ádasdasdasd
Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành quy định dữ liệu truy xuất sản phẩm, hàng hóa phải tối thiểu 10 thông tin cơ bản giúp người tiêu dùng biết rõ nguồn gốc hàng hóa.
Thông tư 02 về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa do Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định ký ban hành, có hiệu lực từ 1/6. Văn bản này yêu cầu các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, dịch vụ thực hiện truy xuất nguồn gốc hàng hóa khi xây dựng dữ liệu phải đảm bảo tối thiểu 10 thông tin:
1- Tên sản phẩm, hàng hóa;
2- Hình ảnh sản phẩm, hàng hóa;
3- Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh;
4- Địa chỉ đơn vị sản xuất, kinh doanh;
5- Các công đoạn trong sản xuất, kinh doanh (bao gồm tối thiểu thông tin: mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và thời gian sự kiện truy xuất nguồn gốc của từng công đoạn);
6- Thời gian sản xuất, kinh doanh (thời gian các sự kiện truy xuất nguồn gốc diễn ra);
7- Mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa;
8- Thương hiệu, nhãn hiệu, mã ký hiệu, số sê-ri sản phẩm (nếu có);
9- Thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa (nếu có);
10- Các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng.
Thông tin này được in mã gắn trên bao bì sản phẩm và được kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia. Người tiêu dùng có thể tra cứu hạn sử dụng, nguồn gốc của sản phẩm.
Cổng thông tin do Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia làm chủ đầu tư đã hoàn thành vào năm 2022. Hôm 15/3 ông Hà Minh Hiệp, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho biết Cổng thông tin này sẽ được đưa vào vận hành chính thức trong quý II/2024.
Trước đó Cổng thông tin đã có 10 tháng vận hành thử nghiệm. Hệ thống đã kết nối với một số địa phương và hơn 4.000 doanh nghiệp tham gia. Cổng thông tin sẽ kết nối các hệ thống truy xuất nguồn gốc trong nước và quốc tế; quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu sản phẩm, hàng hóa trong nước và quốc tế; chia sẻ dữ liệu truy xuất nguồn gốc giữa các hệ thống.
Bên cạnh việc quản lý truy xuất nguồn gốc, cổng thông tin cũng tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trên toàn quốc về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Cổng thông tin cũng dựa trên số liệu báo cáo, thống kê và công nghệ để phân tích trợ giúp cơ quan quản lý đưa chính sách kịp thời.
Trước đây các tem truy xuất nguồn gốc áp dụng trên các sản phẩm chưa được chuẩn hóa về nội dung và hình thức, không minh bạch về chất lượng hàng hóa, gây khó khăn cho quản lý.
Thời gian qua Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì, phối hợp các bộ có liên quan xây dựng và công bố 30 tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về truy xuất nguồn gốc.
Theo: Bảo Chi – vnexspres
Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường (INOSTE) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam. Sau gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ và môi trường, Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường đã không ngừng nâng cao năng lực, khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường. Viện đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng, các nhiệm vụ, dự án khoa học kỹ thuật, sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước, Bộ, Ngành và được nhận nhiều bằng khen, giấy khen, Các dịch vụ về tư vấn bảo vệ môi trường (tư vấn lập kế hoạch bảo vệ môi trường, tư vấn lập kế hoạch báo cáo hoàn thành công trình bảo vệ môi trường…) quan trắc, phân tích môi trường… được các khách hàng tin tưởng và lựa chọn sử dụng lâu dài.
Hoạt động đổi mới sáng tạo và các dịch vụ đi kèm
Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường không chỉ là đơn vị nghiên cứu mà còn là địa chỉ tin cậy cho các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã cần sự hỗ trợ trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản phẩm kinh doanh của mình. Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, Viện luôn nỗ lực để đưa ra những giải pháp đổi mới sáng tạo và hiệu quả nhất cho quý khách hàng.
Năng lực | Mô tả |
Nghiên cứu và phát triển | – Tham gia nghiên cứu, phân tích các dự án liên quan đến bảo vệ môi trường |
– Phát triển công nghệ xử lý nước thải, khí thải, chất thải nguy hại | |
– Dịch vụ lấy mẫu, phân tích chất lượng sản phẩm (Nước sạch, thịt và sản phẩm từ thịt, Thuỷ sản và các sản phẩm, rượu, thức ăn chăn nuôi, rau củ quả, chè, cà phê, phân bón, vi sinh, chế phẩm vi sinh) | |
– Hoạt động chuyển giao công nghệ cho HTX | |
Dịch vụ tư vấn | – Tư vấn về lĩnh vực hợp chuẩn hợp quy (Chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO, chứng nhận VietGap…) |
– Đánh giá, chứng nhận VietGap cho các sản phẩm tại các HTX | |
Xây dựng phát triển thương hiệu sản phẩm | – Thiết kế bao bì, nhãn mác, thực hiện truy xuất nguồn gốc |
– Tư vấn, hoàn thiện hồ sơ tham gia chương trình OCOP | |
– Xây dựng thương hiệu, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm. | |
Đào tạo | – Tổ chức các khóa đào tạo, huấn luyện về bảo vệ môi trường, quản lý chất thải |
– Tổ chức các khoá đào tạo về xây dựng phát triển thương hiệu sản phẩm. |
Dịch vụ quan trắc phân tích môi trường và kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm
Một trong các dịch vụ chính của Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường là cung cấp dịch vụ quan trắc phân tích môi trường và kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm. Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của Viện sẽ tiến hành phân tích, quan trắc môi trường và chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của quý khách hàng.
Dưới đây là danh sách các dịch vụ mà Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường cung cấp:
– Quan trắc chất lượng không khí
– Quan trắc chất lượng nước
– Quan trắc chất lượng đất
– Quan trắc chất lượng sản phẩm thực phẩm
– Kiểm nghiệm chất lượng nước uống
Lĩnh vực chứng nhận và tư vấn tiêu chuẩn hợp quy
Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường cung cấp dịch vụ chứng nhận và tư vấn về tiêu chuẩn hợp quy cho các HTX, doanh nghiệp, tổ chức. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn hợp quy là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.
Dưới đây là các loại chứng nhận và tiêu chuẩn mà Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường có khả năng cung cấp:
– Chứng nhận VietGAP
– Chứng nhận ISO 9001:2015
– Chứng nhận ISO 14001:2015
Hỗ trợ Hợp tác xã
Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm
Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường không chỉ cung cấp dịch vụ nghiên cứu và phát triển công nghệ mà còn hỗ trợ các Hợp tác xã trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm. Việc có một thương hiệu sản phẩm uy tín không chỉ giúp tăng cường giá trị thương hiệu mà còn giúp mở rộng thị trường tiêu thụ.
Viện cũng sẽ hỗ trợ các hợp tác xã trong việc xây dựng chiến lược Marketing, thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, quảng cáo và lên kế hoạch tiếp thị sản phẩm.
Lĩnh vực tư vấn về môi trường
Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường cũng cung cấp các dịch vụ tư vấn về môi trường nhằm hỗ trợ các hợp tác xã, tổ chức, doanh nghiệp tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, quản lý chất thải, rác thải một cách hiệu quả.
Dưới đây là một số dịch vụ tư vấn mà Viện cung cấp:
– Tư vấn lập báo cáo đề xuất giấy phép về môi trường
– Tư vấn về quản lý chất thải nguy hại
– Tư vấn về công nghệ xử lý nước thải, chất thải, khí thải…
– Xử lý ô nhiễm môi trường
– Quy hoạch môi trường nông nghiệp, tài nguyên đất, nước;
– Chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (GAP)
– Chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP)
– Chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy;
– Chứng nhận hệ thống quản lý môi trường;
Phát triển công nghệ xử lý nước thải, khí thải, chất thải nguy hại
Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường cung cấp dịch vụ tư vấn về công nghệ xử lý môi trường cho các HTX, doanh nghiệp. Các chuyên viên, kỹ sư của Viện sẽ trực tiếp đưa ra những giải pháp tối ưu, hiệu quả để xử lý nước thải, khí thải và chất thải nguy hại một cách an toàn và tiết kiệm chi phí.
Ngoài ra, Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường cũng hỗ trợ lập kế hoạch quản lý môi trường cho các tổ chức và doanh nghiệp, giúp cho các HTX tuân thủ các quy định pháp lý và bảo vệ môi trường một cách bền vững.
Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường cũng tổ chức và triển khai các hoạt động tư vấn hỗ trợ dịch vụ theo quy định của Pháp Luật về:
– Tư vấn về an toàn thực phẩm
– Tư vấn về quản lý chất lượng sản phẩm
– Tư vấn về tiết kiệm năng lượng và tài nguyên trong môi trường
– Chuyển giao, kết nối cung cầu về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo
– Chứng nhận, kiểm nghiệm, thử nghiệm, kiểm định sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động, môi trường lao động theo quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.
– Công nghệ thông tin, chuyển đổi số, dịch vụ điện tử; tuyên truyền, truyền thông, phổ biến thông tin, thương mại điện tử, hội nghị, hội thảo, tham quan, học tập, hội chợ, triển lãm kết nối cung cầu về khoa học công nghệ.
Về đào tạo
Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường cũng thực hiện nhiều khoá tập huấn về kỹ năng xây dựng và phát triển thương hiệu bao gồm: bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc.
Vừa qua, Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường đã phối hợp cùng Liên minh Hợp tác xã các tỉnh mở lớp tập huấn về kỹ năng vận hành thương mại điện tử, phát triển thương hiệu cho bà con HTX các tỉnh đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Nội dung tập huấn bao gồm cả nhãn mác, bao bì sản phẩm, mã vạch trên bao bì, đăng ký sở hữu trí tuệ, hay tập huấn về công nghệ thông tin, đưa chuyển giao khoa học công nghệ vào chế biến, sản xuất, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu của các HTX…
Ngoài đào tạo, tập huấn cho HTX các tỉnh miền núi, Viện cũng không ngừng đầu tư vào đào tạo cho các chuyên viên, chuyên gia, cán bộ tại Viện. Với nhiều lớp cán bộ là Tiến sĩ, Thạc sĩ, Kỹ sư thuộc các ngành nghề khác nhau được đào tạo trong và ngoài nước đã đóng góp một phần công sức không nhỏ khẳng định vai trò quan trọng của Viện không chỉ trong quá trình hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế hợp tác và hợp tác xã nói riêng, mà còn trong lĩnh vực khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường nói chung. Viện luôn xác định việc đào tạo, khuyến khích cán bộ học tập bổ sung nâng cao trình độ cũng như cập nhật thông tin mới là yếu tố quyết định năng lực của mình. Đây là tài sản trí tuệ làm hạ tầng vững chắc cho sự phát triển bền vững của Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường.
Việc đầu tư vào đào tạo là cách hiệu quả để nâng cao nhận thức và kỹ năng của cán bộ Viện, nhằm mở rộng truyền tải kiến thức tới các HTX đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi…
Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại giải pháp đổi mới sáng tạo ở lĩnh vực khoa học công nghệ cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, là bảo vệ môi trường, phát triển nền kinh tế hợp tác và hợp tác xã.
Với tinh thần cố gắng không ngừng, Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường luôn mở rộng đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của quý khách hàng trong lĩnh vực khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc. Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường cam kết tiếp tục mang đến các dịch vụ tư vấn tin cậy và không ngừng mở rộng các dịch vụ khác để đồng hành cùng sự phát triển của khách hàng.
Hưởng ứng Tháng hành động vì Hợp tác xã của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và thiết thực chào mừng 78 năm ngày Bác Hồ viết thư kêu gọi điền chủ, nông gia Việt Nam tham gia hợp tác xã và 13 năm Ngày Thủ tướng Chính phủ công nhận Ngày Hợp tác xã -11/4, ngày 29/3 tại Ninh Bình đã diễn ra Hội nghị Phát động Tháng hành động vì Hợp tác xã của Hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
Quang cảnh Hội nghị
Tham dự Hội nghị về phía đại biểu Trung ương có đồng chí Trần Lan Phương, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ban Kinh tế Trung ương; Hội nông dân Việt Nam;…
Về phía Hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam có các đồng chí: Cao Xuân Thu Vân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Nguyễn Mạnh Cường, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Lê Thị Tâm, Ủy viên Ban Thường vụ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Ninh Bình; các đồng chí là Ủy viên Ban Thường vụ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; đại diện lãnh đạo một số Ban, đơn vị trực thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã một số tỉnh thành phố;…
Về phía tỉnh Ninh Bình có các đồng chí: Trần Song Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Mai Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh ủy; Đỗ Việt Anh; Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận tỉnh ủy; cùng một số đồng chí là lãnh đạo Hội nông dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy Ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Bình;…
Đồng chí Trần Song Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình phát biểu chào mừng Hội nghị
Phát biểu chào mừng tại Hội nghị, đồng chí Trần Song Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình chia sẻ: Hòa chung với không khí của tỉnh Ninh Bình chào mừng kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng đế, kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, 55 năm thực hiện Di chúc của Bác và 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình rất vinh dự được Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chọn là đơn vị tổ chức Hội nghị phát động Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024 của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam với chủ đề “Vì sự phát triển bền vững của Hợp tác xã”.
Sau 20 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Đảng và Nhà nước xác định phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu, có ý nghĩa chiến lược và lâu dài.
Cùng với sự phát triển chung của cả nước, những năm qua, kinh tế tập thể, HTX tỉnh Ninh Bình tiếp tục phát triển về số lượng và chất lượng; đã có nhiều mô hình HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị với nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy HTX phát triển nhanh và bền vững.
Tỉnh Ninh Bình đã ban hành và chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển kinh tế tập thể, HTX giai đoạn 2015-2020 và 2021-2025; Nghị quyết về phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030 và nhiều chính sách về phát triển du lịch, liên kết vùng, xúc tiến thương mại…
Đại biểu tham dự Hội nghị
Do vậy, khu vực kinh tế tập thể, HTX trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tiếp tục phát triển. Đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 500 HTX và 2 Liên hiệp HTX, thu hút hơn 300 nghìn thành viên tham gia, là lực lượng nòng cốt tham gia tích cực vào phong trào xây dựng nông thôn mới.
Hội nghị phát động Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024 của hệ thống Liên minh HTX Việt Nam tại Ninh Bình là cơ hội tốt để tỉnh được giới thiệu, quảng bá những tiềm năng, lợi thế, những nét đặc trưng, truyền thống, nhất là tiềm năng, lợi thế về du lịch và kinh tế hợp tác, HTX với nhiều sản phẩm đặc sắc riêng có của tỉnh đang được bạn bè trong và ngoài nước biết đến.
Cùng với đó là các sản phẩm du lịch nổi tiếng như: Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, Khu văn hóa tâm linh chùa Bái Đính, Vườn quốc gia Cúc Phương, Khu du lịch sinh thái Tràng An, Vân Long…
Đồng chí Cao Xuân Thu Vân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phát động Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024
Phát động Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024 tại Hội nghị, đồng chí Cao Xuân Thu Vân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cho biết: Năm 2024 là năm đầu tiên Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phát động Tháng hành động vì HTX. Sự kiện này được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức, giáo dục truyền thống, khơi dậy lòng tự hào, tiếp tục phát huy, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, đổi mới, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động trong hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và cán bộ quản lý, thành viên và người lao động trong các tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp HTX, thành viên liên kết; tăng cường đối thoại, giới thiệu, quảng bá, kết nối giữa các tổ chức kinh tế tập thể và thành viên với các thành phần kinh tế khác; ghi nhận và tôn vinh các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích, đóng góp cho sự phát triển của khu vực kinh tế tập thể, HTX và hệ thống Liên minh HTX Việt Nam
Ngoài ra, Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024 sẽ tạo không khí vui khỏe để cán bộ, viên chức, người lao động trong hệ thống Liên minh HTX Việt Nam và cán bộ quản lý, thành viên và người lao động trong các tổ hợp tác, HTX, liên hiệp HTX, thành viên liên kết hăng say công tác, hoạt động sản xuất xây dựng các tổ chức kinh tế tập thể, HTX phát triển bền vững; hệ thống Liên minh HTX Việt Nam vững mạnh, giữ vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể, HTX.
Đại biểu tham dự Hội nghị
Hội nghị phát động Tháng hành động vì HTX năm 2024 tổ chức tại thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình nhằm phát động toàn thể cán bộ, thành viên, người lao động khu vực kinh tế tập thể, HTX và hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam hưởng ứng, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, nêu gương tốt trong lao động, sản xuất, công tác và học tập, góp phần triển khai có hiệu quả Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024 và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể, HTX năm 2024, góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội chung của đất nước.nhằm phát động toàn thể cán bộ, thành viên, người lao động khu vực kinh tế tập thể, HTX và hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam hưởng ứng, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, nêu gương tốt trong lao động, sản xuất, công tác và học tập, góp phần triển khai có hiệu quả Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024 và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể, HTX năm 2024, góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội chung của đất nước.
“Ngay sau lễ phát động, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cũng sẽ đồng loạt tổ chức nhiều sự kiện quan trọng, thiết thực, diễn ra trên khắp cả nước, hướng về ngày Hợp tác xã Việt Nam 11/4”. Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chia sẻ.
Đồng chí Lê Thị Tâm, Ủy viên Ban Thường vụ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Ninh Bình phát biểu tại Hội nghị
Hưởng ứng Tháng hành động vì Hợp tác xã của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, đồng chí Lê Thị Tâm, Ủy viên Ban Thường vụ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Ninh Bình cho biết: Trong Tháng hành động vì Hợp tác xã, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Ninh Bình sẽ tổ chức một số sự kiện như: Hội nghị thành viên tổng kết hoạt động năm 2023, phát động và hưởng ứng tháng hành động vì HTX năm 2024 gắn với biểu dương, tôn vinh những tập thể, cá nhân có đóng góp xuất sắc trong sự phát triển của khu vực kinh tế tập thể, HTX năm 2023; Phát động và triển khai cuộc thi tìm hiểu Luật HTX năm 2023 bằng hình thức thi trực tuyến trên Internet đến toàn thể cán bộ, nhân dân và các thành viên HTX; Ngày hội trưng bày, kết nối và tôn vinh các sản phẩm HTX tiêu biểu lần thứ nhất năm 2024;…
Đại biểu bấm nút khởi động Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024 với chủ đề “Vì sự phát triển bền vững của Hợp tác xã”
Tại Hội nghị các đồng chí lãnh đạo đã thực hiện nghi thức Bấm nút khởi động Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024 với chủ đề “Vì sự phát triển bền vững của Hợp tác xã” và Phát động cuộc thi tìm hiểu Luật Hợp tác xã năm 2023. Cuộc thi bắt đầu từ ngày 1/4/2024 và kết thúc vào ngày 30/6/2024. Nhân dịp này, UBND tỉnh Ninh Bình và Liên minh Hợp tác xã tỉnh Ninh Bình đã trao Bằng khen và cờ thi đua biểu dương 61 HTX điển hình tiên tiến có thành tích trong phát triển khu vực kinh tế tập thể, HTX năm 2023.
Đại biểu bấm nút phát động cuộc thi tìm hiểu Luật Hợp tác xã năm 2023
Chiều cùng ngày, tại phố cổ Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, các đại biểu dự Chương trình Ngày hội trưng bày – Kết nối – Tôn vinh sản phẩm HTX tiêu biểu Lần thứ nhất – Năm 2024 và Khai trương Khu trưng bày giới thiệu sản phẩm HTX.
Đại biểu cắt băng khai mạc Ngày hội trưng bày – Kết nối – Tôn vinh sản phẩm HTX tiêu biểu Lần thứ nhất – Năm 2024
Một số hình ảnh tại Hội nghị phát động:
Văn nghệ chào mừng tại Hội nghị
Văn nghệ chào mừng tại Hội nghị
Văn nghệ chào mừng tại Hội nghị
Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân phát động Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024
Biểu dương các HTX điển hình tiên tiến có thành tích trong phát triển khu vực kinh tế tập thể, HTX tại Ninh Bình
Lãnh đạo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Ninh Bình chụp ảnh lưu niệm với 61 HTX được biểu dương tại Hội nghị
Chương trình Ngày hội trưng bày – Kết nối – Tôn vinh sản phẩm HTX tiêu biểu tại phố cổ Hoa Lư
Sản phẩm của HTX được tưng bày giới thiệu tại phố cổ Hoa Lư
Du khách thăm quan các sản phẩm của HTX trưng bày tại phố cổ Hoa Lư
Du khách nước ngoài tìm hiểu các sản phẩm tiêu biểu của HTX tại phố cổ Hoa Lư
Đại biểu cắt băng khai mạc Ngày hội trưng bày – Kết nối – Tôn vinh sản phẩm HTX tiêu biểu tỉnh Lần thứ nhất – Năm 2024
Lê Huy – Quang Trung – vca.org.vn
Việc Liên minh HTX Việt Nam tổ chức Tháng hành động vì HTX đang là động lực mạnh mẽ giúp nhiều HTX tích cực thực hiện những kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm phát huy thế mạnh của mô hình kinh tế tập thể.
Tháng hành động vì HTX năm 2024 được Liên minh HTX Việt Nam tổ chức với thời gian thực hiện cả năm 2024, trong đó cao điểm từ ngày 29/3 – 29/4. Mục đích cuối cùng của Tháng hành động vì HTX là góp phần phát triển kinh tế tập thể (KTTT), HTX; đưa KTTT, HTX phát triển bền vững.
Khơi dậy tinh thần sản xuất
Hưởng ứng Tháng hành động vì HTX, các HTX và Liên minh HTX các tỉnh, thành phố cũng đã và đang thực hiện nhiều hoạt động cụ thể. Tại HTX nông nghiệp Ninh Đa (Khánh Hòa), với mong muốn phát triển chuỗi giá trị hàng hóa bền vững, khi Liên minh HTX tỉnh phát động triển khai Tháng hành động HTX, HTX Ninh Đa đã liên kết người dân với doanh nghiệp, đăng ký thực hiện mô hình máy rê thóc và mô hình sân phơi thóc giống đảm bảo có thể thực hiện cho 387,5 ha. Mô hình này đi vào thực tiễn hỗ trợ đắc lực cho người dân trong bao tiêu, bảo quản nông sản, từ đó giúp nâng cao chất lượng lúa hàng hóa.
Cùng hưởng ứng Tháng hành động, mới đây, HTX chế biến thủy hải sản Hải Bình (Thanh Hóa) đã khai trương và vận hành cửa hàng nông sản sạch nhằm đưa sản phẩm nước mắm Vị Thanh của HTX sản xuất và một số nông sản của HTX khác trên địa bàn tiếp cận được với nhiều khách hàng. Ông Nguyễn Thế Hoàng, Giám đốc HTX cho biết, việc phát triển cửa hàng là bước nâng cấp chuỗi giá trị nước mắm của HTX với mong muốn mang lại nguồn thu nhập cao hơn cho 30-40 lao động.
Tại Thái Nguyên, việc HTX vận tải ô tô Tân Phú, HTX Trà Sơn Dung được tặng danh hiệu “Cờ thi đua” của UBND tỉnh chính là điểm nhấn trong Tháng hành động vì HTX của vùng đất đệ nhất danh trà.
Có thể thấy, Tháng hành động vì HTX đang lan tỏa mạnh mẽ ở các địa phương, từ đó tạo động lực để các HTX tiếp tục thực hiện hoặc đăng ký thực hiện những dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh mới nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng của mô hình KTTT, HTX.
Tháng hành động vì HTX đang cổ vũ các HTX đầu tư cho sản xuất kinh doanh. |
Ông Phạm Chí Nguyện, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Sóc Trăng cho biết, triển khai Tháng hành động vì HTX, Liên minh HTX tỉnh đã đồng hành cùng các HTX trong hoàn thiện quy trình sản xuất, đầu ra bằng cách hỗ trợ HTX tiếp cận với doanh nghiệp uy tín, đưa doanh nghiệp xuống tận HTX để xem xét hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX có nhu cầu, tiềm năng. Liên minh HTX tỉnh cũng phối hợp với doanh nghiệp, cụ thể là Viettel Sóc Trăng hỗ trợ các HTX trong chuyển đổi số.
Để làm được điều này, Liên minh HTX tỉnh Sóc Trăng đã khảo sát nhu cầu và cơ sở hạ tầng tại HTX, sau đó lập kế hoạch hỗ trợ nền tảng số cho HTX một cách cụ thể như: thiết kế trang web, hướng dẫn vận hành trang web, hỗ trợ điện thoại thông minh, hỗ trợ chuyển đổi hóa đơn điện tử…
Không chỉ dừng lại ở sự vào cuộc của các HTX, Liên minh HTX tỉnh, Tháng hành động vì HTX còn tạo sức hút với các doanh nghiệp, từ đó mở ra nhiều mối liên kết bền chặt cho các HTX.
Ông Vũ Hoàng, Công ty cổ phần Ocopmart cho biết, doanh nghiệp đã liên kết với đơn vị logistics để thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa cho người dân, HTX trong thời điểm này cũng như về sau. Đặc biệt, trong Tháng hành động vì HTX, doanh nghiệp đẩy mạnh hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho các HTX ở miền Tây Nam Bộ. Đây là những HTX có thế mạnh về sản xuất trái cây quy mô lớn nên doanh nghiệp sẵn sàng liên kết với các HTX có nhu cầu để bao tiêu, tư vấn, hỗ trợ sản xuất đúng quy trình, bảo đảm các yêu cầu của thị trường.
Gần đây nhất, doanh nghiệp đã đến thăm HTX Hiệp Phát (Sóc Trăng) và thấy HTX có nông sản rất chất lượng. “Mong sao HTX Hiệp Phát cũng như các HTX khác ở Sóc Trăng sớm hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn để không chỉ thuận lợi tiêu thụ trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu”, ông Vũ Hoàng chia sẻ.
Thêm cơ hội cho HTX
Từ thực tiễn triển khai của các HTX tại các địa phương, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Cao Xuân Thu Vân cho biết 2024 là năm đầu tiên, hệ thống Liên minh HTX Việt Nam triển khai Tháng hành động vì HTX một cách đồng loạt và thống nhất giữa Liên minh HTX Việt Nam và Liên minh HTX 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Theo đánh giá, việc đồng loạt triển khai Tháng hành động vì HTX đã và đang tạo cú hích mạnh mẽ, cổ vũ các HTX trong sản xuất kinh doanh, thực hiện những kế hoạch mới nhằm nâng cao hiệu quả và mở rộng quy mô theo các chuỗi giá trị hàng hóa bền vững.
Tuy nhiên, để các HTX nâng cao được năng lực cạnh tranh, hoàn thiện được các dự án đã đăng ký thực hiện trong Tháng hành động vì HTX, ngoài sự nỗ lực của HTX còn cần có sự hỗ trợ thiết thực từ hệ thống Liên minh HTX Việt Nam và các doanh nghiệp.
HTX Ninh Đa là một ví dụ điển hình. Để đầu tư được máy rê thóc và đầu tư sân phơi quy mô lớn, ngoài việc ban giám đốc HTX phải chủ động lên thành phố, liên kết với doanh nghiệp, thành viên góp thêm vốn thì mô hình này còn nhận được nguồn vốn hỗ trợ gần 100 triệu đồng từ Liên minh HTX tỉnh Khánh Hòa. Điều này giúp HTX nhanh chóng hoàn thiện chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao, giúp nâng cao thu nhập cho thành viên và đáp ứng nhu cầu thị trường.
Còn tại Bắc Giang, ông Nguyễn Đức Hiền, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh cho biết, trong Tháng hành động vì HTX, việc đẩy mạnh công tác tư vấn, hỗ trợ thành lập mới HTX và vận động tham gia làm thành viên Liên minh HTX tỉnh có ý nghĩa quan trọng giúp Bắc Giang hoàn thành mục tiêu đến cuối năm 2024 thành lập mới được khoảng 80 HTX. Ngoài ra, Liên minh HTX tỉnh cũng khảo sát và hỗ trợ xây dựng mô hình điểm số hóa HTX để giúp các HTX thích ứng với thời đại công nghệ số.
Là một doanh nghiệp đang tích cực bao tiêu cho các HTX, ông Vũ Hoàng đánh giá, HTX trong thời đại hiện nay khi muốn bán được hàng thì không thể “chắt bóp” vấn đề công nghệ. Chính vì vậy, khi liên kết với các HTX, doanh nghiệp cũng sẽ chú trọng hỗ trợ các HTX vấn đề livestream bán hàng, hỗ trợ HTX lên kế hoạch bán hàng cụ thể để HTX thích ứng với công nghệ 4.0…
Nhằm thực hiện Tháng hành động vì HTX và hướng tới Ngày HTX Việt Nam (11/4), Liên minh HTX Việt Nam cũng ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Liên minh HTX Việt Nam với các bộ, ngành, tổ chức chính trị – xã hội về thúc đẩy phát triển KTTT, HTX; Các hoạt động xúc tiến thương mại quốc gia; Các hoạt động hỗ trợ tiếp cận vốn tín dụng cho HTX với hệ thống Quỹ hỗ trợ phát triển HTX Việt Nam và địa phương, các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng; Phát động phong trào khởi nghiệp sáng tạo HTX…
Đây được coi là động lực mạnh mẽ giúp các HTX khắc phục được những khó khăn, tìm được hướng đi trong phát triển xanh và bền vững dựa trên ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Từ đó giúp các HTX phát triển phù hợp xu thế thế giới và khẳng định được giá trị, tính ưu việt của mô hình KTTT, HTX trong nền kinh tế thị trường.
Huyền Trang
Việt Nam đang sở hữu một “cộng đồng” kinh tế tập thể, HTX với trách nhiệm phát triển bền vững và tích cực hành động. Chính vì vậy, thắp sáng “ngọn lửa” về vốn, công nghệ, xúc tiến thương mại, liên kết chuỗi giá trị… trong Tháng hành động vì HTX sẽ góp phần giải tỏa những khó khăn cho HTX.
Chia sẻ tại buổi “Gặp mặt báo chí thông báo các nội dung và hoạt động của Tháng hành động vì HTX” sáng ngày 28/3, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam, Cao Xuân Thu Vân cho biết, Tháng hành động vì HTX chính thức bắt đầu từ đầu tháng 4, nhưng thực tế Liên minh HTX Việt Nam đã xây dựng và triển khai kế hoạch từ khá sớm. Đồng thời đã có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố quan tâm triển khai Tháng hành động vì HTX tại các địa phương.
Thông điệp khởi nghiệp và kết nối
Chính vì đó, thời gian gần đây, nhiều Liên minh HTX tỉnh, thành phố đã chủ động triển khai Tháng hành động vì HTX bằng những kế hoạch cụ thể như giao cho địa phương hỗ trợ Liên minh HTX tỉnh, thành tuyên truyền về KTTT, HTX. Có địa phương đã tổ chức đối thoại với HTX. Điều này cho thấy, khu vực KTTT, HTX đã và đang nhận được sự quan tâm, đồng hành của các cấp, các ngành và xã hội. Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo có vai trò quan trọng giúp khu vực KTTT, HTX tiếp tục vươn lên.
Mục tiêu của Tháng hành động vì HTX được Liên minh HTX Việt Nam xác định sẽ truyền tải được thông điệp “khởi nghiệp” và “kết nối” từ HTX. Đây được coi là hai từ khóa quan trọng khẳng định vai trò của KTTT, HTX.
Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Cao Xuân Thu Vân cho biết, trong khuôn khổ Tháng hành động vì HTX, Liên minh HTX Việt Nam sẽ tổ chức Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 với chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”. |
Theo Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Cao Xuân Thu Vân, HTX là một tổ chức nhân văn vì không chỉ phát triển kinh tế mà còn bảo tồn các giá trị văn hóa, mang tính cộng đồng cao. “Vậy tại sao, người dân, nhất là sinh viên không thành lập hoặc tham gia các HTX khởi nghiệp mà chỉ muốn vào doanh nghiệp, muốn làm chủ các doanh nghiệp?”, người đứng đầu Liên minh HTX Việt Nam đặt vấn đề.
Do đó, qua tháng hành động vì HTX, Liên minh HTX Việt Nam mong muốn truyền tải thông điệp khởi nghiệp thông qua mô hình HTX đến đông đảo người dân và nhất là các bạn trẻ. Thực tế đã có nhiều thanh niên khởi nghiệp thành công từ HTX. Đơn cử, 1 trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 đã có 1 thanh niên khởi nghiệp từ HTX đó là Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp số Bình Phước, anh Đặng Dương Minh Hoàng.
Bên cạnh đó, HTX muốn phát triển và nâng cao hiệu quả thì việc “kết nối” là hết sức quan trọng, bởi HTX muốn liên kết, muốn phát triển chuỗi thì phải liên kết. Đây vừa là điểm mạnh, vừa là điểm yếu của HTX.
Nhưng qua Nghị quyết 20-NQ/TW có thể thấy, HTX là mô hình có bản chất riêng, có ý nghĩa quan trọng trong hỗ trợ người dân liên kết phát triển sản xuất. HTX có tài sản không chia nên tính liên kết cao, khó giải thể mà loại hình doanh nghiệp không có được.
“Như vậy HTX là một loại hình cần thiết cho phát triển kinh tế xã hội chứ không chỉ đơn thuần là tiêu chí của xây dựng nông thôn mới”, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam nhấn mạnh.
Hai điểm nhấn trong Tháng hành động vì HTX
Một trong những sự kiện quan trọng của Tháng hành động vì HTX là Lễ Tôn vinh Hợp tác xã tiêu biểu và trao Giải thưởng Ngôi sao Hợp tác xã năm 2024 “CoopStar Awards 2024” nhằm tôn vinh 100 HTX tiêu biểu toàn quốc với những tiêu chí, thang điểm cụ thể cho HTX từng ngành nghề.
Ngoài ra, một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay của các HTX chính là liên kết theo chuỗi giá trị bền vững. Thống kê hiện nay cho thấy, cả nước mới có khoảng 4.000 HTX liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững, chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong tổng số gần 20.000 HTX nông nghiệp. Để tháo gỡ khó khăn này cho các HTX, trong Tháng hành động vì HTX, Liên minh HTX Việt Nam sẽ tổ chức Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 với chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.
Tháng hành động vì HTX sẽ diễn ra nhiều sự kiện quan trọng nhằm đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho các HTX. |
Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Cao Xuân Thu Vân cho biết, tại diễn đàn KTTT, HTX năm 2024 tổ chức tháng 2 vừa qua, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định, phát triển bền vững, liên kết chuỗi giá trị sản phẩm là một trong những nội dung quan trọng nhằm nâng cao và phát triển khu vực KTTT, HTX, từ đó thúc đẩy ngành nông nghiệp và kinh tế xã hội cả nước phát triển. Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững cũng là nội dung được nhấn mạnh trong Nghị quyết 20 của Đảng và nghị quyết này đã được thể chế trong Luật HTX 2023.
“Diễn đàn này đóng vai trò nòng cốt trong Tháng Hành động vì HTX nhằm giúp tất cả HTX tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ, xác định được những khó khăn và tìm được những hướng đi đúng đắn trong xây dựng và phát triển chuỗi giá trị”, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Cao Xuân Thu Vân nhấn mạnh.
Các sự kiện chính diễn ra trong Tháng hành động vì HTX: Hội thảo “Nâng cao nhận thức về Luật HTX năm 2023; động lực phát triển kinh tế tập thể, HTX” diễn ra 8h30 ngày 30/3/2024 tại Hội trường khách sạn Hoàng Sơn, số 98 Trịnh Tú, Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Hội thảo “Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, người lao động hợp tác xã và các tổ chức kinh tế tập thể” tổ chức: Ngày 29/3/2024 tại thành phố Hải Phòng. Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia lần thứ Nhất năm 2024 tổ chức: 8h00 ngày 11/4/2024 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, 37 Hùng Vương, Ba Đình, thành phố Hà Nội Lễ Tôn vinh Hợp tác xã tiêu biểu và trao Giải thưởng Ngôi sao Hợp tác xã năm 2024 “CoopStar Awards 2024” tổ chức: 20h00 ngày 11/4/2024 tại Nhà hát Quân đội, số 130 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội, Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV2, Đài truyền hình Việt Nam. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm tại tỉnh Thái Nguyên nhằm động viên, khích lệ đối với hoạt động của các HTX trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các HTX trên địa bàn cả nước. Thời gian dự kiến: Khoảng từ 15 – 20/4/2024 tại tỉnh Thái Nguyên. Chương trình Xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã khu vực phía Bắc. Tổ chức: 7h30 ngày 23/4/2024, trực tiếp tại Liên minh HTX Việt Nam, số 6 Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội; trực tuyến với 63 điểm cầu tại trụ sở UBND tỉnh, thành phố trên cả nước. Hội nghị khởi động “Dự án Thanh niên trong Hợp tác xã thực hiện chuyển đổi số trong cộng đồng” tổ chức: Ngày 02/5/2024 tại thành phố Hà Nội. |
Theo Huyền Trang-Phạm Hòa – Vnbusiness.vn
HTX Suối Giàng, huyện Văn Chấn (Yên Bái) nằm ở địa bàn vùng cao nhưng rất tích cực ứng dụng công nghệ hiện đại vào quy trình trồng, chăm sóc, sản xuất, tiêu thụ và quảng bá sản phẩm chè Shan tuyết đặc sản. Thông qua các chương trình, dự án của ngành nông nghiệp và liên minh HTX, đơn vị này đã thực hiện chuyển đổi số, truy suất nguồn gốc đến tận từng gốc chè.
Bà Lâm Thị Kim Thoa, Giám đốc HTX chia sẻ, những năm gần đây, đơn vị đã mạnh dạn tham gia các diễn đàn, hội nghị khoa học để tiếp cận với thị trường thương mại điện tử.
“Chúng tôi cố gắng, nỗ lực tự học hỏi và tham gia các chương trình hỗ trợ tập huấn của Sở Thông tin và truyền thông, Liên minh HTX hoặc các cơ quan tại huyện. Đấy là những bước đầu giúp cho chúng tôi có niềm tin, tự tin hơn để đưa các sản phẩm của mình lên sàn thương mại điện tử. Chúng tôi cũng đang thu hút các bạn có đào tạo chuyên môn cao hơn nữa về công nghệ thông tin về làm việc tại HTX” – bà Lâm Thị Kim Thoa nói.
Tại HTX Thái Sơn, huyện Lục Yên, từ dây chuyển sản xuất được đầu tư hiện đại, đơn vị này đã cho ra những sản phẩm chế biến sâu là dầu lạc, dầu đậu tương, được cấp chứng nhận OCOP với tem mã truy suất nguồn gốc, thuận tiện cho người tiêu dùng. Đơn vị này cũng tiên phong ở địa phương trong việc tham gia các hội nghị, hội chợ quảng bá sản phẩm và đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử. Ngoài kênh bán hàng trực tiếp thì bán hàng trực tuyến cũng phát huy hiệu quả cao, nâng doanh thu cho HTX.
Chị Tăng Thị Thắm Hồng, Giám đốc HTX cho biết: “Để quảng bá cho các sản phẩm thì HTX cũng có các kênh sàn thương mạng, zalo, facebook, shopee. HTX cũng liên kết với bên VOSO, Postmart để lên sàn của hai đơn vị này”.
“Sử dụng phần mềm nội bộ chúng tôi quản lí hệ thống nhân viên, doanh thu, chất lượng đầu vào của trà búp tươi. Kèm theo đấy chúng tôi áp dụng thương mại điện tử cũng như mạng xã hội để quảng bá hình ảnh, thương hiệu Trà shan tuyết Phình Hồ đến với mọi miền tổ quốc” – ông Đỗ Tuấn Lương chia sẻ.
Dù đã có sự chủ động, song việc chuyển đổi số ở các HTX miền núi vẫn còn không ít khó khăn, như: quyết tâm của cán bộ lãnh đạo một số HTX chưa cao; trình độ, kỹ năng về công nghệ của thành viên, người lao động còn hạn chế, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chưa đồng bộ, nhất là với các HTX ở địa bàn vùng cao.
Ông Đỗ Nhân Đạo, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Yên Bái cho biết: Để thực hiện chuyển đổi số và tăng cường ứng dụng các giải pháp công nghệ vào thực tiễn sản xuất, Liên minh HTX tỉnh đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh của các HTX. Các đơn vị cung cấp các giải pháp về nền tảng số, dịch vụ thương mại điện tử cũng tích cực vào cuộc để đẩy mạnh kết nối giữa doanh nghiệp, HTX với người tiêu dùng.
“Bên cạnh đó tích động viên các HTX đầu tư các trang thiết bị đủ điều kiện sử dụng công nghệ số. Chúng tôi còn thực hiện tốt các chính sách, cơ chế của tỉnh, của ngành để hỗ trợ cho các HTX, ví dụ chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có phần hỗ trợ công tác đào tạo, tập huấn, hỗ trợ về trang thiết bị thì hiện nay Liên minh HTX tỉnh đã thực hiện” – ông Đỗ Nhân Đạo nói.
Ông Lê Tuấn An, Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và môi trường, Liên minh HTX Việt Nam nhận định: “HTX thì gần các trung tâm văn hóa, điều kiện về cơ sở hạ tầng, đường sá, điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin tốt hơn, các thành viên HTX có thể đến HTX tập trung tại đây để có thể học tập, tập huấn và triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin”.
Sự chuyển mình trong chuyển đổi số đã, đang giúp các HTX ở tỉnh miền núi Yên Bái sản xuất, kinh doanh một cách linh hoạt, hiệu quả, tiết giảm chi phí, tối ưu nguồn lực. Từ đây, thu nhập của thành viên và người lao động ngày càng nâng cao, góp phần vào công cuộc giảm nghèo bền vững ở khu vực nông thôn, miền núi.
Tại chương trình Chuyển đổi số quốc gia, Chính phủ đã đề ra mỗi nông dân sẽ là một thương nhân và mỗi HTX là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số. Chính vì vậy, nông dân, HTX cần được đào tạo, hỗ trợ để trở thành những nhà bán hàng thương mại điện tử thực thụ thay vì chỉ đưa nông sản lên sàn một cách thông thường như hiện nay.
Việc đưa hàng, bán hàng lên các sàn thương mại điện tử, trang mạng đã được nhiều HTX quan tâm và thực hiện. Tuy nhiên, không phải HTX nào cũng thu được hiệu quả như mong đợi bởi muốn bán được hàng thông qua hình thức online, HTX còn cần nhiều yếu tố.
Thiếu tương tác, nhiều rủi ro
HTX dịch vụ nông nghiệp và thương mại Yên Lạc (Thanh Hóa) đã thực hiện bán hàng online nhưng theo các thành viên, lượng hàng bán qua hình thức này vẫn còn khiêm tốn. Nhiều bài và nhiều sàn thương mại, trang mạng, được HTX ứng dụng bán hàng nhưng tương tác rất ít.
Ông Nghiêm Xuân Dưng, Giám đốc HTX Nông nghiệp hữu cơ, dịch vụ Hòa Phát (Đắk Nông), cho biết sầu riêng của HTX sản xuất nếu đưa lên sàn thương mại điện tử gặp khó khăn là phải tiêu thụ ngay. Nếu hàng bị tồn kho sẽ hỏng, không bảo đảm chất lượng. Trong khi HTX chưa đầu tư được công nghệ cấp đông, chế biến, chưa liên kết được với doanh nghiệp nên bán hàng online đối với HTX mới chỉ dừng lại là một kênh trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm, phục vụ khách tìm hiểu về sản phẩm cũng như so sánh giá cả.
Dù đã tiếp cận với bán hàng online nhưng tỷ lệ hàng hóa bán theo hình thức này của các HTX vẫn chưa cao. Điều này được các chuyên gia lý giải là vì mối liên kết giữa HTX với các sàn thương mại điện tử vẫn chưa chặt chẽ. Đặc biệt, khi đưa hàng lên các sàn thương mại điện tử, HTX cũng chịu sự phụ thuộc nhất định vào đơn vị lưu trữ hàng hóa, làm sao bảo đảm mức chiết khấu phù hợp cho người mua.
Cần hỗ trợ HTX để họ trở thành những nhà bán hàng thực thụ trên các nền tảng thương mại điện tử. |
Thạc sỹ Nguyễn Phi Hiệp, Liên hiệp HTX Kinh tế số Việt Nam cho biết nhiều HTX rất muốn bán hàng hiệu quả trên sàn thương mại điện tử nhưng họ lại ít kiến thức về công nghệ. Nhiều người muốn được nâng cao kỹ năng từ cách chụp ảnh, bán hàng, tương tác với khách hàng… nhưng không biết học từ đâu. Đó là lý do dẫn tới phần lớn nông sản vẫn tiêu thụ theo cách truyền thống.
Đặc biệt, các sàn thương mại điện tử là bên trung gian kết nối HTX với khách hàng. Do đó, khi HTX bán hàng trên các trang thương mại điện tử thì cũng đồng nghĩa với việc HTX phải lệ thuộc vào các sàn, đặc biệt là công nghệ, trong khi đây vẫn đang là yếu thế của không ít HTX. Nhất là khi các sàn tổ chức các chương trình sale lớn, lượng khách truy cập ồ ạt khiến các trang thương mại điện tử bị sập, bị lỗi… Việc này có thể khiến người mua không vào gian hàng của HTX dẫn đến hiệu quả bán hàng thấp.
Dù thương mại điện tử ở Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng nhưng thực tế hiện nay cho thấy, nông sản được bán trên sàn thương mại điện tử có phần đang chững lại.
Đặc biệt do sự cạnh tranh gay gắt giữa các sàn thương mại điện tử với các chính sách chặt chẽ, pháp lý phức tạp nên dù bán hàng trên các sàn là xu hướng không thể bỏ qua trong thời đại 4.0 nhưng cũng là những điều không hề dễ dàng với các HTX.
Thống kê trong năm 2023 cho thấy, đã có tới hơn 105.000 nhà bán hàng trên 4 sàn Shopee, Lazada, Tiki, Sendo rời khỏi thị trường, trong đó có không ít nhà bán hàng là các HTX.
Bán hàng theo hướng hiện đại
Khảo sát của Ngân hàng Thế giới, cho thấy 60% nông dân, HTX Việt Nam sẵn sàng chi tiền cho các dịch vụ tư vấn và thông tin dự báo. Điều này cho thấy, tinh thần học hỏi, nâng cao kỹ năng chuyển đổi số luôn sẵn sàng trong các HTX. Nếu được tiếp cận các cơ sở đào tạo, tập huấn và nếu được kết nối với các sàn thương mại, các nền tảng xã hội, HTX sẽ nâng cao được năng lực, giải quyết được những khúc mắc trong bán hàng online.
TS. Nguyễn Đức Tùng, Tổng thư ký Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, cho rằng nông dân, HTX vẫn còn hạn chế trong việc tiếp cận các công cụ và dịch vụ hỗ trợ để đầu tư vào bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử. Ngay như về con người, nhiều HTX đang gặp nhiều hạn chế trong việc tuyển dụng nhân sự với các kỹ năng chuyển đổi số, bán hàng thông thạo bằng công nghệ và giữ chân các nhân sự trong thời gian dài.
Ngoài ra, nông dân còn hạn chế về năng lực sử dụng công nghệ, áp dụng các chính sách của sàn thương mại trong bán hàng. Chính vì vậy cần có nhiều chính sách hấp dẫn hơn nữa để HTX đẩy mạnh bán hàng, kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử.
Ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ Thông tin và Truyền thông), cho rằng công nghệ thông tin luôn phát triển, chính vì vậy, nông dân, HTX muốn kinh doanh hiệu quả trên các nền tảng thương mại điện tử thì cần giúp họ chủ động trong vận hành các gian hàng trên các sàn thương mại. Và một trong những giải pháp thiết thực là tận dụng hệ thống đoàn viên, thanh niên trong việc hỗ trợ HTX, nông dân tiếp cận với các nền tảng thương mại, công nghệ.
Tuy nhiên, thay vì tiếp cận các nền tảng thương mại theo hướng truyền thống đó là đưa sản phẩm lên sàn, tạo gian hàng và chờ đợi khách hàng mua thì các chuyên gia cho rằng cần tiếp cận các sàn bằng hình thức hiện đại, hợp xu thế hơn đó là tối ưu hóa sự tương tác giữa HTX và người tiêu dùng bằng cách tận dụng sự hiểu biết của những người có kiến thức về nền tảng số, có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội.
Ngoài ra, để tăng sự tương tác trên nền tảng thương mại điện tử, việc đào tạo nông dân, thành viên HTX về cách tiếp cận khách hàng sẽ thúc đẩy nông sản đến gần hơn với người tiêu dùng.
Như tại Đài Loan (Trung Quốc), để nông dân, HTX bán hàng online hiệu quả, ngành nông nghiệp đã thành lập đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ tập hợp, đào tạo cho các bà mẹ, những nông dân sống ở các vùng nông thôn kiến thức về dinh dưỡng, nghệ thuật chế biến món ăn, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, cách làm video, marketing, các ứng dụng AI, cách tăng tương tác với khách hàng trên nền tảng số và tiến hành thi cấp chứng nhận khi khóa học kết thúc.
Chính sách này đã tạo ra lực lượng “sale số” mạnh mẽ, hỗ trợ đắc lực cho nông dân, HTX tại các địa phương chuyển mình khi kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử.
Theo Huyền Trang – Vnbusiness.vn
Nhiều hoạt động hỗ trợ trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường của Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường về bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn cho các Hợp tác xã đã đạt được kết quả tích cực.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu. Hiện nay, tổng diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam khoảng 200.000 ha đã và đang đóng góp vai trò to lớn trong việc làm sạch môi trường và mang lại nguồn kinh tế cho người dân.
Nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các HTX trong bảo vệ, khai thác rừng ngập mặn, góp phần cải thiện đời sống kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường đã tổ chức thực hiện và nghiệm thu cấp Liên minh Hợp tác xã Việt Nam nhiệm vụ: “Đánh giá Thực trạng ô nhiễm rừng ngập mặn sản xuất và đề xuất giải pháp xây dựng, phát triển mô hình HTX lâm nghiệp bền vững, chống biến đổi khí hậu” ngày 15 tháng 3 năm 2024.
Kết quả khảo sát và đánh giá mà nhiệm vụ đã thu được, cho thấy hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản với tần suất khai thác hàng ngày đã mang lại nguồn thu nhập chính cho các HTX và thành viên ở trong khu vực rừng ngập mặn.
Tuy nhiên qua khảo sát, môi trường nước rừng ngập mặn tại các HTX đang có dấu hiệu bị ô nhiễm Coliform, TSS, NH4+ và Fe. Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước tại các điểm quan trắc trên được xác định do hoạt động nuôi trồng thủy sản và do nguồn nước thải sinh hoạt của khu dân cư, nước thải chăn nuôi và nước thải công nghiệp ở các khu vực đầu nguồn và lân cận. Bên cạnh đó, các kết quả phân tích trầm tích tại các HTX cũng cho thấy các chỉ tiêu Cd, Pb và Fe ở hầu hết các HTX thuộc các vùng nghiên cứu đều cao và vượt ngưỡng quy chuẩn cho phép của QCVN 43:2017/BTNMT. Nguyên nhân gây ô nhiễm được xác định chủ yếu do các hoạt động dân sinh cũng như hoạt động sản xuất ở các làng nghề ở các khu vực xung quanh.
Trước thực trạng trên, Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường đã đưa ra là các giải pháp tổng hợp, ngắn hạn và dài hạn bao gồm: giải pháp đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị của rừng ngập mặn; giải pháp quản lý là áp dụng các quy định của ISO 14001:2015, giải pháp công nghệ là áp dụng chế phẩm sinh học…
Kết quả sau 2 năm thực hiện, nhiệm vụ đã tập huấn đào tạo và tuyên truyền cho hơn 500 lượt học viên ở khu vực kinh tế tập thể, góp phần nâng cao nhận thức về vai trò giá trị của rừng ngập mặn, bảo vệ rừng ngập mặn, quản lý chất thải hiệu quả góp phần bảo vệ môi trường. Chất lượng nước sau khi hỗ trợ ở cả 2 HTX xây dựng mô hình đã đạt quy chuẩn cho phép trong nuôi trồng thủy sản. Kết quả này đã chứng tỏ hiệu quả môi trường mà nhiệm vụ mang lại, đáp ứng yêu cầu về phát triển bền vững.
Việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 giúp cho các HTX kiểm soát tốt hơn các quá trình sản xuất, ngăn ngừa và xử lý kịp thời những rủi ro, đặc biệt là những yếu tố rủi ro gây ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải cũng như ý thức và nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Thông qua các sản phẩm hỗ trợ khác như; chế phẩm sinh học xử lý ô nhiễm môi trường, kinh phí kết quả theo dõi đánh giá sau 1-2 vụ nuôi trồng như lúa gạo, tôm, cá tại các HTX tham gia mô hình cho thấy sản lượng, chất lượng đều được cải thiện, doanh thu và lợi nhuận thu được sau hỗ trợ đều tăng đáng kể lần lượt 10,3% sau 1 vụ nuôi tôm thẻ chân trắng tại HTX DV NTTS 30/4; tăng 40,7% doanh thu đối các sản phẩm lúa, cá, và tôm của HTX NN Thuận Hòa.
Nhiệm vụ đã đạt được nhiều kết quả tích cực, các nội dung tư vấn và hỗ trợ của nhiệm vụ đã mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường cho cả 2 HTX tham gia xây dựng mô hình và được các nhà khoa học đánh giá cao.
Nhiều giải pháp đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX một cách đồng bộ như: giải pháp kỹ thuật – công nghệ, giải pháp quản lý hệ thống, giải pháp tuyên truyền, vận động…đã đem lại hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường cho các Hợp tác xã ở khu vực nông thôn, miền núi hiện nay.
Cùng với các lĩnh vực kinh doanh khác, dịch vụ môi trường là một hoạt động đã và đang được nhiều hợp tác xã (HTX) trên nhiều địa phương trong cả nước quan tâm và tiếp cận, đặc biệt khu vực nông thôn và miền núi, góp phần tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, tạo ra công ăn việc làm đảm bảo đời sống và xóa đói giảm nghèo cho lực lượng lao động tại chỗ. Tuy nhiên, các HTX hoạt động trong lĩnh vực này còn nhiều khó khăn như: về nguồn vốn, quy mô hoạt động còn nhỏ, công nghệ xử lý rác thải còn lạc hậu, nhận thức của người dân về phân loại rác thải tại nguồn, kinh phí cho công tác thu gom, xử lý rác thải còn thấp …..
Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường đã thực hiện nhiệm vụ: “Đánh giá hiệu quả hoạt động và đề xuất giải pháp tổ chức dịch vụ môi trường cho các hợp tác xã ở khu vực nông thôn, miền núi” trong hai năm 2022-2023 và tổ chức nghiệm thu cấp ngành thành công kết quả của nhiệm vụ ngày 15/3/2024 vừa qua.
Thông qua khảo sát thực tế và các kết quả quan trắc chất lượng môi trường tại khu vực tập kết rác thải, khu vực tập kết không được trang bị đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật gây ra tình trạng trạng ô nhiễm không khí cục bộ, ô nhiễm nguồn nước do các với nền chống thấm, mái che, đặc biệt các rác thải hữu cơ chưa được tận dụng để làm phân bón sinh học. Thực tế khảo sát cũng cho thấy việc xử lý rác thải của nhiều HTX chủ yếu theo phương pháp thủ công, chôn lấp tại chỗ, đốt nilon, bao bì… không đảm bảo vệ sinh môi trường.
Trước thực trạng như trên, Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường đã đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX một cách đồng bộ như giải pháp kỹ thuật – công nghệ, giải pháp quản lý hệ thống, giải pháp tuyên truyền, vận động, giải pháp đào tạo, tư vấn.
Để kiểm chứng các giải pháp đề xuất, nhiệm vụ đã lựa chọn và hỗ trợ xây dựng 03 mô hình tại 3 HTX: HTX Hùng Việt (tỉnh Phú Thọ), HTX Hưng Khánh (tỉnh Yên Bái), và HTX Phú Riềng (tỉnh Bình Phước). Điểm mới và tiêu biểu trong đó là việc hỗ trợ về công tác quản lý, tư vấn, hướng dẫn và áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015 đã giúp các HTX quản lý và tổ chức hoạt động một cách khoa học, hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh. Doanh thu của 03 HTX tăng lên từ 15,2%- 33%; Thu nhập của người lao động hàng tháng tăng 5-12,5 %. Bên cạnh đó, chất lượng môi trường tại điểm tập kết rác thải đã được cải thiện, giảm ô nhiễm rõ rệt, đồng thời nhận thức của chính quyền, người dân địa phương và các tổ chức đoàn thể trong quản lý chất thải đã được nâng cao.
Sau 2 năm hoạt động, nhiệm vụ đã đạt được nhiều kết quả tích cực như: đánh giá tình hình hoạt động, tổ chức dịch vụ môi trường tại các HTX ở khu vực nông thôn, miền núi; đề xuất giải pháp tổ chức dịch vụ môi trường cho các HTX khu vực nông thôn, miền núi… giúp HTX tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người lao động.