Chiều 22/11, tại Yên Bái, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Tọa đàm “Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội cho các hợp tác xã, tổ hợp tác vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023”
Category Archives: Chưa được phân loại
Chiều 22/11, tại Yên Bái, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Tọa đàm “Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội cho các hợp tác xã, tổ hợp tác vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023”. Tham dự buổi Tọa đàm có đồng chí Cao Xuân Thu Vân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
Quang cảnh Tọa đàm
Tham dự Tọa đàm về phía tỉnh Yên Bái có đồng chí Nguyễn Thế Phước, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Liên minh Hợp tác xã tỉnh Yên Bái và các tỉnh lân cận; cùng đại diện một số HTX, THT trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, đồng chí Nguyễn Thế Phước, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái nhấn mạnh tỉnh Yên Bái luôn quan tâm và đã ban hành nhiều nghị quyết, chính sách quan trọng tạo cơ sở pháp lý để phát triển kinh tế tập thể.
Xác định được vị trí quan trọng của ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thực hiện chuyển đổi số phù hợp với hạ tầng sản xuất, CNTT và trình độ nhân lực, nhiều HTX đã thích ứng và từng bước tham gia thành công vào chuyển đổi số. Hiện nay, đã có rất nhiều sản phẩm của các HTX trên địa bàn tỉnh đã được đưa lên các sàn thương mại điện tử.
Đồng chí Cao Xuân Thu Vân, Bí thư Đảng đoàn , Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và đồng chí Nguyễn Thế Phước, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái chủ trì Tọa đàm
Tuy nhiên, công tác chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể còn nhiều khó khăn do trình độ, nhận thức về chuyển đổi số, ứng dụng CNTT của cán bộ lãnh đạo, thành viên, người lao động HTX còn hạn chế; cơ sở hạ tầng CNTT chưa đồng bộ, nhất là các HTX ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
“Buổi tọa đàm sẽ là cơ hội để Yên Bái tiếp nhận thêm nhiều thông tin từ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Liên minh HTX các tỉnh bạn trong công tác chuyển đổi số, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với các HTX trên địa bàn tỉnh nói chung và HTX vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng”. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái chia sẻ.
Tại buổi Tọa đàm, đội ngũ chuyên gia và các đại biểu đã tìm hiểu thực trạng, mức độ chuyển đổi số của các HTX, THT và thành viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những thuận lợi, khó khăn về nhân lực chuyên trách thực hiện chuyển đổi số; hạ tầng CNTT, máy tính, thiết bị thông minh còn thiếu còn yếu; đường truyền tín hiệu Internet, 3G, 4G…; một số nơi còn chưa được phủ sóng; hệ sinh thái chuyển đổi chưa đồng bộ và chưa phù hợp với điều kiện đặc thù vùng miền, năng lực của các HTX, thành viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi…
Đồng chí Cao Xuân Thu Vân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phát biểu tại Tọa đàm
Phát biểu tại buổi tọa đàm, đồng chí Cao Xuân Thu Vân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cho rằng: Hỗ trợ HTX phát triển kinh tế hợp tác hiệu quả, xây dựng HTX là điểm kết nối về cung cầu công nghệ, xúc tiến thương mại và chuyển đổi số là rất cần thiết. Đây sẽ là cơ sở, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế hộ, nâng cao thu nhập và điều kiện sống cho đồng bào thành viên HTX vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Đại biểu thăm quan gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm của các HTX bên lề Tọa đàm
Đồng thời cần phải thực hiện mạnh mẽ công tác tuyên truyền đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong các HTX thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội; Thống nhất khung Chương trình đào tạo, tập huấn phổ biến kiến thức phù hợp với đặc thù của các HTX và thành viên thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Tăng cường hỗ trợ, thúc đẩy liên kết hợp tác, huy động nguồn lực xã hội thông qua doanh nghiệp để thúc đẩy hợp tác đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất, chuyển giao công nghệ và chuyển đổi số; Lựa chọn, thống nhất hệ sinh thái chuyển đổi số miễn phí, phục vụ hỗ trợ chuyển đổi số hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTX; Củng cố tổ chức hoạt động của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ tư vấn, hỗ trợ của Hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam từ Trung ương đến địa phương làm nền tảng tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao…
Nguồn: vca.org.vn
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, tính đến hết tháng 10/2023, Việt Nam xuất khẩu được 74.744 tấn quế, với 220,3 triệu USD, tăng 19,2% về lượng nhưng giảm 1,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Thế giới có hơn 35.000 loài thực vật được dùng làm thuốc, trong đó, khoảng 2.500 cây thuốc đã được thương mại hoá trên thị trường. Có ít nhất 2.000 cây thuốc được sử dụng ở Châu Âu, nhiều nhất ở Đức 1543. Ở Châu Á, các cây dược liệu có nhiều nhất ở Trung quốc với 5000 loài, tiếp đến là ấn độ với 1700 loài. Ở Việt Nam, cây dược liệu có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước như: Hoà Bình, Lạng Sơn, Lào Cai, Nghệ An, Quảng Nam, Lâm Đồng, Đắc Nông…. Trong đó, Nghệ An là tỉnh được đánh giá là địa phương có nguồn dược liệu phong phú bậc nhất với gần 1000 loài cây dược liệu quý hiếm. Do vậy, phát triển dược liệu không chỉ mang tính chất bảo tồn nguồn gen nguyên liệu quý mà các dự án trồng dược liệu đã góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho nhân dân trong vùng.

Trước những năm 2000, có đến 90% thảo dược thu hái từ tự nhiên. Hiện nay, do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, số lượng thu hái tự nhiên không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Mặt khác, có đến 50% các nguồn dược liệu tự nhiên bị khai thác kiệt quệ do không có kế hoạch tái tạo, đất bị bạc màu, chai cứng, thoái hoá…. Do vậy, nhiều nơi đã chuyển đổi diện tích canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp sang canh tác cây dược liệu. Chính vì vậy, diện tích canh tác không ngừng được gia tăng. Tuy nhiên, khi thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp, lâm nghiệp sang canh tác cây dược liệu theo hướng hữu cơ cần phải có các biện pháp thải độc, cải tạo đất trồng để dư lượng phân hoá học, thuốc trừ sâu hoá học được loại bỏ ra khỏi đất. Thậm trí là cải tạo các vùng đất hoang hoá bạc màu thành các khu canh tác dược liệu cho năng suất cao. Tuỳ vào tính chất và mức độ thoái hoá của đất trồng, các biện pháp thường được áp dụng hiện nay bao gồm:
- Che phủ cho đất: là biện pháp canh tác cần áp dụng ngay để có thể khôi phục lại nền đất đã bị thoái hóa, bạc màu. Nếu đất trồng không được che phủ, dưới tác động của nắng, mưa và gió khiến đất trở nên khô cằn, nén chặt, chai cứng, rửa trôi dinh dưỡng, hạn chế sự phát triển của các sinh vật trong đất.
- Bổ sung hữu cơ: Có thể bổ sung 2 nguồn hữu cơ cho đất để cải tạo là phân hữu cơ và các vật chất hữu cơ. Các loại phân hữu cơ giúp cải tạo đất cực tốt như phân chuồng (phân bò, trâu), phân ủ từ rác nhà bếp,…Các loại vật chất hữu cơ nên bổ sung như phân xanh (dã quỳ, cỏ lào, bèo hoa dâu, lục bình,…) xác bã thực vật (rơm rạ, cỏ khô, lá khô, vỏ hạt, thân ngô đậu,..). Các nguồn hữu cơ này sẽ giúp đất trồng tơi xốp, mềm mịn, phì nhiêu, giữ ẩm tốt. Cải thiện lại nền đất khô cứng, bạc màu, tạo cấu trúc đất thông thoáng.
- Bổ sung vi sinh vật có lợi: Vi sinh vật là một phần cực kỳ quan trọng của đất trồng. Nếu đất trồng không có vi sinh vật và các sinh vật khác thì đó là một nền đất chết. Đất trồng chỉ được coi là một nền đất tốt, đất khỏe khi có sự phát triển của các sinh vật đất. Các vi sinh vật trong đất đóng vai trò quan trọng trong chu trình đất, giúp phân hủy các chất hữu cơ, chuyển hóa dinh dưỡng, cố định nitơ, cạnh tranh, đối kháng nấm bệnh để bảo vệ cây trồng.
Để đánh giá hiệu quả cải tạo đất của vi sinh vật, Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường phối hợp với Liên minh HTX tỉnh Nghệ An, Công ty Cổ phần tập đoàn Bometa đã triển khai thực hiện mô hình cải tạo đất trồng bằng chế phẩm vi sinh vật tại vùng trồng dược liệu theo hướng hữu cơ của HTX Nông Dược Nam Châu, Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Để thực hiện mô hình, Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường cung cấp chế phẩm vi sinh bố trí cán bộ vào làm việc trực tiếp tại HTX với 2 lô thí nghiệm trên cây Cà gai leo và cây Xạ đen với diện tích mỗi lô là 100 m2. Trong đó, có bố trí các ô thí nghiệm và ô đối chứng để kiểm chứng, đánh giá hiện quả của quy trình cải tạo chất lượng đất trồng bằng chế phẩm vi sinh vật. Các ô thí nghiệm được bố trí trong cùng một thửa đảm bảo tính đồng đều về đặc điểm nông hoá, khí hậu và được chăm sóc với một chế độ như nhau trong suốt quá trình đánh giá.
Các chủng vi sinh hữu ích được đưa vào đất trồng theo hai cách:
- Rắc trực liếp lên đất trồng
- Dùng chế phẩm vi sinh ủ với chất thải hữu cơ của HTX, sau đó, sử dụng mùn compost để bón cho cây trồng.
Cả hai phương pháp này đều được thực hiện trực tiếp tại đất canh tác dược liệu của hợp tác xã với mục đích thực nghiệm, đánh giá hiệu quả của quy trình trước khi nhân rộng ra quy mô lớn hơn. Trong quá trình thực hiện, cán bộ của Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường trực tiếp triển khai, lấy mẫu đất định kỳ và phân tích các chỉ tiêu: TN, TP, P2O5, K2O, OM, TOC, dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, mật độ vi sinh vật hữu ích…. để đánh giá tác động của vi sinh đến thành phần hoá sinh trong đất.
Một số hình ảnh triển khai tại HTX Nông Dược Nam Châu:
Thực hiện Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, hôm nay (7/4) tại trụ sở Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã diễn ra Hội nghị Ban Thường vụ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ 5, khóa VI nhiệm kỳ 2020 – 2025. Đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Cùng tham dự Hội nghị có các đồng chí Thường trực Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Các đồng chí là Ủy viên Ban Thường vụ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam khóa VI nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cho biết Hội nghị Ban Thường vụ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ 5, khóa VI sẽ tập trung đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tập thể, HTX và hoạt động của hệ thống Liên minh HTX Việt Nam Quý I/2022, triển khai công tác Quý II/2022 và thời gian tiếp theo.
Cùng với đó Hội nghị cũng tập trung thảo luận, cho ý kiến về các nội dung: Báo cáo việc triển khai và xin ý kiến một số nội dung chính đề xuất xây dựng Luật HTX (sửa đổi); Báo cáo triển khai hỗ trợ Đề án xây dựng huyện Định Hóa, Thái Nguyên đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2023; Kế hoạch triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 1915/TB – số 1915/VPCP-NN ngày 29/3/2022 của Văn phòng Chính phủ về thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Liên minh HTX Việt Nam năm 2022; Kế hoạch triển khai và đề cương chi tiết xây dựng Đề án thành lập Liên đoàn HTX lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long; Dự thảo Quy chế chế độ báo cáo và công tác thống kê tình hình phát triển kinh tế tập thể, HTX; Xây dựng Bộ Nhận diện thương hiệu của hệ thống Liên minh HTX Việt Nam; Kế hoạch tổ chức Lễ công bố “Chỉ số hài lòng cấp tỉnh của HTX” năm 2021.
Quang cảnh Hội nghị Ban Thường vụ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ 5, khóa VI nhiệm kỳ 2020 – 2025
Theo báo cáo của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam về tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; hoạt động của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam quý I, tính đến ngày 31/3/2022, cả nước có 27.650 HTX, tăng 325 HTX so với thời điểm 31/12/2021; trong đó: 18.294 HTX nông nghiệp, 8.175 HTX phi nông nghiệp, 1.181 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND). Vùng có số lượng HTX nhiều nhất cả nước là Đồng bằng Sông Hồng (6.979 HTX, chiếm 25,24%), Đông Bắc (4.926 HTX, chiếm 17,82%), ít nhất là khu vực duyên hải miền Trung (1.550 HTX, chiếm 5,61%).
Quý I/2022, 55/63 tỉnh trên cả nước có HTX được thành lập mới; tổng số thành lập mới 383 HTX (đạt 25,53% chỉ tiêu kế hoạch năm 2022); trong đó lĩnh vực nông nghiệp là 251 HTX (chiếm 65,54%), phi nông nghiệp là 132 HTX (chiếm 34,46%).
Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tham dự Hội nghị
Nhìn chung trong quý I/2022, HTX (nông nghiệp và phi nông nghiệp) trong cả nước, tại tất cả các vùng, miền cơ bản thích ứng với tình hình mới, thành lập mới đạt kế hoạch, mục tiêu đề ra; hoạt động sản xuất kinh doanh dần ổn định; chủ động xây dựng kế hoạch phương án sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài hạn phù hợp, linh hoạt trước điều kiện thực tiễn. Khu vực HTX đã góp phần quan trọng trong nâng cao các dịch vụ cung ứng nguyên vật liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho thành viên và người dân trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 kéo dài, góp phần giải quyết việc làm, ổn định đời sống và phát triển kinh tế xã hội chung và sự thành công trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 thời gian qua.
Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tham dự Hội nghị
Trong quý II/ 2022, hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, địa phương về phát triển kinh tế tập thể, HTX; Tiếp tục thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế tập thể, HTX và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Liên minh HTX Việt Nam theo Nghị quyết 09/NQ-LMHTXVN ngày 13/01/2022 của Ban Chấp hành Liên minh HTX Việt Nam; Tổ chức xây dựng và hoàn thiện các Đề án trình Ban Bí Thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và hệ thống chính trị về phát triển KTTT, HTX; Đẩy mạnh phát huy sáng kiến theo cụm thi đua, theo vùng; tăng cường trao đổi, liên kết, hợp tác giữa các tỉnh, thành phố trong khu vực; tổ chức thành công Diễn đàn kinh tế tập thể, HTX khu vực miền Trung – Tây Nguyên, lần thứ nhất- năm 2022; Phối hợp với Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức gặp mặt của Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam với các điển hình tiên tiến của khu vực kinh tế tập thể năm 2022;…
Lê Huy
Nguồn: VCA
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam trở thành một phần của các Hiệp định thương mại tự do, cạnh tranh trở thành một yếu tố mang tính quốc tế đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, hợp tác xã. Bên cạnh các yếu tố cạnh tranh khác, chất lượng sản phẩm trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, hợp tác xã. Ngày nay, người tiêu dùng có quyền lựa chọn nhà sản xuất, cung ứng một cách dễ dàng hơn. Yêu cầu về chất lượng của thị trường trong nước và nước ngoài càng ngày càng khắt khe.
Bởi vậy, chất lượng sản phẩm đóng vai trò quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, hợp tác xã, vì:
– Chất lượng sản phẩm tạo ra sức hấp dẫn, thu hút người mua và tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp, HTX. Sản phẩm có chất lượng cao là một trong những căn cứ quan trọng khiến khách hàng quyết định mua hàng.
– Chất lượng sản phẩm làm tăng uy tín, danh tiếng và hình ảnh của doanh nghiệp, HTX, điều này có tác động rất lớn tới quyết định lựa chọn mua và dùng các sản phẩm của khách hàng.
– Chất lượng sản phẩm cao là cơ sở cho hoạt động duy trì và mở rộng thị trường tạo ra sự phát triển lâu dài, bền vững cho các doanh nghiệp, HTX.
– Nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa tương đương với tăng năng suất, giảm phế thải trong sản xuất, nhờ đó giảm các nguồn gây ô nhiễm môi trường.
– Nâng cao chất lượng sản phẩm còn giúp người tiêu dùng tiết kiệm được chi phí, sức lực, còn là giải pháp quan trọng để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận, trên cơ sở đó đảm bảo thống nhất các lợi ích của khách hàng, doanh nghiệp, HTX và xã hội.
– Trong điều kiện ngày nay, nâng cao chất lượng sản phẩm là cơ sở quan trọng cho việc thúc đẩy quá trình hội nhập và cụ thể là tiếp cận được các thị trường nước ngoài đầy tiềm năng.
Tóm lại, nâng cao chất lượng sản phẩm là tăng khả năng cạnh tranh, khẳng định vị thế của sản phẩm, hàng hoá và thương hiệu của doanh nghiệp, HTX trên thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Song hành với xu hướng của thế giới, lĩnh vực chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy ở Việt Nam cũng đang ngày càng hoàn thiện và đa dạng hóa nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp, HTX những dịch vụ chứng nhận chuyên nghiệp và có giá trị. Đây là một trong những công cụ hữu hiệu nhất đang được sử dụng và công nhận rộng rãi trên toàn thế giới về khía cạnh chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Đối với khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã, các ngành nghề và sản phẩm chủ yếu liên quan đến nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… Đây được xem là khu vực kinh tế yếu thế nhất nhưng lại có vai trò to lớn đối với mục tiêu phát triển bình đẳng giữa nông thôn và thành thị, nông nghiệp và công nghiệp… Hiện cả nước có hơn 26.040 HTX và chủ yếu tại vùng nông thôn. Sản phẩm của khu vực kinh tế này rất đa dạng, phong phú nhưng giá trị kinh tế và lợi thế cạnh tranh thấp đã và đang kìm hãm sự phát triển của khu vực. Nhiệm vụ đặt ra là giải quyết các tồn tại trong chuỗi giá trị sản phẩm của các HTX thông qua các giải pháp công nghệ, thị trường, nguồn vốn, nhân lực… Để nâng cao giá trị sản phẩm, tạo dựng và thúc đẩy sự phát triển bền vững không còn cách nào khác tốt hơn là cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định chất lượng sản phẩm thông qua các chứng nhận hợp chuẩn hợp quy cho sản phẩm của HTX.
Được Liên minh HTX Việt Nam thành lập năm 2004, Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường (COSTE) đã và đang tích cực hoàn thiện và mở rộng các dịch vụ khoa học, công nghệ để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình là cung cấp các dịch vụ khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã. Riêng trong lĩnh vực hợp chuẩn – hợp quy, COSTE đã và đang cung cấp các dịch vụ tư vấn, chứng nhận cho các HTX, doanh nghiệp, hộ nông dân như sau:
- Dịch vụ tư vấn, chứng nhận VietGAP (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản),
- Dịch vụ tư vấn, chứng nhận GlobalGAP (trồng trọt),
- Dịch vụ tư vấn, chứng nhận Hữu cơ (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản),
- Dịch vụ tư vấn, chứng nhận ISO 22000
- Dịch vụ tư vấn, chứng nhận HACCP
- Dịch vụ tư vấn, chứng nhận ISO 9001
- Dịch vụ tư vấn, chứng nhận ISO 14001
Với lợi thế là đơn vị chuyên môn trong Hệ thống Liên minh HTX Việt Nam, các chuyên gia có kinh nghiệm và tâm huyết với người nông dân, HTX, COSTE sẽ cung cấp các dịch vụ cho HTX, doanh nghiệp, hộ cá thể một cách phù hợp, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.
Liên hệ tư vấn miễn phí: Hotline 036.385.4402 (Phòng Ứng dụng và chuyển giao công nghệ – COSTE)
COSTE – ĐỒNG HÀNH CÙNG HỢP TÁC XÃ
Địa chỉ: Tòa nhà NEDCEN, Số 149 Giảng Võ, Phường Cát Linh, Quận Đống Đa, Tp Hà Nội.
Điện thoại: 0243.8234.456 | Email: coste@vca.org.vn | Website: www.coste.org.vn
- Khái niệm Chuyển giao công nghệ?
Chuyển giao công nghệ: là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
Trong đó:
– Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ: là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác. Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
– Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ: tổ chức, cá nhân cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng công nghệ của mình.
Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:
+ Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;
+ Được chuyển giao lại hoặc không được chuyển giao lại quyền sử dụng công nghệ cho bên thứ ba;
+ Lĩnh vực sử dụng công nghệ;
+ Quyền được cải tiến công nghệ, quyền được nhận thông tin cải tiến công nghệ;
+ Độc quyền hoặc không độc quyền phân phối, bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra;
+ Phạm vi lãnh thổ được bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra;
+ Các quyền khác liên quan đến công nghệ được chuyển giao.
Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
2. Chủ thể có quyền chuyển giao công nghệ bao gồm:
– Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ.
– Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ cho phép chuyển giao quyền sử dụng công nghệ có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.
– Tổ chức, cá nhân có công nghệ là đối tượng sở hữu công nghiệp nhưng đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ tại Việt Nam có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.
3. Đối tượng của chuyển giao công nghệ:
a. Đối tượng công nghệ được chuyển giao:
– Bí quyết kỹ thuật (là thông tin được tích luỹ, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ);
– Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu;
– Giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ.
Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp.
b. Đối tượng công nghệ được khuyến khích chuyển giao: là công nghệ cao, công nghệ tiên tiến đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:
– Tạo ra sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao;
– Tạo ra ngành công nghiệp, dịch vụ mới;
– Tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu;
– Sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo;
– Bảo vệ sức khỏe con người;
– Phòng, chống thiên tai, dịch bệnh;
– Sản xuất sạch, thân thiện môi trường;
– Phát triển ngành, nghề truyền thống.;
4. Hình thức chuyển giao công nghệ bao gồm:
Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập;
Phần chuyển giao công nghệ trong dự án hoặc hợp đồng sau đây:
– Dự án đầu tư;
– Hợp đồng nhượng quyền thương mại;
– Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;
– Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao công nghệ;
Hình thức chuyển giao công nghệ khác theo quy định của pháp luật.
5. Hợp đồng chuyển giao công nghệ:
a. Hình thức của hợp đồng chuyển giao công nghệ: là bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương văn bản, bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
b. Hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm những nội dung chính sau đây:
– Tên hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ tên công nghệ được chuyển giao;
– Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra;
– Chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ;
– Phương thức chuyển giao công nghệ;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên;
– Giá, phương thức thanh toán;
– Thời điểm, thời hạn hiệu lực của hợp đồng;
– Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có);
– Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ;
– Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao;
– Phạt vi phạm hợp đồng;
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
– Pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp;
– Cơ quan giải quyết tranh chấp;
– Các thoả thuận khác không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
c. Đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ
Các bên tham gia giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ có quyền đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ tại cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền làm cơ sở để được hưởng các ưu đãi theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm:
– Đơn đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ;
– Bản gốc hoặc bản sao hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Liên hệ tư vấn miễn phí: Hotline 036.385.4402 (Phòng Ứng dụng và chuyển giao công nghệ – COSTE)
COSTE – ĐỒNG HÀNH CÙNG HỢP TÁC XÃ
Địa chỉ: Tòa nhà NEDCEN, Số 149 Giảng Võ, Phường Cát Linh, Quận Đống Đa, Tp Hà Nội.
Điện thoại: 0243.8234.456 | Email: coste@vca.org.vn | Website: www.coste.org.vn
Khoa học công nghệ là gì?
Theo Luật Khoa học Công nghệ năm 2013:
Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.
Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
Bởi đó, khi nhắc đến khoa học công nghệ là nhắc đến dây chuyền công nghệ, kỹ thuật sản xuất, quy trình sản xuất, bí quyết công nghệ, thiết bị công nghệ, nhân sự công nghệ cao… Ngày nay, khoa học công nghệ quyết định rất lớn đến sự thành công của mỗi doanh nghiệp, bởi khoa học công nghệ không chỉ tác động làm tăng năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm mà còn góp phần vào chuỗi cung ứng, công tác tiếp thị sản phẩm, chuỗi bán lẻ… Có thể nói khoa học công nghệ đã tác động vào tất cả các khâu, các mắt xích của chuỗi giá trị mọi sản phẩm có trên thị trường hiện nay.
Với 30 năm kinh nghiệm, Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường đã thực hiện hàng trăm dự án, nhiệm vụ, đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, ngành về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ phù hợp cho thực tiễn sản xuất tại các HTX trên cả nước. Qua thời gian, các dự án đạt được những thành công nhất định, Trung tâm đã và đang khẳng định vị trí và vai trò nòng cốt trong hoạt động tư vấn, ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Một số công nghệ Trung tâm đã nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao thành công cho các HTX:
– Công nghệ xử lý chất thải rắn chăn nuôi thành phân bón hữu cơ vi sinh bằng chế phẩm sinh học COSTE-TV05:
Năm 2018, Trung tâm đã chuyển giao công nghệ xử lý chất thải rắn trong chăn nuôi bò sữa thành phân bón hữu cơ vi sinh bằng chế phẩm sinh học COSTE-TV05 cho HTX Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Sử dụng chế phẩm trong chăn nuôi giúp hạn chế sinh khí gây mùi hôi thối, ức chế và tiêu diệt sự phát triển của hệ sinh vật có hại, phân giải nhanh chất thải chăn nuôi. Sau 45 ngày xử lý bằng chế phẩm, chất thải đạt tiêu chuẩn làm phân bón hữu cơ vi sinh, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng phân bón hữu cơ vi sinh được lưu hành tại Việt Nam.
– Công nghệ bảo quản nông sản tươi bằng chế phẩm sinh học Chitosan-nano bạc CT01:
Trung tâm Khoa học công nghệ và Môi trường đã chuyển giao công nghệ bảo quản nông sản (bưởi, cam) bằng chế phẩm sinh học chitosan-nano bạc CT01 cho HTX Nông sản sạch Đông Lai, xã Đông Lai, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Chế phẩm sinh học chitosan-nano bạc CT01 giúp bảo quản quả có múi (bưởi, cam, quít) lâu hơn gấp 3 lần so với phương pháp bảo quản truyền thống. Tổn thất sau bảo quản dưới 12% sau 50 ngày. Công nghệ bảo quản trái cây bằng chế phẩm chitosan-nano bạc CT01 đã mở ra triển vọng mới trong bảo quản các sản phẩm quả dễ héo như vải, nhãn, mận, đào… phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
![]() |
![]() |
Hình a. Chế phẩm chitosan-nano bạc CT01 | Hình b. Hỗ trợ chuyển giao dây chuyền thiết bị phủ màng chitosan-nano bạc |
– Công nghệ sản xuất chè ướp hương hoa:
Năm 2019, với mục đích đa dạng hóa, gia tăng giá trị sản phẩm, tạo ra các sản phẩm chè chất lượng cao, nâng cao hiệu quả sản xuất. Trung tâm đã chuyển giao quy trình sản xuất chè ướp hương hoa bằng công nghệ sấy lạnh cho HTX Tây Côn Lĩnh, xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Chè ướp hương bằng công nghệ sấy lạnh giúp giữ nguyên được phẩm chất chè ban đầu, không bị mất màu, biến chất, tiết kiệm thời gian sấy và mang hương đặc trưng của từng loại hoa trong từng sản phẩm.
– Công nghệ trồng dược liệu dưới tán cây công nghiệp:
Tận dụng diện tích đất dưới tán cây công nghiệp lâu năm, Trung tâm đã nghiên cứu và chuyển giao quy trình công nghệ trồng dược liệu đinh lăng dưới tán cây công nghiệp cho 2 HTX tại tỉnh Đồng Nai. Đề tài đã chứng minh hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình xen canh này rất tốt. Đặc biệt, công nghệ dễ dàng ứng dụng cho các HTX và đảm bảo môi trường tự nhiên.
– Công nghệ sấy nông sản bằng quang năng:
Năm 2020, qua kết quả thực hiện đề tài khoa học công nghệ, HTX Nông nghiệp Tân Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang đã được Trung tâm hỗ trợ thiết bị và chuyển giao công nghệ sấy lúa bằng công nghệ quang năng. Công nghệ này giúp rút ngắn thời gian sấy xuống chỉ còn 12 giờ so với phơi tự nhiên (mất đến 24 giờ), mang lại hiệu quả thiết thực cho các thành viên, góp phần giảm chi phí sấy, nâng cao chất lượng sản phẩm cho HTX. So sánh với các công nghệ thiết bị sấy khác (sấy vỉ ngang, sấy tầng sôi, sấy tháp) công nghệ này đảm bảo chất lượng lúa xuất khẩu, giảm phát khí thải độc hại, đó là chưa kể các ích lợi khác do sử dụng năng lượng sạch – năng lượng mặt trời.
Liên hệ tư vấn miễn phí: Hotline 036.385.4402 (Phòng Ứng dụng và chuyển giao công nghệ – COSTE)
COSTE – ĐỒNG HÀNH CÙNG HỢP TÁC XÃ
Địa chỉ: Tòa nhà NEDCEN, Số 149 Giảng Võ, Phường Cát Linh, Quận Đống Đa, Tp Hà Nội.
Điện thoại: 0243.8234.456 | Email: coste@vca.org.vn | Website: www.coste.org.vn
Sáng 19/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị trực tuyến Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012 trong lĩnh vực nông nghiệp. Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đến dự và phát biểu tại Hội nghị.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, cùng với sức mạnh của doanh nghiệp, cần quan tâm đến kinh tế tập thể và hợp tác xã. Các địa phương phải thực sự quan tâm đến sự phát triển của hợp tác xã, coi đó là một phần không thể tách rời của kinh tế nông thôn.
Việc đầu tư cho nông nghiệp sẽ không thành công nếu không có hợp tác xã. Phát triển hợp tác xã sẽ tạo ra sức mạnh đa chiều trong hợp tác và liên kết, bảo tồn giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường ở nông thôn, góp phần quan trọng vào cơ cấu lại nông nghiệp.
“Có thể hợp tác xã không mang lại nhiều về tăng trưởng cho địa phương và ngân sách Nhà nước, nhất là hợp tác xã trong khu vực nông nghiệp, nhưng nó chính là nền tảng cho sự liên kết, hợp tác, chia sẻ trong chuỗi ngành hàng. Hợp tác xã chính là nơi để huy động sức mạnh cộng đồng, nông dân cùng với sự hỗ trợ của nhà nước để tạo ra một sức mạnh đa chiều hơn. Sự kết nối tạo ra sự bền vững hơn”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay.
Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, qua 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (Nghị quyết 13) và 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012, cả nước có 34.871 tổ hợp tác nông nghiệp, giảm hơn một nửa so với năm 2001. Nhiều tổ hợp tác hoạt động hiệu quả đã phát triển lên thành các hợp tác xã.
Đến ngày 31/12/2021, cả nước có khoảng 18.327 hợp tác xã nông nghiệp và 79 liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp. Như vậy, sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 13, số lượng hợp tác xã nông nghiệp tăng 12.569 hợp tác xã; còn so với thời điểm 31/12/2013, khi Luật Hợp tác xã có hiệu lực thì số lượng hợp tác xã nông nghiệp cả nước tăng khoảng 7.917 hợp tác xã.
Không chỉ tăng nhanh về số lượng, mà chất lượng và hiệu hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp cũng đã được cải thiện. Tỷ lệ các hợp tác xã nông nghiệp được đánh giá xếp loại khá, tốt đã tăng từ 10% (năm 2013) lên 33% (hết năm 2016) và trên 60% năm 2020.
Cả nước có khoảng 3,23 triệu thành viên, tăng 473 nghìn thành viên so với năm 2001 nhưng giảm khoảng 1,87 triệu thành viên so với năm 201). Trung bình 1 hợp tác xã nông nghiệp có 176 thành viên. Số lượng thành viên giảm do các hợp tác xã giải thể đa số là các hợp tác xã kiểu cũ, đông thành viên, trong khi các hợp tác xã mới thành lập quy mô thành viên ít.
Chất lượng và hiệu quả hoạt động của hợp tác xã còn thể hiện qua việc có 2.297 hợp tác xã nông nghiệp đã thành lập doanh nghiệp trong hợp tác xã. Cùng với đó còn có 2.200 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trong sản xuất, tương ứng bằng 13% và 12% tổng số hợp tác xã nông nghiệp cả nước. Đặc biệt đã có trên 4.339 hợp tác xã nông nghiệp đảm nhận bao tiêu nông sản, bằng 24,5% tổng số hợp tác xã nông nghiệp; tỷ lệ này trước năm 2015 chỉ từ 5-7%.
Từ thực tế làm đầu mối thực hiện liên kết ngành hàng chủ lực của Bến Tre là bưởi da xanh, ông Nguyễn Quốc Bảo, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Nông nghiệp bưởi da xanh Bến Tre chia sẻ, khó khăn với hợp tác xã hiện nay không phải là vận động người dân tham gia, mà là tìm được người lãnh đạo, quản lý hợp tác xã. Muốn cho nông dân gắn bó thì hợp tác xã phải kinh doanh có hiệu quả, có lợi nhuận đáp ứng được những mong muốn của các thành viên. Như vậy thì mới thu hút thành viên tham gia và gắn bó với hợp tác xã. Nếu chưa làm được điều này rõ ràng hợp tác xã chưa thể làm tốt được vai trò và rất khó nâng cao được hiệu quả của mình trong việc tổ chức sản xuất và cơ cấu lại nông nghiệp.
Theo ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, triển khai Nghị quyết số 13 trong ngành nông nghiệp đã làm chuyển đổi nhận thức về vai trò, vị trí và tính cấp thiết của việc phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp, mô hình hợp tác xã kiểu mới trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Xây dựng được môi trường thể chế, hệ thống các cơ chế, chính sách phù hợp và đặc thù trong nông nghiệp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định, kinh tế tập thể, hợp tác xã là công cụ, giải pháp trụ cột để thực hiện các mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông, nông thôn.
Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết 13 còn chậm, tại nhiều thời gian, thời điểm chưa quyết liệt. Nghị quyết số 13 đặt ra mục tiêu 10 năm sau (đến năm 2010) là đưa kinh tế tập thể, hợp tác xã thoát khỏi những yếu kém. Tuy nhiên, đến nay (chậm 10 năm so với yêu cầu của Nghị quyết) mục tiêu này mới cơ bản được hoàn thành.
Số lượng hợp tác xã thành lập mới tăng mạnh, nhưng số hợp tác xã hoạt động có hiệu quả còn thấp, thiếu bền vững; quy mô thành viên và doanh thu của các hợp tác xã nông nghiệp còn nhỏ bé. Các dịch vụ sơ chế, chế biến, bảo quản, số lượng các hợp tác xã có khả năng liên kết hiệu quả với doanh nghiệp, chế biến và tiêu thụ nông sản cho thành viên hợp tác xã và nông dân cũng chưa nhiều, mới đạt 24% tổng số hợp tác xã.
Trước xu thế phát triển mới, có những thách thức và thời cơ; trong đó có vấn đề tiếp cận thị trường rộng mở trong nước và thế giới; biến đổi khí hậu; dịch bệnh đang là thách thức, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho rằng, vấn đề này đòi hỏi các hợp tác xã phải nâng cao năng lực nội sinh của mình để chủ động trong kinh tế thị trường và ứng phó với thiên tai, dịch bệnh.

Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, quan điểm phát triển của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời gian tới là lấy hợp tác xã và thành viên của hợp tác xã là trung tâm để hỗ trợ chính sách và huy động nguồn lực cộng đồng để hợp tác xã tổ chức lại sản xuất trong điều kiện mới.
Để hợp tác xã đủ sức hoạt động cần tạo cơ chế để họ phát huy nội lực, đó là nguồn nhân lực, tạo ra nguồn vốn từ nội lực, vốn liên doanh liên kết. Các hợp tác xã cần thu hút được nhiều thành viên và đảm bảo các dịch vụ cho thành viên thì mới hiệu quả, do đó cần tăng các dịch vụ lên trong thời gian tới.
“Hợp tác xã phải tổ chức mô hình đa dịch vụ, hợp tác xã không chỉ sản xuất nông nghiệp như trồng rau, chăn nuôi… mà hợp tác xã nông nghiệp phải cung ứng theo chuỗi giá trị – hợp tác xã làm dịch vụ là chính nên cần đa dịch vụ, đa mục tiêu thì mới đảm bảo thu nhập cho các thành viên. Đồng thời định hướng đa chức năng cho hợp tác xã trong kinh tế thị trường. Theo đó, hợp tác xã cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, kiến thức thị trường, quản trị hợp tác xã, ứng dụng khoa học công nghệ,” Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.
Cảm ơn vì đã sử dụng WordPress. Đây là bài viết đầu tiên của bạn. Sửa hoặc xóa nó, và bắt đầu bài viết của bạn nhé!