Nông nghiệp Việt Nam đồng hành doanh nghiệp xây dựng và bảo vệ hành tinh xanh

Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ kỳ vọng các kết quả của COP26 sẽ tạo ra hành tinh xanh hơn, hỗ trợ cho sự sống của trên 7 tỷ người dân toàn cầu.

Toàn cảnh cuộc hội thảo với Thủ tướng Phạm Minh Chính. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan ngồi ngoài cùng bên phải. Ảnh: Anh Tuấn.

Sáng 1/11, tại Glasgow (Vương quốc Anh), Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã tham gia Hội thảo do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì với chủ đề “Kiến tạo tương lai bền vững và thịnh vượng thông qua đầu tư tư nhân”.

Hội thảo có sự tham dự của hàng chục doanh nghiệp hàng đầu trong và ngoài nước, thảo luận về định hướng và giải pháp thu hút đầu tư doanh nghiệp, hỗ trợ tăng trưởng xanh và bền vững tại Việt Nam, nhân dịp Thủ tướng tham dự Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).

Mỗi một hành động giúp trái đất xanh hơn đều đáng trân trọng. Ảnh: HA.

Hội thảo còn thu hút hơn 300 lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài là khách hàng của Standard Chartered và các doanh nghiệp là thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp Anh Quốc tại Việt Nam (BritCham Việt Nam).

Tại hội thảo, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu rõ trong bất cứ hoàn cảnh nào, từ quá khứ đến tương lai, trước, trong hay sau đại dịch Covi-19 thì lương thực thực phẩm đều là  mặt hàng thiết yếu của mỗi quốc gia và toàn cầu. Với lợi thế về nông nghiệp, Việt Nam đang vươn lên thành nước xuất khẩu hàng đầu về các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ.

Việt Nam khuyến khích sự tham gia của khối tư nhân trong đầu tư, nghiên cứu phát triển và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, ưng dụng công nghệ số và đổi mới sáng tạo trong việc tăng hiệu quả trong sản xuất, năng suất, an toàn thực phẩm và phân phối, tạo khả năng phục hồi tốt hơn cho chuỗi cung ứng nông sản.

Lợi thế về nông nghiệp của Việt Nam đã thu hút được đáng kể doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và các ngành liên quan. Đến nay đã có hơn 55.00 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và những lĩnh vực liên quan, chiếm khoảng 8% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước. Nông nghiệp Việt Nam đã thu hút được các tập đoàn lớn và có tiếng trong lĩnh vực nông nghiệp trên thế giới, và có những dự án FDI trong nông nghiệp trị giá gần 1 tỷ USD.

Tuy nhiên, đứng trước bối cảnh mới với nhiều thách thức, mà rõ nét nhất là biến động thị trường, biển đổi khí hậu và thay đổi trong thói quen tiêu dùng, đặc biệt tại các thị trường xuất khẩu đòi hỏi tiêu dùng cí tính bền vững và xanh hơn, nông nghiệp Việt Nam cần chuyển mình để đáp ứng các yêu cầu mới, trước tiên là của thị trường.

Bộ trưởng chia sẻ, hiện Bộ NN-PTNT đang dự thảo Chiến lược nông nghiệp và phát triển nông thôn đến 2030 và tầm nhìn đến 2050. Bộ đang tham khảo ý kiến của các đối tác quốc tế trong việc xây dựng Chiến lược, đảm bảo Chiến lược mang hơi thở của thời đại, hướng tới một nền kinh tế nông nghiệp, dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo, thúc đẩy tăng trưởng xanh trong nông nghiệp.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan (ngoài cùng bên phải) cùng các Bộ trưởng tham dự cuộc Hội thảo do Thủ tướng chủ trì. Ảnh: Anh Tuấn.

Trên cơ sở đó, nông nghiệp Việt Nam sẽ chuyển mình để trở thành nhà cung ứng lương thực thực phẩm minh bạch – trách nhiệm – bền vững cho toàn cầu. Bộ trưởng kêu gọi các nhà đầu tư tập trung vào phát triển nông nghiệp tri thức, chế biến nông lâm thủy sản, đa dạng hóa sản phẩm có giá trị gia tăng cao, và logistics phục vụ chuỗi giá trị nông nghiệp.

Chia sẻ với các nhà đầu tư về tác động của biến đổi khí hậu tới phát triển nông nghiệp, đặc biệt tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu và thiên tai, Việt Nam đang phải đối mặt với tổn thất và thiệt hại, những mất mát vượt ra ngoài khả năng ứng phó ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, trong đó, nông nghiệp là lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất.

Trong 30 năm qua, bình quân thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu khoảng 1,5% GDP/năm và ước tính thiệt hại có thể từ 3 – 5% GDP/năm trong thời gian tới. Đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất là người dân ở khu vực miền núi và ven biển, nhất là nhóm người nghèo, phụ nữ và trẻ em.

Theo kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình của vùng ĐBSCL có thể tăng từ 2,5 – 3,7oC, nước biển dâng trung bình từ 0,8 – 1m, dẫn đến khoảng 39% diện tích ĐBSCL có nguy cơ bị ngập, ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.

Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng 40,5 ngàn kilômét vuông, dân số hiện nay là hơn 21,5 triệu người, là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước, đóng góp chủ yếu cho việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đóng góp trên 50% xuất khẩu nông sản, thủy sản ra thế giới.

Tuy nhiên, Việt Nam xem biến đổi khí hậu vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội để thay đổi định hướng chính sách, tối ưu hoá các nguồn lực đầu tư, thu hút hỗ trợ công cho ngành nông nghiệp.

Nông nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng “tích hợp đa giá trị”, theo hướng “công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững”. Đổi mới và phát triển “thuận thiên”. Đẩy mạnh chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm theo hướng “xanh”, giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Chú trọng phát triển kinh tế nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ kỳ vọng đối với các kết quả của COP26 sẽ tạo ra hành tinh xanh hơn, hỗ trợ cho sự sống của trên 7 tỷ người dân toàn cầu. Thế giới có trách nhiệm tạo ra các hành động tập thể cho phát triển bền vững, trong đó đặc biệt lưu ý tới các vùng, quốc gia dễ bị tổn thương do thiên tai và biến đổi khí hậu. Bộ trưởng kêu gọi các nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế chung tay cùng Chính phủ Việt Nam đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng nông nghiệp, vừa phục vụ sản xuất, vừa phục vụ phát triển kinh tế nông thôn, sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu.

Standard Chartered dành 8,5 tỷ USD giúp Việt Nam phát triển các dự án xanh

“Các lãnh đạo trên thế giới đang thúc đẩy các hành động liên quan đến phòng chống biến đổi khí hậu tại COP26. Đông Nam Á tiếp tục là khu vực đối mặt với nhiều rủi ro từ biến đổi khí hậu. Việt Nam đã đưa ra các mục tiêu đầy tham vọng về năng lượng tái tạo và nguồn vốn cần thiết để giúp Việt Nam chuyển đổi sang một nền kinh tế phát thải các-bon bằng 0 là rất lớn.

Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ nỗ lực phát triển bền vững của Việt Nam và rất mong được hợp tác với Chính phủ Việt Nam trong quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế phát thải các-bon bằng 0”, ông Jose Vinals, Chủ tịch Ngân hàng Standard Chartered chia sẻ.

Trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, các bộ trưởng và ông Jose Vinals, Chủ tịch Ngân hàng Standard Chartered, Standard Chartered đã trao các biên bản ghi nhớ với tổng giá trị 8,5 tỷ USD cho 3 doanh nghiệp Việt Nam nhằm hỗ trợ các dự án phát triển bền vững.

Cụ thể, với Tập đoàn T&T, Standard Chartered tài trợ vốn cho các dự án về môi trường, xử lý chất thải, các dự án điện khí LNG và các dự án năng lượng tái tạo; với Tập đoàn Geleximco, Standard Chartered tài trợ vốn cho các dự án giấy, bột giấy và trồng rừng, dự án nhà máy điện khí LNG, dự án khu du lịch quốc tế và dự án khu logistics và cảng biển; với Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và quản lý giáo dục Văn Lang, Standard Chartered tài trợ vốn chazo dự án xây dựng trường đại học đạt tiêu chuẩn xanh.

“Lĩnh vực tư nhân đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nỗ lực phòng chống biến đổi khí hậu – thông qua việc cung cấp những nguồn vốn cần thiết để hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thân thiện với môi trường, năng lượng sạch và các lĩnh vực trọng yếu khác. Đến năm 2030, nhu cầu vốn tại châu Á là 210 tỷ USD mỗi năm và tổng số vốn cần thiết để đáp ứng nhu cầu này là 3.100 tỷ USD. Tại hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, nhu cầu vốn mỗi năm là 100 tỷ USD. Đó là lý do vì sao chúng tôi đầu tư vào Việt Nam để thúc đẩy quá trình phát triển bền vững và xây dựng tương lai thịnh vượng”, ông Jose Vinals chia sẻ.

Để hợp tác xã là nền tảng vững chắc cho ‘tam nông’

Hợp tác xã đang làm tốt vai trò hỗ trợ thành viên phát triển sản xuất, từ đó thúc đẩy “tam nông” phát triển. Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập và kinh tế số, muốn hợp tác xã (HTX) phát triển hiệu quả, bền vững rất cần có những chính sách thông thoáng, phù hợp với đặc thù của mô hình kinh tế tập thể (KTTT).

Phát biểu tại Tọa đàm khoa học “Một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua thực hiện Nghị quyết TW 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị quyết TW 5, khóa IX về kinh tế tập thể”, GS.TS Nguyễn Quang Thuấn, Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương cho biết, phát triển KTTT, HTX là một trong những lực đẩy quan trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân thông qua việc xây dựng các mô hình nông nghiệp xanh, sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, thông minh, nông nghiệp số, thích ứng với biến đổi khí hậu…

Vẫn còn nhiều điểm nghẽn về đất đai

Theo thống kê của Liên minh HTX Việt Nam, đến nay, khu vực KTTT, HTX đã thu hút 65 triệu thành viên (cả THT và quỹ tín dụng nhân dân). Các HTX sản xuất theo chuỗi, chú trọng chế biến chiếm 25%, từ đó giúp nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho thành viên.

Đặc biệt, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết TW 7 khóa X và 20 năm thực hiện Nghị quyết TW 5 khóa IX, các HTX đã góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, xây dựng nông thôn mới thông qua việc hoàn thành tiêu chí 13, phát triển nguồn nhân lực và các đặc sản địa phương thông qua tham gia chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)…

Đến nay, các HTX đã đóng góp 15-70% các mặt hàng cung cấp ra thị trường. Tiêu biểu như HTX nông nghiệp đang cung ứng ra thị trường khoảng 70% lúa gạo, 20-30% thủy sản, 40-55% rau màu…

Có thể thấy, các HTX đã góp phần giảm chi phí sản xuất, đa dạng hóa hoạt động, giảm thiểu những rủi ro trong sản xuất, tăng thu nhập cho kinh tế hộ gia đình. HTX đã giải quyết những vấn đề mà những hộ nhỏ lẻ khó thực hiện được như: Liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm ngành hàng ở địa phương. Chẳng hạn như, HTX Sinh Dược (Ninh Bình) chuyên sản xuất tranh từ lá bồ đề và chế biến các sản phẩm từ dược liệu; HTX rau an toàn Tự Nhiên (Sơn La) chuyên trồng, tiêu thụ các nông sản như rau màu theo chuỗi giá trị hàng hóa…

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, khu vực KTTT, HTX vẫn còn những điểm nghẽn cần được tháo gỡ để thúc đẩy khu vực này phát triển, đáp ứng nhu cầu thị trường. Điểm nghẽn lớn nhất được các đại biểu tham dự buổi Toạ đàm nhìn nhận chính là vấn đề đất đai.

Số liệu dẫn tại Toạ đàm cho thấy hiện nay chỉ có 3% HTX được nhận đất từ địa phương để phát triển sản xuất theo đúng chủ trương về phát triển KTTT của Nhà nước, còn tỷ lệ HTX góp đất vào làm vốn là 8,3%, đặc biệt, tỷ lệ HTX được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ chiếm 9,5-18,5% (tùy khảo sát từng vùng). Điều này gây khó khăn cho HTX phát triển sản xuất.

Như HTX đồ gỗ Mỹ nghệ Hiệp Thắng (Bắc Ninh) đã có 4 cơ sở sản xuất với tổng diện tích 600m2, gồm: xã Song Giang (huyện Gia Bình) 180m2; xã Nghi Khúc (Thuận Thành) 190m2; thị trấn Từ Sơn 110m2; xã Dục Tú – Đông Anh (Hà Nội) 120m2.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của ông Nguyễn Trần Hiệp, Giám đốc HTX, hiện HTX muốn mở thêm một cơ sở sản xuất quy mô lớn nữa tại Bắc Ninh, HTX nhiều lần kiến nghị lên chính quyền để được hỗ trợ đất phát triển sản xuất nhưng đến nay vẫn chưa được hỗ trợ.

“Bắc Ninh là địa phương đất chật người đông nên bây giờ HTX muốn có đất để làm cơ sở sản xuất phải tự bỏ tiền túi ra thuê hoặc mua. Điều này gây khó khăn cho HTX vì hiện nguồn vốn để mua các loại gỗ đạt chuẩn rất đắt”, ông Hiệp bày tỏ.

Nhận thấy đất đai là một trong những khó khăn lớn của các HTX hiện nay, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng nếu không có đất để sản xuất, xây dựng trụ sở, nhà xưởng thì HTX không thể thu hút được doanh nghiệp. Trong khi hiện nay ở một số tỉnh, thành, nhất là các tỉnh thành ở phía Bắc vẫn còn tình trạng đất đai để hoang hóa do thiếu nguồn lao động để sản xuất hay do ô nhiễm, thoái hóa mà chưa được cải tạo.

“Mô hình HTX hiện đã phát triển theo đúng quy luật khách quan của thị trường. Nếu quy mô của HTX càng lớn thì càng quyết định được giá cả. Tuy nhiên do thiếu đất nên việc thực hiện sản xuất theo quy mô lớn rất khó khăn. Từ đó, HTX không xây dựng được vùng nguyên liệu đủ lớn nên giá cả bị phụ thuộc thị trường”, Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo phân tích.

Không chỉ khó khăn về đất đai, hiện nay, đầu ra cho quá trình sản xuất của HTX còn gặp khó khăn. Nguyên nhân một phần là do dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, đi cùng với đó là các chính sách tuy đã được ban hành nhưng chưa đi vào thực tiễn.

Duy-Thinh-2-87dfee2558d74d1491-7018-6796

HTX đang hỗ trợ “tam nông” phát triển thông qua xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, bền vững.

HTX khó khăn cả đầu vào và đầu ra

Hiện ngoài các chính sách hỗ trợ chung, HTX nông nghiệp còn được hưởng một số chính sách đặc thù riêng được quy định tại khoản 3 Điều 6 Luật HTX, như hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn, thiên tai, dịch bệnh… Tuy nhiên, theo Liên minh HTX Việt Nam, trong giai đoạn 2015-2020, mới có 508 HTX được hỗ trợ với kinh phí (chỉ chiếm khoảng 3,5% tổng số HTX nông nghiệp)… Ngoài ra còn các chính sách như hỗ trợ HTX chế biến, xúc tiến thương mại hay gần đây nhất là Nghị quyết 105/NQ-CP cũng chưa đến được với hầu hết các HTX bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Do các chính sách này chưa đến được với các HTX nên hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX gặp rất nhiều khó khăn. Đến nay, 85% nông sản của các HTX nông nghiệp vẫn phải tiêu thụ qua chợ truyền thống, trong đó, chi phí logistics chiếm khoảng 19-25% quy trình sản xuất nên ảnh hưởng đến thu nhập của thành viên và người dân.

Không chỉ khó khăn về đầu ra mà ngay cả đầu vào, các HTX cũng đang bị phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài. Chẳng hạn như giống cây trồng, vật nuôi hay các vật tư như phân bón, thức ăn chăn nuôi, các HTX đều phải nhập từ nước ngoài.

Chia sẻ về vấn đề này, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam cho biết, hiện nay, các HTX trồng cây ăn quả ở Sơn La đều phải nhập giống từ Trung Quốc về trồng hay ghép các giống lai ở nước ngoài để nâng cao năng suất. Còn về giá phân bón liên tục tăng cao từ 30-60% so với cùng kỳ năm ngoái nên ảnh hưởng trực tiếp đến vấn để mở rộng quy mô, tái phục hồi kinh tế sau dịch của các HTX.

Ngoài ra, các HTX vẫn còn gặp khó khăn vì Luật HTX 2012 tuy đã ban hành gần 10 năm nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Chẳng hạn như Luật HTX 2012 hiện quy định doanh nghiệp tư nhân, tổ hợp tác không phải là thành viên HTX. Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Nguyễn Mạnh Cường cả tổ hợp tác và doanh nghiệp tư nhân đều là những nhân tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị và đang góp phần không nhỏ thúc đẩy KTTT, HTX về thành viên, nguồn vốn…

Bên cạnh đó, Luật HTX năm 2012 còn hạn chế vốn góp đối với thành viên HTX là không quá 20%, quy định về kiểm toán còn chung chung. Các quy định về thành lập mới hay giải thể HTX còn chưa rõ ràng, phức tạp. Ngay như việc thành lập HTX tuy đã được rút ngắn nhưng thời gian hoàn thiện thủ tục vẫn còn tới 21 ngày. Hay như hiện nay, dù công nghệ thông tin rất phát triển nhưng việc nộp hồ sơ thành lập vẫn chưa được triển khai theo hình thức online là chưa phù hợp thực tiễn.

Phát triển mô hình KTTT, HTX là hướng đi đúng đắn nhằm xây dựng các chuỗi giá trị hàng hóa chuyên nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, nhìn nhận từ thực tế cho thấy những khó khăn HTX đang gặp phải một phần là do các chính sách hỗ trợ khu vực này còn phân tán.

Hiện nay, chưa có nguồn ngân sách chính thống nào hỗ trợ trực tiếp cho khu vực KTTT, HTX mà các nguồn hỗ trợ đều thông qua các nguồn từ các chương trình mục tiêu quốc gia như xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

Bên cạnh đó, công tác dự báo thị trường đầu vào và đầu ra vẫn chưa được quan tâm thích đáng nên gây khó khăn cho các HTX trong việc lên kế hoạch sản xuất. “Giá đầu vào vật tư nông nghiệp tăng nhanh hơn rất nhiều lần so với giá của các loại sản phẩm nông nghiệp. Trong khi ngay cả những mặt hàng chủ lực phục vụ xuất khẩu như cà phê, tiêu, cây ăn trái, lúa gạo cũng chưa được dự báo cụ thể. Công tác khí hậu cũng chưa được quan tâm thì các HTX chưa thể yên tâm sản xuất”, Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo cho biết.

Untitled-design-8-min-6090-1635985610.pn

Gỡ khó các chính sách về đất đai, xúc tiến thương mại, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển đổi số… sẽ tạo đà cho HTX phát triển.

Tạo đà cho HTX phát triển

Để tạo điều kiện cho khu vực KTTT, HTX phát triển hiệu quả, bền vững trong thời kỳ mới, Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Nguyễn Văn Thịnh, cho biết Nghị quyết TW 5 khóa IX đã ban hành 20 năm. Trong bối cảnh mới đòi hỏi Hội đồng lý luận Trung ương nghiên cứu nghị quyết mới về KTTT, HTX sao cho phù hợp với tình hình kinh tế mới.

Hiện nay, phát triển KTTT, HTX phải xuất phát từ thực tiễn, lấy thành viên làm trung tâm. Để bảo đảm lợi ích cho thành viên và hỗ trợ HTX phát triển, theo Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Thịnh, cần bố trí nguồn ngân sách hàng năm để phát triển KTTT, HTX. Bên cạnh đó, một loạt các chính sách như quy hoạch, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cho HTX, đất đai, chuyển đổi số cần ban hành kịp thời và cần có bố trí ngân sách đi kèm.

Để phát triển được mô hình KTTT, HTX, cần sự vào cuộc của các cấp ngành từ trung ương và địa phương. Theo Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Thịnh, thực tế nơi nào cấp ủy chính quyền quan tâm thì nơi đó HTX phát triển. Chính vì vậy, bên cạnh việc nâng cao nhận thức về mô hình KTTT, các địa phương cần quan tâm đúng mức đến các HTX.

“Hiện nay, vẫn có những HTX ra đời chỉ để thực hiện theo tiêu chí 13 của chương trình xây dựng nông thôn mới nên nhiều địa phương can thiệp quá sâu vào quá trình hoạt động của HTX. Điều này vô tình kìm hãm sự phát triển của mô hình này”, Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Thịnh dẫn chứng.

Để HTX phát triển cần có khung khổ pháp lý, vậy nên việc hoàn thiện thể chế chính sách, trong đó có sửa đổi, bổ sung Luật HTX năm 2012 sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển của từng loại hình HTX trong thời kỳ kinh tế hiện nay là rất cần thiết.

Cùng chia sẻ quan điểm tháo gỡ khó khăn cho các HTX, Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Lê Văn Nghị cho biết, Nhà nước đang khuyến khích phát triển HTX quy mô lớn. Để làm được điều này, HTX cần phải tích tụ ruộng đất, đầu tư nhà xưởng chế biến chuyên nghiệp. Chính vì vậy, các nghị quyết về đất đai cần theo kịp nội dung này để hỗ trợ thành viên, người dân góp đất vào HTX, từ đó mới có thể phát triển các HTX có quy mô lớn cấp huyện, cấp tỉnh.

“Cần quan tâm cấp giấy chứng nhận sử dụng đất cho các HTX. Vì đây chính là tài sản đảm bảo để các HTX có tài sản thế chấp để vay vốn từ các ngân hàng”, Phó Chủ tịch Lê Văn Nghị nhấn mạnh.

GS.TS Nguyễn Quang Thuấn, Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương cho biết, phát triển KTTT, HTX là một trong những lực đẩy quan trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân thông qua việc xây dựng các mô hình nông nghiệp xanh, sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, thông minh, nông nghiệp số, thích ứng với biến đổi khí hậu…

Chính vì vậy, Hội đồng lý luận Trung ương sẽ nghiên cứu các vướng mắc của HTX về cơ chế, chính sách, từ đó tháo gỡ để tạo điều kiện cho khu vực KTTT, HTX tiếp tục phát triển gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia và đưa HTX phát triển theo chiều sâu, hiệu quả, bền vững…

Huyền Trang

Nguồn: vnbusiness

Toạ đàm khoa học “Một số vấn đề thực tiễn qua thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về kinh tế tập thể

Chiều ngày 3/11, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp cùng với Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Toạ đàm khoa học “Một số vấn đề thực tiễn qua thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về kinh tế tập thể”.

Quang cảnh tọa đàm

Tham dự toạ đàm, về phía Hội đồng Lý luận Trung ương có đồng chí GS.TS Nguyễn Quang Thuấn, Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Đồng chí TS Bùi Trường Giang, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng cùng các đồng chí trong Tổ Biên tập, Ban Thư ký khoa học. Về phía Liên minh Hợp tác xã Việt Nam có các đồng chí Uỷ viên Đảng đoàn, Thường trực Liên minh Hợp tác xã Việt nam, nguyên Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Tổ trưởng và Trưởng các Nhóm biên tập, xây dựng các Báo cáo Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX và 10 năm thi hành Luật HTX năm 2012.

Toạ đàm được các nhà khoa học, chuyên gia của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đại diện cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã bàn luận một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Đồng chí GS.TS Nguyễn Quang Thuấn, Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương phát biểu tại tọa đàm

Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng được Đảng nhấn mạnh và nêu rõ, trong đó có những nội dung quan trọng như: Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Văn kiện Đại hội Đảng cũng đề cập đến việc khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, thông minh, nông nghiệp số, thích ứng với biến đổi khí hậu; tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với quá trình đô thị hóa, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản…

Đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phát biểu tại tọa đàm

Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002, nhận thức trong hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã được nâng lên. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách được quan tâm xây dựng, hoàn thiện. Tổ chức bộ máy và công tác quản lý nhà nước từng bước được củng cố. Ban chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã các cấp được thành lập từ Trung ương đến địa phương. Khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã, nhất là những năm gần đây có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ bản khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài; đã xuất hiện thêm nhiều loại hình, mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho các thành viên, góp phần xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, từng bước khẳng định vị trí, vai trò nền tảng của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã trong nền kinh tế quốc dân.

 Quỳnh Trang – Quang Trung
Ảnh: Lê Huy
Nguồn: VCA

Ứng phó biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách

Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 01/11 (giờ Vương quốc Anh), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng trong ngày đầu tiên của Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26).
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26). Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Hội nghị COP26 có Lãnh đạo và đại diện của 197 Bên tham gia Công ước, trong đó có và hơn 120 Nguyên thủ và Thủ tướng các nước. Hội nghị được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, tác động ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu.
Phát biểu tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo bày tỏ hết sức lo ngại trước những tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đối với Trái đất, đồng thời tái khẳng định nhân loại cần tiếp tục theo đuổi mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức ở 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, cộng đồng quốc tế cần hành động khẩn cấp ngay từ bây giờ và có những cam kết mạnh mẽ hơn nữa, nỗ lực nhiều hơn nữa để ứng phó với cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay.
Trong phát biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, đến sự phát triển bền vững, thậm chí đe doạ sự tồn vong của nhiều quốc gia và cộng đồng dân cư, đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải hành động mạnh mẽ hơn nữa, có trách nhiệm và không chậm trễ trên phạm vi toàn cầu. Đây là vấn đề toàn cầu nên cần có cách tiếp cận toàn cầu, đây là vấn đề ảnh hưởng đến mọi người dân nên cần có cách tiếp cận toàn dân.
Thủ tướng nhấn mạnh ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển, là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp và người dân. Khoa học công nghệ phải đi trước để dẫn dắt và nguồn lực tài chính phải là đòn bẩy, thúc đẩy chuyển đổi mô hình phát triển hướng tới kinh tế xanh, tuần hoàn, bền vững, bao trùm và nhân văn. Thủ tướng cũng cho rằng, mọi hành động phải dựa vào tự nhiên và lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể và là động lực phát triển bền vững, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam kêu gọi tất cả các quốc gia cam kết mạnh mẽ về giảm phát thải khí nhà kính trên cơ sở nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có khác biệt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và năng lực của từng quốc gia, phải có công bằng, công lý về biến đổi khí hậu.
Thủ tướng cho rằng tài chính khí hậu, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực đóng vai trò rất quan trọng để thực hiện thành công Thỏa thuận Paris. Các quốc gia phát triển cần thực hiện đầy đủ các cam kết tài chính đã đưa ra, đồng thời khẩn trương đề ra mục tiêu tài chính tham vọng hơn nữa cho giai đoạn sau năm 2025.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam khẳng định, mặc dù là nước đang phát triển mới chỉ bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa trong hơn ba thập kỷ qua, là nước có lợi thế về năng lượng tái tạo, Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
Thủ tướng khẳng định Việt Nam đang hết sức nỗ lực để vừa ứng phó với biến đổi khí hậu, vừa phát triển kinh tế để vươn lên, bảo đảm cuộc sống ngày càng tốt hơn cho mọi người dân, đồng thời đóng góp có trách nhiệm cùng với cộng đồng quốc tế. Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với cộng đồng quốc tế trong các chương trình, dự án đầu tư và phát triển bền vững trong thời gian tới.
Bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính được nhiều bạn bè, đối tác quốc tế đánh giá cao; đồng thời khẳng định sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong triển khai các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn và hỗ trợ các cộng đồng dân cư, nhất là những nhóm dễ bị tổn thương, để tăng khả năng chống chịu và thích ứng trước các hiện tượng thời tiết bất thường và cực đoan do tác động biến đổi khí hậu.
Theo VCA

​Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với chuyến đi thực tế hợp tác xã

Trong bối cảnh khu vực kinh tế hợp tác xã đang rất cần một điểm tựa để vượt qua “cơn hồng thủy” mang tên Covid-19, trong những ngày đầu tháng 11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thăm và làm việc tại Ninh Bình nhằm khích lệ tinh thần vượt khó của khu vực hợp tác xã.

Một điều đặc biệt trong cuộc làm việc trên đất “cố đô” là thay vì tổ chức các hội nghị bàn giấy, Chủ tịch nước quyết định dành gần như toàn bộ thời lượng để đi tham quan thực tế nhằm lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của các hợp tác xã (HTX) trong thời kỳ bình thường mới .

1-JPG-1893-1635832604.jpg

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm, làm việc cùng HTX Gốm sứ Bồ Bát, tỉnh Ninh Bình. 

Mở đầu chuyến đi thực tế sáng ngày 2/11, Chủ tịch nước cùng đoàn cán bộ Liên minh HTX Việt Nam và tỉnh Ninh Bình, đến thăm cơ sở sản xuất của HTX Gốm sứ Bồ Bát, một trong những đơn vị tạo nhiều việc làm, cùng khát vọng phục hồi mạnh mẽ sau làn sóng dịch lần thứ tư.

Lắng nghe báo cáo của đại diện HTX Gốm sứ Bồ Bát Phạm Văn Vang, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định trong nhiều thập kỷ qua, kinh tế hợp tác là thành phần kinh tế quan trọng, không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân, đang tạo ra hàng triệu việc làm cho lao động.

Với HTX Bồ Bát, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những thành công đang có, đồng thời nhấn mạnh đơn vị cần tiếp tục phát huy những thế mạnh sẵn có, mang lại nhiều thành quả hơn nữa.

Trong thời gian tới, HTX Gốm sứ Bồ Bát cần chú ý tới 3 điểm cốt lõi là cải tiến công nghệ, gia tăng chất lượng và tiếp cận thị trường lớn. Đây là 3 vấn đề riêng biệt song lại có quan hệ mật thiết tạo nên thành công bền vững cho HTX Bồ Bát nói riêng và các HTX trên cả nước.

Cụ thể, khi có công nghệ hiện đại, chất lượng sản phẩm của HTX sẽ gia tăng, từ đó tiếp cận, mở rộng thị trường tiêu thụ. Chất lượng là vấn đề đáng quan tâm nhất, hiện tại đã rất cao, nhưng so với quốc tế như Mỹ, Châu Âu thì thế nào, đã đủ sức cạnh tranh hay chưa.

“Để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân HTX, vai trò của Liên minh HTX Việt Nam, các cơ quan quản lý địa phương là đặc biệt quan trọng. Liên minh HTX cần làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và HTX, vừa tham mưu cho cơ quan quản lý, vừa trực tiếp hỗ trợ HTX phát triển. Các chính sách hỗ trợ cần nhanh mạnh, kịp thời hơn”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Đáp lại nguyện vọng của Giám đốc HTX Bồ Bát Phạm Văn Vang về các vấn đề mở rộng diện tích sản xuất, vốn đầu tư, đào tạo nhân lực, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng đây là nhu cầu chính đáng, hệ thống Liên minh HTX Việt Nam, Liên minh HTX tỉnh, các cơ quan quản lý địa phương cần lắng nghe, có kế hoạch, chính sách hỗ trợ ngay và kịp thời.

3-JPG-6708-1635832604.jpg

Chủ tịch nước thăm thực tế, hỏi thăm đời sống người lao động HTX Sinh Dược Ninh Bình.

Cũng tương tự khi ghé thăm HTX Bồ Bát, đối thoại với cán bộ, thành viên HTX Sinh Dược xã Gia Sinh, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ sự vui mừng khi HTX đang có bước phát triển vững mạnh, với hơn 80 thành viên, người lao động.

Chủ tịch nước đánh giá rất cao vai trò “cánh chim đầu đàn” trong phong trào kinh tế hợp tác trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là vai trò truyền cảm hứng khởi nghiệp cho nhiều người, hỗ trợ thành lập nhiều HTX mới của HTX Sinh Dược.

Khi lắng nghe nguyện vọng của Giám đốc HTX Sinh Dược Vũ Trung Đức, rằng “mong muốn lớn nhất của HTX lúc này là “dịch bệnh được kiểm soát, để hoạt động bình thường trở lại”, Chủ tịch nước cho rằng đây là nguyện vọng cho thấy tầm nhìn xa của vị Giám đốc sinh năm 1988, một kỹ sư hoá dược xuất thân từ Đại học Bách khoa.

“Các giải pháp kích cầu hiện tại là vô cùng quan trọng, song cần kíp nhất lúc này rõ ràng là kiểm soát dịch bệnh để các HTX phục hồi. Vì vậy, tỉnh Ninh Bình cần tiếp tục đẩy mạnh việc kiểm soát dịch, tạo môi trường thông thoáng để các HTX sản xuất, kinh doanh, từ đó khắc phục khó khăn, phát huy nội lực”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Có một điểm chung khi đến thăm các HTX là Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng trong thời kỳ bình thường mới, đối diện với nhiều khó khăn, các HTX cần đảm bảo quyền lợi cho thành viên, người lao động. Đây là những tế bào của HTX, và chỉ khi tế bào mạnh thì HTX mới mạnh.

Chủ tịch nước nói: “Cũng giống như doanh nghiệp, HTX là một đơn vị kinh doanh, sản xuất nên lợi nhuận đương nhiên là quan trọng, song lợi ích của người lao động là yếu tố cốt lõi, cần được quan tâm nhiều hơn. Chỉ khi được đảm bảo quyền lợi, người lao động mới làm việc hết mình, phát huy tối đa được sức sáng tạo, mang lại hiệu quả công việc cho HTX”.

6-JPG-4519-1635832604.jpg

Chủ tịch nước để lại lời căn dặn cho Giám đốc HTX Sinh Dược Vũ Trung Đức. 

Sự hiện diện trong bối cảnh cộng đồng HTX đang rất cần sau sự tàn phá của đại dịch, cho thấy ở cương vị nào, Chủ tịch nước cũng dành sự quan tâm đặc biệt cho khu vực HTX.

Còn nhớ, trong cuộc tiếp đón đoàn cán bộ Liên minh HTX Việt Nam tại Phủ Chủ tịch vào trung tuần tháng 7 vừa qua, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tới sự phát triển khu vực kinh tế tập thể, HTX. Thời gian tới, Liên minh HTX Việt Nam cần làm tốt hơn nữa công tác truyền thông để xã hội hiểu rõ hơn về vai trò của khu vực kinh tế tập thể, HTX trong nền kinh tế. Từ đó, tạo sự quan tâm của các Bộ, ngành và xã hội đối với khu vực này”.

Hay tại Đại hội VI Liên minh HTX Việt Nam nhiệm kỳ 2020 – 2025, khi còn ở cương vị Thủ tướng Chính Phủ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu đầy tâm huyết khi nhắc lại câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại “Nhóm lại thành giàu, chia nhau thành khó” để nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh tế hợp tác, HTX.

Hiến Nguyễn

Nguồn: vnbusiness.vn

6 từ khóa quyết định chiến lược nông nghiệp

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, hợp tác, liên kết, thị trường, giảm chi phí, tăng chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm là 6 từ khóa quyết định chiến lược nông nghiệp dài hạn.

Tọa đàm 'Nông nghiệp: Trụ đỡ vững chắc trong biến động'. Ảnh: Hoàng Anh.

Tọa đàm “Nông nghiệp: Trụ đỡ vững chắc trong biến động”. Ảnh: Hoàng Anh.

Ngày 28/10, Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm “Nông nghiệp: Trụ đỡ vững chắc trong biến động”. Khách mời có Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.

Nhỏ nhưng không lẻ

Theo số liệu thống kê, 9 tháng đầu năm, kinh tế nước ta vẫn tăng trưởng 1,42% so với cùng kỳ năm 2020. Trong kết quả chung đó, nông nghiệp có đóng góp lớn, thực sự là “trụ đỡ” của nền kinh tế, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, an ninh lương thực quốc gia.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 2,74%, đóng góp 23,52% vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế. Riêng trong quý III, khi dịch COVID-19 diễn ra trên diện rộng ở các tỉnh, thành phía nam, giá trị gia tăng của ngành vẫn tăng 1,04% so với cùng kỳ năm 2020. Trong 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cũng đạt trên 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ, dự báo có thể đạt và vượt mục tiêu cả năm.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng đã đến lúc phải nghĩ đến câu chuyện khác sau đại dịch, đó là đánh giá nền kinh tế và doanh nghiệp dựa trên sự lan toả, chiều sâu.

“Có thể quy mô của các doanh nghiệp nông nghiệp không bằng các doanh nghiệp công nghiệp nhưng sẽ có sức lan toả ra hàng chục triệu hộ nông dân và kết nối trở thành sức mạnh. Chính vì vậy phải nhìn nền nông nghiệp là một cấu trúc kinh tế xã hội chứ không phải là ngành kinh tế đơn lẻ, không chỉ là một ngành có đóng góp 14% tổng GDP. Đây là một ngành kinh tế bao trùm đêm lại thu nhập cho hàng chục triệu con người chứ không phải một nhóm người”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định.

Theo Bộ trưởng, mặc dù Việt Nam đang ở giai đoạn chống chọi với dịch bệnh, ngành nông nghiệp, các doanh nghiệp nông nghiệp còn nhiều khó khăn như chi phí đầu vào cao, những biến cố thị trường, đứt gãy logistic cung ứng thế giới… Tuy nhiên niềm tin của chúng ta là dư địa nông nghiệp vẫn còn rất lớn.

Bộ NN-PTNT tự tin sẽ đạt được kế hoạch đặt ra là 42,5 tỷ USD. Chính phủ mở cửa nền kinh tế, phục hồi phát triển  có thể gặp một vài khó khăn khi dịch bùng phát tại một số địa phương, tuy nhiên với sự chỉ đạo quyết liệt, sự chủ động của các địa phương sẽ là điểm tựa cho các doanh nghiệp xuất khẩu tái khởi động lại.

Trong bối cảnh đó, những bước đi của ngành nông nghiệp nhiệm kỳ 2021-2025 với tầm nhìn phát triển chiến lược, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nông nghiệp không phải quy hoạch lại ngành này hay ngành kia, tăng ngành này giảm ngành kia mà chính là chuyển đổi mô hình tăng trưởng của ngành nông nghiệp, chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp dựa trên mục tiêu tăng sản lượng sang tư duy kinh tế với mục tiêu là tăng giá trị. Tư duy đó bắt đầu được khơi thông.

“Đã đến lúc phải thay đổi mô hình chứ không phải thay đổi tỷ trọng của một ngành nông nghiệp khi đi theo sản lượng. Phải tích hợp đa giá trị vào sản phẩm. Nhìn nông nghiệp không phải kỹ thuật, sản xuất, thậm chí không dừng lại là ngành kinh tế mà phải tích hợp cả kinh tế, văn hóa, xã hội…

Bởi vì đã có những nghiên cứu văn hóa, xã hội cũng là nguồn lực. Văn hóa, xã hội nông thôn, tri thức hóa người nông dân tạo ra cộng đồng nông dân năng động ở địa phương sẽ trở thành nguồn lực tinh thần hợp tác của người nông dân với nhau”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay.

Cũng theo Bộ trưởng, chúng ta thường nói nông nghiệp là phải sản xuất quy mô lớn nhưng bây giờ điều đó cũng chưa chắc. Nhất là sau những tác động của đại dịch COVID-19 như vừa rồi. Công nghiệp, đô thị đã phải chia nhỏ và nông nghiệp cũng vậy. Cần có sự thay đổi để thích ứng với đại dịch. Tất nhiên là phải sản xuất lớn, nhưng chúng ta không tuyệt đối hóa mô hình nào. Nhiều khi chúng ta chạy theo cái này mà bỏ cái kia. Nông nghiệp phải biết tích hợp giá trị, cần tích hợp giá trị cho sản xuất nhỏ. Bởi vì nếu chỉ nhìn vào một giá trị mà quên đi những giá trị còn lại thì biết đâu trong đó lại có cơ hội hơn.

Chung quan điểm này, theo ông Vũ Tiến Lộc, hướng phát triển của nông nghiệp sẽ phải kết hợp cả quy mô lớn với quy mô nhỏ. Phải tích tụ, tập trung sản xuất thành những chuỗi lớn, nhưng đồng thời cũng không thể xóa đi vai trò của những hộ kinh doanh nhỏ.

“Nhỏ nhưng không lẻ mà phải liên kết lại với nhau. Làm sao nhỏ nhưng phải kết nối lại theo chuỗi, như những giọt nước kết nối với nhau thành biển cả”, ông Vũ Tiến Lộc nói.

Lần đầu tiên nông nghiệp Việt Nam có chiến lược dài hạn

Khi còn làm Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, ông Lê Minh Hoan đã nhiều lần xin Chính phủ thí điểm Tái cơ cấu nông nghiệp. Sau thời gian dài đồng hành với người nông dân, đồng hành với doanh nghiệp đã đúc rút được 6 từ khóa mà hiện tại Bộ NN-PTNT đang chuyển hóa vào chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững đến năm 2030.

Đó sẽ là lần đầu tiên nền nông nghiệp Việt Nam có một chiến lược dài hạn thay vì kế hoạch sản xuất hàng năm, kế hoạch 5 năm như từ trước đến giờ. Chiến lược đó phải định vị lại để có chiến lược, để biết người biết ta, biết được đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình để tránh rơi vào những cái bẫy, tránh những lời nguyền của nông nghiệp là manh mún, nhỏ lẻ, tự phát.

3 từ khóa đầu là hợp tác, liên kết, thị trường. Dứt khoát những người sản xuất phải hợp tác với nhau chứ không thể 18,5 triệu hộ nông dân cứ ruộng nhà ai nấy làm, vườn nhà ai nấy làm, đèn nhà ai nấy sáng được. Đó là cái bẫy chết người nếu không có sự hợp tác.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, hợp tác xã là giải pháp trong chuyển đổi nông nghiệp và chỉ hợp tác xã mới vượt qua lời nguyền 'manh mún, nhỏ lẻ, tự phát'. Ảnh: Hoàng Anh.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, hợp tác xã là giải pháp trong chuyển đổi nông nghiệp và chỉ hợp tác xã mới vượt qua lời nguyền “manh mún, nhỏ lẻ, tự phát”. Ảnh: Hoàng Anh.

Thứ hai là phải liên kết để tạo thành chuỗi giữa người sản xuất và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ.

Thứ ba, dù hợp tác hay liên kết, sản xuất hay kinh doanh nông sản thì thị trường mới là yếu tố quyết định, chúng ta bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái chúng ta có.

3 từ khóa tiếp theo là giảm chi phí, tăng chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm hay chế biến. Tổng cộng cả 6 từ khóa này cộng với các mô hình nông nghiệp mới sẽ nằm trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững.

“Nền nông nghiệp chúng ta đang đứng trước 3 chữ biến. Biến đổi khí hậu, biến động thị trường, biến chuyển xu thế tiêu dùng. Xu thế của thế giới đã tiến tới nông nghiệp 4.0, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ… và tiêu dùng xanh sẽ dần chi phối thị trường nông sản. Những yếu tố đó sẽ xoay trục toàn bộ nền nông nghiệp, chúng ta buộc phải thay đổi để đi theo, nếu không sẽ lại rơi vào vòng luẩn quẩn”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết.

Nông dân phải chuyên nghiệp

Một trong những giải pháp phát triển nông nghiệp được đưa ra bàn thảo tại tọa đàm là vai trò của hợp tác xã trong 6 từ khóa mà Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề cập.

Theo Bộ trưởng, hợp tác xã là giải pháp trong chuyển đổi nông nghiệp và chỉ hợp tác xã mới vượt qua lời nguyền “manh mún, nhỏ lẻ, tự phát”.

“Hợp tác xã khi quần tụ với nhau sẽ trở thành kinh tế tập thể và Nhà nước có các chính sách hỗ trợ thông qua đó chứ không phải từng hộ nhỏ lẻ. Tôi tin rằng đến một ngày nào đó hợp tác xã sẽ ngồi ngang hàng với các doanh nghiệp để đàm phán những vấn đề liên kết. Và tôi cũng mong muốn truyền thông đừng đẩy người nông dân ở các hợp tác xã và các doanh nghiệp thành hai chiến tuyến. Sự hợp tác của người nông dân thông qua hợp tác xã sẽ trở thành một bi kịch nếu hai bên xem nhau là đối trọng chứ không phải đối tác của nhau và lúc đó chữ hợp tác, liên kết sẽ không tồn tại”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhắn nhủ.

Sản xuất hay kinh doanh nông sản thì thị trường mới là yếu tố quyết định. Ảnh: Hoàng Anh.

Sản xuất hay kinh doanh nông sản thì thị trường mới là yếu tố quyết định. Ảnh: Hoàng Anh.

Và cuối cùng, cả Bộ trưởng Lê Minh Hoan và ông Vũ Tiến Lộc thống nhất, dù thế nào đi nữa thì người nông dân cũng phải chuyên nghiệp lên, phải thay đổi suy nghĩ của người nông dân để góp phần xây dựng nền nông nghiệp chuyên nghiệp.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhìn nhận, nếu nông nghiệp không chuyên nghiệp thì sẽ để lại hệ lụy rất lớn: Quốc hội đang bàn Luật Bảo hiểm, trong đó có đặt vấn đề bảo hiểm nông nghiệp. Tuy nhiên sẽ không thể nào áp dụng được bảo hiểm nông nghiệp nếu nền nông nghiệp, người nông dân không chuyên nghiệp. Đừng để người nông dân trong một ốc đảo tri thức. Ở nước ngoài, người dân nói chuyện như một nhà khoa học, không ai biết họ là nông dân. Vì vậy, không có con đường nào khác là phải chuyên nghiệp.

Nguồn: nongnghiep.vn

Việt Nam chuyển nhượng 5,15 triệu tấn CO2 cho LEAF/Emergent

Thông qua Ý định thư, Việt Nam chuyển nhượng CO2 giảm phát thải từ rừng tại vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên trong giai đoạn 2022-2026 với tổng trị giá 51,5 triệu USD.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và Giám đốc điều hành Emergent là ông Eron Bloomgarden trao đổi Ý định thư. Ảnh: PV.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và Giám đốc điều hành Emergent là ông Eron Bloomgarden trao đổi Ý định thư. Ảnh: PV.

Sự kiện diễn ra vào cuối giờ chiều ngày 31/10 theo giờ địa phương tại Glassgow (Scotland, Vương quốc Anh), tức nửa đêm cùng ngày giờ Việt Nam, nhân chuyến làm việc của đoàn Bộ NN-PTNT do Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn đầu, trong khuôn khổ chuyến công tác của Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu dự Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26).

Hai bên tham gia ký kết Ý định thư là Bộ NN-PTNT và Tổ chức Tăng cường tài chính lâm nghiệp (Emergent) – cơ quan nhận ủy thác của Liên minh Giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính cho rừng (LEAF), với sự tham gia của Bộ trưởng Lê Minh Hoan và Giám đốc điều hành Emergent là ông Eron Bloomgarden.

Với Ý định thư này, Việt Nam chuyển nhượng cho LEAF/Emergent 5,15 triệu tấn CO2 giảm phát thải từ rừng tại vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên trong giai đoạn 2022-2026.

LEAF/Emergent sẽ thanh toán cho dịch vụ này với giá tối thiểu là 10 USD/1 tấn CO2 với tổng giá trị là 51,5 triệu USD. Diện tích rừng thương mại dịch vụ giảm phát thải đăng ký là 4,26 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên 3,24 triệu ha và rừng trồng 1,02 triệu ha.

Với Ý định thư này, Việt Nam chuyển nhượng cho LEAF/Emergent 5,15 triệu tấn CO2 giảm phát thải từ rừng tại vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên trong giai đoạn 2022-2026.

Với Ý định thư này, Việt Nam chuyển nhượng cho LEAF/Emergent 5,15 triệu tấn CO2 giảm phát thải từ rừng tại vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên trong giai đoạn 2022-2026.

Việt Nam là quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính từ rừng trên quy mô lớn. Ý định thư này tiếp tục đánh dấu sự tiến triển của Việt Nam trong việc huy động nguồn lực mới cho bảo vệ và phát triển rừng gắn với việc đạt được các mục tiêu quốc gia về giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

“Thương mại giảm phát thải từ rừng không chỉ là mục tiêu chiến lược, mà đã là kế hoạch hành động cụ thể của Việt Nam, là thành quả của sự hợp tác có hiệu quả giữa Việt Nam với LEAF và Emergent với sự hỗ trợ quí báu của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế”, ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT phát biểu tại lễ ký kết.

Bộ trưởng cho biết thêm, thực hiện Ý định thư sẽ góp phần tích hợp giá trị của rừng và thúc đẩy quản lý rừng bền vững gắn với nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, cộng đồng địa phương và đảm bảo an toàn sinh thái và phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam.

Đến nay, nguồn kinh phí cam kết đóng góp cho LEAF để thực hiện chi trả cho dịch vụ giảm phát thải từ rừng lên tới 1 tỷ USD. Đây cũng là nỗ lực của Việt Nam góp chung cùng sáng kiến tại COP26, nhằm thực hiện các cam kết tại Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Đến nay, nguồn kinh phí cam kết đóng góp cho LEAF để thực hiện chi trả cho dịch vụ giảm phát thải từ rừng lên tới 1 tỷ USD. Đây cũng là nỗ lực của Việt Nam góp chung cùng sáng kiến tại COP26, nhằm thực hiện các cam kết tại Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á – Thái Bình Dương và là một trong 4 quốc gia đầu tiên trên toàn cầu ký Ý định thư với LEAF/Emergent. Đây được xem là cơ sở để hai bên tiếp tục đàm phán, xây dựng nội dung với mục tiêu trong vòng 12 tháng sau khi ký kết, Việt Nam sẽ chuẩn bị để ký Thỏa thuận Mua bán Giảm phát thải (ERPA) với LEAF/Emergent. ERPA là công cụ mới nhằm khuyến khích quản lý rừng bền vững ở quy mô lớn và giúp kết nối các quốc gia với các nguồn tài chính khác về khí hậu.

Đến nay, nguồn kinh phí cam kết đóng góp cho LEAF để thực hiện chi trả cho dịch vụ giảm phát thải từ rừng lên tới 1 tỷ USD. Đây cũng là nỗ lực của Việt Nam góp chung cùng sáng kiến tại COP26, nhằm thực hiện các cam kết tại Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Liên minh Giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính cho rừng (LEAF) là một liên minh công – tư tìm cách chấm dứt nạn phá rừng nhiệt đới và giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu bằng cách cung cấp tài chính cho rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới giúp giảm thiểu mất rừng và suy thoái rừng thành công.

Emegent là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hoa Kỳ, đóng vai trò là điều phối viên của Liên minh LEAF và làm việc với các bên tham gia Liên minh LEAF và các quốc gia có rừng nhiệt đới nhằm tạo ra một thị trường mới với các giao dịch quy mô lớn về tín chỉ các bon ở cấp tỉnh/ vùng/ quốc gia.

Từ khi Liên minh được thành lập vào tháng 4/2021, LEAF đã làm việc với 23 quốc gia và vùng lãnh thổ đang phát triển ở châu Phi, châu Á, châu Mỹ Latinh, cùng với 18 nhà tài trợ đóng góp và cam kết với tổng trị giá 1 tỷ USD. Ngoài Việt Nam, 3 quốc gia còn lại đã ký kết Ý định thư với LEAF/Emergent là Costa Rica, Ecuador và Ghana.

Sau khi ký kết Ý định thư, Bộ NN-PTNT sẽ hợp tác với các Bộ, ngành liên quan, các tỉnh vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên trong vòng 12 tháng để chuẩn bị cho ERPA, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu, thông lệ quốc tế và tuân thủ theo quy định pháp luật của Việt Nam.

Lợi ích từ Thỏa thuận Mua bán Giảm phát thải (ERPA)

Ý định thư và sau này là ERPA được đánh giá là sẽ mang lại những lợi ích thiết thực, đồng thời mở ra cơ hội hiện thực hóa việc triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng:

– Góp phần tăng thu nhập cho các chủ rừng, người dân và doanh nghiệp thông qua nguồn thu từ kết quả giảm phát thải, nâng cao năng suất rừng trồng, cải thiện sinh kế bền vững.

– Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, cơ quan quản lý, chủ rừng, cộng đồng, hộ gia đình, khu vực tư nhân về giá trị dịch vụ các bon rừng, hiểu được lợi ích và giá trị kinh tế, môi trường do rừng mang lại.

– Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của địa phương, chủ rừng; thu hút lao động nông thôn, tạo việc làm gắn với ổn định sản xuất và đời sống, ổn định chính trị, củng cố an ninh, quốc phòng.

– Góp phần bảo vệ diện tích rừng hiện có và nâng cao độ che phủ của rừng vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Cải thiện chất lượng rừng thông qua việc trồng mới, phục hồi rừng, tăng cường chức năng phòng hộ và giá trị sinh thái của rừng, giảm nhẹ các tác động của biến đổi khí hậu.

– Được sử dụng tối đa 100% tổng lượng chuyển quyền giảm phát thải theo ERPA để thực hiện cam kết của Việt Nam trong thực hiện Thỏa thuận Paris và Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam.

– Thể hiện tầm nhìn và trách nhiệm cao của Việt Nam cùng với cộng đồng quốc tế trong nỗ lực thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu vì sự phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (bên phải) và ông Carlos Montanes - Giám đốc điều hành Tập đoàn HIPRA (Tây Ban Nha).

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (bên phải) và ông Carlos Montanes – Giám đốc điều hành Tập đoàn HIPRA (Tây Ban Nha).

Cũng nhân dịp này, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, đại diện cho Bộ NN-PTNT và ông Carlos Montanes – Giám đốc điều hành Tập đoàn HIPRA (Tây Ban Nha) đã trao đổi biểu trưng hỗ trợ của Tập đoàn cho Việt Nam 50 triệu liều vacxin phòng bệnh gia cầm.

Tập đoàn HIPRA là một trong những đơn vị sản xuất vacxin lớn trên thế giới và đã có mặt tại Việt Nam. Hiện HIPRA đang phối hợp với Tập đoàn T&T trong việc nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng vacxin phòng Covid-19, tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất cho phía Việt Nam. HIPRA, Tập đoàn T&T và Đại học Y Hà Nội đang hợp tác trong việc thành lập Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng vacxin tại Việt Nam.

Nguồn: Nongnghiep.vn

Phát triển dược liệu theo chuỗi giá trị tăng lợi ích kinh tế cho các hợp tác xã

Sáng ngày 29/10, đoàn công tác Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã có buổi làm việc với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam về thực hiện mục tiêu phát triển ngành dược liệu để tỉnh Bắc Kạn trở thành trung tâm sản xuất về chế biến dược liệu của vùng Đông Bắc và một số nội dung về phát triển chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản cho hợp tác xã (HTX).

Phát triển hệ thống cung ứng giống cây dược liệu

Tại buổi làm việc, bà Đỗ Thị Minh Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết tỉnh Bắc Kạn là một tỉnh miền núi vùng cao, với địa hình phức tạp, đa dạng với khoang 72,9% rừng che phủ, Bắc Kạn có nguồn tài nguyên cây thuốc phong phú, với hơn 1.000 loài cây thuốc, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như: Bình Vôi, Hà Thủ Ô, Ba kích, Cát Sâm,… Nguồn tài nguyên này, nếu được bảo vệ, khai thác và phát triển hợp lý, có thể mang lại nguồn lợi đáng kể cho công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh.

Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo tại buổi làm việc

Bà Đỗ Thị Minh Hoa cho biết, xuất phát từ thực tiễn và điều kiện tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn phù hợp phát triển cây dược liệu. Trong thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền tỉnh Bắc Kạn luôn quan tâm chỉ đạo bảo tồn và phát triển cây dược liệu. UBND tỉnh Bắc Kạn đã phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển dược liệu tỉnh Bắc Kạn tại Quyết định số 2362/QĐ-UBND ngày 25/12/2020, với các mục tiêu cụ thể như phát triển hệ thống các chủ thể phát triển dược liệu theo chuỗi giá trị, bao gồm các hộ gia đình trồng dược liệu, 16 tổ chức kinh tế tại cộng đồng, dưới dạng HTX và công ty cổ phần, 3 doanh nghiệp chủ chốt, các nhà hỗ trợ chuỗi và các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm sản xuất, tiêu thụ hết các sản phẩm sản xuất được. Phát triển hệ thống cung ứng giống cây dược liệu, đến năm 2025 cung ứng được 60% và đến năm 2035 là 80% giống dược liệu sạch bệnh, có năng suất, chất lượng cao. Khai thác bền vững một số loài cây được liệu tự nhiên ở các địa phương với sản lượng khoảng 32 tấn dược liệu khô/năm; phát triển trồng cây dược liệu, trong đó trồng 26 loài dược liệu tại 4 tiểu vùng của tỉnh Bắc Kạn, với diện tích đến năm 2025 là 545 ha, trong đó 345 ha cây dược liệu theo hình thức thâm canh và 200 ha trồng dưới tán rừng, tạo ra 1.500 tấn dược liệu khô; nghiên cứu phát triển tạo ra các sản phẩm.

Bà Đỗ Thị Minh Hoa – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn

Mong muốn hỗ trợ xây dựng chuỗi dược liệu hoàn chỉnh

Cũng tại buổi làm việc, đánh giá về thực trạng bảo tồn và phát triển dược liệu trong tỉnh Bắc Kạn, PGS. TS Trần Văn Ơn, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển Dược Khoa nhấn mạnh điểm mạnh trong bảo tồn và phát triển dược liệu tại Bắc Kạn do tồn tại cả hai vùng sinh thái là vùng cao, thích hợp cho các dược liệu có thể phát triển tốt ở đai á nhiệt đới như ở Pác Nặm, Ngân Sơn, Chợ Đồn và vùng thấp thích hợp cho việc phát triển các cây thuốc nhiệt đới như Chợ Mối, Bạch Thông, Na Rì… Bên cạnh đó, có diện tích rừng che phủ lớn, trong đó có nhiều dược liệu tự nhiên. Đã có một diện tích khá lớn cây thuốc được phát triển trong cộng đồng (như Quế, Hồi, Nghệ, Thạch đen…) Có chương trình OCOP với định hướng phát triển các sản phẩm đặc sản địa phương, trong đó có các sản phẩm từ dược liệu.

PGS. TS Trần Văn Ơn, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển Dược Khoa

“Mong muốn hỗ trợ xây dựng chuỗi dược liệu hoàn chỉnh với quy mô vừa và 3 cấp độ quốc dược-tỉnh dược-cộng đồng, và người hưởng lợi chính là bà con nông dân, đồng thời có thể tận dụng tiềm năng lợi thế dưới tán rừng. Điều này là không chỉ là mục tiêu phát triển thông thường nữa, đó còn là mục đích an sinh xã hội của tỉnh Bắc Kạn” bà Đỗ Thị Minh Hoa đề nghị.

Đồng thời, đoàn công tác UBND tỉnh Bắc Kạn đề nghị Liên minh HTX Việt Nam hỗ trợ về khoa học công nghệ, tư vấn hỗ trợ đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn sản phẩm, công tác tư vấn đào tạo, củng cố hệ thống HTX đặc biệt là lĩnh vực dược liệu, thông tin truyền thông, xúc tiến thương mại.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo bày tỏ quan điểm với mục tiêu thúc đẩy phát triển khu vực KTTT, HTX tỉnh Bắc Kạn, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam nhất trí với những đề xuất mà đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn đưa ra. Trong thời gian tới, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và tỉnh Bắc Kạn sẽ cùng nhau xây dựng những kế hoạch cụ thể phát triển mô hình hợp tác xã dược liệu theo mô hình chuỗi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Quang Trung – Quỳnh Trang
Ảnh: Lê Huy
Nguồn: VCA

Triển khai hoạt động hỗ trợ phát triển thương mại cho hợp tác xã

Sáng ngày 28/10, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã có buổi làm việc với Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương về Chương trình phối hợp triển khai hoạt động hỗ trợ phát triển thương mại cho hợp tác xã.

Chuyển đổi sang thương mại điện tử phục hồi sản xuất, mở rộng thị thường

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam bày tỏ quan điểm từ khi xuất hiện đại dịch Covid-19 đến nay, các hoạt động xúc tiến thương mại, giao thương hàng hóa của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã đã gặp rất nhiều khó khăn. Trước bối cảnh đó, xúc tiến thương mại tìm kiếm khách hàng và xuất khẩu hàng hóa điện tử là hướng đi tất yếu. Việc chuyển đổi từ xúc tiến thương mại theo lối truyền thống, trực tiếp sang xúc tiến thương mại trực tuyến là giải pháp được cả cơ quan quản lý nhà nước cũng như không ít doanh nghiệp thúc đẩy nhằm kết nối phục hồi sản xuất, mở rộng thị trường.

Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

“Mặc dù xúc tiến thương mại trực tuyến mới chỉ phổ biến kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát và ban đầu chỉ được xem như một giải pháp tình thế trong bối cảnh hạn chế đi lại. Tuy nhiên, đến hiện tại, các chuyên gia và doanh nghiệp đều nhận định, đây sẽ là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái xúc tiến thương mại ứng dụng công nghệ mới, hỗ trợ đắc lực cho xúc tiến thương mại trực tiếp, trở thành hình xúc tiến thương mại – đầu tư mới, hiệu quả lan tỏa ra hầu hết các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp, HTX trên cả nước”- ông Nguyễn Ngọc Bảo chia sẻ.

Trong năm 2020. Bộ Công Thương đã triển khai xây dựng 05 ứng dụng, phần mềm bao gồm: Hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung quản lý khách hàng (CRM); Hệ sinh thái xúc tiên thương mại (VECOBIZ); Cổng thông tin hướng dẫn xuất nhập khẩu hàng hóa (https://vietnam.tradeportal.org); Nền tảng đào tạo XTTM trực tuyến (E-learning). Các ứng dụng trên dự kiến được đưa vào vận hành trong năm 2021.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công Thương

Các HTX bắt kịp xu hướng phát triển chung, nâng cao hiệu quả cạnh tranh trong kinh doanh

Theo ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cúc Xúc tiến thương mại, xúc tiến thương mại điện tử thực chất là cách thức các doanh nghiệp sử dụng Internet, website và các thiết bị điện tử, các mạng viễn thông để quảng bá, giới thiệu sản phẩm nhằm mục đích cuối cùng là phân phối được sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ đến thị trường mục tiêu.

Về chủ thể tham gia trong hoạt động xúc tiến thương mại điện tử phải có tối thiểu ba chủ thể tham gia. Đó là bên thực hiện hoạt động xúc tiến, đối tượng được hướng tới và bên cung cấp các dịch vụ, công cụ trực tuyến. Đây là những người tạo môi trường cho việc chuyền tải thông điệp giữa hai bên còn lại.

Nhấn mạnh về vai trò của xúc tiến thương mại điện tử đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ông Vũ Bá Phú nhấn mạnh, việc tham gia về các hoạt động này sẽ giúp cho các HTX bắt kịp xu hướng phát triển chung của thế giới, nâng cao hiệu quả cạnh tranh trong kinh doanh, mở rộng phạm vi, đối tượng khách hàng

Ông Phú cho biết điều mà các doanh nghiệp cần làm lúc này đó là biết cách tự kết nối, tương tác, truyền tải đúng, đủ và nhanh nhất mọi thông điệp của mình tới khách hàng thông qua các công cụ xúc tiến thương mại điện tử. Hệ sinh thái xúc tiến thương mại (VECOBIZ) là nền tảng ứng dụng tích hợp các dịch vụ xúc tiến thương mại như tư vấn/đào tạo, truy xuất xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm. Hiện tại, Hệ sinh thái đã được đưa vào vận hành.

Tại buổi làm việc, 2 bên đã cùng nhau lắng nghe, chia sẻ về các chương trình và dự án trong thời gian tới, với mục đích đẩy mạnh triển khai các hoạt động giúp ích cho bà con khu vực KTTT, HTX, góp phần quan trọng hỗ trợ HTX hội nhập và phát triển.

Lê Huy – Quỳnh Trang

Nguồn: VCA