Giới thiệu về Viện khoa học Công nghệ và Môi trường

 

  1. Giới thiệu chung:

          Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường (tên viết tắt là INOSTE – Institute Of Science Technology and Environment) là đơn vị sự nghiệp thuộc Liên minh HTX Việt Nam. Viện được thành lập theo Quyết định số 216/QĐ-LMHTXVN ngày 01/06/2022 của Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam (trên cơ sở Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường – COSTE) và hoạt động theo Giấy chứng nhận số A231 ngày 04/7/2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

          Tiền thân của Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường là Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường được thành lập từ năm 1994.  Viện là một trong những đơn vị sự nghiệp mũi nhọn của Liên minh HTX Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao, toàn thể cán bộ, nhân viên đã rất nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn, đoàn kết xây dựng và khẳng định năng lực, vai trò, uy tín của Viện trong các hoạt động tư vấn, hỗ trợ khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế hợp tác và hợp tác xã.  Với gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động, hệ thống nhân sự được đào tạo chuyên nghiệp, trình độ cao, hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị được đầu tư khang trang, hiện đại. Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường đã thực hiện được nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng, các nhiệm vụ, dự án khoa học kỹ thuật, sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước, Bộ, Ngành và được nhận nhiều bằng khen, giấy khen. Các hoạt động dịch vụ về khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường (Hợp tác nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ; tư vấn, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống sản xuất, chế biến theo tiêu chuẩn, quy chuẩn trong nước và quốc tế; Quan trắc, phân tích kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, chất lượng môi trường; tư vấn  lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, báo cáo xả thải vào nguồn nước; tư vấn thiết kế hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường; quan trắc, phân tích môi trường…) được các khách hàng tin tưởng và lựa chọn sử dụng lâu dài.

Viện luôn cam kết tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu và mang đến các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tin cậy để đồng hành, phát triển cùng với quý khách hàng.

          II.Chức năng, nhiệm vụ

  1. Chức năng:

          Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường (sau đây gọi tắt là Viện) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Liên minh HTX Việt Nam có chức năng sau:

  1. a) Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, đề tài, dự án, nhiệm vụ về khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường và đổi mới sáng tạo; công nghệ thông tin, dịch vụ điện tử, thương mại điện tử; đào tạo, tập huấn, hội chợ, triển lãm kết nối cung cầu về khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường.
  2. b) Triển khai các hoạt động đào tạo, tư vấn, xúc tiến dịch vụ trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, môi trường.

 

  1. Nhiệm vụ:
  2. a) Thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, đề tài, dự án, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, môi trường và đổi mới sáng tạo do Liên minh HTX Việt Nam giao;
  3. b) Tổ chức và triển khai các hoạt động tư vấn, dịch vụ theo quy định của pháp luật về: Nghiên cứu và phát triển (R&D); chuyển giao, kết nối cung cầu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; quan trắc, phân tích, đánh giá tác động môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường; quy hoạch môi trường nông nghiệp, tài nguyên đất, nước; chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (GAP); chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP); chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy; chứng nhận hệ thống quản lý môi trường; chứng nhận, kiểm nghiệm, thử nghiệm, kiểm định sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động, môi trường lao động theo quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn trong nước và quốc tế;
  4. c) Tổ chức và triển khai các hoạt động tư vấn, dịch vụ theo quy định của pháp luật về: Công nghệ thông tin, chuyển đổi số, dịch vụ điện tử; tuyên truyền, truyền thông, phổ biến thông tin, thương mại điện tử; hội nghị, hội thảo, tham quan, học tập, hội chợ, triển lãm kết nối cung cầu về khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường;
  5. d) Tổ chức và triển khai các hoạt động tư vấn, dịch vụ theo quy định của pháp luật về: sở hữu trí tuệ; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc; sản xuất thử nghiệm; xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh ứng dụng khoa học công nghệ mới, các mô hình sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị sản phẩm;

          đ) Tổ chức và thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ theo quy định của pháp luật và của Liên minh HTX Việt Nam về: hợp tác, liên doanh, liên kết đầu tư, khai thác cơ sở vật chất, sản xuất và thương mại các sản phẩm khoa học công nghệ; tìm kiếm đối tác hợp tác, liên kết đầu tư, thương mại cho khu vực kinh tế hợp tác, HTX;

  1. e) Tổ chức và thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ theo quy định của pháp luật về: đào tạo và hợp tác, liên kết đào tạo các trình độ đại học, sau đại học, tập huấn, dậy nghề về khoa học, công nghệ, môi trường và đổi mới sáng tạo cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã;
  2. g) Tổ chức và thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ theo quy định của pháp luật về: khuyến khích, hỗ trợ đổi mới sáng tạo, đầu tư ươm tạo các doanh nghiệp, hợp tác xã khởi nghiệp và đầu tư ứng dụng khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường;
  3. h) Tổ chức và thực hiện các hoạt động liên kết, hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế để xây dựng, thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, đề tài, dự án, nhiệm vụ và các hoạt động tư vấn, dịch vụ nêu trên theo quy định của pháp luật, quy định của Liên minh HTX Việt Nam;
  4. Quyền hạn của Viện:

          1.1 Về hoạt động và quản lý

  1. a) Xây dựng các mục tiêu phát triển trung hạn, dài hạn, xây dựng các chiến lược, chương trình, kế hoạch dự án nghiên cứu khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường của Viện và tổ chức thực hiện nhiệm vụ được Liên minh HTX Việt Nam giao;
  2. b) Xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động dịch vụ đảm bảo doanh thu theo kế hoạch. Ký kết các hợp đồng theo quy định của pháp luật về nghiên cứu và triển khai các hoạt động liên kết, hợp tác, các hoạt động dịch vụ về khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường và các hoạt động khác theo chức năng, nhiệm vụ;
  3. c) Hợp tác, nhận tài trợ, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, quy định của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam để triển khai các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ. Về tổ chức bộ máy và nhân sự.
  4. a) Xây dựng và ban hành các quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, các quy chế, quy định về tổ chức, bộ máy hoạt động và cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các phòng, đơn vị trực thuộc, các đơn vị liên doanh, liên kết, hợp tác theo quy định của pháp luật và của Liên minh HTX Việt Nam;
  5. b) Quyết định tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm từ cấp Trưởng, phó phòng; Giám đốc, phó Giám đốc các đơn vị trực thuộc theo khung cấu trúc tổ chức bộ máy được phê duyệt theo quy định của Liên minh HTX Việt Nam;
  6. c) Quyết định các chế độ ưu đãi cụ thể khác đối với cán bộ, nhân viên; chuyên gia, cộng tác viên trong nước, nước ngoài làm việc tại Viện theo Quy chế tài chính và chi tiêu nội bộ của Viện và theo quy định của Pháp luật;
  7. d) Quyết định cử cán bộ làm việc tại Viện đi đào tạo, thực tập, làm việc, công tác, tham dự hội nghị, hội thảo ở trong và ngoài nước; thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật và quản lý đối với toàn thể cán bộ, nhân viên làm việc tại Viện theo quy định của Pháp luật, của Liên minh HTX Việt Nam.

          1.2. Về tài chính

  1. a) Được quản lý, sử dụng các nguồn tài chính theo Quy chế chi tiêu nội bộ của Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường phù hợp với quy định của pháp luật;
  2. b) Được vay vốn của các tổ chức, cá nhân, vay tín dụng của các tổ chức tài chính để đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng các hoat động của Viện theo quy định của pháp luật; tự chịu trách nhiệm trả nợ, cả gốc và lãi tiền vay theo quy định; được sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản của Viện (trừ tài sản của Nhà nước thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành) để thế chấp theo quy định;
  3. c) Đối với các nhiệm vụ, đề tài, dự án, đề án khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường do Liên minh HTX Việt Nam giao và đặt hàng của các Bộ Ngành liên quan được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành và quy định của Liên minh HTX Việt Nam. Các nhiệm vụ do các tổ chức, các nhân đặt hàng không sử dụng ngân sách Nhà nước được thực hiện theo hợp đồng.
  4. 4. Cơ cấu tổ chức:

          – Ban Lãnh đạo:

                   + Viện trưởng:       TS.Lê Tuấn An

                   + Phó Viện trưởng:TS.Nguyễn Thị Hòa

          – Các phòng và đơn vị chuyên môn:

                   + Văn phòng Hành chính – Tổng hợp;

                   + Phòng Khoa học và Quản lý chất lượng;

                   + Phòng Đào tạo và Hợp tác phát triển;

                   + Trung tâm Môi trường và Kiểm nghiệm chất lượng;

                   + Trung tâm Khoa học Công nghệ và Kinh tế số;

                   + Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường Miền Nam;

                   + Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường Miền Trung;

 

  1. 5. Nguồn nhân lực

           Hiện nay, tổng số cán bộ của Viện có hơn 50 cán bộ, thuộc nhiều lĩnh vực và chuyên ngành khác nhau như Nông nghiệp; Công nghệ Hóa, Hòa phân tích; Công nghệ sinh học; Điện-điện tử; Cơ khí chế tạo; Quản lý, khoa học, kỹ thuật, công nghệ môi trường … 

          Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường luôn xác định việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn và khuyến khích cán bộ học tập, nâng cao trình độ là tài sản quan trọng nhất cho sự phát triển bền vững. Bên cạnh việc cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo tại các tổ chức giáo dục có uy tín trong nước và quốc tế thì Viện cũng thường xuyên mời các chuyên gia đầu ngành đến tư vấn, đào tạo kỹ năng và trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, đặc biệt trong lĩnh vực phân tích, thí nghiệm. Do vậy, nguồn nhân lực của Viện không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Kết hợp giữa những cán bộ dày dạn kinh nghiệm, chuyên môn sâu cùng với những cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết.

          Với phương châm làm việc trách nhiệm và hiệu quả, đề cao tinh thần làm việc theo nhóm vì tập thể. Đây là yếu tố quyết định thúc đẩy sự phát triển và thành công của Viện.

  1. 6. Cơ sở vật chất, thiết bị:

            Để đáp ứng tốt nhiệm vụ được giao, Viện đã được Liên minh HTX Việt Nam đầu tư hệ thống thiết bị hiện đại, đồng bộ, bao gồm các thiết bị chuyên dụng hiện đại, phục vụ cho việc phân tích các chỉ tiêu cơ lý, hóa học, sinh học, môi trường bao gồm các thiết bị quang phổ phát xạ nguyên tử ICP – OES, thiết bị quang phổ tử ngoại khả kiến UV – VIS, hệ thống sắc kí khí GCMS, hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC và nhiều thiết bị hiện đại khác có khả năng phân tích, xác định tương đối đầy đủ các thông số về môi trường, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nông sản, thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

  1. 7. Các hoạt động dịch vụ:

          7.1. Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm HTX

          – Đăng kí mã số, mã vạch cho doanh nghiệp, HTX

          – Thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm

          – Thiết kế logo, nhãn hiệu, bao bì, bộ nhận diện thương hiệu.

          – Thực hiện công bố chỉ tiêu chất lượng sản phẩm

          – Đăng kí nhãn hiệu cá nhân, nhãn hiệu tập thể

          – Đăng kí chỉ dẫn địa lý, bản đồ vùng nguyên liệu

          – Đăng kí cấp bằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp

          – Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại

          – Thiết kế website, cổng thông tin điện tử cho tổ chức, doanh nghiệp, HTX

          – Quảng bá sản phẩm trên sàn giao dịch điện tử và phương tiện truyền thông.

          7.2.  Tư vấn xây dựng, đào tạo hợp chuẩn hợp quy

          – Tư vấn áp dụng và chứng nhận các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt:

  • Dịch vụ tư vấn, chứng nhận VietGAP (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản),
  • Dịch vụ tư vấn, chứng nhận GlobalGAP (trồng trọt),
  • Dịch vụ tư vấn, chứng nhận Hữu cơ (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản),

– Tư vấn áp dụng và chứng nhận các tiêu chuẩn quản lý chất lượng:

  • Dịch vụ tư vấn, chứng nhận ISO 22000
  • Dịch vụ tư vấn, chứng nhận HACCP
  • Dịch vụ tư vấn, chứng nhận ISO 9001
  • Dịch vụ tư vấn, chứng nhận ISO 14001
  • Dịch vụ tư vấn, chứng nhận ISO 45000
  • Dịch vụ tư vấn, chứng nhận các loại ISO khác theo yêu cầu của khách hàng.

          – Tư vấn, đào tạo thiết lập mã số vùng trồng nông sản, mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu…

– Tư vấn xin cấp giấy phép sản xuất, lưu hành và công bố hợp quy phân bón, chế phẩm sinh học …

          7.3. Tư vấn chuyển giao khoa học công nghệ

– Hợp tác nghiên cứu ứng dụng, triển khai các nhiệm vụ KHCN trong lĩnh vực Nông nghiệp, HTX.

          – Chuyển giao công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp.

          – Chuyển giao công nghệ sản xuất công nghệ cao (ứng dụng IOT trong chăn nuôi, trồng trọt).

          – Chuyển giao công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường trong trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất phân bón hữu cơ, sản xuất chế phẩm vi sinh…

          7.4. Dịch vụ tư vấn bảo vệ môi trường:

          – Tư vấn thủ tục xin cấp giấy phép môi trường;

          – Tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải, khí thải, rác thải rắn;

          – Dịch vụ quan trắc, phân tích môi trường xung quanh, môi trường xả thải, môi trường lao động.

          7.5. Dịch vụ lấy mẫu, phân tích chất lượng sản phẩm:

          – Lấy mẫu, phân tích kiểm nghiệm chất lượng nông sản thực phẩm (rau, củ, quả, thịt cá…);

          – Lấy mẫu, phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản;

          – Lấy mẫu, phân tích chất lượng phân bón;

          – Lấy mẫu, phân tích chất lượng đất, nước, không khí trên đồng ruộng, trong trang trại chăn nuôi…;

          7.6. Đào tạo và hợp tác:

          Đào tạo và hợp tác, liên kết đào tạo các trình độ đại học, sau đại học, tập huấn, dạy nghề về khoa học, công nghệ, môi trường và đổi mới sáng tạo cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã;

 

Hồ sơ năng lực

Hồ sơ năng lực INOSTE - VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
Hồ sơ năng lực INOSTE – VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Trên đây là hồ sơ năng lực của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường. Đơn vị trực thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
Trở lại trang chủ INOSTE

Trung tâm Môi trường và Kiểm nghiệm chất lượng

Tên giao dịch: Trung tâm Môi trường và Kiểm nghiệm Chất lượng

Tên tiếng anh: Center for Environment and Quality Testing

Tên viết tắt: CEQUATES

Giám đốc: TS. Nguyễn Thị Hoà 

Phó Giám đốc: Ths. Nguyễn Thị Lan Anh 

Trụ sở chính: Tầng 3 – Toà nhà NEDCEN, ngõ 149 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Hotline: 0982.671.280/0975398200             Cơ quan: 024.38430368

Mã số thuế: 0110184423

Số tài khoản: 2022.168.268 Tại: Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu;

1. Chức năng:

  • a) Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, đề tài, dự án, nhiệm vụ về khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường và đổi mới sáng tạo; công nghệ thông tin, dịch vụ điện tử, thương mại điện tử; đào tạo, tập huấn, hội chợ, triển lãm kết nối cung cầu về khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường;
  • b) Triển khai các hoạt động đào tạo, tư vấn, dịch vụ trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường.

2. Nhiệm vụ:

  • a) Thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, đề tài, dự án, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, môi trường và đổi mới sáng tạo do Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường giao;
  • b) Tổ chức và triển khai các hoạt động tư vấn, dịch vụ theo quy định của pháp luật về: Nghiên cứu và phát triển (R&D); chuyển giao, kết nối cung cầu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; quan trắc, phân tích, đánh giá tác động môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường; quy hoạch môi trường nông nghiệp, tài nguyên đất, nước; chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (GAP); chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP); tư vấn chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy; chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống quản lý môi trường; chứng nhận, kiểm nghiệm, thử nghiệm, kiểm định sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động, môi trường lao động theo quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn trong nước và quốc tế;
  • c) Tổ chức và triển khai các hoạt động tư vấn, dịch vụ theo quy định của pháp luật về: Công nghệ thông tin, chuyển đổi số, dịch vụ điện tử; tuyên truyền, truyền thông, phổ biến thông tin, thương mại điện tử; hội nghị, hội thảo, tham quan, học tập, hội chợ, triển lãm kết nối cung cầu về khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường;
  • d) Tổ chức và triển khai các hoạt động tư vấn, dịch vụ theo quy định của pháp luật về: sở hữu trí tuệ; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc; sản xuất thử nghiệm; xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh ứng dụng khoa học công nghệ mới, các mô hình sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị sản phẩm;
  • g) Tổ chức và thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ theo quy định của pháp luật và của Liên minh HTX Việt Nam: hợp tác, liên doanh, liên kết đầu tư, khai thác cơ sở vật chất, sản xuất và thương mại các sản phẩm khoa học công nghệ; tìm kiếm đối tác hợp tác, liên kết đầu tư, thương mại cho khu vực kinh tế hợp tác, HTX;
  • h) Tổ chức và thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ theo quy định của pháp luật về: đào tạo và hợp tác, liên kết đào tạo các trình độ đại học, sau đại học, tập huấn, dậy nghề về khoa học, công nghệ, môi trường và đổi mới sáng tạo cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã;
  • i) Tổ chức và thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ theo quy định của pháp luật về: khuyến khích, hỗ trợ đổi mới sáng tạo, đầu tư ươm tạo các doanh nghiệp, hợp tác xã khởi nghiệp và đầu tư ứng dụng khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường;
  • j) Tổ chức và thực hiện các hoạt động liên kết, hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế để xây dựng, thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, đề tài, dự án, nhiệm vụ và các hoạt động tư vấn, dịch vụ nêu trên theo quy định của pháp luật, quy định của Liên minh HTX Việt Nam;

3. Hoạt động Dịch vụ tư vấn, quan trắc môi trường

  • Dịch vụ tư vấn khoa học công nghệ:

– Tư vấn cấp giấy phép môi trường

– Tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

– Tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu dân cư, khu công nghiệp, khu vực chăn nuôi tập trung…

– Tư vấn, chuyển giao công nghệ xử lý mùi hôi bãi rác, khu vực chăn nuôi gia súc gia cầm.

– Tư vấn, chuyển giao công nghệ xử lý chất thải rắn hữu cơ, sản xuất phân compost, phân hữu cơ vi sinh.

– Tư vẫn chuyển giao công nghệ xử lý nước ao nuôi trồng thuỷ sản: nuôi quảng canh, nuôi thâm canh, nuôi siêu thâm canh công nghệ cao

– Tư vấn, chuyển giao công nghệ xử lý hiện tưởng phú dưỡng bằng công nghệ sinh học

  • Dịch vụ quan trắc, phân tích môi trường:

Mã số Vimcert: 171

– Lấy mẫu quan trắc hiện trường: Nước mặt, nước ngầm, nước thải, không khí xung quanh, mẫu đất, trầm tích, rác thải theo các Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng môi trường: QCVN 03:2023/BTNMT; QCVN 05:2023/BTNMT; QCVN 08:2023/BTNMT; QCVN 09:2023/BTNMT; QCVN 10:2023/BTNMT; QCVN 40:2011/BTNMT; QCVN 28:2010/BTNMT…

– Thực hiện phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm theo các TCVN, SMEWW hiện hành.

  • Dịch vụ lấy mẫu, phân tích chất lượng sản phẩm nông sản, thực phẩm:

Mã số Villas 929

Sản phẩm Chỉ tiêu Chỉ tiêu
Nước sạch 1. pH 9. Hàm lượng nitrit
2. Hàm lượng sulphat 10. Hàm lượng Amoni
3. Tổng chất rắn hòa tan (TDS) 11. Hàm lượng As, Cd, Pb, Cu, Zn, Mn, Na, Ni, Fe, Hg
4. Độ cứng, tính theo CaCO3 12. Hàm lượng nitrat
5. Màu sắc 13. Hàm lượng Clo dư
6. Chỉ số Pecmanganat 14. Định lượng coliform tổng số
7. Hàm lượng Clorua 15. Định lượng E. coli
8. Hàm lượng florua 16. Pseudomonas Aeruginosa
Thịt và sản phẩm thịt 1. Hàm lượng Nitrat 10. Định tính Salmonella
2. Hàm lượng Nitrit 11. Vi sinh vật hiếu khí tổng số
3. Chất béo tổng số 12. Coliform tổng số
4. Độ ẩm 13. Staphylococcus Aureus
5. Tro tổng số 14. Clostridium Perfringens giả định
6. Hàm lượng Nitơ acid amin 15. Listeria monocytogenes
7. Hàm lượng Ca, Fe tổng số 16. Hàm lượng Natri clorua
8. Hàm lượng As, Cd, Pb tổng số 17. Hàm lượng Histamin
9. Định lượng E.Coli giả định 18. Nitơ tổng số và Protein thô
Thủy sản và các sản phẩm 1. Hàm lượng protein 11. Hàm lượng As, Cd, Pb, Hg,…
2. Hàm lượng Nitrat 12. Hàm lượng Ca tổng số
3. Hàm lượng Nitrit 13. Định lượng E.Coli giả định
4. Hàm lượng Natri clorua 14. Định tính  vi khuẩn Salmonella
5. Độ ẩm 15. Vi sinh vật hiếu khí tổng số
6. Hàm lượng Histamin 16. Coliform tổng số
7. Nitơ tổng số và Protein thô 17. Staphylococcus Aureus
8. Hàm lượng chất béo 18. Clostridium Perfringens giả định
9. Hàm lượng tro 19. Listeria monocytogenes
Rượu trắng 1. Xác định hàm lượng Furfural 3. Xác định độ cồn
2. Hàm lượng methanol
Thức ăn chân nuôi 1. Hàm lượng chất béo 11. Hàm lượng Ure
2. Hàm lượng ẩm 13. Hàm lượng Canxi
3. Hàm lượng vật chất khô 14. Hàm lượng phosphor
4. Hàm lượng tro thô 15. Tổng số vi khuẩn hiếu khí
5. Hàm lượng Nito, Protein thô 16. Định lượng Conliform tổng số
6. Hàm lượng xơ xử lý bằng chất tẩy axit 17. Đinh lượng  E. coli dương tính với β-Glucuronidaza
7. Hàm lượng xơ thô 18. Định lượng E.coli giả định
8. Clorua hòa tan trong nước 19. Định tính Salmonella trong
9. Hàm lượng Cu, Zn, Fe, Mn, Ni, As, Cd, Pb, Hg 20. Định lượng  Staphylococci có phản ứng dương tính với coagulase
10. Hàm lượng Axit xyanhydric 21. Định lượng nấm men, nấm mốc
Rau, củ, quả 1. Độ ẩm 14. Hàm lượng xơ tổng số, xơ hòa tan và xơ không hòa tan
2. Dư lượng hóa chất trừ cỏ 2,4-D 15. Hàm lượng Nitrit
3. Dư lượng thuốc BVTV gốc Chlor hữu cơ 16. Hàm lượng Cu, Fe, Zn, Mn, Ca, Mg
4. Tro không tan trong axit 17. Sunfua Dioxit (SO2) tổng số
5. Hàm lượng xơ thô 18. Độ Brix
6. Xác định Axit tổng số 19. Cảm quan sản phẩm
7. Hàm lượng kim loại Cd, Pb 20. Xác định hàm lượng chất béo
8. Hàm lượng kim loại As 21. Định tính  vi khuẩn Salmonella
9. Hàm lượng kim loại Hg 22. Định lượng E.Coli giả định
10. Hàm lượng vitamin C 23. Định lượng coliform tổng số
11. Hàm lượng đường tổng 24. Tổng vi sinh vật hiếu khí
12. Hàm lượng nitơ và protein thô 25. Clostridium Perfringens giả định
13. Hàm lượng phosphor 26. Bacillus Cereus giả định
Chè 1. Tro không tan trong axit 9. Hàm lượng chất xơ
2. Tro tổng số 10. Hàm lượng Cafein
3. Tro tan trong nước 11. Hàm lượng As, Cd, Pb, Hg
4. Độ ẩm 12. Tổng vi sinh vật hiếu khí
5. Hàm lượng Protein thô 13. Định lượng E.coli giả định
6. Hàm lượng chất chiết 14. Định tính  Salmonella
7. Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhóm Endosunfan 15. Định lượng coliform tổng số
8. Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhóm Pyrethroid 16. Định lượng nấm men, nấm mốc
Phân bón 1. Độ ẩm 13. Dạng bên ngoài
2. Hàm lượng Axit humic 14. Axit tự do
3. Photpho hữu hiệu 15. Xác định cỡ hạt
4. Hàm lượng Fe, Mn , Ca, Mg, Cu, Pb, Zn, Co, Cd, Cr, Ni, As 16. Hàm lượng Biuret
5. Hàm lượng Kali tổng số 17. Hàm lượng silic dioxit (SiO2)
6. pHH2O 18. Hàm lượng Nitơ tổng
7. Hàm lượng S 19. Hàm lượng Bo hòa tan trong nước
8. Cacbon hữu cơ tổng số 20. Hàm lượng Bo hòa tan trong axit
9. Hàm lượng C/N 21. Khối lượng riêng ở 20 0C
10. Nitơ tổng số 22. Clorua hòa tan trong nước
11. Photpho tổng số 23. Hàm lượng K hữu hiệu
Phân bón vi sinh, chế phẩm vi sinh 1. Vi sinh vật hiếu khí tổng số 5. Vi sinh vật cố định đạm.
2. Vi sinh vật phân giải lân 5. Vi sinh vật phân giải xenlulose
3. Coliform tổng số 7. Coliform chịu nhiệt
4. Định lượng E. coli giả định 8. Định tính Salmonella

Thu hút công nghệ cao chuyển đổi nền kinh tế xanh ở Việt Nam

  • Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho rằng, để xanh hóa nền kinh tế, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được xác định là giải pháp trọng tâm, trong đó chú trọng công nghệ cao.

Chiều 17/5 (sáng 18/5 giờ Hà Nội), Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Đại học California Berkeley tổ chức tọa đàm “Xây dựng chính sách thu hút công nghệ cao để chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và kỹ thuật số ở Việt Nam”. Sự kiện nằm trong khuôn khổ chuyến công tác của Thủ tướng tại Mỹ.

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, chính sách khí hậu và bảo vệ môi trường được Chính phủ Việt Nam rất quan tâm, coi là nhiệm vụ trọng tâm để góp phần phát triển nhanh và bền vững. Tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (COP26), Việt Nam đã cam kết đạt mức phát thải carbon trung tính vào năm 2050. Để đạt mục tiêu này, Việt Nam đang từng bước chuyển dịch cơ cấu năng lượng theo hướng tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo, giảm nguyên liệu hóa thạch.

Ông cho biết, Việt Nam xác định tỷ lệ nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt 15-20% năm 2030 và 25-30% năm 2045, tương ứng tỷ lệ điện năng của năng lượng tái tạo trong tổng điện năng sản xuất toàn quốc là khoảng 30% năm 2030 và 40% năm 2045.

Bên cạnh các chính sách về khí hậu và bảo vệ môi trường, Chính phủ Việt Nam cũng đang xây dựng và triển khai các chính sách nhằm phát triển kinh tế số, xã hội số. Trong đó xác định, tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GDP năm 2025 và 30% GDP năm 2030.

“Có thể nói, chủ trương xanh hóa nền kinh tế Việt Nam luôn cần song hành cùng tiến trình chuyển đổi số quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng, môi trường với việc ứng dụng công nghệ tiên tiến từ AI, Blockchain, IoT… trong việc xây dựng một hệ sinh thái công nghệ thông minh, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế”, lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ nói.

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Hoàng Thùy

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Hoàng Thùy

Theo Bộ trưởng, để đạt được các mục tiêu trên, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được xác định là giải pháp trọng tâm. Các chính sách, cơ chế, giải pháp của Việt Nam thời gian qua được tập trung vào cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển các ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của khoa học công nghệ, nhất là cuộc Cách mạng công nghệ 4.0.

Hiện Việt Nam đã ban hành 8 luật chuyên ngành về khoa học và công nghệ. Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (startup ecosystem) đã hình thành và phát triển nhanh, đa dạng, gồm 79 cơ sở ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp, 40 tổ chức tăng tốc khởi nghiệp, 138 trường đại học có không gian sáng tạo dành cho sinh viên khởi nghiệp; 291 khu công nghiệp, 04 khu công nghệ cao quốc gia…

“Trong một thế giới toàn cầu hóa và hội nhập, để phát triển một nền kinh tế xanh, Việt Nam rất cần tiếp cận với các kiến thức, kinh nghiệm, công nghệ tiên tiến, hiện đại của nước ngoài, trong đó có Mỹ”, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ nói.

Cần chính sách lưu trữ năng lượng

Tham luận với chủ đề công nghệ và chiến lược tăng trưởng năng lượng xanh ở Việt Nam, ông Chris Payton (Vietnam Gas/ Energy Science Group) nói, chỉ 5 năm trước, vấn đề năng lượng tái tạo rất đơn giản chỉ xoay quanh việc thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng năng lượng gió và mặt trời. Nhưng lúc này là vấn đề về cơ sở hạ tầng, trong đó có truyền tải điện năng. Điều này phải được quản lý qua chính sách.

Theo ông, lưu trữ năng lượng là điều mà Việt Nam có thể làm rất nhanh về mặt chính sách. Ví dụ ở bang California, năm 2021 có hơn 220 dự án điện mặt trời được cấp phép, trong đó 95% là dự án điện mặt trời đi kèm lưu trữ. Trong khi 5 năm trước con số này rất thấp.

Có rất nhiều loại công nghệ lưu trữ năng lượng như tích lũy thủy năng, pin, khí nén, lưu trữ dưới dạng nhiệt… Mỗi loại đều có ứng dụng trong kinh tế và mức độ thương mại hóa khác nhau. Hai loại phổ biến nhất là tích lũy thủy năng và pin. Hai loại này khác nhau nhưng bổ sung cho nhau. Lưu trữ điện bằng pin là lĩnh vực mà chính sách chủ động có thể nhanh chóng thay đổi môi trường và tầm nhìn năng lượng của Việt Nam.

“Hệ thống lưu trữ bằng pin có thể được lắp đặt vào một mạng lưới có sẵn mà không tốn nhiều diện tích. Nó cũng có thể được triển khai ở nhiều vị trí trong mạng lưới như điểm phát điện, ở nơi người dùng cuối, trước hoặc sau đồng hồ…”, ông nói.

Ông Chris Payton tham luận với chủ đề công nghệ và chiến lược tăng trưởng năng lượng xanh ở Việt Nam. Ảnh: Hoàng Thùy

Ông Chris Payton tham luận với chủ đề công nghệ và chiến lược tăng trưởng năng lượng xanh ở Việt Nam. Ảnh: Hoàng Thùy

Ông cho biết, có thể triển khai hệ thống lưu trữ điện ở nhiều nơi trong khắp mạng lưới nhưng nếu kiểm soát tập trung sẽ tốt hơn. Theo đó, một hệ thống quản lý điện có quy mô toàn quốc là rất quan trọng. “Nếu lập ra một hệ thống này, có thể lập ra hệ thống quản lý phát thải carbon, giúp quản lý lượng carbon bị phát thải, khuyến khích các khu công nghiệp làm tốt và ngăn ngừa các khu chưa tốt. Hệ thống cũng có thể thu thập dữ liệu thống kê quốc gia”, ông nói.

Theo ông Chris Payton, việc lưu trữ năng lượng sẽ tiếp sức cho năng lượng mặt trời và khuyến khích các dự án mới trên quy mô lớn trong tương lai. Nhưng để đảm bảo tính ổn định của lưới điện, không nên phó mặc cho việc khuyến khích tư nhân. “Lưới điện phải được cấp ngân sách trung ương và quản lý trung ương vì nó mang tính chất chiến lược”, ông nhấn mạnh.

Tại tọa đàm còn có sự tham dự của đại diện Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Văn phòng Khoa học và Công nghệ Việt Nam ở San Francisco; các giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đến từ Đại học California Berkeley, Đại học Texas, Đại học Stanford; các doanh nghiệp của Việt Nam và Mỹ như Việt Nam Gas Group; Energy Science Group; TerraScale Inc; Mancef…

Cuối chương trình, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc ký biên bản ghi nhớ ghi nhận ý định của Công ty TerraScale Inc (doanh nghiệp Mỹ) trong việc nghiên cứu đầu tư các dự án về năng lượng và dữ liệu xanh và bền vững tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.

Đây là dự án mạng lưới các trung tâm dữ liệu carbon thấp với khả năng bảo mật cao, mạng lưới xử lý dữ liệu thiết yếu; dự án Hệ thống Pin (battery) lưu trữ năng lượng quy mô lưới điện, dự án về Phần mềm kiểm đếm carbon, dự án mạng lưới hệ thống truyền thông an toàn, bao gồm truyền thông vệ tinh, hạ tầng phục vụ phát triển lĩnh vực AI và IoT cho các ứng dụng đa dạng và nhân đạo như y tế, nông nghiệp và phát triển thành phố thông minh.

Lãnh đạo Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, ông Lưu Hoàng Long (bên phải) và lãnh đạo Công ty TerraScale Inc, ông Danny Hayes ký kết Bản ghi nhớ hợp tác dưới sự chứng kiến của Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt (đứng, thứ hai từ phải qua). Ảnh: Hoàng Thùy

Lãnh đạo Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, ông Lưu Hoàng Long (bên phải) và lãnh đạo Công ty TerraScale Inc, ông Danny Hayes ký kết Bản ghi nhớ hợp tác dưới sự chứng kiến của Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt (đứng thứ hai từ phải qua). Ảnh: Hoàng Thùy

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Mỹ từ 11/5, bắt đầu tham dự chuỗi sự kiện trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN – Mỹ diễn ra ngày 12-13/5, đồng thời thăm và làm việc tại Mỹ, Liên Hợp Quốc, dự kiến kéo dài đến 17/5. Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt là một trong các thành viên chính thức của Đoàn đại biểu Việt Nam.

Hội nghị trực tuyến Ban Thường vụ Liên minh HTX Việt Nam lần thứ nhất, khóa VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025

Sáng ngày 08/3, đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam đã chủ trì Hội nghị trực tuyến Ban Thường vụ Liên minh HTX Việt Nam lần thứ nhất, khoá VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam phát biểu tại hội nghị

Tham gia hội nghị có các đồng chí Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam; các đồng chí là ủy viên Ban Thường vụ, các Ban, đơn vị trực thuộc Liên minh HTX Việt Nam báo cáo các nội dung chuyên đề.

Ban Thường vụ Liên minh HTX Việt Nam, khoá VI, họp lần thứ nhất, tập trung vào các nội dung chính: Báo cáo tình hình phát triển KTTT, HTX và hoạt động của hệ thống Liên minh HTX Việt Nam năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021; Báo cáo công tác tổ chức Đại hội Liên minh HTX Việt Nam và cấp tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; Báo cáo tình hình thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của hệ thống năm 2020; nhiệm vụ năm 2021; Báo cáo về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1120/QĐ-LMHTXVN ngày 26/10/2018; Báo cáo về xây dựng mô hình HTX sản xuất kinh doanh gắn với chuỗi giá trị giai đoạn 2018-2020; định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp giai đoạn 2021-2025; Quy chế lựa chọn xây dựng, nhân rộng mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao liên kết theo chuỗi giá trị, hiệu quả bền vững; Quy chế hỗ trợ HTX phát triển sản xuất; Chương trình công tác toàn khóa của Ban Chấp hành Liên minh HTX Việt Nam khoá VI, nhiệm kỳ 2020-2025; Phân công nhiệm vụ Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Liên minh HTX Việt Nam khoá VI, nhiệm kỳ 2020-2025;…

Quang cảnh hội nghị trực tuyến Ban Thường vụ Liên minh HTX Việt Nam

Theo báo cáo tình hình phát triển KTTT, hợp tác xã của hệ thống Liên minh HTX Việt Nam năm 2020, số lượng hợp tác xã (HTX), liên hiệp HTX, tổ hợp tác (THT) tiếp tục tăng, thành lập mới 2.153 HTX, 17 liên hiệp HTX, 3.000 THT; đến cuối năm 2020, cả nước có 25.454 HTX, tăng 836 HTX; 102 liên hiệp HTX, 119.399 THT. Trong đó có 16.520 HTX nông nghiệp; 1.188 Quỹ tín dụng nhân dân.

Theo đó, khu vực KTTT, HTX thu hút hơn 8,1 triệu thành viên, chiếm 33% tổng số hộ cá thể ở địa bàn nông thôn; 96% HTX được chuyển đổi, tổ chức lại hoạt động; quy mô, chất lượng và hiệu quả hoạt động được nâng lên; giải thể 811 HTX, 06 liên hiệp HTX. Tỷ lệ HTX hoạt động hiệu quả đạt 56%; tổng doanh thu đạt hơn 30.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2.900 tỷ đồng, thu nhập bình quân của người lao động 3,5 triệu đồng/người/tháng; Cả nước có 1.718 HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, 3.913 HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị…

Quang cảnh hội nghị trực tuyến Ban Thường vụ Liên minh HTX Việt Nam

Tại hội nghị, đồng chí Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo nhấn mạnh năm 2020 là năm diễn ra với nhiều sự kiện quan trọng của hệ thống Liên minh HTX Việt Nam, bên cạnh việc chủ động nghiên cứu, tham mưu và triển khai thực hiện kịp thời chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, cấp ủy và chính quyền địa phương về phát triển KTTT, HTX và hoạt động của hệ thống Liên minh HTX Việt Nam. Liên minh HTX Việt Nam đã phối hợp với các bộ, ngành xây dựng các văn bản, cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển KTTT, HTX…. Hệ thống Liên minh HTX Việt Nam triển khai nhiều họat động sáng tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển của khu vực KTTT và thành viên; tiếp tục giữ vai trò nòng cốt trong phát triển KTTT, HTX; vị thế, uy tín của hệ thống Liên minh HTX Việt Nam ở trong nước và các tổ chức quốc tế nâng thêm một tầm cao mới.

Với tinh thần trách nhiệm cao, các đại biểu dự hội nghị đã tập trung thảo luận về các vấn đề về triển khai nhiệm vụ 2021; dự thảo Quy chế làm việc của Ban chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Liên minh HTX Việt Nam khóa VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025; Quy chế lựa chọn xây dựng, nhân rộng mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao liên kết theo chuỗi giá trị, hiệu quả bền vững; Quy chế hỗ trợ HTX phát triển sản xuất; kế hoạch tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khóa IX và 10 năm thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012…

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam cho biết dựa trên những kết quả đã đạt được, KTTT, HTX trong năm 2021 tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng, gắn với quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho các thành viên, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh, an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

Về một số nhiệm vụ công tác trọng tâm trong năm 2021, đồng chí Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam đề nghị các các ban tham mưu, các đơn vị sự nghiệp; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Liên minh HTX Việt Nam trên cương vị, trách nhiệm và nhiệm vụ mới được phân công, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt các nội dung trọng tâm đã đề ra.

Một số hình ảnh tại hội nghị trực tuyến Ban Thường vụ Liên minh HTX Việt Nam lần thứ nhất, khóa VI:

 Trung tâm Thông tin – Tuyên truyền

Bàn giao thiết bị hỗ trợ HTX DV NN, TTCN Hương Sơn theo chuỗi giá trị

Sáng ngày 26/12, Trung tâm Khoa học công nghệ và Môi trường thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh Nghệ An tổ chức bàn giao các nội dung hỗ trợ cho Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn (Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An).Huyện Kỳ Sơn là một trong hai huyện nghèo nhất thuộc tỉnh Nghệ An cũng như cả nước. Đồng bào dân tộc sinh sống nơi đây chủ yếu là H’Mông, dân tộc Thái và dân tộc Kho Mú, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ nghèo và hộ cận nghèo còn cao so với các huyện trong tỉnh.

Trao đổi các nội dụng tại lễ nghiệm thuViệc phát triển kinh tế còn phụ thuộc lớn vào nông lâm nghiệp tuy nhiên việc ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trong sản xuất lại chưa được áp dụng nhiều, mặt khác các thế mạnh của vùng như phát triển cây Gừng chưa được phát huy xứng tầm với thế mạnh của vùng để tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động từ đó nâng cao thu nhập giúp xóa đói giảm nghèo.Tháng 10 năm 2009, tỉnh Nghệ An đã tổ chức đại hội thành lập HTX Dịch vụ nông nghiệp, TTCN Hương Sơn. Cơ cấu tổ chức của HTX được thực hiện đảm bảo theo Luật HTX 2012. HTX có vốn điều lệ 300 triệu đồng, có 01 nhà xưởng và 20ha trồng gừng trên núi, là huyện có vùng cao có độ cao so với mặt nước biển từ 700-1500m, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng Gừng là loại nông sản, dược liệu quý không phải vùng nào cũng trồng và sản xuất được.

Ông Nguyễn Văn Luân, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp, TTCN Hương Sơn cho biết HTX luôn cố gắng phát triển mở rộng trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà người dân có nhu cầu. HTX hiện đang bao tiêu sản phẩm cho các thành viên và hộ nông dân địa bàn cung cấp sản phẩm Gừng cho miền Nam. Tuy nhiên do năng lực tài chính còn hạn chế nên HTX chưa có điều kiện đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, áp dụng các thiết bị máy móc hiện đại hóa cho việc sản xuất đóng gói gừng. Ví dụ như thiết bị rửa, sơ chế gừng trước khi đóng thùng còn lạc hậu, năng suất thấp. Thiết bị nâng hạ chuyển gừng lên xuống xe (băng tải) để giảm việc gừng bị gãy dập, thiết bị vận chuyển gừng từ trên núi cao xuống do địa hình hiểm trở sẽ giảm thời gian cho khâu thu hoạch sản xuất.

Máy rửa gừng tự động

Trung tâm Khoa học công nghệ và Môi trường hỗ trợ, bàn giao cho HTX dây chuyển sản xuất Gừng gồm các thiết bị: Máy rửa gừng; băng tải vận chuyển gừng; giàn phơi gừng… và trang thông tin điện tử sẽ giúp HTX mở rộng tiêu thụ sản phẩm lên các trung tâm thành phố lớn như siêu thị, sàn thông tin điện tử…

Đại diện Liên minh hợp tác xã tỉnh Nghệ An cũng đề nghị HTX dịch vụ nông nghiệp, TTCN Hương Sơn quản lý tốt tài sản được hỗ trợ, hát huy tối đa công năng máy móc và đảm bảo an toàn lao động, mở rộng thêm các sản phẩm về Gừng…

Trung tâm Khoa học Công nghệ & Môi trường

Lễ bàn giao các nội dung hỗ trợ cho Liên hiệp HTX SXTT, nông sản an toàn Ninh Bình

Sáng ngày 29/12, Trung tâm Khoa học công nghệ và Môi trường thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh Ninh Bình tổ chức bàn giao các nội dung hỗ trợ cho Liên hiệp HTX SXTT, nông sản an toàn Ninh Bình (Trụ sở Phố 4 phường Đông Thành, tp Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình).

Liên hiệp HTX SXTT Nông sản An toàn Ninh Bình có trụ sở chính tại Phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Liên hiệp HTX bao gồm có 5 HTX trong tỉnh, 01 nhà xưởng công ty chế biến sản phẩm và các cửa hàng bày bán sản phẩm đồng thời liên kết với các hộ nông dân phát triển sản xuất. Liên hiệp HTX có vốn điều lệ 390 triệu đồng. Cơ cấu tổ chức của liên hiệp HTX được thực hiện đảm bảo theo Luật HTX 2012. HTX tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh chăn nuôi đại gia súc, trồng trọt rau củ quả….

Bàn giao hỗ trợ cho Liên hiệp HTX SXTT, NSAT Ninh Bình

Ông Nguyễn Trương Nghĩa, Chủ tịch HĐQT Liên hiệp HTX SXTT, NSAT Ninh Bình cho biết liên hiệp được thành lập với mục đích hỗ trợ phát triển kinh tế hộ, nâng cao năng lực sản xuất, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ để giảm chi phí, tăng năng suất và hiệu quả cho các hộ dân trên địa bàn xã, đặc biệt là tiêu thụ sản phẩm cho các HTX, lấy lợi ích của các thành viên là chính, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa; tìm thị trường, tiêu thụ các sản phẩm cho các đơn vị thành viên, phát triển các chuỗi cửa hàng bán sản phẩm của Liên hiệp HTX và đưa các sản phẩm tiêu thụ ở chợ trung tâm, các siêu thị nhỏ lẻ và trung tâm thương mại.

Trung tâm Khoa học công nghệ và Môi trường hỗ trợ, bàn giao cho liên hiệp HTX dây chuyền bảo quản sản phẩm gồm các thiết bị: Tủ đông, tủ mát… và trang thông tin điện tử sẽ giúp HTX mở rộng tiêu thụ sản phẩm lên các trung tâm thành phố lớn như siêu thị, sàn thông tin điện tử; chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt trong lĩnh vực trồng trọt đối với lúa gạo….

Bà Lê Thị Tâm chủ tịch Liên minh hợp tác xã tỉnh Ninh Bình cũng đề nghị Liên hiệp HTX SXTT, NSAT Ninh Bình quản lý tốt tài sản được hỗ trợ, hát huy tối đa công năng máy móc và đảm bảo an toàn lao động, mở rộng thêm các sản phẩm đặc sản của tỉnh…

Đại diện liên hiệp HTX gửi lời cảm ơn đến Liên minh HTX Việt Nam và Trung tâm Khoa học công nghệ và Môi trường cùng Liên minh HTX tỉnh Ninh Bình đã quan tâm và hỗ trợ liên hiệp các nội dung rất cần thiết để liên hiệp phát triển thị trường sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm của HTX.

Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường

Bàn giao thiết bị cho HTX nuôi ong nội rừng Kinh Môn (Hải Dương)

Sáng ngày 30/12, Trung tâm Khoa học công nghệ và Môi trường (thuộc Liên minh HTX Việt Nam) phối hợp với Liên minh HTX tỉnh Hải Dương tổ chức bàn giao các nội dung hỗ trợ cho HTX nuôi ong nội rừng Kinh Môn (Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) tham gia xây dựng mô hình HTX kiểu mới phát triển sản xuất gắn với chuỗi giá trị.

HTX nuôi ong nội rừng Kinh Môn gồm các thành viên HTX chuyên nuôi ong khai thác mật trên núi rừng Yên Phụ Kinh Môn, các hộ thành viên đều tâm huyết với nghề nuôi ong truyền thống. Mật ong của địa phương trở thành mặt hàng có giá trị kinh tế cao giúp tăng thu nhập cho nhân dân và xóa đói giảm nghèo. Hiện HTX gồm 51 thành viên với 1776 thùng ong và có vốn điều lệ 450 triệu đồng.

HTX được thành lập với mục đích lấy lợi ích của các thành viên là chính, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa; tìm thị trường, tiêu thụ các sản phẩm cho các thành viên, nâng cao năng lực sản xuất, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ để giảm chi phí, tăng năng suất và hiệu quả và đưa các sản phẩm tiêu thụ ở chợ trung tâm, các siêu thị nhỏ lẻ và trung tâm thương mại.

Hình ảnh tại lễ nghiệm thu bàn giao

Trung tâm Khoa học công nghệ và Môi trường hỗ trợ, bàn giao các nội dung cho HTX gồm: Máy tách thủy phần và phá kết tinh mật ong; chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt trong lĩnh vực chăn nuôi (VietGahp-VietGap); thiết kế logo, nhãn hiệu; tem mác; trang thông tin điện tử (Website)… sẽ giúp HTX mở rộng tiêu thụ sản phẩm lên các trung tâm thành phố lớn như siêu thị, sàn thông tin điện tử;….

Đồng chí Nguyễn Kim Hoàn- Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Hải Dương phát biểu và đề nghị HTX nuôi ong nội rừng Kinh Môn quản lý tốt tài sản được hỗ trợ, phát huy tối đa công năng máy móc và đảm bảo an toàn lao động, mở rộng thêm các sản phẩm từ mật ong…

Đại diện HTX gửi lời cảm ơn đến Liên minh HTX Việt Nam và Trung tâm KHCN&MT cùng Liên minh HTX tỉnh Hải Dương đã quan tâm và hỗ trợ HTX với các nội dung rất cần thiết để HTX phát triển sản xuất và thị trường tiêu thụ các sản phẩm của hợp tác xã và cam kết sẽ bảo quản tốt máy móc thiết bị đồng thời sử dụng và phát huy tốt các nội dung được hỗ trợ để phát triển hợp tác xã.

 Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường

Hỗ trợ xây dựng chuỗi giá trị gạo chất lượng cao Ngọc Quang

HTX nông nghiệp I Ninh Quang được Liên minh HTX tỉnh Khánh Hòa đánh giá là “cánh chim đầu đàn” trong phong trào kinh tế hợp tác của tỉnh. Từ mô hình HTX toàn dân có bước chuyển mình mạnh mẽ, nhanh chóng hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát huy tốt vai trò “bà đỡ” kinh tế hộ. HTX đã được Liên minh HTX Việt Nam lựa chọn để hỗ trợ xây dựng mô hình chuỗi giá trị sản phẩm gạo Ngọc Quang.

Năm 2020, Liên minh HTX tỉnh Khánh Hòa tham mưu, đề xuất Liên minh HTX Việt Nam hỗ trợ HTX Nông nghiệp I Ninh Quang tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với chuỗi giá trị sản phẩm gạo chất lượng cao Ngọc Quang.

Bắt nhịp kinh tế thị trường

Tại lễ nghiệm thu bàn giao các nội dung hỗ trợ vừa qua, ông Đinh Văn Dũng – Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Khánh Hòa và ông Đặng Ân – Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Quang (thị xã Ninh Hòa) đánh giá rất cao hoạt động hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất gắn với chuỗi giá trị sản phẩm của Liên minh HTX Việt Nam.

Ông Lương Công Vân, Giám đốc HTX chia sẻ: “Ban lãnh đạo HTX xác định rõ điểm mạnh, điểm hạn chế, phát huy thế mạnh địa phương, tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển các ngành nghề có hiệu quả kinh tế nhưng không bỏ qua các dịch vụ mang tính công ích cho thành viên. HTX cần phải đứng trên nhiều chân, đa dạng hóa dịch vụ mới có thể tồn tại và phát triển”.

Trước đây, HTX chủ yếu thực hiện một số dịch vụ phục vụ cho thành viên như thủy lợi, hướng dẫn cơ cấu mùa vụ, kỹ thuật sản xuất và kinh doanh giống, vật tư nông nghiệp. Hiện nay, để thích ứng với yêu cầu của thị trường, HTX đã mở rộng đa dạng các hoạt động dịch vụ cung ứng cho thành viên.

Theo đó, HTX đã mạnh dạn liên kết hợp tác sản xuất lúa giống, góp cổ phần với doanh nghiệp tư nhân để sản xuất gạch; sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi từ phụ phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất, chế biến, xây dựng thương hiệu “Gạo chất lượng cao Ngọc Quang” của địa phương.

Theo báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, năm 2019-2020, HTX đã sản xuất, cung ứng cho nông dân trong và ngoài địa phương trên 52 tấn giống tốt như Đài Thơm 8, ML 202, TH41, OM7347, OM 4900 và OM6976 đáp ứng nhu cầu của nông dân các huyện Khánh Vĩnh, Cam Lâm, Vạn Ninh…

Được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương, HTX đầu tư xây dựng nhà xưởng, thiết bị chế biến gạo, sân phơi, dây chuyền thiết bị chế biến thức ăn chăn nuôi từ bắp và các phụ phẩm nông nghiệp khác. Hiện nay, sản phẩm thức ăn chăn nuôi của HTX đã có 30 đại lý, cửa hàng làm đầu mối tiêu thụ nên đầu ra ổn định. Sản xuất và chế biến bắp đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho HTX và thành viên.

b200cf2e7b9f534202228b66ddd270-8945-7983

Chuỗi giá trị gạo chất lượng cao

Điểm nổi bật của HTX Nông nghiệp I Ninh Quang là mạnh dạn xây dựng thương hiệu “Gạo chất lượng cao Ngọc Quang”. Từ vùng chuyên canh lúa giống và lúa thương phẩm, hàng năm cung cấp ra thị trường một lượng lớn lúa gạo, HTX quyết định một hướng đi mới, sản xuất theo quy trình chuỗi giá trị sản phẩm khép kín sản xuất – chế biến – tiêu thụ.

Năm 2016, sản phẩm “Gạo Ngọc Quang” được ra mắt trên thị trường. Để có được thành quả đó, HTX đã chủ động quy hoạch một số diện tích lúa của 88 hộ thành viên, trực tiếp quản lý, hướng dẫn quy trình sản xuất giảm thiểu sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật để tạo ra loại lúa đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Gạo Ngọc Quang được sản xuất từ giống lúa Đài Thơm 8, có phẩm chất gạo ngon, cơm dẻo vừa, thơm nhẹ, đang được thị trường ưa chuộng. Sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp chứng nhận nhãn hiệu độc quyền; Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản Khánh Hòa cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, được UBND tỉnh chứng nhận “Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Khánh Hòa năm 2019”.

Sau 4 năm thăm dò thị trường, làm quen với người tiêu dùng, Gạo chất lượng cao Ngọc Quang đang được thị trường chấp nhận. Kênh đại lý phân phối của HTX tiêu thụ trung bình mỗi tháng từ 5 – 7 tấn gạo.

Triển khai chương trình hỗ trợ xây dựng chuỗi của Liên minh HTX Việt Nam, đơn vị trực thuộc là Trung tâm Khoa học công nghệ và Môi trường (Liên minh HTX Việt Nam) đã phối hợp với Liên minh HTX tỉnh Khánh Hòa nghiên cứu, đánh giá hiện trạng sản xuất kinh doanh, chỉ ra những tồn tại của HTX để tư vấn, hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị, năng lực sản xuất kinh doanh tạo mối liên kết bền vững với chuỗi giá trị sản phẩm gạo Ngọc Quang của địa phương.

Công tác hỗ trợ đã giúp HTX xây dựng được 23 ha lúa theo quy trình sản xuất VietGAP, đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, hệ thống Liên minh HTX Việt Nam cũng đã hỗ trợ thiết kế bao bì nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, 1 máy đóng gói hút chân không để hoàn thiện khâu sản xuất và đóng gói, bảo quản sản phẩm.

Đồng thời, HTX cũng được hỗ trợ xây dựng trang thông tin điện tử làm cơ sở cho các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm, phát triển thị trường trong và ngoài nước…

Các nội dung hỗ trợ tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu canh tác, gieo trồng, đến hoàn thiện năng lực bảo quản, chế biến, hình thức bao bì, mẫu mã, xúc tiến thương mại.

Công tác hỗ trợ xuất phát từ đánh giá hiện trạng thực tế sản xuất kinh doanh của HTX, phù hợp với mục tiêu của Liên minh HTX Việt Nam là tiêu chuẩn hóa, nâng cao giá trị, thương hiệu và tăng cường liên kết sản xuất với chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị sản phẩm.

Ông Đặng Ân cũng bày tỏ mong muốn, trong những năm tới, chương trình hỗ trợ HTX của Liên minh HTX Việt Nam bên cạnh việc hỗ trợ cần chú trọng đầu tư xây dựng những mô hình điển hình để làm cơ sở nhân rộng, học tập làm cơ sở phát triển mô hình kinh tế hợp tác tại tỉnh Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung.

Trần Hiền