HTX vì lợi ích của thành viên và khách hàng

Giữa lúc vật giá leo thang, chi phí sản xuất tăng cao mới thấy vai trò quan trọng của mô hình kinh tế tập thể với những lợi ích thiết thực giúp người dân, thành viên giảm chi phí sản xuất. Không những vậy, các HTX cũng lên kế hoạch sản xuất phù hợp nhằm tiết giảm chi phí sản phẩm, bảo đảm lợi ích cho người tiêu dùng, khách hàng.

Thời điểm áp dụng mức lương tối thiểu mới từ ngày 1/7 sắp tới được cho sẽ khiến hàng hóa có thể rơi vào guồng quay tăng giá. Điều này khiến các HTX tiếp tục gặp khó khăn trước vấn đề giá nguyên liệu đầu vào tăng đẩy chi phí sản xuất tăng theo. Chính vì vậy, nhiều HTX đã phải tìm cách để tiết giảm chi phí, ổn định sản xuất.

Đồng hành cùng thành viên, khách hàng

Tại HTX Trung An (Thái Bình), để tiết giảm chi phí, ban giám đốc HTX đang tích cực hướng dẫn thành viên, nông dân sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đúng kỹ thuật, hạn chế chi phí đầu tư.

Bên cạnh đó, HTX tăng cường liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế, cá nhân nhằm mở rộng các dịch vụ giúp hạ chi phí sản xuất, tăng giá trị thu nhập cho thành viên. Nếu như năm 2021, HTX đã liên kết với với Công ty TNHH Quang Long đảm bảo thu mua bao tiêu lúa tươi tại ruộng thì mới đây, HTX hoàn thiện hợp đồng liên kết với công ty thứ 2 là Công ty TNHH chế biến Đại Long (Hải Dương), quy hoạch từ 30 – 50 ha sản xuất giống lúa chất lượng cao ST25. Với mối liên kết này, HTX được doanh nghiệp đầu tư toàn bộ đầu vào và thu mua toàn bộ thóc tươi tại đầu bờ (với giá 7.000 đồng/kg).

Ông Trịnh Văn Điều, Giám đốc HTX Trung An, cho biết chỉ riêng việc được doanh nghiệp thu mua tại ruộng đã giúp thành viên HTX không phải mất công, chi phí vận chuyển, phơi, bảo quản thóc sau thu hoạch.

Tại HTX Chư A Thai (Kon Tum), những người đứng đầu HTX cũng đẩy mạnh liên kết với với các tập đoàn, các công ty giống, phân bón cho hộ thành viên và hộ dân theo mô hình liên kết cung ứng tập trung, thanh toán sau thu hoạch, không tính lãi. Điều này giúp giảm chi phí đầu vào cho hộ thành viên, nông dân lên đến trên 150 triệu đồng/năm.

Nhiều HTX đang đồng hành với thành viên, nông dân để tiết giảm chi phí, tránh khó khăn trước những đợt “bão giá”.

Không dừng lại ở đó, HTX Chư A Thai đang tiếp tục rà soát tất cả các khâu sản xuất để làm sao có thể tiết giảm chi phí, nhất là giảm chi phí ở vận chuyển. Vì chỉ riêng khâu vận chuyển cũng có thể chiếm đến 15-20% chi chí của sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Văn Định, Giám đốc HTX nông nghiệp dịch vụ tổng hợp Hoa Thành (Nghệ An) cho biết nhiều khách hàng, người tiêu dùng của HTX những ngày gần đây đã bày tỏ lo lắng các mặt hàng từ thóc, gạo, phân bón do HTX cung cấp sẽ có đợt tăng giá vì từ 1/7 sẽ có đợt tăng lương. Trong khi thời gian qua, giá xuất khẩu mặt hàng lúa gạo cũng tăng đã kéo chi phí sản xuất tăng theo.

Theo ông Định, HTX luôn đồng hành và chia sẻ với thành viên và nhân dân. Chính vì vậy để tiết giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, HTX ngoài cố gắng lồng ghép các hỗ trợ của cấp trên, phấn đấu mỗi khâu đầu vào giảm cho bà con được một ít, cộng lại cũng sẽ đỡ được phần nào chi phí sản xuất, khắc phục phần nào những khó khăn do giá cả vật tư đầu vào tăng cao.

HTX cũng sẽ cân đối , sắp xếp để thời gian tới có thể tổ chức các chương trình như giờ vàng bán hàng, giảm giá trực tiếp cho một số loại phân bón, bả diệt chuột… trong khung giờ cụ thể căn cứ theo giá công khai của đại lý cấp một để nông dân, thành viên yên tâm sản xuất.

Cần trợ lực

Việc giá nguyên liệu đầu vào, chi phí sản xuất tăng thời gian qua cùng với việc tăng lương thời gian tới làm cho nhiều người tiêu dùng lo ngại sẽ có đợt tăng giá hàng hóa cũng là điều dễ hiểu. Nhưng những cách mà các HTX đã đang và sẽ triển khai chính là lợi thế của mô hình kinh tế tập thể. Những lợi ích của mô hình này càng phát huy giá trị khi thị trường biến động, giá cả leo thang.

Cụ thể là những HTX sản xuất theo chuỗi giá trị, kết nối được với các doanh nghiệp, dự án từ đó tạo điều kiện cho chính HTX mở rộng nhiều dịch vụ cho thành viên nên HTX không cần phải ký kết trung gian qua các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài. Điều này giúp giảm chi phí sản xuất, làm tăng giá trị nông sản hàng hóa, tăng thêm thu nhập cho thành viên. Các thành viên cũng được hưởng lợi khi sử dụng các dịch vụ của HTX với giá tiết kiệm, phù hợp.

Theo GS Võ Tòng Xuân, ngay như việc các HTX trở thành đại lý cấp một đối với các doanh nghiệp cung cấp vật tư đầu vào cũng đã giúp thành viên, nông dân hưởng lợi. Đặc biệt, khi các HTX sử dụng phân bón đúng cách có thể giúp tiết giảm chi phí lên đến 50%.

Cụ thể như mô hình bón lót để hạn chế việc sử dụng phân bón về sau này trong trồng lúa tại HTX Tân Tiến (Đồng Tháp) đã giúp HTX này hạ giá thành 1 kg lúa từ 4.000-5.000 đồng xuống chỉ còn khoảng 2.000-2.500 đồng. Đây chính là động lực để tiết giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, từ đó giúp HTX vượt qua được những đợt sóng tăng giá từ thị trường.

Theo các chuyên gia, dù Chính phủ đã có những giải pháp để hạn chế tình trạng giá hàng hóa tăng theo giá lương nhưng thực tiễn giá cả ngoài thị trường vẫn rất khó quản lý. Chính vì vậy, để hạn chế tình trạng tăng chi phí sản xuất, tăng giá cả hàng hóa tiêu thụ ra thị trường, các HTX nên ưu tiên cho các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến, bán hàng trực tuyến. Điều này có thể giúp các HTX tiết kiệm chi phí mà vẫn duy trì và phát triển tốt quan hệ với đối tác, khách hàng ở trong ngoài nước. Đặc biệt, đối với các sàn thương mại điện tử ở trong nước và quốc tế có thể cho HTX tận dụng hệ thống giao hàng hoặc nhà kho nên sẽ giúp HTX giảm được những chi phí ở những khâu này.

Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ hiện đại cần được các HTX quan tâm vì thực chất đầu tư máy móc hiện đại chỉ tốn chi phí ban đầu. Nếu HTX tối ưu được các máy móc sẽ không chỉ nhanh bù lại vốn mà còn gia tăng nguồn thu.

Tuy nhiên, để việc tiết giảm chi phí được diễn ra đồng bộ, sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý trong điều hành giá cả, quản lý nguyên vật liệu đầu vào cần được quan tâm nhiều hơn. Ngay như các HTX chăn nuôi hiện nay dù chủ động trồng trọt, tận dụng rau màu trong nông nghiệp để phục vụ chăn nuôi nhưng thực tế về tình trạng phụ thuộc, phải nhập khẩu đến 70% thức ăn chăn nuôi và nguồn giống sẽ mãi khiến các HTX này gia tăng chi phí, khó đảm bảo lợi nhuận.

Bà Nguyễn Thị Phượng, thành viên của HTX chăn nuôi dịch vụ Thanh An (Bình Phước), cho rằng nếu có tận dụng thóc, gạo thay một số nguyên liệu như ngô, sắn làm thức ăn chăn nuôi thì cũng không phù hợp về khía cạnh kinh tế vì giá gạo, thóc hiện rất cao, cao hơn cả giá ngô, sắn.

Còn theo ông Trịnh Văn Điều, khi giá thành sản xuất tăng thì giá sản phẩm, nông sản đưa ra thị trường sẽ tăng và người tiêu dùng sẽ phải chịu mua hàng với giá đắt. Điều này sẽ khiến HTX khó duy trì lượng khách hàng. Muốn vậy, ngoài sự thay đổi, kiểm soát trong sản xuất của HTX thì địa phương cũng cần có cơ chế chính sách đầu tư hỗ trợ HTX, nông dân kinh phí để xây dựng hạ tầng đồng ruộng theo hướng hiện đại nhằm tiết kiệm chi phí đầu vào cho sản xuất, chủ động được tưới tiêu theo nhu cầu của từng loại cây trồng. Ngoài ra, địa phương cần hỗ trợ kinh phí cho các HTX xây dựng cơ sở vật chất cho việc bảo quản, sơ chế nông sản phẩm trước khi tiêu thụ để nâng cao giá trị, tối ưu sản xuất.

Theo Huyền Trang – Vnbusiness.vn

Công đoàn Liên minh HTX Việt Nam tham dự Hội thao cán bộ, công chức, viên chức, lao động năm 2024

Diễn ra từ ngày 04/5 – 18/5/2024, Hội thao Công đoàn Viên chức Việt Nam năm 2024 với 4 môn thi đấu: Bóng đá nam; Cầu lông; Bóng bàn; Kéo co với sự tham gia của 1.500 VĐV là cán bộ, công chức, viên chức, lao động công tác tại các bộ, ban, ngành đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp Trung ương, có công đoàn trực thuộc Công đoàn Viên chức Việt Nam. Công đoàn Cơ quan Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tham dự 3 môn: kéo co, bóng bàn và cầu lông.

Hội thao cán bộ, công chức, viên chức năm 2024 là hoạt động trọng tâm nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam (02/7/1994 – 02/7/2024), 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2024), thiết thực chào mừng tháng Công nhân năm 2024 và các ngày Lễ lớn của Đất nước.

Thông qua Hội thao tiếp tục khẳng định phong trào thể dục, thể thao trong hệ thống Công đoàn Viên chức Việt Nam đã và đang trở thành một phong trào thể thao quần chúng rộng rãi, thu hút đông đảo đoàn viên và người lao động tham gia.

Đây cũng là hoạt động bổ ích, đầy ý nghĩa đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng rèn luyện sức khỏe trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tạo không khí thi đua sôi nổi, tăng cường tinh thần giao lưu học hỏi, hiểu biết lẫn nhau trong các cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị.

Một số hình ảnh đoàn VĐV Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tham dự Hội thao:

Văn nghệ chào mừng
Đại biểu tham dự Lễ khai mạc Hội thao
Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn, Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam
Cục trưởng Cục TDTT Đặng Hà Việt trao cờ lưu niệm cho ông Nguyễn Văn Đông, Ủy viên BCH Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Viên chức Việt Nam
Đoàn VĐV Công đoàn Liên minh Hợp tác xã Việt Nam nhận cờ và hoa từ Ban tổ chức Hội thao
Chủ tịch Công đoàn Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Phạm Minh Điển chụp ảnh lưu niệm cùng đoàn VĐV cơ quan
Đoàn VĐV Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chụp ảnh lưu niệm tại Hội thao
Các cổ động viên Công đoàn Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tham gia tích cực các phong trào Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức
Cổ động trước môn thi đấu Kéo co
Vận động viên tham dự thi đấu môn bóng bàn
Công đoàn Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thi đấu môn bóng bàn
Môn thi Kéo co được đông đảo công đoàn viên cổ vũ nhiệt tình
Đoàn VĐV Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tham dự thi đấu môn kéo co
Đội kéo co của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam vượt qua vòng đấu loại vào vòng trong

Môn thi đấu bóng đá cũng thu hút rất nhiều cổ động viên đến sân cổ vũ cho các đội
Phần thi cầu lông cũng được đánh giá là có chất lượng với các vận động viên chuyên nghiệp

Theo Lê Huy – Quang Trung – Vnbusiness.vn

Xúc tiến thương mại mở ‘cánh cửa’ kết nối cung – cầu cho HTX

Sáng 17/5, Liên minh HTX tỉnh Nghệ An tổ chức Diễn đàn “Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, kết nối cung – cầu, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm khu vực kinh tế tập thể, HTX năm 2024”.

Phát biểu tại diễn đàn, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Cao Xuân Thu Vân cho biết để kinh tế tập thể, HTX phát triển có hiệu quả, vai trò của Liên minh HTX tỉnh rất quan trọng trong việc tư vấn, kết nối, tham mưu với chính quyền của tỉnh trong việc ban hành các chính sách phát triển kinh tế tập thể, HTX.

Ông Nguyễn Văn Đệ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể tỉnh Nghệ An, nhấn mạnh diễn đàn là nhiệm vụ thường xuyên của Liên minh HTX tỉnh, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế tập thể, HTX. Đây cũng là dịp mà sản phẩm của kinh tế tập thể, HTX được tiếp cận với các doanh nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại và đông đảo người tiêu dùng.

Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Cao Xuân Thu Vân đánh giá cao vai trò của Liên minh HTX tỉnh Nghệ An trong việc hỗ trợ HTX tham gia các buổi xúc tiến thương mại.

Thống kê của Liên minh HTX tỉnh Nghệ An cho thấy, đến ngày 30/4/2024, toàn tỉnh có 899 HTX. Thời gian qua, bằng nhiều hình thức, Liên minh HTX tỉnh Nghệ An đã tích cực chủ động, phối hợp với các ngành và liên minh HTX các tỉnh thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại; không ngừng nâng cao chất lượng tư vấn hỗ trợ cho các tổ hợp tác, HTX, làng nghề phát triển sản xuất, tìm kiếm thị trường; tổ chức nhiều cuộc xúc tiến thương mại giới thiệu quảng bá sản phẩm tại các tỉnh.

Ông Nguyễn Bá Châu, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Nghệ An cho biết từ năm 2020 đến nay, Liên minh HTX tỉnh Nghệ An đã tổ chức và tham gia trên 40 hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm, diễn đàn… hỗ trợ cho trên 200 lượt HTX giới thiệu, quảng bá sản phẩm, kết nối và ký kết tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Thông qua đó, nhiều sản phẩm của các HTX đã có thị trường tiêu thụ ổn định tại các tỉnh.

Tiêu biểu như HTX Dịch vụ Nông nghiệp Bình An (xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai) nhờ tham gia xúc tiến thương mại đã ký được hợp đồng tiêu thụ 15-20 tấn thành phẩm tinh bột nghệ và tinh bột sắn dây, phân phối chủ yếu cho 30 đại lý/18 tỉnh thành khu vực phía Bắc. Sản phẩm của HTX cũng đã được lên kệ tại các hệ thống trung tâm trưng bày giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của hệ thống OCOP Shop Việt Nam.

Diễn đàn đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp nhằm giúp khu vực KTTT, HTX của Nghệ An phát triển hiệu quả.

Tuy nhiên, có một điểm mà khu vực kinh tế tập thể, HTX trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang gặp phải đó chính là việc áp dụng công nghệ trong xúc tiến thương mại còn hạn chế, bởi có đến 84,5% dân số sống ở khu vực nông thôn.

Bên cạnh đó, vẫn còn những HTX chưa liên kết được với các doanh nghiệp để tiêu thụ hàng hóa một cách bền vững. Điều này một phần do sản phẩm của HTX hiện có kiểu dáng mẫu mã chưa đa dạng và phong phú, các sản phẩm của các HTX nông nghiệp sức cạnh tranh vẫn còn còn thấp…

Để giải quyết những khó khăn này, Phó Chủ tịch Liên minh HTX thành phố Hải Phòng, ông Nguyễn Hữu Đạo cho rằng việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh là việc cần làm của các HTX lúc này. Khi ứng dụng công nghệ hiệu quả, HTX không chỉ có thêm thông tin, kiến thức sản xuất mà còn đẩy mạnh được hoạt động kết nối giao thương trực tuyến bên cạnh hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp.

Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Cao Xuân Thu Vân cho rằng Liên minh HTX tỉnh Nghệ An cần tiếp tục nhân rộng, phát triển các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu từ các mô hình HTX. Song song đó, Liên minh HTX tỉnh cần tiếp tục liên kết với các Sở, ngành để ban hành các chính sách phù hợp cho khu vực kinh tế tập thể, HTX cũng như đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho HTX.

Đại diện Liên minh các tỉnh thành phố ký kết thỏa thuận hợp tác về xúc tiến thương mại.

Để tiếp tục thực hiện tốt chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh khu vực KTTT, HTX trong thời gian tới, ông Nguyễn Văn Đệ cho rằng, cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm các HTX, làng nghề; đẩy mạnh việc liên kết giữa các HTX, giữa HTX với doanh nghiệp.

Đối với HTX, cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của các hoạt động xúc tiến thương mại; tự tin, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động giao thương, kết nối cung cầu, các hội chợ, triển lãm để quảng bá, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường…

Diễn đàn “Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, kết nối cung – cầu, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm khu vực kinh tế tập thể, HTX năm 2024” tại Nghệ An đã thu hút gần 100 HTX, tổ hợp tác đại diện cho hơn 6.000 HTX xã của 12 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Yên Bái, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đắk Lắk, Đắc Nông, Đồng Nai và Nghệ An tham dự. Trong đó, có 4 HTX trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã ký kết được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp.

Theo Huyền Trang – Vnbusiness.vn

Cơ hội cho HTX từ những quy định sản xuất mới

Dù sản xuất kinh doanh vẫn còn gặp những khó khăn nhất định nhưng các HTX vẫn mạnh mẽ vươn lên khẳng định mình và thích ứng với các quy định mới ở trong nước và quốc tế.

Cạnh tranh thị trường ngày càng khốc liệt, đòi hỏi tinh thần, bản lĩnh của mỗi giám đốc, chủ tịch HĐQT HTX ngày càng phải được trau dồi, bồi đắp. Trong đó, hoàn thiện những yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm mà các thị trường yêu cầu thực sự là điều không hề đơn giản với nhiều HTX.

Những đòi hỏi mới

Ngay mặt hàng cà phê của Việt Nam hiện nay chủ yếu xuất khẩu vào châu Âu (chiếm khoảng 60-70% sản lượng cà phê cả nước xuất khẩu). Nếu HTX vi phạm hoặc không đáp ứng được các quy định về Chống phá rừng và chống phát thải carbon (trường hợp HTX là đơn vị trực tiếp xuất khẩu) sẽ bị phạt 4%/tổng doanh thu của HTX/năm.

Ông Nguyễn Xuân Thao, Giám đốc HTX Cà phê Bích Thao (Sơn La) cho rằng, những quy định trên có lẽ sẽ khiến các nông hộ sản xuất nhỏ lẻ gặp khó khăn, nhất là trong vấn đề truy xuất nguồn gốc. Còn đối với những HTX đã đầu tư bài bản từ trước thì việc đáp ứng các tiêu chuẩn xanh và bền vững không quá khó khăn. HTX chỉ cần điều chỉnh ở một số bước cho phù hợp với quy định của từng thị trường.

Còn đối với HTX nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (Gia Lai), việc sản xuất và chế biến hồ tiêu, cà phê hữu cơ đạt chứng nhận USDA và EU theo tiêu chuẩn sạch từ trang trại đến bàn ăn và với kinh nghiệm xuất khẩu sang những thị trường này nhiều năm thì các thành viên HTX coi đây chính là cơ hội lớn để nâng cao giá trị và thương hiệu.

Những HTX nào xác định phát triển theo hướng bền vững sẽ có nhiều cơ hội trước những quy định mới trong sản xuất và xuất khẩu.

Không dừng ở những quy định xuất khẩu sang EU, việc tiêu thụ, xuất khẩu cả bằng hình thức trực tuyến và trực tiếp hiện nay, vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ luôn là điều khó khăn với các HTX vì chi phí lớn, thời gian xét duyệt các hồ sơ đăng ký dài. Còn khi chưa đăng ký sở hữu trí tuệ, HTX cũng gặp những rủi ro trong xuất khẩu như bị đánh cắp thương hiệu, kiện tụng…

Tuy nhiên, thống kê của Cục sở hữu trí tuệ cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2022 đến tháng 10/2023, đơn vị này đã tiếp nhận từ các tổ hợp tác, HTX với tổng số 816 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (3 đơn về giải pháp hữu ích, 25 đơn về kiểu dáng công nghiệp, 788 đơn về nhãn hiệu) và đã cấp 27 giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Điều này cho thấy, các HTX đã quan tâm đến vấn đề sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu sản phẩm từ đó nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm và mở ra nhiều cơ hội trong liên kết, tìm kiếm đầu ra, xuất khẩu.

Vượt rủi ro

Để giúp các HTX nâng cao năng lực, chủ động thích ứng với những quy định của thị trường, thời gian qua, Liên minh HTX Việt Nam đã phối hợp với các bộ ngành, triển khai, hỗ trợ các HTX trong việc thực hiện, áp dụng các tiêu chuẩn, đo lường chất lượng và sở hữu công nghiệp như thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP), thực hành nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh, truy xuất nguồn gốc, cải tiến năng suất. Việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000, ISO 22000, ISO 14000, tiêu chuẩn thương mại công bằng, Halal… và đạt các chứng nhận như OCOP, truy xuất nguồn gốc phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế tại các HTX cũng được quan tâm thực hiện.

Tiêu biểu như HTX nông nghiệp Long Hiệp (Trà Vinh) đã được hỗ trợ phát triển chuỗi lúa gạo sản xuất sạch. HTX đang áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 HACCP nhằm hướng đến quản lý chất lượng nông sản ở tất cả các khâu từ đầu vào đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ, vận chuyển. Điều này đã giúp HTX nâng cao năng lực cạnh tranh, hạn chế rủi ro cho mỗi chuyến ‘ra khơi’ cả ở thị trường trong nước và quốc tế.

Ông Nguyễn Tiến Tài, Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành kinh tế kỹ thuật (Bộ KH&CN), cho biết thời gian qua, Bộ đã cùng với các đơn vị liên quan hoàn thiện đề xuất, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật về khởi nghiệp sáng tạo, sở hữu trí tuệ nhằm tạo môi trường cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, trong đó có HTX tích cực đổi mới sáng tạo đi liền với các quy định về xử phạt vi phạm sở hữu trí tuệ nhằm tạo điều kiện cho những HTX sản xuất chân chính.

Trong Thông tư 02/2024/TT-BKHCN ngày 28/3/2024 của Bộ KH&CN đã có những quy định mới về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. Do đó, các HTX khi thực hiện kinh doanh sản phẩm hàng hóa cần phải phải sử dụng tem, vật mang dữ liệu phải đảm bảo truy xuất nguồn gốc được các thông tin như: thông tin HTX; sản phẩm; tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng; ghi nhận thời điểm của quy trình sản xuất đảm bảo minh bạch và có thể tra cứu nhanh trên cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia; ký hiệu sản phẩm, lô, mẻ sản phẩm; thương hiệu, nhãn hiệu của sản phẩm; hạn sử dụng… nhằm đảm bảo minh bạch, tin cậy về dữ liệu trong truy xuất nguồn gốc. Từ đây, các HTX có thể tin tưởng và đảm bảo rằng mọi người tiêu dùng sẽ được sử dụng đúng sản phẩm và giá trị từ sản phẩm mà HTX đã tạo ra.

Theo các chuyên gia, những quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng vệ thương mại sẽ xuất hiện ngày càng nhiều. Đi liền với đó là những tiêu chuẩn ngày càng cao của người tiêu dùng và môi trường trên thế giới. Do đó, không có cách nào khác, HTX phải tìm cách nâng cấp bản thân để thích ứng.

Có thể thấy, số lượng HTX sản xuất đạt các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, hay đăng ký sở hữu trí tuệ đã có chiều hướng gia tăng nhưng theo ông Nguyễn Tiến Tài, số lượng đơn và bằng về bảo hộ của chủ đơn là các HTX, tổ hợp tác vẫn còn khiêm tốn trong tổng số đơn và bằng bảo hộ của người Việt Nam.

Do đó, việc đẩy mạnh tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các quy định, tiêu chuẩn sản xuất ở trong nước và quốc tế dành riêng cho khu vực KTTT, HTX cần được “đậm đặc” hơn, thay vì thực hiện chung chung cùng với các doanh nghiệp, từ đó mới có thể giúp khu vực này bám sát thực tiễn nhiều hơn.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng việc phát triển thị trường cho các HTX, nhất là các thị trường về mua bán bản quyền giống cây, con hay đặt hàng của các HTX với các tổ chức về giống cây con cũng cần được thúc đẩy nhằm giải quyết những khó khăn trong ứng dụng công nghệ, hoàn thiện các quy trình, tiêu chuẩn sản xuất kinh doanh tại HTX.

Theo Huyền Trang – Vnbusiness.vn

HTX Nhà Xanh toàn cầu tiên phong phát triển cây Chia góp phần xóa đói giảm nghèo vùng vùng đồng bào DTTS và MN

Sáng ngày 16/5/2024, tại UBND huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu) đã diễn ra Lễ ký kết Hợp tác chiến lược phát triển cây Chia giữa UBND huyện Than Uyên và HTX Nhà Xanh toàn cầu, Trung Tâm chuyển giao công nghệ & Khuyến nông thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cây chia

Dự Lễ ký kết về phía hệ thống Liên minh HTX Việt Nam có đồng chí Lê Tuấn An, UVBTV, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; đồng chí Bùi Xuân Thu Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lai Châu, đồng chí Phạm Công Chính Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã thành phố Đà Nẵng. Về phía tỉnh Lai Châu có các đồng chí: Lò Văn Hương – Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh Lai Châu, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Nguyễn Văn Thăng – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND, cùng đại diện lãnh đạo các Sở Khoa học công nghệ, Hội nông dân tỉnh, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đại diện lãnh đạo các ban ngành huyện Than Uyên; đại diện lãnh đạo UBND và trưởng các bản, các xã Tà Mung, Mường Kim, Mường Than…

Sau khi thống nhất nội dung, các đồng chí lãnh đạo đại diện UBND huyện Than Uyên và HTX Nhà Xanh toàn cầu, Trung Tâm chuyển giao công nghệ & Khuyến nông đã thực hiện ký kết thỏa thuận hợp tác
Bà Vũ Thị Thanh Huyên – TGĐ HTX Nhà xanh toàn cầu chia sẻ: Cây chia hay còn được biết đến với cái tên Salvia, cây có nguồn gốc từ Mexico và là thực phẩm truyền thống lâu đời của vùng Trung và Nam châu Mỹ. Được mệnh danh là loại cây dễ trồng nhất trong các loại siêu thực phẩm và thảo mộc, Hạt Chia là một loại hạt đem lại giá trị dinh dưỡng cao đối với sức khỏe của người sử dụng. Loại hạt này rất giàu chất chống oxy hóa, chất xơ, protein và các loại khoáng chất thiết yếu khác. Thường xuyên ăn hạt Chia có thể ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý nghiêm trọng như bệnh tim, tiểu đường hoặc hội chứng chuyển hóa.
Được sự hỗ trợ của Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường, đơn vị thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam giao nhiệm vụ chủ trì kế hoạch hỗ trợ Khởi nghiệp đối mới sáng tạo cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã, Hợp tác xã Nhà Xanh toàn cầu đã hợp tác với các nhà khoa học thuộc Viện Dược liệu, Bộ Y Tế và đặc biệt là TS. Phạm Văn Dân giám đốc Trung Tâm chuyển giao công nghệ & Khuyến nông thí điểm trồng thành công 10 ha cây Chia đạt chất lượng cao do phù hợp về thổ nhưỡng khí hậu huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu.
Ban Lãnh đạo HTX Nhà Xanh toàn cầu và Đoàn đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Kế hoạch của HTX Nhà Xanh toàn cầu thời gian tới sẽ tổ chức phát triển thành viên liên kết tại huyện Than Uyên, Lai Châu tăng diện trồng Cây chia theo hướng hữu cơ, phát triển đa dạng các sản phẩm và dầu nguyên liệu cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Với sự hỗ trợ của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Liên mình Hợp tác xã tỉnh Lai Châu, UBND huyện Than Uyên, kỳ vọng cây Chia sẽ góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo cho bà con vùng đồng bảo dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lai Châu. 
“Hy vọng rằng Dự án hợp tác chiến lược này sẽ mở ra một hành trình mới cho cây Chia Việt Nam nói riêng và ngành thực phẩm halal và thực phẩm chức năng, ăn kiêng nói chung, nâng cao vị thế của nông sản Việt trên thị trường tiêu dùng trong nước và quốc tế, tạo tiền đề cho nhiều giống cây, sản phẩm tiềm năng chất lượng cao ra đời. Cây Chia sẽ sớm trở thành cây mũi nhọn góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp Việt Nam” – Bà Vũ Thị Thanh Huyên – TGĐ HTX Nhà xanh toàn cầu cho biết thêm.
Theo Thanh Xuân – vca.org.vn

Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho HTX và thành viên tại Quảng Nam

Trong hai ngày, 15 và 16/05/2024, Viện Khoa học công nghệ và Môi trường – Liên minh HTX Việt Nam phối hợp với Liên minh HTX tỉnh Quảng Nam tổ chức chương trình tập huấn nâng cao năng lực chuyển đổi số cho gần 70 cán bộ quản lý của 50 HTX trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Trong khoá đào tạo, các học viên được giảng viên của Viện KHCN&MT chia sẻ, truyền đạt và hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng về ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao năng suất, chất lượng; xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm chuẩn hoá các tiêu chí và yếu tố nhận diện; xúc tiến thương mại trên nền tảng số, mở rộng kênh tiêu thụ cho sản phẩm…

Phát biểu tại lớp tập huấn, Ông Đoàn Ngọc Trung, Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Quảng Nam khẳng định “Nội dung của các chủ đề được chia sẻ trong khóa đào tạo đều là những nội dung mới mẻ, mang tính thời sự, sẽ hỗ trợ cho HTX từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, rất cần thiết cho các HTX để thích ứng với bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển kinh tế số tham gia hội nhập với kinh tế toàn cầu”.

Ông Đoàn Ngọc Trung phát biểu tại lớp tập huấn – Ảnh T.A

Đồng tình với quan điểm trên, ông Trịnh Anh Tuấn – Đại diện Viện KHCN&MT chia sẻ thêm “Chuyển đổi số là một xu thế tất yếu, không thể đảo ngược, trong khi đó khả năng tiếp cận chuyển đổi số của các HTX nói chung còn khá thấp so với mặt bằng, do vậy Liên minh HTX Việt Nam đã xác định cần coi việc đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo tập huấn nâng cao năng lực ứng dụng KHCN, chuyển đổi số cho các HTX và thành viên là nhiệm vụ chiến lược của cả hệ thống Liên minh HTX Việt Nam, trong đó đặc biệt ưu tiên các HTX thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Để đảm bảo tính hiệu quả của khóa đào tạo Viện KHCN&MT đã cử cán bộ trực tiếp chia sẻ, hướng dẫn cầm tay chỉ việc cho các học viên, hỗ trợ các HTX đăng ký tài khoản, sử dụng các ứng dụng số của Liên minh HTX Việt Nam như hệ thống truy xuất nguồn gốc hoptacxa.vn và đăng tải sản phẩm lên Cổng thông tin tiêu thụ sản phẩm HTX (Vcamart.vn)… đặc biệt các học viên còn được thực hành livestream quảng cáo, giới thiệu sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội (tiktok, facebook ….)

Các học viên hào hứng được thực hành livestream giới thiệu sản phẩm trên mạng xã hội

Đợt tập huấn lần này được các học viên đánh giá là có cách tiếp cận khá mới mẻ, thực tế và gần gũi đã giúp các cán bộ quản lý và thành viên các HTX có cái nhìn đúng đắn về chuyển đổi số và thương mại điện tử để định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX trong thời gian tới.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp

Do lĩnh vực quản lý rộng, lượng dữ liệu lớn, Bộ NN&PTNT cần xác định thứ tự ưu tiên khi xây dựng các cơ sở dữ liệu và triển khai tới bờ tới bến, tới nơi tới chốn, bởi không có dữ liệu thì không có chuyển đổi số, không thể quản lý nhà nước trên môi trường số.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ghi nhận, biểu dương nỗ lực của ngành nông nghiệp trong chuyển đổi số – Ảnh: VGP/Hải Minh

Chiều 14/5, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp”.

Tham dự hội nghị tại điểm cầu Trụ sở Bộ NN&PTNT có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp công nghệ thông tin.

Đây là hội nghị đầu tiên được tổ chức theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, phù hợp với chủ đề chuyển đổi số quốc gia năm 2024 là “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số – Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững”.

Hội nghị nhằm đánh giá thực trạng, các điểm nghẽn về tình hình số hóa, ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực nông nghiệp; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, mô hình thực tiễn trong chuyển đổi số ngành nông nghiệp; chỉ ra những giải pháp nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, ứng dụng số hóa nhanh và hiệu quả hơn nữa trong lĩnh vực nông nghiệp.

Nông nghiệp luôn là nền tảng vững chắc, trụ cột kinh tế đóng vai trò không thể thiếu trong việc đảm bảo an ninh lương thực và là nguồn cung cấp các sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân.

Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp đã chủ động triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số, nhất là ứng dụng công nghệ số vào thực tiễn, như trí tuệ nhân tạo, quản trị dữ liệu, IoT, tự động hóa… vào hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản đã giúp tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam.

Tuy nhiên, công cuộc số hóa trong lĩnh vực nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương còn gặp không ít rào cản và thách thức, như tỷ trọng kinh tế số trong ngành nông nghiệp còn thấp nhiều so với mục tiêu Chính phủ đặt ra đến năm 2025 là 10%.

Ngành nông nghiệp là một trong những ngành có nhiều dữ liệu nhất, nhưng tỉ lệ thu thập còn ít; chuyển đổi số còn mới mẻ với cả người đứng đầu các địa phương và đặc biệt là người nông dân.

Đặc biệt, hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu khắt khe về truy suất nguồn gốc của các nước nhập khẩu.

Tại cuộc họp, các địa phương kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt Đề án chuyển đổi số ngành nông nghiệp; Bộ NN&PTNT sớm ban hành cấu trúc dữ liệu ngành nông nghiệp và cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp số tham gia thúc đẩy chuyển đổi số ngành nông nghiệp; xây dựng bản đồ số về vùng cây trồng để phục vụ việc quản lý thổ nhưỡng, đất đai.

Bộ NN&PTNT cũng cần hướng dẫn các địa phương thực hiện hiệu quả các nội dung trong Đề án 06 trong lĩnh vực nông nghiệp; tăng cường tập huấn cho các địa phương nâng cao trình độ tiếp cận công nghệ thông tin, kỹ năng quảng bá trên các sàn thương mại điện tử, các địa phương kiến nghị.

Các doanh công nghệ số mong muốn được tạo điều kiện tiếp cận các dự án chuyển đổi số của nhà nước, trong đó có lĩnh vực kiểm kê và quản lý phát thải khí nhà kính.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ghi nhận, biểu dương nỗ lực của ngành nông nghiệp trong chuyển đổi số, đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, góp phần vào những kỳ tích mà ngành nông nghiệp đạt được trong thời gian vừa qua.

Phó Thủ tướng cũng nêu rõ thể chế cho phát triển nông nghiệp nói chung và cho chuyển đổi số trong nông nghiệp còn những điểm nghẽn cần tháo gỡ; hạ tầng số trong nông nghiệp còn yếu; tỉ lệ dịch vụ công toàn trình mới đạt 16% trong khi mục tiêu của Chính phủ là 80%; tỉ lệ dữ liệu được thống kê và kết nối được chưa cao; còn thiếu hụt nhân lực chuyển đổi số, tỉ trọng đóng góp kinh tế số trong GDP còn khiêm tốn.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ NN&PTNT tập trung thúc đẩy chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho người nông dân và doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với nông dân thì thủ tục hành chính càng phải đơn giản hơn.

Bộ cần hợp nhất Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ thành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tập trung duy nhất của bộ; kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia theo đúng lộ trình; kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm an toàn, an ninh hệ thống; định danh được hệ thống tàu cá phục vụ quản lý, chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định.

Đối với việc xây dựng cơ sở dữ liệu, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT tập trung xây dựng, chuẩn hóa dữ liệu ngành sao cho chuẩn xác, đầy đặn, cập nhật kịp thời, đặc biệt phải dễ hiểu, dễ ứng dụng; phát triển hạ tầng số, các nền tảng số trong lĩnh vực nông nghiệp.

Do lĩnh vực quản lý rộng, lượng dữ liệu lớn, Bộ cần xác định thứ tự ưu tiên khi xây dựng các cơ sở dữ liệu và triển khai tới bờ tới bến, tới nơi tới chốn, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp công nghệ số, như VNPT, Viettel, FPT… tích cực tham gia hỗ trợ ngành nông nghiệp chuyển đổi số.

Đối với các kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ NN&PTNT và Bộ TT&TT ghi nhận, giải quyết, và báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Theo Hải Minh – baochinhphu.vn

Công nghệ số giúp HTX thích ứng với những ‘luật chơi’ mới

Khi bước vào một ‘sân chơi’ rộng lớn mang tính toàn cầu, đối mặt với sự cạnh tranh từ tự do thương mại, cùng với nhiều yêu cầu khắt khe về chất lượng và tiêu chuẩn đối với hàng hóa, dịch vụ buộc các HTX phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số để hạn chế rủi ro, thích ứng với sự khốc liệt từ thị trường.

Theo số liệu từ Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), đến năm 2023, cả nước có 30.698 HTX. Số HTX giải thể năm 2023 là 1.931 HTX nhưng cũng có 1.931 HTX được thành lập mới. Hàng nghìn HTX đã vượt qua được khó khăn được cho là nhờ tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh.

Cạnh tranh ngày càng khốc liệt

Ông Hoàng Văn Thám, Giám đốc HTX Chúc Sơn (Hà Nội), cho biết công nghệ là đòn bẩy của HTX, giúp HTX tối ưu sản xuất, tiện kiệm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh. Lúc đầu, HTX ứng dụng phần mềm kế toán cũng mất rất nhiều thời gian do trình độ thành viên có hạn. Nhưng nay, HTX đã thu hút được nhiều thanh niên có tri thức mới ra trường vào làm việc nên ứng dụng công nghệ, phần mềm thuận lợi. Phần mềm kế toán cũng có thể giúp HTX kết nối với khách hàng mua, tiếp cận với chủ trương, chính sách của Nhà nước thuận lợi.

Theo TS Võ Kim Sa, Phó hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn 2,  “cuộc chơi” thương mại ngày càng khốc liệt hơn với những “luật chơi” mới. Cụ thể là mối quan tâm về an toàn thực phẩm, nhiều yêu cầu khắt khe về chất lượng hàng hóa và dịch vụ, sở hữu trí tuệ, môi trường, chống biến đổi khí hậu… buộc các HTX phải thay đổi bằng cách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số.

Sự đồng hành của doanh nghiệp, các cơ quan quản lý sẽ giúp HTX ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số hiệu quả.

Điển hình, Thỏa thuận Xanh Liên minh châu Âu (European Green Deal – EGD) được phê duyệt vào năm 2020, yêu cầu các sản phẩm nhập khẩu vào các nước Liên minh châu Âu phải được sản xuất bằng các vật liệu và quy trình thân thiện với môi trường, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững và dán nhãn sinh thái nghiêm ngặt. Điều này ảnh hưởng nhiều mặt tới các HTX không chỉ trong ngành hàng nông sản mà cả HTX ở ngành hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ.

Hiện nay, nhiều HTX có tài sản công nghệ lớn, số lượng nhiều, được đầu tư ở nhiều nơi. Điều này đặt ra bài toán làm sao HTX có thể quản lý được số lượng tài sản này, từ bảo trì, bảo dưỡng, tránh thất thoát, hư hao để kiểm soát được chi phí, tối ưu hóa được tài sản. Nếu không làm được điều này, HTX khó lập được ngân sách, bố trí được chi phí phù hợp cho đầu tư, vận hành công nghệ, tài sản một cách phù hợp.

Chẳng hạn như HTX điện năng, thủy sản, nông nghiệp thường có hệ thống dây điện phục vụ vận hành sản xuất, máy móc, phát triển dịch vụ. Nhưng bao nhiêu lâu HTX phải thay thế cái gì, bảo trì ra sao, phải thực hiện theo quy trình nào để bảo đảm an toàn thì nhiều HTX ít khi để ý và khó có thể tự làm được.

Có ý kiến cũng cho rằng nhiều HTX khi áp dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số phải bỏ ra số tiền lớn, lên đến hàng tỷ hoặc hàng chục tỷ đồng. Nhưng một điều đặt ra là khi có công nghệ hỗ trợ, thay thế sức người thì liệu có khiến các thành viên thay đổi mối quan hệ với nhau, thậm chí xa rời nhau, từ đó làm mất đi bản chất của mô hình HTX là liên kết, đề cao tính cộng đồng?

Để công nghệ không là rủi ro với HTX

Trước vấn đề này, là một đơn vị ứng dụng công nghệ hiệu quả trên quy mô lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội, ông Hoàng Văn Thám cho rằng việc ứng dụng công nghệ không làm các thành viên xa rời nhau, không làm mất đi bản chất của mô hình HTX là tính cộng đồng, liên kết.

Bởi ngay lúc đầu chuyển đổi số, HTX đã tiến hành tập huấn, tuyên truyền đề thay đổi nhận thức cho thành viên, từ đó giúp họ hiểu giá trị, hiệu quả của công nghệ. Trước khi chưa ứng dụng công nghệ, rau của các hộ thành viên chỉ bán cho HTX là thành viên hết trách nhiệm. Nhưng nay, công nghệ truy xuất nguồn gốc đến từng mảnh ruộng của từng hộ thành viên với thông tin rõ ràng nên mỗi hộ thành viên đều có trách nhiệm cao trong sản xuất.

Rau thay vì cho vào túi nylon như trước thì nay đã được thành viên bảo nhau hái xong sẽ cho vào các sọt nhựa, rau được sơ chế qua theo quy trình. Đến nay, một số thành viên lớn tuổi cũng chủ động xin HTX được đi học tập, tham gia các lớp tập huấn để tiếp tục nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ.

Để HTX ứng dụng công nghệ mạnh mẽ hơn, theo ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, việc các bộ ngành xây dựng kế hoạch chuyển đổi số, hỗ trợ các HTX kết nối với doanh nghiệp có chuyên môn là rất cần thiết.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp hỗ trợ HTX chuyển đổi số cần cẩn thận vì nhiều khi ứng dụng công nghệ có thể là rủi ro vì có những công nghệ đưa vào thực tiễn chưa chắc đã hiệu quả đối với HTX.

Bên cạnh đó, các nhà quản lý cũng cần xây dựng những tiêu chí cụ thể để xem doanh nghiệp công nghệ nào phù hợp, có thể đồng hành với khu vực kinh tế tập thể, HTX thì mới đi đến hợp tác lâu dài.

Có một vấn đề hiện nay là cần nhanh chóng xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống cấu trúc điện tử trên tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản… để HTX và cơ quan quản lý có cái nhìn tổng thể, xuyên suốt về chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể.

Theo ông Lê Đức Thịnh, muốn khu vực kinh tế tập thể, HTX chuyển đổi số hiệu quả, đồng bộ, cần sự vào cuộc của cả các cơ quan quản lý tại địa phương, ngành nông nghiệp, doanh nghiệp có chuyên môn đồng hành cùng HTX trong chuyển đổi số.

Vì hiện cả nước mới có 2.000 HTX ứng dụng công nghệ nên nhu cầu mua sắm, bảo trì, bảo dưỡng các phần mềm, công nghệ còn có thể ở mức hạn chế. Nhưng nếu có hàng chục nghìn HTX cùng đầu tư công nghệ, chuyển đổi số, cần ứng dụng các phần mềm, công nghệ vào sản xuất kinh doanh thì liệu doanh nghiệp công nghệ có đáp ứng được hết không? Bởi khi muốn bán công nghệ, phần mềm cho HTX thì doanh nghiệp cũng phải đồng hành với HTX, phải hình thành đội ngũ chuyên gia đủ rộng để kết hợp với các bộ ngành nhằm hướng dẫn, đồng hành cùng các HTX trong chuyển đổi số một cách xuyên suốt.

Hàng năm, doanh nghiệp cũng cần có các khóa tập huấn cho đội ngũ chuyên gia hỗ trợ HTX nhằm nâng cao chất lượng chuyên gia. Ngoài ra, cần vinh danh, tạo điều kiện cho các HTX tham quan những HTX đi đầu trong chuyển đổi số để tạo tính lan tỏa, tăng khả năng hấp thụ công nghệ cho HTX.

 

Theo Huyền Trang – Vnbusiness.vn

Nông dân, HTX sốt ruột vì… mất mùa vải

Thông thường như mọi năm, đến thời điểm này chỉ còn chưa đầy 20 ngày nữa là nông dân, HTX ở Bắc Giang sẽ bước vào vụ thu hoạch vải. Thế nhưng, năm nay, do mất mùa nên sản lượng vải dự kiến sẽ giảm cả nghìn tấn so với những năm trước, điều này khiến người dân, HTX không khỏi sốt ruột, lo lắng…

Chị Nguyễn Thị Minh Thùy – Giám đốc HTX Lục Ngạn Xanh (Xã Đồng Cốc – Huyện Lục Ngạn – Bắc Giang) cho biết, HTX hiện trồng khoảng hơn 20ha vải các loại như: vải u hồng, vải lai sớm, vải thiều ngọt… Những năm trước, quả vải được mùa, vào thời điểm này HTX đã bắt đầu chuẩn bị vào vụ thu hoạch, do diện tích trồng lớn cộng thêm sản lượng quả cho ra nhiều nên HTX luôn thu hoạch sớm 1 tuần so với các hộ dân. Nhưng năm nay, tình hình dường như khó khăn hơn khi cây vải ra ít hoa và đậu ít trái khiến HTX nhìn thấy rõ sự thất thu.

Sản lượng vải sụt giảm mạnh

Năm ngoái, HTX Lục Ngạn Xanh thu hoạch hơn 100 tấn vải với doanh thu đạt gần 3 tỷ đồng. Sản lượng vải lớn nhưng đầu ra của HTX vẫn luôn ổn định. HTX kí hợp đồng với doanh nghiệp để xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Trung Quốc, EU,..

Nhưng năm nay, quả vải mất mùa, chị Thùy dự tính, HTX chỉ thu được khoảng 3-4 tấn vải, giảm rất nhiều so với năm ngoái, không thể đủ sản lượng để đáp ứng cho những đơn vị liên kết.

Theo quy luật tự nhiên, “một năm ăn quả, một năm trả cành”, sau khi được mùa 3 – 4 năm, sức khỏe cây trồng sẽ kém đi, trong khi vải Bắc Giang đã liên tiếp được mùa từ năm 2020 đến nay.

Lý giải về tình trạng mất mùa vải, chị Thùy cho biết, vải là loại cây dễ trồng, không mất quá nhiều công chăm bón, tuy nhiên lại bị phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết. Năm nay, thời điểm vải ra hoa, thời tiết mưa liên tục, ẩm ướt, nên hoa rụng hết, chẳng còn được bao nhiêu. Ít nắng nên hoa không thụ phấn được, lác đác mỗi chùm đậu vài quả.

“Theo quy luật tự nhiên, “một năm ăn quả, một năm trả cành”, sau khi được mùa 3 – 4 năm, sức khỏe cây trồng sẽ kém đi, trong khi vải Bắc Giang đã liên tiếp được mùa từ năm 2020 đến nay. Cùng với đó, mùa Đông năm ngoái rét muộn, nhiệt độ trung bình cũng cao hơn những năm khác khoảng 1,5 độ C, trong khi cây vải cần rét sớm thì mới phân hóa được mầm hoa. Thời tiết đầu năm ẩm ương nên số lượng cây có hoa đậu quả ít lắm”, chị Thùy chia sẻ.

Khó khăn không chỉ riêng HTX Lục Ngạn Xanh, chia sẻ với chúng tôi, anh Ngô Văn Liên – Giám đốc HTX Nông nghiệp Thanh Hải (Xã Thanh Hải, Huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) cho biết, cây vải từ khi trồng cho đến khi thu hoạch, quả vải được bảo quản, chăm sóc theo đúng quy trình hướng dẫn nhằm bảo đảm chất lượng, mẫu mã, vệ sinh an toàn thực phẩm. HTX luôn chú trọng vào chất lượng quả để đưa tới tay người tiêu dùng cũng như xuất khẩu sang các thị trường khó tính.

Theo chia sẻ, năm 2023, HTX Thanh Hải được mùa lớn, thu hơn 30 tấn vải, lợi nhuận thu về gần 250 triệu. Vải của HTX xuất đến các tỉnh trên cả nước, đưa vào các siệu thị, chợ lớn và xuất sang thị trường châu Âu. Tuy nhiên, HTX rất lo lắng khi vải năm nay mất mùa, trên diện tích 2ha đất có đến 90% số cây vải chính vụ không ra hoa. Các đối tác thì gọi liên tục đặt hàng, thậm chí cả những đơn xuất khẩu nhưng lượng hàng năm nay dự tính còn không được 3 tấn.

“Lượng cây không có quả rất nhiều, ra vườn vải chỉ thấy toàn lá, có thể nói, năm nay đầu tư bao nhiêu mất bấy nhiêu. Lượng vải thu hoạch còn không bằng 1% so với năm ngoái. Như thế này thì lượng tiêu thụ trong nước còn không đủ, chứ xuất khẩu là quá khó với HTX”, anh Liên trải lòng.

Nông dân, HTX cần chủ động tìm hướng đi

Theo thống kê năm 2023, tổng diện tích vải thiều của tỉnh Bắc Giang là 29.700 ha, sản lượng trên 200.000 tấn. Doanh thu từ vải thiều ước đạt trên 4.658 tỉ đồng, doanh thu từ dịch vụ phụ trợ ước đạt 2.218 tỉ đồng. Tuy nhiên, thời tiết những tháng đầu năm nay mưa nắng thất thường, nồm ẩm liên tục khiến cho cây cối không có điều kiện tốt để phát triển đặc biệt một số loại cây thu hoạch sớm vụ đầu hạ như vải,…làm giảm sản lượng, gây khó khăn cho người dân, HTX.

Với nhân định sản lượng vải thiều năm nay sụt giảm mạnh, dự báo giá bán sẽ cao hơn, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Giang đang tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, đảm bảo duy trì tốt các mã vùng trồng và mã cơ sở đóng gói, đúng quy chuẩn để xuất khẩu. Cố gắng dù sản lượng sụt giảm sâu nhưng thu nhập, đời sống của người dân trồng vải không bị ảnh hưởng quá nhiều.

Sản lượng vải giảm, gây ra những vấn đề đáng lo ngại cho nông dân, HTX cũng như toàn ngành Nông nghiệp.

Theo ông Đặng Văn Tặng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bắc Giang, mặc dù năm nay sản lượng có thể ít nhưng Bắc Giang vẫn đảm bảo tất cả quả vải xuất khẩu đều đạt chất lượng. Thực tế, lượng vải xuất khẩu sẽ giảm mạnh đối với thị trường Trung Quốc do quốc gia này thu mua tới 90% sản lượng xuất khẩu, các nước khác số lượng xuất khẩu ít nên vẫn có thể đảm bảo sản lượng không bị giảm quá nhiều.

Trong bối cảnh như hiện nay, việc hỗ trợ từ Chính phủ và các tổ chức liên quan là cực kỳ quan trọng, như cung cấp kỹ thuật canh tác hiện đại, và chính sách bảo hiểm cho nông dân, HTX để họ có thể vượt qua khó khăn và duy trì sản xuất, đạt hiệu quả trong vụ tiếp theo.

Việc cung cấp các gói hỗ trợ tài chính sẽ giúp các HTX vượt qua những khó khăn về vốn lưu động và chi phí sản xuất. Điều này có thể bao gồm vay vốn ưu đãi, miễn giảm lãi suất hoặc hỗ trợ vốn đầu tư vào các dự án phát triển nông nghiệp.

Các chuyên gia nông nghiệp khuyên rằng, để chủ động đối phó với tình hình hiện nay, các HTX cần phải thực hiện các biện pháp nhất quán và linh hoạt. Tạo ra các kế hoạch dự phòng chặt chẽ để giảm thiểu thiệt hại từ mất mùa vải. Việc này bao gồm việc đầu tư vào hệ thống dẫn nước, hệ thống tưới tiêu, và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả.

Bên cạnh đó, tăng cường sự hợp tác và trao đổi thông tin với các đơn vị nghiên cứu và Chính phủ để nắm bắt kịp thời thông tin về dự báo thời tiết và các biến động khí hậu, giúp HTX có thể điều chỉnh kế hoạch canh tác và chăm sóc cây trái theo hướng có lợi nhất.

Việc đào tạo và nâng cao kiến thức kỹ thuật cho các nông dân thành viên trong HTX được cho là rất quan trọng, để có thể đối phó với các tình huống khó khăn và tối ưu hóa hiệu suất sản xuất.

Theo Lê Hồng – Vnbusiness.vn

Chính sách phù hợp giúp nâng vị thế của HTX

Để kinh tế tập thể đi lên, HTX tham gia sâu và phát triển hiệu quả chuỗi giá trị hàng hóa, từ đó thúc đẩy khu vực này phát triển bền vững, cần có những chính sách với điều kiện thông thoáng hay những chính sách mang tính đòn bẩy để mô hình này phát huy lợi thế trong liên kết sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội.

Ông Trần Văn Công, Chủ tịch HĐQT HTX nông nghiệp Phú Mỹ Châu (Trà Vinh) cho biết, sản xuất theo mùa vụ đang là những khó khăn trên con đường phát triển bền vững, phát triển theo mô hình kinh tế tuần hoàn của HTX. Trong đó, nhiều thành viên trong HTX đã có tuổi, việc thu hút sinh viên trẻ, người có tri thức vào HTX chưa thực sự hiệu quả.

Chưa phát huy được lợi thế của mô hình HTX

Còn ông Tạ Viết Hùng, Chủ tịch HĐQT HTX Đầu tư nông trại xanh và phát triển bò Ba Vì (TP. Hà Nội) cho biết do nhu cầu mở rộng sản xuất, phát triển sản phẩm mới từ sữa bò nên việc đầu tư máy móc, ứng dụng khoa học đòi hỏi HTX cần có nguồn vốn lớn. Tuy nhiên, vị giám đốc HTX này cho biết vẫn phải dùng tài sản gia đình để thế chấp vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX Hà Nội, song HTX cũng chỉ được vay tối đa 500 triệu đồng. Với mức vay này, theo ông Tạ Viết Hùng chưa thể giúp HTX mua 10 con bò (một con bò lúc đó là 60 triệu đồng).

Có thể thấy dù là những HTX được đánh giá là khá, tốt ở các địa phương những chính những HTX tiêu biểu này cũng đang gặp những khó khăn trong phát triển, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh theo hướng chuỗi giá trị bền vững. Có HTX gặp khó khăn về vốn, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, có HTX gặp khó khăn về tìm kiếm đầu ra, xúc tiến thương mại, đầu tư cơ sở hạ tầng…

Chính vì lẽ đó mà việc phổ biến, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới làm ăn hiệu quả chưa được như mong đợi, từ đó làm cho người dân chưa thực sự tin tưởng vào các lợi ích về kinh tế xã hội do HTX mang lại.

Chính sách hỗ trợ cần tạo điều kiện để nâng cấp HTX.

Ông Trịnh Văn Điều, Giám đốc HTX nông nghiệp xanh xã Trung An (Thái Bình) cho biết đến nay, các nội dung chương trình hỗ trợ khu vực KTTT, HTX thực hiện kinh tế số, chuyển đổi số vẫn chưa được rõ ràng, cụ thể trong các văn bản pháp luật. Bên cạnh đó, Luật HTX cũng quy định, khi HTX đầu tư phải nộp thuế VAT. Như vậy, nếu HTX vay được vốn tại Quỹ hỗ trợ phát triển HTX dù được hưởng lãi suất thấp hơn vài phần trăm nhưng lại phải nộp 10% thuế VAT. Lý do này khiến nhiều HTX không có ý định vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX và chưa giúp Quỹ phát huy được hiệu quả.

Một vấn đề được các nhà chuyên môn đánh giá đó là các chính hỗ trợ cho khu vực KTTT, HTX được đánh giá là chủ yếu tập trung hỗ trợ, ưu đãi đối với HTX, liên hiệp HTX lĩnh vực nông nghiệp, chỉ một số ít HTX phi nông nghiệp được thụ hưởng. Số lượng các HTX tiếp cận các chính sách của Nhà nước, đặc biệt là chính sách về hỗ trợ tín dụng, công nghệ và chính sách giao đất, cho thuê đất rất ít…

Ông Nguyễn Khải, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Đắk Nông, cho biết công tác kiểm tra, giải quyết khó khăn, vướng mắc theo đề xuất của các HTX tại địa phương còn chậm, thậm chí không được giải quyết như thuê đất phục vụ sản xuất… liên quan đến đấu giá, tài sản trên đất còn nhiều khó khăn nên chưa thể giúp khu vực này phát triển. Nhiều chính sách chưa thực sự thông thoáng, phù hợp với đặc điểm của mô hình HTX nên chưa giúp các HTX mạnh dạn đầu tư, mở rộng thị trường.

Cần nhóm chính sách nâng cấp HTX

Có thể nói, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến phát triển KTTT, HTX. Đặc biệt, Chính phủ đã xây dựng 6 nhóm chính sách hỗ trợ, gồm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới; tiếp cận vốn; tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế – xã hội; thành lập mới HTX, liên hiệp HTX… Nhưng nhìn nhận từ thực tiễn, không ít HTX vẫn chưa thể ‘chạm tay’ vào các chính sách này.

Theo Ts Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, HTX không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn có nhiều giá trị xã hội nhân văn gắn với phát triển bền vững như bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa, gắn kết cộng đồng…

Không dừng lại ở đó, HTX là mô hình kinh tế đã được khẳng định trong thực tiễn và các văn bản pháp lý của Đảng, Nhà nước là mô hình bình đẳng với các loại hình kinh tế khác.

Có một điểm cần quan tâm đó là HTX là mô hình có quy mô nhỏ nên không có nhiều lợi thế về vốn, nhân lực, tài sản… từ đó sẽ gặp những khó khăn nhất định trong phát triển, đầu tư, liên kết.

Từ bản chất mô hình HTX, các nước trên thế giới có khu vực HTX phát triển đều tập chung vào chính sách hỗ trợ, chi tiết hơn là chính sách hỗ trợ giúp các HTX vượt khó. Chính vì vậy, theo vị chuyên gia này, Việt Nam muốn phát triển KTTT, HTX hiệu quả, điều cần quan tâm hiện nay là ngoài nhóm chính sách hỗ trợ thì cần có thêm nhóm chính sách để nâng cấp HTX.

Điều này có nghĩa là, các nhà quản lý cần dựa trên thành tích và kết quả của HTX. HTX đang đạt được những thành tựu, kết quả như thế nào thì chính sách hỗ trợ mô hình HTX này cần tương xứng với điều HTX đã làm được. Có thể hiểu đơn giản là HTX làm được cái gì thì thưởng cái đó. Bởi HTX chính là những startup, khi có thưởng những mô hình này mới kéo khu vực KTTT, HTX đi lên, mới đẩy mạnh liên kết chuỗi.

Ngoài ra, theo TS Võ Trí Thành, Việt Nam cần có chính sách thúc đẩy các HTX xanh, tuần hoàn. Bởi Việt Nam làm rất chậm vấn đề này này nên vẫn còn tình trạng thí điểm, từ đó khiến các HTX vẫn phải chờ để phát triển.

Một nhóm chính sách nữa được TS Võ Trí Thành đề cập đó là chính sách hỗ trợ HTX liên kết vì liên kết là hướng đi tất yếu, giải quyết những tồn tại trong sản xuất nông nghiệp.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, muốn HTX phát triển, sản xuất hiệu quả, đầu ra ổn định thì phải giải quyết các nhóm chính sách về vốn, đất đai, công nghệ…Ngoài ra, cần có các chính sách hỗ trợ HTX nâng cao năng lực về bao bì, chế biến, mẫu mã và nâng cao tính liên kết.

Theo ông Vũ Bá Phú, sự quan tâm trong xúc tiến thương mại, tìm kiếm đầu ra cho HTX hiện nay còn hạn chế bởi phần lớn đang tập trung vào nguồn vốn hỗ trợ từ Trung tâm xúc tiến đầu tư quốc gia nên không nâng cao được năng lực và giúp HTX tháo gỡ những vướng mắc trong phát triển, tiếp cận thị trường.

Có thể thấy, việc ban hành các chính sách hỗ trợ HTX đã có nhưng vẫn cần các chính sách sát thực tiễn từ đó thực sự tạo nền tảng cho HTX phát triển, nâng cao năng lực của mình. Để làm được điều này, cần có những nghiên cứu, khảo sát, đánh giá cụ thể để phân loại, điều chỉnh từng chính sách một cách phù hợp.

Theo Huyền Trang – Vnbusinessvn