗi giá trị sẽ giúp HTX mang lại giá trị kinh tế cao hơn cho thành viên, góp phần nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm của HTX. Đại diện Liên minh hợp tác xã tỉnh Bắc Kạn cũng đề nghị HTX dịch vụ và phát triển nông nghiệp Pác Nặm quản lý tốt tài sản được hỗ trợ, hát huy tối đa công năng máy móc và đảm bảo an toàn lao động. Cố gắng đưa các sản phẩm của HTX không chỉ tiêu thụ trong tỉnh mà mở rộng ra các tỉnh lân cận.

Trung tâm Khoa học Công nghệ & Môi trường

Hỗ trợ các HTX xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngày 27 và 28/12/2020, Trung tâm KHCN&MT (Liên minh HTX Việt Nam) phối hợp với Liên minh HTX tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ nghiệm thu, bàn giao các nội dung hỗ trợ HTX phát triển sản xuất liên kết chuỗi giá trị sản phẩm cho 2 HTX.

Theo đó, sáng 27/12, lễ nghiệm thu bàn giao các nội dung hỗ trợ cho HTX nông nghiệp Hồng Thủy (huyện A Lưới) được tổ chức dưới sự tham gia của lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh Thừa Thiên Huế, lãnh đạo Trung tâm KHCN&MT, lãnh đạo UBND xã Hồng Thủy, đại diện doanh nghiệp. Tham gia dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm lúa Ra Dư, HTX nông nghiệp Hồng Thủy được tư vấn, tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho cán bộ và thành viên; được hỗ trợ 1 máy cày phục vụ sản xuất; đào tạo, cấp chứng nhận 30ha lúa theo tiêu chuẩn VietGAP.

Le-nghiem-thu-va-ban-giao-2452-160924997
Lễ nghiệm thu và bàn giao các nội dung hỗ trợ HTX nông nghiệp Hồng Thủy phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị năm 2020

HTX nông nghiệp Hồng Thủy thành lập năm 2019, có 8 hộ thành viên chính thức và 120 hộ thành viên liên kết, vốn điều lệ 100 triệu đồng. HTX quản lý, tổ chức sản xuất 130 ha lúa Ra Dư, một đặc sản của người dân tộc Pa Kô. HTX giữ vai trò cung cấp các dịch vụ đầu vào cho thành viên như giống, phân bón, làm đất, hướng dẫn tổ chức sản xuất, thu mua, bao tiêu lúa cho thành viên.

Vụ đông xuân 2020, HTX thu mua 20 tấn lúa của thành viên, chế biến gạo bán ra thị trường với mức giá 55.000 đồng/kg. Sản phẩm Gạo Ra Dư của HTX nông nghiệp Hồng Thủy đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu….

HTX mới thành lập, cơ sở vật chất, trang thiết bị sản xuất chế biến chưa đầy đủ, năng lực quản lý lãnh đạo của cán bộ HTX còn hạn chế. Tuy nhiên, đây là mô hình HTX sản xuất của người dân tộc thiểu số, giúp cho bà con người dân tộc sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, có quy trình sản xuất theo quy mô hàng hóa, thích ứng với thị trường, giảm tình trạng sản xuất “du canh” kém hiệu quả, tổn hại môi trường.

Tiếp đó, sáng 28/12, tại HTX nông nghiệp Quảng Thọ II, Liên minh HTX tỉnh Thừa Thiên Huế và Trung tâm KHCN&MT đã tổ chức lễ nghiệm thu, bàn giao các nội dung hỗ trợ cho HTX: máy sấy đa năng 2 chế độ nóng lạnh phục vụ chế biến bột matcha, mã số mã vạch doanh nghiệp, xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm…

Le-nghiem-thu-va-ban-giao2-3457-16092499
Lễ nghiệm thu và bàn giao tại HTX nông nghiệp Quảng Thọ II.

Phát biểu tại lễ nghiệm thu bàn giao tại HTX nông nghiệp Quảng Thọ II, ông Trần Lưu Quốc Doãn, Chủ tịch Liên minh HTX Thừa Thiên Huế nhấn mạnh: “Sự hỗ trợ của Liên minh HTX Việt Nam, Trung tâm KHCN&MT về xây dựng mô hình sản xuất liên kết chuỗi giá trị sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần nâng tầm sản phẩm của HTX, giúp HTX đủ các điều kiện liên kết mở rộng thị trường tiêu thụ. Đồng thời định hướng, chỉ đạo Ban lãnh đạo HTX nông nghiệp Quảng Thọ II phải xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị sản phẩm, liên kết đầu vào, đầu ra, đẩy mạnh phát triển thương hiệu “Rau má Quảng Thọ” trên thị trường để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho HTX, tăng hiệu quả kinh tế cho thành viên, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống thành viên, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương…”

HTX nông nghiệp Quảng Thọ II là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực sản xuất và chế biến nông sản của tỉnh Thừa Thiên Huế. Sản phẩm từ rau má được bày bán ở hệ thống siêu thị, cửa hàng trên cả nước, từng bước gầy dựng thương hiệu Rau má Quảng Thọ vượt ra khỏi quy mô tỉnh, vùng.

Hiện nay, HTX đang quản lý sản xuất 50,5 ha cây rau má, trong đó có 44,5 ha rau được sản xuất theo quy trình VietGAP. HTX bao tiêu 100% sản phẩm cho thành viên. Mỗi năm, HTX đưa ra thị trường khoảng 20 tấn trà rau má các loại và 2000 tấn rau má tươi. Thị trường tiêu thụ từ Bắc đến Nam. Thu nhập từ rau má bình quân đạt 280-300 triệu đồng/ha/năm. HTX tạo việc làm cho 300 lao động trên địa bàn có thu nhập ổn định và 5 lao động làm việc thường xuyên tại HTX với thu nhập từ 3-5 triệu đồng/tháng.

Đầu năm 2020, HTX đã sản xuất thử nghiệm bột matcha rau má cho kết quả tốt, tăng giá trị sản phẩm và tiêu thụ quanh năm, giá bán trên 1 triệu đồng/kg. Đây là mô hình HTX điển hình của tỉnh Thừa Thiên Huế, có kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh tốt đem lại hiệu quả kinh tế cho thành viên.

Năm 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế được lựa chọn hỗ trợ xây dựng 2 mô hình là HTX nông nghiệp Quảng Thọ II (huyện Quảng Điền) và HTX nông nghiệp Hồng Thủy (huyện A Lưới). Đây là 2 HTX được Liên minh HTX tỉnh Thừa Thiên Huế đề xuất, giới thiệu phù hợp với các điều kiện, tiêu chí xây dựng mô hình theo Quyết định 284/QĐ-LMHTXVN ngày 26/5/2020 của Liên minh HTX Việt Nam.

Trần Hiền

Bàn giao thiết bị quan trắc và chế phẩm sinh học Coste MT 02 Cho HTX NTTS Cái Bát, xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau

Sáng ngày 11/9/2020, Liên minh HTX tỉnh phối hợp với Trung tâm Khoa học công nghệ và môi trường Liên minh HTX Việt Nam bàn giao thiết bị quan trắc và chế phẩm sinh học cho HTX NTTS Cái Bát, xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước.

Đại diện tham dự gồm có ông Đỗ Văn Sơ – UV BTV Liên minh HTX Việt Nam, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh; ông Bà Nguyễn Thị Hòa – Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khoa học công nghệ và môi trường, ông Trịnh Anh Tuấn – Giám đốc Trung tâm thuận lợi hóa thương mại và dịch vụ điện tử; Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Chủ nhiệm đề tài chế phẩm sinh học Coste MT 02, và đại diện UBND xã Hòa Mỹ; Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Cái Nước; các đồng chí Đài Phát thanh và truyền hình đến dự và đưa tin cùng các thành viên của HTX NTTS Cái Bát cùng tham dự.

Nuôi trồng thuỷ sản là một trong những nghề sử dụng tài nguyên thiên nhiên là đất và nước, luôn gắn bó với môi trường sinh thái, vừa phát triển một cách bền vững, lâu dài. Việc sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý nước môi trường nuôi trồng thuỷ sản là một phương án tối ưu đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Việc sử dụng chế phẩm sinh học sẽ hạn chế sử dụng hoá chất và kháng sinh, tạo điều kiện thuận lợi nước ta bước vào thị trường khó tính một cách thuận lợi mà không phải gặp rào cản gì.

Chính vì thấy được nhu cầu tất yếu của chế phẩm sinh học trong việc nuôi tôm Trung tâm Khoa học công nghệ và môi trường vừa nghiên cứu, đang trong quá trình đánh giá thực tế, hoàn thiện sản phẩm để đưa ra thị trường chế phẩm sinh học Coste MT 02 có công dụng cung cấp vi sinh vật hữu ít, xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường do thức ăn thừa, kiểm soát sự phát triển của tảo độc, giảm mùi hôi thối khó chịu khu vực ao nuôi và khu vực chứa bùn thải trong ao nuôi tôm công nghiệp. Đoàn bàn giao 01 bộ thiết bị quan trắc và 200 kg chế phẩm sinh học Coste MT 02 cho HTX NTTS Cái Bát. Đồng thời đại diện Trung tâm Khoa học công nghệ và môi trường bà Nguyễn Thị Hòa cũng dành thời gian hướng dẫn thành viên HTX cách thức sử dụng chế phẩm sinh học trong việc xử lý đáy ao, nguồn nước hoạt hóa chế phẩm sinh học Coste MT 02 khi sử dụng để chế phẩm sinh học Coste MT 02 phát huy hiệu quả tốt nhất, qua đó bà Hòa cũng giải đáp những thắc mắc cho HTX khi đưa vào sủ dụng chế phẩm sinh học Coste MT 02 vào ao nuôi tôm.

Tại buổi lễ bàn giao ông Đỗ Văn Sơ phát biểu, HTX NTTS Cái Bát là HTX NTTS  nuôi tôm thâm canh có hiệu quả kết hợp sản xuất các mặt hàng theo tiêu chuẩn VietGAP. Đây là HTX thí điểm được Trung tâm Khoa học công nghệ và môi trường chọn hỗ trợ máy quan trắc chế phẩm sinh học Coste MT 02  vào trong ao nuôi tôm qua quá trình thử nghiệm sẽ có phản hồi thực tế về những ưu điểm mà chế phẩm mang lại cho ao nuôi và hạn chế cần khắc phục để Trung tâm Khoa học công nghệ và môi trường hoàn thiện sản phẩm và đưa vào sử dụng nhằm khai thác tối đa những sản phẩm của nước nhà nghiên cứu ra và hơn nữa góp phần bảo vệ môi trường giảm thiểu rủi ro sử dụng các chất hóa học vào ao nuôi.

HTX NTTS Cái Bát thành lập năm 2013, hiện tại có 127 thành viên, với 430 ha nuôi trồng thủy sản. Ngoài nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn quốc tế ASC và tiêu chuẩn VietGAP, HTX cũng sản xuất các mặt hàng: Tôm khô, tôm chà bông, mắm tôm, bánh phồng tôm, chả cá phi, dưa bồn bồn…Theo hình thức liên kết với các công ty, doanh nghiệp đầu tư vốn phát triển sản xuất và bao tiêu sản phẩm của thành viên. Lợi nhuận bình quân của HTX khoảng 120 triệu đồng/thành viên/năm./.

Việc áp dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản đang tạo nên những bước đột phá khi giúp thủy sản nuôi hấp thụ dinh dưỡng tốt, tăng cường sức đề kháng. Do vậy, các địa phương cần khuyến khích người dân phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản sử dụng chế phẩm sinh học để nâng cao năng suất, chất lượng, không gây tác động xấu đến môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo: NgọcNhiên

VCA hỗ trợ HTX Dịch vụ Sản xuất Thanh Long Thuận Qúy – Bình Thuận xây dựng mô hình HTX sản xuất kinh doanh gắn với chuỗi giá trị năm 2020.

Sáng ngày 10/12/2020, tại Bình Thuận, Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường – Liên minh HTX Việt Nam đã phối hợp với Liên minh HTX tỉnh Bình Thuận tổ chức nghiệm thu và bàn giao công tác tư vấn, hỗ trợ xây dựng mô hình HTX sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực Thanh Long, xã Thuận Qúy, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

Tham dự có đồng chí lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh Bình Thuận và đại diện Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường, Liên minh HTX Việt Nam cùng HTX DVSX Thanh Long Thuận Qúy.

Tuy HTX mới thành lập nhưng Hội đồng Quản trị, điều hành HTX đã rất năng động, tích cực vận động bà con tham gia HTX để tập hợp nguồn lực góp công sức và huy động vốn đầu tư thiết bị bảo quản, sơ chế để nâng cao chất lượng sản phẩm Thanh long đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây cũng là cơ sở để Liên Minh HTX tỉnh Bình Thuận đề xuất Liên minh HTX Việt Nam hỗ trợ HTX tham gia dự án phát triển sản xuất gắn với chuỗi giá trị  năm 2020. Các cán bộ tư vấn của Trung tâm KHCN và MT là đơn vị được giao triển khai đã phối hợp với Liên minh HTX tỉnh tổ chức tư vấn và hỗ trợ HTX nâng cao năng lực quản lý tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh, tập huấn kỹ thuật chế biến bảo quản sản phẩm, bảo vệ môi trường và chứng nhận VietGAP cho gần 100ha Thanh long. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng đã hỗ trợ hoàn thiện dây chuyền thiết bị, công nghệ để nâng cao chất lượng và hỗ trợ truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm Thanh long của HTX, đồng thời Trung tâm cũng tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại tạo động lực cho HTX tham gia bền vững vào chuỗi giá trị sản phẩm Thanh long xuất khẩu.

Đồng chí Nguyễn Văn Tam – Giám đốc HTX cho biết: những nội dung hỗ trợ của Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường, Liên minh HTX Việt nam là rất thiết thực, giúp HTX hoàn thiện sản phẩm từ khâu thu hoạch, sơ chế, bảo quản đển xây dựng quy chuẩn thực hành sản xuất tốt, nâng cao chất lượng sản phẩm. Bà con thành viên HTX rất phấn khởi vì sản phẩm đã đủ điều kiện cho hợp đồng xuất khẩu thanh long sang Bangladet với sản lượng 1000 tấn/tháng theo đặt hàng của Công ty xuất khẩu.

HTX DVSX Thanh long Thuận Qúy đã được hỗ trợ  02 máy nâng tay thấp, 02 máy nâng tay cao, 250 ky nhựa, 15 Pallet nhựa.

Mô hình HTX phát huy vai trò nòng cốt trong nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biên giới

Chiều ngày 08/12, tại HTX Biên Cương, bản Tân Séo Phìn, xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường – Liên minh HTX Việt Nam phối hợp cùng Liên minh HTX tỉnh Lai Châu tổ chức lễ bàn giao nghiệm thu các hạng mục hỗ trợ cho HTX Biên Cương xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chè cổ thụ.

Tham dự tại buổi lễ có đồng chí Bùi Xuân Thu Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Lai Châu; đồng chí Vương Thế Mẫn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Phong Thổ, đại diện xã Mồ Sì San và Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường cùng toàn thể hội đồng quản trị của HTX Biên Cương.

Hiện nay, HTX Biên Cương đang chăm sóc, quản lý cũng như khai khác một số gốc chè cổ thụ trong rừng trên độ cao khoảng 2000m (so với mặt nước biển). Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, chưa làm tốt được công tác chế biến, bảo quản, chưa có công nghệ phù hợp, chưa có phương án xây dựng thương hiệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm… Nhận thấy những khó khăn của HTX, Liên minh HTX tỉnh Lai Châu đã đề xuất Liên minh HTX Việt Nam hỗ trợ HTX tham gia vào dự án xây dựng mô hình phát triển sản xuất gắn với chuỗi giá trị sản phẩm.

Với thời gian thực hiện đề án không dài nhưng bằng sự nỗ lực, quyết tâm của các cán bộ Trung tâm KHCN và MT, Liên minh HTX tỉnh Lai Châu đã phối hợp với ban lãnh đạo HTX Biên Cương hoàn thành dự án đúng tiến độ, các nội dung hỗ trợ bao gồm: 01 máy hút đóng gói chân không, 01 Tủ sấy công nghiệp, 20 ha chè được chứng nhận VietGAP, 01 Hệ thống truy suất nguồn gốc và 01 trang thương mại điện tử đã góp phần giúp sản phẩm của HTX đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao.  

Tại buổi lễ Đồng chí Bùi Xuân Thu – Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Lai Châu cho biết: HTX Biên Cương là một trong những HTX đi đầu trong công tác phát triển sản xuất kinh doanh mô hình kinh tế hợp tác tại vùng cao. Đồng chí cũng đề nghị HTX cố gắng tận dụng sự hỗ trợ này làm tiền đề tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh, mang lại nhiều giá trị cho bà con dân tộc thiểu số, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biên giới.

Cũng tại buổi lễ, Đồng chí Vương Thế Mẫn – Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ cho biết: Tôi rất phấn khởi khi chương trình hỗ trợ đến được với tay của bà con dân tộc vùng cao. Xuất phát từ nhu cầu của thị trường hiện nay, huyện nhà đang rất khuyến khích các HTX trên địa bàn tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, đăng ký hiệu, sở hữu trí tuệ, truy suất nguồn gốc, sản xuất theo quy trình VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ điều kiện tham gia vào hệ thống các kênh bán lẻ chính thống, khẳng định thương hiệu sản phẩm đặc sản của đồng bào… Đồng chí cũng chỉ đạo HTX cần phải nỗ lực hơn nữa để phát huy các nguồn lực hỗ trợ của Hệ thống Liên minh HTX Việt Nam để phát triển sản xuất, hỗ trợ các thành viên đồng bào dân tộc, nâng cao hiệu quả kinh tế, đóng góp cho sự phát triển của địa phương.

Đại diện HTX Biên Cương thay mặt bà con đồng bào, thành viên HTX trân trọng tất cả sự quan tâm, hỗ trợ, động viên, khích lệ hết sức thiết thực, những chỉ đạo dẫn của chính quyền địa phương, hệ thống Liên minh HTX Việt nam nói chung và Trung tâm KHCN & MT nói riêng. Ban lãnh đạo HTX cam kết sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ để hỗ trợ thành viên phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và phấn đấu xây dựng mô hình HTX điển hình của đồng bào vùng biên giới trong công tác phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh, chính trị  theo đúng mục tiêu đề án hỗ trợ của hệ thống Liên minh HTX Việt Nam.

 Trung tâm Khoa học Công nghệ & Môi trường

Xây dựng chuỗi thanh long theo hướng hữu cơ – hướng đi mới cho các HTX tại Tiền Giang, Long An

Năm 2020, Liên minh HTX Việt Nam giao cho Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường thực hiện xây dựng 02 mô hình điển hình về HTX sản xuất thanh long theo hướng hữu cơ thuộc đề tài “Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình HTX sản xuất trái cây hữu cơ gắn với hỗ trợ 02 mô hình HTX SXKD theo chuỗi giá trị sản phẩm”.

Hai HTX được lựa chọn xây dựng mô hình là HTX NN TH Quơn Long – xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo – tỉnh Tiền Giang và HTX NN Thanh Phú Long – xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An.

Thanh long được xếp vào nhóm 12 cây ăn quả quan trọng của Việt Nam và là 1 trong 9 cây trồng chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế. Thanh long hiện được trồng ở 30 tỉnh thành, nhưng phát triển mạnh thành các vùng chuyên canh quy mô lớn tập trung ở các tỉnh Bình Thuận (29.000 ha), Long An (11.000 ha) và Tiền Giang (8.000 ha) chiếm 93,6% diện tích và 95,5 % sản lượng cả nước.

Tuy nhiên, người nông dân trồng thanh long có thu nhập rất bấp bênh do họ đang phụ thuộc hoàn toàn vào biến động của thị trường, chủ yếu là thị trường Trung Quốc. Chính vì vây, cần xây dựng một ngành thanh long nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung vững mạnh, có đầy đủ các lợi thế cạnh tranh như chất lượng, năng suất, mẫu mã, an toàn vệ sinh thực phẩm,… để tiến vào các thị trường cao cấp như Mỹ, Châu Âu,…

Tháng 12/2020, Trung tâm KHCN&MT tổ chức nghiệm thu, bàn giao các nội dung hỗ trợ cho 2 HTX: tập huấn hướng dẫn các kỹ thuật cơ bản trong quy trình canh tác cây thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP và chứng nhận VietGAP; Xây dựng thương hiệu ( logo, bộ nhận diện văn phòng, bộ nhận diện sản phẩm, ấn phẩm marketing, mã số mã vạch, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu); Truy xuất nguồn gốc ( hệ thống truy xuất nguồn gốc, 5000 tem ); Xúc tiến thương mại ( thiết kế cổng thông tin quảng bá, giới thiệu sản phẩm của HTX); phân bón hữu cơ. Tổng mức hỗ trợ cho 2 HTX lên đến gần 600 triệu đồng.

Tham dự Lễ nghiệm thu, bàn giao tại 2 HTX có đại diện Liên minh HTX tỉnh Tiền Giang, Liên minh HTX tỉnh Long An, lãnh đạo chính quyền địa phương và Hội đồng quản trị, ban giám đốc và thành viên của 2 HTX.

Lễ nghiệm thu, bàn giao tại HTX NN TH Qươn Long – Tiền Giang

Lễ nghiệm thu, bàn giao tại HTX NN Thanh Phú Long – Long An

Mô hình canh tác thanh long theo hướng hữu cơ mang lại rất nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường, đây là mô hình kinh tế tiêu biểu của nông nghiệp bền vững. Với những yêu cầu của thị trường không ngừng tăng cao về chất và lượng, nông sản nếu đáp ứng được các yêu cầu này thì sẽ không còn tình trạng được mùa mất giá, lợi nhuận bấp bênh và sự phụ thuộc vào thương lái. Người nông dân làm chủ được chất lượng sản phẩm nghĩa là làm chủ được thị trường.

Ông Nguyễn Quốc Trịnh – Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX NN Thanh Phú Long cho biết, sau khi được hỗ trợ chứng nhận VietGAP và các nội dung về xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, HTX đã ký kết hợp đồng bao tiêu thanh long tươi cho các hệ thống siêu thị lớn tại TP Hồ Chí Minh như: Lotte mart, Big C, Aeon, Coop mart. Tín hiệu này hứa hẹn một tương lai phát triển bền vững của cây thanh long của HTX và tỉnh nhà.

Có thể nói, mô hình canh tác nông nghiệp hữu cơ là kết quả tất yếu của nền nông nghiệp Việt Nam sau một chặng đường dài phát triển và hội nhập. Mô hình không chỉ có ý nghĩa vì hiệu quả kinh tế cao, an sinh xã hội được đảm bảo mà còn là một giải pháp hữu hiệu để phòng chống và ứng phó với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp hiện nay.

Trung tâm Khoa học Công nghệ & Môi trường

Hỗ trợ HTX xử lý đáy ao, nguồn nước nuôi tôm siêu thâm canh tại tỉnh Cà Mau

Sau 1 năm thực hiện công tác nghiên cứu và ứng dụng xây dựng mô hình xử lý nước ô nhiễm trong ao nuôi tôm tại hai hợp tác xã Hòa Hiệp, huyện Phú Tân và HTX NTTS Cái Bát, huyện Cái Nước. Trung tâm Khoa học công nghệ và môi trường Liên minh HTX Việt Nam phối hợp với Liên minh HTX tỉnh Cà Mau tổ chức buổi hội thảo nhân rộng mô hình xử lý đáy ao, nguồn nước bằng chế phẩm sinh học cho các HTX nuôi trồng thủy sản với hơn 40 đại biểu đại diện cho các HTX nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Cà Mau tới tham dự.

Quang cảnh buổi hội thảo

Tại buổi hội thảo, TS. Nguyễn Thị Hòa – Phó Tổng giám đốc Trung tâm Khoa học công nghệ và Môi trường đã chỉ ra các nguyên nhân gây ô nhiễm trong ao nuôi tôm, các biện pháp khắc phục, vai trò của vi sinh vật trong nuôi trồng thủy sản và phương pháp xử lý ô nhiễm hữu cơ trong ao nuôi tôm bằng bằng chế phẩm sinh học COSTE MT02. Chế phẩm sinh học COSTE MT02 là sản phẩm nghiên cứu khoa học của để tài: “Nghiên cứu chuyển giao quy trình công nghệ xử lý đáy ao nguồn nước bằng chế phẩm sinh học cho các HTX nuôi trồng thủy sản gắn với hỗ trợ 01 mô hình HTX sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị sản phẩm” do KS. Nguyễn Ánh Tuyết làm chủ nhiệm đề tài. Chế phẩm có chứa các chủng vi sinh vật vừa có hoạt tính phân giải mạnh các hợp chất hữu cơ cao phân tử vừa có khả năng đối kháng với các vi sinh vật gây bệnh cho tôm.

Tại buổi hội thảo đã nhận được ý kiến chia sẻ của các nhà khoa học, đại diện các HTX, ông Nguyễn Hoàng Ân- Giám đốc HTX NTTS Cái Bát cho biết: hiện nay, ngành nuôi tôm đang phải đôi mặt với tình hình ô nhiễm hữu cơ rất cao, tình hình dịch bệnh trong nuôi tôm diễn ra ngày càng phức tạp, hiện tượng kháng thuốc kháng sinh nàng càng nhiều dẫn đến ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế của các thành viên trong HTX. Khi sử dụng chế phẩm sinh học COSTE MT02 đã vừa xử lý được vấn đề ô nhiễm hữu cơ trong ao, giảm mùi hôi thối tạo môi trường tốt cho con tôm sinh trưởng. Chính vì vậy, đã giúp hạn chế sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi. Khi sử dụng chế phẩm COSTE MT02, nước ao có màu nâu nước trà, đây là màu nước đẹp nhất cho nuôi tôm siêu thâm canh.

Ông Lương Văn Sơn – Kỹ sư thủy sản, phụ trách kỹ thuật của HTX Hòa Hiệp cho biết: sử dụng chế phẩm COSTE MT02 cho hiệu quả cả về tạo màu nước và xử lý nhớt đáy ao. Chất lượng của chế phẩm tương đương với các sản phẩm nhập ngoại có bán trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Chi phí xử lý môi trường nuôi tôm nếu dùng sản phẩm COSTE MT02 chỉ bằng ½ so với khi sử dụng các sản phẩm nhập ngoại. Hợp tác xã mong muốn tiếp tục được sử dụng sản phẩm sau khi dự án kết thúc.

Các bước xử lý nước ao nuôi tôm được thực hiện như sau:

  • Hoạt hóa: Lấy 100 lít nước sạch bổ sung 4 lít mật mía (rỉ đường) sau đó cho vào 500g chế phẩm vi sinh COSTE-MT02 sục khí liên tục trong 12-18 giờ.
  • Xử lý ao trước khi xuống giống: Lấy mem đã nhân tạt khắp mặt nước ao với thể tích từ 1000m3 nước, thực hiện liên tục như vậy trong 3 ngày nhằm tạo màu nước (kích thích tảo silic phát triển, xử lý chất ô nhiễm, diệt các vi sinh vật gây bệnh…)
  • Xử lý nước ao sau khi xuống giống:

+ Trong 30 ngày đầu thả tôm do lúc này tôm còn bé lượng thức ăn và chất thải ít sử dụng chế phẩm vi sinh với liều lượng 750g/1000m3 nước để xử lý ao nuôi, lặp lại 3 ngày/1 lần. Các bước xử lý chế phẩm vi sinh trước khi đưa xuống ao tương tự ở bước 4

+ Sau 30 ngày nuôi đầu tiên tôm đã lớn, bắt đầu quá trình lột xác và tăng trưởng mạnh về cả khối lượng và kích thước lướng chất thải nhiều và xiphong hàng ngày nên tăng liều lượng sử dụng chế phẩm vi sinh lên 500g/1000m3 nước, lặp lại 1 ngày/1 lần

Kết thúc buổi hội thảo, ông Đỗ Văn Sơn- Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Cà Mau khóa V, phát biểu bế mạc, cám ơn các đại biểu đã tham dự, thảo luận sôi để tìm hiểu, đánh giá về hai mô hình đã thực hiện tại địa phương; cám ơn Liên minh HTX Việt Nam đã quan tâm, hỗ trợ kinh phí để xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học tiên tiến tại tỉnh Cà mau. Cuối cùng, ông bày tỏ sự cảm kích với nhóm nghiên cứu và mong muốn tiếp tục hợp tác với Trung tâm Khoa học công nghệ và môi trường và là cầu nối để đưa sản phẩm COSTE MT02 ứng dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Liên minh HTX tỉnh Cà Mau

Chuyển đổi số của doanh nghiệp: Giải pháp hữu hiệu để phát triển

Vấn đề chuyển đổi số hiện đã trở thành yêu cầu tất yếu với DN, được xem là chìa khóa cốt lõi trong vận hành DN, không chỉ để ứng phó linh hoạt với biến động ngoại cảnh nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực, mà còn là lời giải cho bài toán phát triển bền vững của mọi DN trong kỷ nguyên số.

Covid-19 thúc đẩy quá trình chuyển đổi số

Thống kê từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho thấy, 7 tháng đầu năm 2020, có gần 63,5 nghìn DN đã rút khỏi thị trường, tăng gần 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Bình quân mỗi tháng khoảng 9.060 DN đóng cửa, tập trung nhiều ở nhóm quy mô vốn nhỏ và mới thành lập. Đáng chú ý, gần 33 nghìn DN trong số này đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng trên 40% so với cùng kỳ. Đây là năm ghi nhận lượng DN tạm ngừng kinh doanh nhiều nhất từ 2015 đến nay, tăng đều ở tất cả lĩnh vực. Một trong những nguyên nhân chủ yếu đến từ tác động của dịch Covid-19.

                                      EVN đặt mục tiêu chuyển đổi số thành công vào năm 2022

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch tập đoàn FPT chia sẻ, đây là lúc các DN phải có hành động ứng phó kịp thời. Các DN lớn như VPBank, PNJ, Tập đoàn Minh Phú, AA Corporation, Tập đoàn Thiên Long, FPT, Deloitte… đã từng chia sẻ những câu chuyện của mình và đưa ra các giải pháp thực tiễn vượt khủng hoảng bằng nhiều biện pháp đổi mới sáng tạo, chuyển đổi mô hình kinh doanh và mô hình làm việc, tối ưu nguồn nhân lực và ứng dụng chuyển đổi số.

Ông Hoàng Việt Anh – Phó tổng giám đốc phụ trách chuyển đổi số FPT cho biết, từ thực tế khách quan của chính FPT, giải pháp phân công tối ưu được áp dụng tại FPT Telecom đã giúp nhà viễn thông tiết kiệm hàng tỷ đồng, năng suất lao động tăng gần 28%, khách hàng có thể theo dõi lộ trình thực hiện của kỹ thuật viên thông qua app mobile. Hay giải pháp số hóa quy trình và giao việc tự động FPT Spro đã làm giảm 90% thời gian trung bình xử lý một tờ trình phức tạp, 70% thời gian phê duyệt trung bình của lãnh đạo, tăng 150% năng suất phục vụ của cán bộ hỗ trợ (back office). Hy vọng câu chuyện của FPT để các DN quyết tâm hơn trong quá trình chuyển đổi số.

Còn Chủ tịch Tập đoàn Thủy sản Minh Phú Lê Văn Quang cho rằng, giải pháp của tập đoàn là tìm cách giảm giá thành sản phẩm để kích thích tiêu dùng, bên cạnh tối đa hóa công suất của nhà máy bằng cách tăng lương cho nhân viên, khích lệ tinh thần của người lao động. Ở chiều ngược lại, để đảm bảo lợi nhuận cho người nuôi, Công ty Minh Phú phải tăng tỷ lệ nuôi thành công lên 90%. Làm được điều đó, không còn cách nào khác là phải đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để đưa tỷ lệ nuôi thành công lên cao nhất.

Cùng với đó, để giải quyết bài toán gián đoạn chuỗi cung ứng, việc đưa vào ứng dụng nền tảng hội chợ trực tuyến sẽ giúp kết nối các DN trong và ngoài nước một cách dễ dàng. Minh chứng cụ thể nhất là Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM đã đưa vào ứng dụng nền tảng này với 50 showroom đang hoạt động, dự kiến đến cuối năm con số này sẽ lên mức 100 showroom.

Từ kinh nghiệm thành công bước đầu trong thực hiện số hóa các hoạt động của DN, ông Nguyễn Hữu Kiều – Chủ tịch HĐQT MGLAND Việt Nam chia sẻ, các DN khi bắt tay vào số hóa không nên triển khai đồng loạt trên cả hệ thống mà nên chọn một khâu mạnh nhất, cần thiết nhất với sự ủng hộ và quyết tâm lớn nhất của toàn thể nhân viên. Và MGLAND Việt Nam chọn khâu kế toán để tiến hành số hóa đầu tiên.

Xu thế chuyển đổi số kích hoạt Make in Vietnam

Đặt trong bối cảnh dịch Covid quay trở lại với nhiều diễn biến phức tạp, một lần nữa lại cho thấy tầm quan trọng của chuyển đổi số trong công tác vận hành DN nhằm ứng phó kịp thời và giảm thiểu các ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài đến DN. Vấn đề chuyển đổi số hiện đã trở thành yêu cầu tất yếu với DN, được xem là chìa khóa cốt lõi trong vận hành DN, không chỉ để ứng phó linh hoạt với biến động ngoại cảnh nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực, mà còn là lời giải cho bài toán phát triển bền vững của mọi DN trong kỷ nguyên số.

Ở chiều hướng khác, chuyển đổi số cũng tạo cơ hội cho DN công nghệ phát triển sản phẩm của mình, là cách tốt nhất để thúc đẩy và tạo ra các sản phẩm “Make in Vietnam”. Thị trường nội địa với 100 triệu dân là mục tiêu cạnh tranh quan trọng nhất của DN Việt, bởi không ai hiểu người Việt Nam, hiểu nhu cầu Việt Nam hơn chính người Việt Nam.

Vì vậy, “Make in Vietnam” vừa là thuật ngữ truyền tải chiến lược, lời hiệu triệu và sự chuyển hướng phát triển của các DN Việt Nam, vừa là kỳ vọng về sự dịch chuyển mạnh mẽ từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế một cách chủ động. Khi thực hiện “Make in Vietnam” sẽ ngày càng có nhiều sản phẩm ứng dụng công nghệ số cốt lõi của cuộc CMCN 4.0. Nhờ vậy giá trị gia tăng của các sản phẩm cũng sẽ cao hơn, giúp Việt Nam cải thiện được chất lượng tăng trưởng, xây dựng nền kinh tế tự chủ, mà quan trọng hơn, có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi kinh tế toàn cầu, sớm hiện thực hóa mục tiêu trở thành nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ một dẫn chứng, vừa qua đã có cam kết của 50 nghìn DN trong ngành sẵn sàng trao đổi, chia sẻ, hỗ trợ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xây dựng chương trình chuyển đổi số ngành điện. EVN sẽ là DN nhà nước tiên phong chuyển đổi số thành công tại Việt Nam, với mục tiêu không phải vào năm 2025, mà là sớm hơn, vào năm 2022.

Chuyển đổi số cũng đồng nghĩa là dám ứng dụng công nghệ mới, dám thay đổi mô hình quản trị, dám thay đổi mô hình kinh doanh, dám chấp nhận các mô hình mới, quan trọng hơn còn là sáng tạo công nghệ. Mặt khác, việc chuyển đổi số có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào sự dẫn dắt của người đứng đầu. Vậy nên, các nhà lãnh đạo cần có khát khao, có quyết tâm và đủ năng lực.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, EVN chuyển đổi số thành công sẽ tạo cảm hứng cho tất cả các DN khác, các lĩnh vực khác chuyển đổi số. Đó còn là do  EVN sở hữu nhiều ưu thế trong chuyển đổi số: là tập đoàn mạnh, có tiềm lực tài chính, có hạ tầng quy mô, sở hữu nhiều nguồn dữ liệu và dễ dàng kết nối với các đối tác.

Hữu An

Phân tích và kiểm tra chất lượng sản phẩm

        1. Dịch vụ phân tích, đánh giá chất lượng sản phẩm

    • Dịch vụ lấy mẫu tại chỗ: lấy mẫu thức ăn chăn nuôi, lấy mẫu đất, nước, không khí, lấy mẫu rau củ quả, hàng nông sản,…;
    • Phân tích, đánh giá chất lượng nông sản bằng phương pháp cảm quan, đo kiểm nông sản thực phẩm: rau quả tươi; Ngũ cốc và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc; Lương thực, thịt, cá và các sản phẩm chế biến từ thịt, cá;
    • Phân tích các chỉ tiêu hóa học, vi sinh trong nước phục vụ canh tác nông nghiệp, nước tưới tiêu nội đồng, nước nuôi trồng thủy, hải sản, nước thải công nghiệp, nước thải chăn nuôi, nước thải bệnh viện,…;
    • Phân tích các chỉ tiêu hóa học, vật lý, vi sinh trong phân bón, chế phẩm vi sinh, chế phẩm sinh học,…

2. Dịch vụ tư vấn, đào tạo xây dựng hệ thống quản lý chất lượng

    • Tư vấn, đào tạo xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế: ISO 9001:2015, ISO 14001:2015;
    • Tư vấn, đào tạo nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm;
    • Tư vấn, đào tạo chứng nhận hoạt động thử nghiệm theo Nghị định NĐ 107/2016/NĐ-CP;
    • Tư vấn, đào tạo chứng nhận hoạt động quan trắc môi trường theo Nghị định 127/2014/NĐ-CP;
    • Tư vấn, đào tạo chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy;
    • Tư vấn, đào tạo quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu.

Liên hệ tư vấn miễn phí: Hotline 091.4953.335 (Trung tâm Môi trường và Kiểm nghiệm chất lượng – INOSTE)

INOSTE – ĐỒNG HÀNH CÙNG HỢP TÁC XÃ

Địa chỉ: Tòa nhà NEDCEN, Số 149 Giảng Võ, Phường Cát Linh, Quận Đống Đa, Tp Hà Nội.
Điện thoại: 0243.8234.456 | Email: coste@vca.org.vn | Website: www.inoste.vn

Khoa học và Quản lý chất lượng

Phòng Khoa học và Quản lý chất lượng (KH&QLCL) thuộc Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường, được thành lập với chức năng cung cấp các dịch vụ nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất; đào tạo, dạy nghề, tư vấn ứng dụng khoa học, công nghệ theo chuỗi giá trị sản phẩm; xây dựng các mô hình sản xuất thử nghiệm; thương mại sản phẩm khoa học công nghệ; dịch vụ tư vấn – chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy; Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, đề tài, dự án về khoa học công nghệ…

Với nguồn nhân lực chất lượng cao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi, nông học, bảo vệ thực vật, công nghệ sinh học, kỹ thuật môi trường, công nghệ thực phẩm…được đào tạo bài bản từ trình độ thạc sỹ trở lên, Phòng KH&QLCL đã hỗ trợ, thực hiện hàng trăm dự án chuyển giao công nghệ, tư vấn – chứng nhận hợp chuẩn hợp quy, đào tạo nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đề tài, dự án về KHCN… cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Một số dịch vụ chủ yếu của chúng tôi:

      • Tư vấn chứng nhận VietGAP
      • Tư vấn chứng nhận Global G.A.P
      • Tư vấn chứng nhận tiêu chuẩn Hữu cơ
      • Tư vấn chứng nhận ISO 22000:2018
      • Tư vấn chứng nhận HACCP
      • Tư vấn chứng nhận ISO 9001:2015
      • Tư vấn chứng nhận ISO 14001:2015

Liên hệ tư vấn miễn phí: Hotline 036.385.4402 (Phòng Khoa học và Quản lý chất lượng – INOSTE)

INOSTE – ĐỒNG HÀNH CÙNG HỢP TÁC XÃ

Địa chỉ: Tòa nhà NEDCEN, Số 149 Giảng Võ, Phường Cát Linh, Quận Đống Đa, Tp Hà Nội.
Điện thoại: 0243.8234.456 | Email: coste@vca.org.vn | Website: www.Inoste.vn