Tập huấn nâng cao năng lực vận hành thương mại điện tử cho hợp tác xã vùng đồng bào Dân tộc thiểu số và miền núi

Trong 03 ngày, từ ngày 30/10 đến 01/11/2024, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Lớp tập huấn “Nâng cao năng lực vận hành thương mại điện tử trên nền tảng số và các kênh trực tuyến” cho các HTX thuộc vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn tỉnh. Đây là hoạt động thuộc nội dung của Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tham gia lớp tập huấn có gần 25 học viên là giám đốc và thành viên phụ trách kinh doanh, thương mại của 18 HTX thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh. Tại lớp tập huấn, các học viên được ông Trịnh Anh Tuấn, Giảng viên của Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường – Liên minh HTX Việt Nam giới thiệu mục đích, vai trò của thương mại điện tử trong giai đoạn hiện nay, khả năng tiếp cận công nghệ thông tin và chuyển đổi số của các đối tượng thuộc vùng đồng bào DTTS&MN. Đồng thời phổ biến kiến thức ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất kinh doanh và một số kỹ năng về thương mại điện tử, bán hàng online, quản trị gian hàng thương mại điện tử và kinh doanh trên Internet, vai trò, tầm quan trọng của xây dựng nhãn hiệu, thiết kế mẫu mã bao bì, mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm; các quy định trên mẫu mã bao bì sản phẩm…

Thực hành Livestream bán hàng theo nhóm trên Fanpage Trung tâm Khoa học Công nghệ và Kinh tế số

Cũng tại lớp tập huấn, các học viên cũng được tìm hiểu về kỹ năng bán hàng trực tuyến; cách thu hút khách và chốt đơn hàng; thực hành livestream bán hàng theo nhóm.

Lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ số trong xây dựng thương hiệu và thương mại hóa sản phẩm cho các HTX vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, các HTX tiếp cận được nhiều khách hàng, đối tác để hoạt động hiệu quả, thích ứng với thị trường và phát triển bền vững.

Tú Oanh – Phòng Chính sách và Hỗ trợ

Liên minh HTX tỉnh Quảng Ngãi

Làm gì để hạn chế việc thiếu nguyên liệu đạt chuẩn cho chế biến?

Tiêu thụ, xuất khẩu nông sản đang có nhiều tín hiệu tích cực nhưng thực tế các doanh nghiệp, HTX vẫn phải đối diện với bài toán về đảm bảo nguyên liệu để sản xuất kinh doanh.

Ông Nguyễn Văn Quân, Giám đốc HTX thương mại – dịch vụ, sản xuất nghệ Đại Hưng (Hưng Yên), cho biết HTX thường xuyên đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu để chế biến.

“Đau đầu” với bài toán “đầu vào”

Ngay như với sản phẩm dầu ăn chế biến từ hạt lạc, hiện địa phương đứng trước thách thức đô thị hóa, người dân còn ít đất sản xuất nên các vùng trồng lạc cũng rất hạn chế. Nhiều gia đình chỉ trồng xen canh, cung cấp sản lượng thấp khiến máy móc của HTX không thể hoạt động hết công suất. HTX cũng phải nhập nguyên liệu từ các địa phương khác làm gia tăng chi phí, khó bảo đảm chất lượng.

Bà Đinh Thị Hải Yến, Giám đốc Công ty thực phẩm sạch Từ Tâm (Hà Nội) chia sẻ dù liên kết với một số HTX cá sạch ở huyện Ứng Hòa để thực hiện chế biến, phát triển chuỗi cá kho nhưng doanh nghiệp vẫn đứng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất.

Thực tế, nguồn cung các loại cá trên thị trường rất lớn nhưng có đảm bảo chất lượng đầu vào hay không là cả vấn đề. Vì thực tế hiện nay, hầu hết các vùng nuôi cá trên địa bàn thành phố Hà Nội đều nhập từ Hải Dương. Và ngay khi ở trại giống Hải Dương, cá đã được “tắm” chất Xanh Methylen nhằm hạn chế bệnh ngoài da. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc đảm bảo sản phẩm an toàn 100% khi đến tay người tiêu dùng.

Trong khi đó, bà Lê Thị Thanh Thủy, Giám đốc Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Eherbal nêu thực trạng nguồn dược liệu đạt chuẩn đầu vào để doanh nghiệp chế biến vẫn còn thiếu. Nhiều loại rau như diếp cá, tía tô… nhiều lúc rơi vào tình trạng “cháy hàng”, không có để thu mua.

Có thể thấy, nhu cầu thị trường về các sản phẩm hàng hóa chế biến là không nhỏ nhưng các HTX, doanh nghiệp hiện nay lại chưa thể phát huy được hết năng lực của mình.

Và một trong những nút thắt lớn hiện nay chính là chất lượng nguồn nguyên liệu cho các HTX, doanh nghiệp chế biến. Bởi Việt Nam có lợi thế phát triển nhiều loại nông sản, quy mô sản xuất cũng không hề nhỏ nhưng để đáp ứng các quy định thị trường thì nguyên liệu đầu vào phải được kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn của vùng nguyên liệu.

Bà Lê Thị Thanh Thủy cho rằng, một trong những cách chế biến phổ biến ở Việt Nam hiện nay là sấy nông sản, trong đó sấy chân không giữ đến 90% chất dinh dưỡng của nguyên liệu. Điều này đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng là đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tối đa, đáp ứng được nguyên tắc đưa nông sản từ trang trại đến bàn ăn.

Còn với sấy thăng hoa, nguyên tắc đặt ra là phải giữ được chất lượng, màu sắc của nguyên liệu đầu vào. Nguyên liệu đầu vào như thế nào thì sau quá trình sấy thăng hoa sẽ cho sản phẩm đầu ra với màu sắc chất dinh dưỡng như vậy. Do đó, nếu nguyên liệu không đảm bảo chất lượng, thì rất khó sơ chế, chế biến được sản phẩm đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, cảm quan…

Tăng liên kết doanh nghiệp – HTX

Theo các chuyên gia, rõ ràng vấn đề đảm bảo nông sản là nguyên liệu đầu vào phục vụ cho chế biến đang gặp lực cản. Trong đó, một trong những lực cản rõ nhất là các đơn vị chế biến chưa liên kết được với các HTX, nông dân để cùng phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn.

Ông Nguyễn Sang, Giám đốc chuỗi cửa hàng Vua Đặc Sản cho biết, doanh nghiệp đầu tư công nghệ và liên kết với nông dân, HTX luôn mong muốn có thể thu mua toàn bộ diện tích đã ký kết nếu đảm bảo quy trình, tiêu chuẩn. Vì nếu liên kết đầu tư vùng nguyên liệu nhưng người dân, HTX không đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào thì vừa khó cho doanh nghiệp, vừa khó cho HTX.

Bên cạnh đó, đầu tư vùng nguyên liệu ra rồi thì vấn đề đầu ra như thế nào, kết nối giữa HTX và doanh nghiệp ra sao cũng quan trọng. Bởi các tiêu chí về an toàn trong quá trình sản xuất vùng nguyên liệu của Việt Nam tuy đã có nhưng liệu đã đáp ứng được các yêu cầu của các đối tác nước ngoài chưa? Điển hình như Nhật Bản chưa chấp nhận những sản phẩm được chứng nhận hữu cơ theo quy trình của Việt Nam.

Rõ ràng, muốn phát triển bền vững từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ thì điều quan trọng hiện nay là phải nâng chất lượng, đầu tư cho vùng nguyên liệu. Ông Ngô Sỹ Đạt, Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường và Thể chế nông nghiệp cho rằng, vấn đề nông dân, HTX cần làm theo yêu cầu, tiêu chuẩn của doanh nghiệp là điều cần thiết.

Nhưng đối với người dân, HTX hiện nay, doanh nghiệp liên kết nếu chỉ bỏ tiền đầu tư và thu mua nông sản với giá cao hơn so với đơn vị khác thì chưa chắc đã thuyết phục được họ. Bởi ngoài giá thu mua nông sản cao, người dân, HTX còn cần nhiều điều khác nữa mới có thể hình thành được mối liên kết bền chặt, như vấn đề hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ thông tin thị trường, kết nối với cơ quan quản lý…

Đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Nông cho biết, Tây Nguyên phát triển khá mạnh nhiều loại nông sản nhưng nếu việc kết nối giao thông được đẩy nhanh và mạnh hơn nữa thì sẽ giải quyết phần nào được bài toán thiếu nguyên liệu cho sơ chế, chế biến.

Bên cạnh đó, Tây Nguyên ngoài phát triển cây công nghiệp còn phát triển các loại cây ăn quả nên cần nguồn phân bón đảm bảo chất lượng rất lớn để phục vụ sản xuất. Và Tây Nguyên cũng là vùng phát triển chăn nuôi, do đó cần có chính sách mạnh hơn để hỗ trợ người dân, HTX tận dụng được nguồn phế phụ phẩm, chất thải trong trồng trọt, chăn nuôi để đầu tư trở lại cho vùng nguyên liệu một cách hiệu quả.

Theo Huyền Trang – Vnbusiness.vn

 

Hợp Tác Xã cần làm gì trước xu hướng xuất khẩu nông sản tại chỗ?

Khách du lịch được đánh giá là thị trường tiêu thụ nông sản, hàng hóa rộng mở cho nông dân, HTX. Nhưng theo nhận định của cả HTX và cơ sở lưu trú, vướng mắc thách thức trong hợp tác tiêu thụ nông sản bằng hình thức này vẫn còn, nên hai bên vẫn chưa thực sự tiệm cận được với nhau.

Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, sản lượng nông sản hàng năm tạo áp lực không nhỏ khi vào cao điểm thu hoạch với trên 42 triệu tấn lúa, gần 19 triệu tấn rau màu, trên 12 triệu tấn trái cây chủ lực, sản lượng thịt các loại trên 7 triệu tấn, thủy sản trên 9 triệu tấn.

Nhu cầu ngày càng lớn

Tuy nhiên, điều này phần nào được tháo gỡ khi lượng khách quốc tế đến Việt Nam khá lớn và gia tăng hàng năm.

Theo thống kê của ngành du lịch, năm 2023, Việt Nam đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế, cao gấp 3,4 lần năm 2022. Mục tiêu đến hết năm 2025, Việt Nam sẽ đón 25-28 triệu lượt khách quốc tế. Đây được coi là nguồn khách hàng lý tưởng cho ngành nông nghiệp, thực phẩm.

Số liệu của Tổng cục Du lịch cho thấy, cả nước có khoảng 33.330 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 215 khách sạn 5 sao, 334 khách sạn 4 sao.

Nhu cầu về nông sản, thực phẩm của các cơ sở lưu trú để phục vụ khách du lịch là không hề nhỏ. Đối với các loại rau có củ và quả, trung bình mỗi cơ sở lưu trú cần khoảng 60-70 tấn/tháng/loại. Đối với rau ăn lá, trung bình mỗi cơ sở lưu trú cần khoảng 20-30 tấn/tháng/loại, trái cây dao động từ 80- 280 tấn/tháng, tùy loại…

Quả vải ở Bắc Giang không chỉ phục vụ khách du lịch tại vườn, mà còn được cung cấp cho khách sạn, nhà hàng ở Hà Nội, Quảng Ninh…

Như vậy có thể thấy, nhu cầu về nông sản, thực phẩm của các cơ sở lưu trú là không hề nhỏ. Và nếu tận dụng được kênh tiêu thụ này, bài toán thị trường cho nông sản cũng bớt khó giải hơn. Đó là chưa kể lượng hàng hóa phục vụ cho khách du lịch khám phá tại các điểm du lịch, cửa hàng, chợ…

Bà Đoàn Thị Trang, Trang trại Du lịch canh nông Hoa Thắng Thịnh (Lâm Đồng), cho biết chỉ tính riêng nguồn khách trải nghiệm du lịch cũng giúp đơn vị này bán được khoảng 150 kg dâu tây/ngày trong tổng số khoảng 300-400 kg thu hái.

Ông Nguyễn Văn Hiển, Giám đốc HTX dịch vụ và nông nghiệp Hợp Đức (hải Dương) chia sẻ, một số địa phương có nguồn khách du lịch lớn như Hà Nội, Quảng Ninh… sẽ là thị trường tiêu thụ nông sản, đặc sản lý tưởng, đáp ứng được cả vấn đề phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tại chỗ.

Thị trường rộng mở là vậy nhưng theo các chuyên gia, hiện nay, giữa các cơ sở lưu trú và các HTX, chủ trang trại dường như vẫn chưa có mối liên kết chặt chẽ với nhau và chưa tận dụng được tiềm năng.

Ông Rocky Thach Nguyen, CEO Smart Link Logistics, cho biết đoàn khách do tỷ phú Ấn Độ tài trợ cho 4.500 nhân viên đến du lịch Việt Nam mở ra cơ hội giao thương hàng hóa, tiêu thụ, quảng bá nông sản, món ăn Việt Nam. Nhưng các khách sạn, nhà hàng Việt Nam thời điểm đó chủ yếu vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu từ Ấn Độ và có sự hỗ trợ từ đầu bếp Ấn Độ. Chỉ một số món tráng miệng là sản phẩm của Việt Nam được giới thiệu cho đoàn khách này.

Nguyên nhân là do dòng thực phẩm, ẩm thực phục vụ cho người ăn chay, người theo đạo Hồi như thực phẩm Halal chưa thực sự phát triển ở Việt Nam và chưa tạo ra sự yên tâm cho khách du lịch quốc tế.

Anh Lê Văn Tám, Giám đốc HTX nông nghiệp Sông Hồng (Hà Nội), cũng cho biết sản phẩm ống hút bằng rau củ của HTX đã tiếp cận được một số nhà hàng, khách sạn nhưng lượng cung cấp vẫn còn khiêm tốn.

Tìm cách thu hẹp khoảng cách 

Theo các chuyên gia, các nhà hàng, đặc biệt là các khách sạn có nhu cầu về nông sản hàng hóa không nhỏ để phục vụ khách du lịch. Nhưng đi kèm với đó, tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa cũng rất cao, theo quy trình để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhất là đối với những nhà hàng, khách sạn 4-5 sao, quy trình quản lý nông sản, thực phẩm thường tuân theo HACCP, đảm bảo nghiêm ngặt các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nguyên liệu đầu vào và truy xuất nguồn gốc. Hoạt động kiểm tra vệ sinh cũng được thực hiện định kỳ.

Chính vì vậy, các nhà hàng, khách sạn thường ưu tiên nhập hàng từ các doanh nghiệp phân phối nông sản có uy tín trên thị trường. Ông Rocky Thach Nguyen cho biết đặc điểm của các đơn vị phân phối này là ngoài tuân thủ quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm còn có khả năng thu mua, cung ứng nông sản với số lượng lớn, lên đến hàng nghìn tấn mỗi ngày.

Do vậy, nếu các đơn vị sản xuất kinh doanh nhỏ muốn thâm nhập được vào hệ thống các cơ sở lưu trú cần chú ý đến vấn đề chất lượng, khả năng cung ứng số lượng lớn. Nếu không, các cơ sở lưu trú sẵn sàng nhập hàng từ các địa phương khác hoặc nhập khẩu từ nước ngoài.

Ông Nguyễn Trung Thành, đại diện một nhà hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội chia sẻ, đơn vị của ông ngoài nhập nông sản, thực phẩm từ doanh nghiệp phân phối vẫn muốn có thêm nguồn khác từ các HTX hay những hộ kinh doanh lớn để đa dạng nguồn thực phẩm, phục vụ đa dạng các khách hàng, nhất là vào những dịp lễ, cuối tuần.

Tuy nhiên, việc tìm kiếm các HTX, hộ kinh doanh lớn với nhà hàng này không hề dễ dàng bởi hầu như chưa có HTX, hộ kinh doanh nào chủ động đem hàng hóa, thực phẩm đến làm việc, giới thiệu. Do đó, ông Nguyễn Trung Thành cho rằng cần sự chủ động của các đơn vị này hơn nữa trong khâu tiếp thị sản phẩm.

Chị Coor Thị Nghệ, Giám đốc HTX Nông nghiệp Sinh thái rừng xanh Rau Sạch (Quảng Nam), cho biết HTX có đủ khả năng để cung ứng một số loại rau thơm, rau rừng cho cơ sở du lịch trên địa bàn, nhưng HTX cũng phải chủ động để tìm thêm những loại rau đặc sản của địa phương nhằm mở rộng danh sách sản phẩm. Điều này tạo thuận lợi trong thương thảo và giúp HTX duy trì hợp đồng trong trường hợp một số loại rau hết mùa.

Theo Huyền Trang – Vnbusiness.vn

Hội nghị quán triệt, triển khai luật Hợp tác xã năm 2023 và các quy định của cơ quan Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

Ngày 27/9, cơ quan Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Luật HTX năm 2023 và các quy định của cơ quan Liên minh Hợp tác xã Việt Nam. Đồng chí Cao Xuân Thu Vân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Cùng tham dự Hội nghị có các đồng chí Thường trực Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, lãnh đạo các Ban tham mưu, đơn vị trực thuộc; toàn bộ người làm việc khối tham mưu và người trúng tuyển theo Quyết định số 436/QĐ-CQLMHTXVN ngày 15/8/2024. Hội nghị diễn ra dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến tại điểm cầu Văn phòng đại diện khu vực miền Trung – Tây Nguyên, miền Nam.

Tại Hội nghị, đại diện Ban Tổ chức cán bộ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã công bố quyết định trúng tuyển và quyết định tiếp nhận người làm việc của cơ quan Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

Thường trực Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trao quyết định trúng tuyển và quyết định tiếp nhận người làm việc của cơ quan Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Cao Xuân Thu Vân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chúc mừng kết quả của 40 thí sinh đã trúng tuyển trong kỳ thi tuyển dụng của cơ quan Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

Đồng chí mong muốn các thí sinh mới được tuyển dụng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi công việc, tích cực học tập về chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi kỹ năng ứng xử, văn hoá công sở, học tập kinh nghiệm, chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các văn bản liên quan trong hoạt động công tác; Chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan; luôn đoàn kết, thống nhất, phát huy kiến thức, sức trẻ, năng động, sáng tạo để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Đồng chí Cao Xuân Thu Vân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Cũng tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo Ban Kinh tế – Đầu tư, Ban Kế hoạch hỗ trợ, Ban Kiểm tra, Ban Chính sách phát triển HTX, Văn phòng đã phổ biến một số quy định, quy chế đến người làm việc tại khối tham mưu và người trúng tuyển như: Quy chế hoạt động của cơ quan Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Tình hình phát triển kinh tế tập thể, HTX; Quy chế hoạt động của Ban chấp hành Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Quy chế hoạt động của Ủy Ban kiểm tra Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Giới thiệu những vấn đề cơ bản của Luật HTX năm 2023 và văn bản hướng dẫn thi hành; Hướng dẫn quy trình, thể thức văn bản của cơ quan Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

Đồng chí Phạm Minh Hiền, Trưởng ban Kinh tế Đầu tư phổ biến Quy chế hoạt động của cơ quan Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
Đồng chí Phạm Minh Điển, Trưởng Ban Kế hoạch hỗ trợ Phổ biến Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Báo cáo Tình hình phát triển kinh tế tập thể, HTX
Đồng chí Trịnh Xuân Ngọc, Trưởng Ban Kiểm tra phổ biến Quy chế hoạt động của Ban chấp hành Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Quy chế hoạt động của Ủy Ban kiểm tra Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
Đồng chí Hoàng Kim Hương Phó Chánh Văn phòng Hướng dẫn quy trình, thể thức văn bản của cơ quan Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
Đồng chí Dương Tuấn Cương, Phó Ban Chính sách Phát triển HTX Giới thiệu những vấn đề cơ bản của Luật HTX năm 2023 và văn bản hướng dẫn thi hành

Tài liệu tham khảo:

Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

Quy chế hoạt động dân chủ trong Cơ quan Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

Báo cáo tình hình tinh tế tập thể, HTX tại Việt Nam

 

Tài liệu Luật Hợp tác xã năm 2023

Theo Ban Tuyên truyền –  Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

Kiểm nghiệm Chè, Cà phê theo Tiêu chuẩn tại INOSTE

Việt Nam, với vị trí địa lý ưu đãi và điều kiện khí hậu thuận lợi, là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu chè và cà phê. Hai loại nông sản này không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn tạo ra thương hiệu cho đất nước trên trường quốc tế. Tuy nhiên, để duy trì và phát triển ngành hàng này bền vững, các doanh nghiệp sản xuất cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Trong bối cảnh đó, việc kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, đặc biệt tại Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam (INOSTE), ngày càng trở nên quan trọng hơn. Bài viết này sẽ giúp đọc giả có cái nhìn rõ nét hơn về quy trình phương pháp kiểm nghiệm chất lượng chè và cà phê tại INOSTE, cũng như những lợi ích mà doanh nghiệp có thể thu được từ dịch vụ kiểm nghiệm này.

Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường (INOSTE): Trung tâm Kiểm Nghiệm Uy Tín & Chuyên Nghiệp

INOSTE không chỉ là một viện nghiên cứu mà còn là một trung tâm kiểm nghiệm hàng đầu tại Việt Nam. Được thành lập với sứ mệnh thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ phục vụ cho nền kinh tế – xã hội, INOSTE đã khẳng định được uy tín của mình qua nhiều lĩnh vực nghiên cứu, trong đó có kiểm nghiệm chè và cà phê.

Tầm Quan Trọng Của Kiểm Nghiệm Chất Lượng

Kiểm nghiệm chất lượng là quá trình đánh giá, phân tích và xác định mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng của sản phẩm. Đặc biệt đối với chè và cà phê, việc kiểm nghiệm không chỉ đơn thuần là xác nhận hàm lượng các thành phần mà còn phản ánh chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.

Chìa khóa để giữ vững vị thế cạnh tranh trong ngành nông sản chính là nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhờ vào tổ chức kiểm nghiệm uy tín như INOSTE, các doanh nghiệp có thể yên tâm rằng sản phẩm của họ đã trải qua một quy trình đánh giá nghiêm ngặt, từ đó củng cố niềm tin từ phía khách hàng.

Đội Ngũ Chuyên Gia Tại Viện

Với đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật có trình độ cao, INOSTE có khả năng thực hiện các phương pháp kiểm nghiệm hiện đại nhất. Những chuyên gia này không chỉ am hiểu sâu về lĩnh vực nông sản mà còn thường xuyên cập nhật các tiêu chuẩn quốc tế mới nhất, đảm bảo kết quả kiểm nghiệm luôn đạt yêu cầu cao.

Mỗi sản phẩm chè và cà phê đều có những đặc điểm riêng, đòi hỏi đội ngũ kiểm nghiệm cần phải thấu hiểu để đưa ra những đánh giá chính xác nhất. Điều này không chỉ giúp phát hiện kịp thời các vấn đề tồn tại mà còn định hình hướng đi cho doanh nghiệp trong quá trình phát triển sản phẩm.

Các Chỉ Tiêu Kiểm Nghiệm Chè Và Cà Phê Tại INOSE

Quy trình kiểm nghiệm chè và cà phê tại INOSTE được thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc tế, nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm chủ yếu bao gồm:

Kiểm Nghiệm Về Hóa Học

Hàm lượng nước: Xác định hàm lượng nước có trong sản phẩm, giúp phát hiện các vấn đề như ẩm mốc hay hư hỏng.

Hàm lượng nước là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong kiểm nghiệm chất lượng chè và cà phê. Nếu hàm lượng nước quá cao, sản phẩm dễ bị ẩm mốc, ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Do đó, việc đo lường hàm lượng nước không chỉ đơn thuần là một bước kiểm tra mà còn là một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

Hàm lượng cafein: Kiểm tra hàm lượng cafein trong cà phê, đảm bảo phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Cafein là một thành phần quyết định trong cà phê, góp phần tạo nên hương vị đặc trưng của sản phẩm. Tuy nhiên, quá nhiều cafein có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho người tiêu dùng. Chính vì vậy, việc kiểm nghiệm hàm lượng cafein là vô cùng cần thiết để đảm bảo sản phẩm cà phê không chỉ ngon mà còn an toàn cho sức khỏe.

Hàm lượng đường khử: Xác định hàm lượng đường khử có trong cà phê và chè, ảnh hưởng đến vị ngọt của sản phẩm.

Đường khử là một thành phần quan trọng ảnh hưởng đến vị giác của cả chè và cà phê. Một sản phẩm có hàm lượng đường khử đúng mức sẽ mang lại cảm nhận tốt hơn cho người tiêu dùng. Đặc biệt, trong xu thế tiêu dùng hiện nay, người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến hương vị tự nhiên và không muốn sử dụng các loại phẩm màu nhân tạo.

Kiểm Nghiệm Về Vi Sinh Vật

Tổng số vi khuẩn hiếu khí: Đánh giá mức độ nhiễm khuẩn của sản phẩm, đảm bảo sản phẩm an toàn về mặt vệ sinh.

Sự hiện diện của vi khuẩn hiếu khí trong sản phẩm có thể gây ra các bệnh tật cho người tiêu dùng. Vì vậy, việc kiểm tra tổng số vi khuẩn hiếu khí là bước không thể thiếu trong quy trình kiểm nghiệm, nhằm đảm bảo rằng sản phẩm không chỉ đạt chất lượng mà còn an toàn cho sức khỏe.

Nấm mốc: Kiểm tra sự hiện diện của nấm mốc, phòng ngừa các bệnh lý do nấm gây ra.

Nấm mốc có thể phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt và nếu không được phát hiện kịp thời, chúng có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho con người. Thực tế cho thấy, kiểm nghiệm nấm mốc là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm.

E. coli, Salmonella: Kiểm tra sự hiện diện của các vi khuẩn gây bệnh, đảm bảo sản phẩm an toàn cho sức khỏe.

Hai loại vi khuẩn này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn có thể dẫn đến những vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng. Do đó, việc kiểm nghiệm sự hiện diện của E. coli và Salmonella trong chè và cà phê là rất cần thiết.

Kiểm Nghiệm Về Cảm Quan

Màu sắc: Đánh giá màu sắc của chè và cà phê, đảm bảo phù hợp với từng loại sản phẩm.

Màu sắc là một yếu tố cảm quan rất quan trọng, quyết định đến ấn tượng ban đầu của người tiêu dùng về sản phẩm. Mỗi loại chè và cà phê đều có những màu sắc đặc trưng khác nhau, do đó việc kiểm nghiệm màu sắc sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh quy trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng tốt nhất.

Mùi vị: Kiểm tra mùi vị của sản phẩm, đảm bảo sản phẩm có mùi thơm đặc trưng, không bị lẫn mùi lạ.

Mùi vị không chỉ phản ánh chất lượng mà còn thể hiện bản sắc văn hóa của từng loại chè và cà phê. Một sản phẩm có mùi vị hấp dẫn sẽ dễ dàng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, và kiểm nghiệm mùi vị là cách tốt nhất để đảm bảo điều này.

Độ ẩm: Kiểm tra độ ẩm của sản phẩm, đảm bảo sản phẩm không bị ẩm mốc, hư hỏng.

Độ ẩm quá cao có thể khiến sản phẩm nhanh chóng bị hư hỏng. Do đó, việc kiểm nghiệm độ ẩm là rất cần thiết, giúp bảo quản sản phẩm tốt hơn và kéo dài thời gian sử dụng.

Lợi Ích Khi Sử Dụng Dịch Vụ Kiểm Nghiệm Tại INOSTE

Việc áp dụng các quy trình kiểm nghiệm chất lượng nghiêm ngặt mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, từ việc nâng cao chất lượng sản phẩm đến mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nâng Cao Chất Lượng Sản Phẩm

Thông qua kiểm nghiệm, doanh nghiệp có thể phát hiện và khắc phục kịp thời những lỗi trong quy trình sản xuất. Một sản phẩm đạt chất lượng không chỉ làm hài lòng khách hàng mà còn tạo dựng được thương hiệu vững mạnh trong lòng người tiêu dùng.

Sản phẩm chè và cà phê của bạn sẽ được cải thiện nhờ những thông tin phản hồi từ kết quả kiểm nghiệm, từ đó giúp bạn điều chỉnh quy trình sản xuất sao cho phù hợp. Điều này không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn tối ưu hóa quy trình sản xuất.

Gia Tăng Giá Trị Thương Hiệu

Sản phẩm được kiểm nghiệm và chứng nhận bởi một đơn vị uy tín như INOSTE sẽ giúp tăng cường uy tín cho doanh nghiệp. Khách hàng ngày càng có xu hướng tìm kiếm những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm nghiệm chất lượng.

Chứng nhận từ INOSTE không chỉ đơn thuần là một giấy tờ, mà còn là một công cụ marketing hiệu quả, tạo lòng tin cho khách hàng và khẳng định cam kết của doanh nghiệp với chất lượng sản phẩm.

Mở Rộng Thị Trường Xuất Khẩu

Các sản phẩm chè, cà phê đạt tiêu chuẩn quốc tế sẽ dễ dàng thâm nhập vào thị trường nước ngoài, góp phần thúc đẩy xuất khẩu, tăng thu nhập cho doanh nghiệp.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc có được chứng nhận từ INOSTE giúp doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường, đưa sản phẩm vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là một lợi thế không nhỏ trong chiến lược phát triển bền vững.

Đáp Ứng Các Quy Định Về An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm

Việc kiểm nghiệm giúp đảm bảo sản phẩm chè, cà phê tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Đây không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn là nghĩa vụ pháp lý khi tham gia vào thị trường. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm sẽ giảm thiểu nguy cơ xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, bảo vệ hình ảnh doanh nghiệp trước công chúng.

Giảm Thiểu Rủi Ro

Kiểm nghiệm chất lượng giúp doanh nghiệp phát hiện và xử lý nhanh chóng những bất cập trong quy trình sản xuất, phòng ngừa những rủi ro không mong muốn về chất lượng sản phẩm và các vấn đề pháp lý liên quan.

Điều này không chỉ giúp bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp mà còn tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa quy trình sản xuất. Kiểm nghiệm giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về chất lượng sản phẩm và điều chỉnh kịp thời.

Tối Ưu Hóa Quy Trình Sản Xuất

Dựa trên kết quả kiểm nghiệm, doanh nghiệp có thể điều chỉnh quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất và tiết kiệm chi phí.

Việc tối ưu hóa quy trình sản xuất không chỉ giúp doanh nghiệp tăng thêm lợi nhuận mà còn cải thiện sự bền vững trong hoạt động kinh doanh. Một quy trình sản xuất tối ưu sẽ giúp giảm thiểu lãng phí tài nguyên và mang lại sản phẩm chất lượng hơn.

Kết luận

Kiểm nghiệm chè và cà phê theo tiêu chuẩn tại INOSTE là một giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng giá trị thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ. Việc áp dụng các quy trình phương pháp kiểm nghiệm chất lượng chè nghiêm ngặt không chỉ góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của ngành chè và cà phê Việt Nam. Trong tương lai, INOSTE sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống kiểm nghiệm, cập nhật các phương pháp kiểm nghiệm hiện đại, góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường chè và cà phê quốc tế.

Đại diện Chi đoàn Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường tham gia cùng Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam và các nhà hảo tâm hỗ trợ 12 tấn gạo, quà và nhiều nhu yếu phẩm cho người dân vùng lũ Yên Bái

Trong 2 ngày (19 và 20/9), Chi đoàn Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường tham gia hỗ trợ Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) và các nhà hảo tâm vận chuyển, trao hàng cứu trợ cho bà con vùng lũ ở Yên Bái 12 tấn gạo, các phần quà cùng nhiều nhu yếu phẩm.

Theo Phó Chủ tịch VATA Nguyễn Công Hùng, trong đợt này, đoàn cứu trợ do Hiệp hội, Báo Giao thông và các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, doanh nghiệp tỉnh Nam Định đi hỗ trợ bà con tại 6 xã, thị trấn của 2 huyện Trấn Yên và Văn Yên, tỉnh Yên Bái với hơn 1.000 suất quà, 12 tấn gạo cùng các nhu yếu phẩm. Tất cả gửi đến các hộ gia đình bị ảnh hưởng và gặp khó khăn do thiên tai, lũ lụt và sạt lở tại địa phương.

Ngoài ra, đoàn cũng trao tặng trực tiếp 50 suất quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn với số tiền 2 triệu đồng/hộ, trao 200 triệu đồng hỗ trợ tái thiết Trường tiểu học và trung học cơ sở Xuân Tầm, huyện Văn Yên.

Tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, các thôn trên địa bàn gần như mất trắng từ nhà cửa đến những thửa ruộng đang chuẩn bị thu hoạch, đoàn đã hỗ trợ người dân nơi đây 250 suất quà gồm 10kg gạo cùng nhiều nhu yếu phẩm như mì tôm, nước mắm, trong đó có 12 suất quà đặc biệt 2 triệu đồng/hộ có hoàn cảnh khó khăn.

Đặc biệt, VATA và các đơn vị trên đường đi nhận được thông tin người dân tại thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên đa phần đi làm thời vụ, không có ruộng đồng và đang bị ngập sâu khoảng 2m, mất tất cả, không có gạo ăn. Ngay lập tức, đoàn từ thiện đã khẩn cấp mua 2 tấn gạo, 200 chai nước mắm và dầu ăn cùng 200 gói lương khô cùng một chút kinh phí để vào thị trấn để hỗ trợ đồng bào.

Lãnh đạo VATA bày tỏ mong muốn, những món quà nhỏ bé sẽ giúp người dân vùng lũ vượt lên những mất mát, đau thương và những ảnh hưởng nặng nề do cơn bão số 3 gây ra.

Phó Tổng biên tập, Chủ tịch Công đoàn Báo Giao thông Nguyễn Đức Thắng cũng chia sẻ, bão số 3 gây ra hậu quả rất nặng nề cho nhân dân tỉnh Yên Bái, trong đó có huyện Trấn Yên. Với trách nhiệm xã hội của những người làm báo và tấm lòng các nhà hảo tâm, Báo Giao thông tổ chức nhiều đoàn thiện nguyện hỗ trợ nhân dân vùng bão lũ vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống.

Các hình ảnh trong 2 buổi cứu trợ:

 

 

 

Hội nghị truyền thông kiến thức pháp luật về HTX; các chủ trương của Đảng, Nhà nước về chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững cho cán bộ, hội viên nông dân

Thực hiện Chương trình công tác Hội và phong trào Nông dân năm 2024, ngày 12/9/2024, tại xã Giao Phong, Giao Xuân, Hội Nông dân huyện phối hợp với Ban Kinh tế-Xã hội, Hội Nông dân tỉnh, Phòng Lao động-Thương binh-Xã hội tổ chức Hội nghị truyền thông kiến thức pháp luật về HTX; các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững cho cán bộ, hội viên nông dân 16 xã trên địa bàn huyện. Dự Hội nghị có đồng chí Đặng Ngọc Hà – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh, đồng chí Phạm Trung Bắc – Phó Giám đốc Trung tâm Khoa học-Công nghệ và Kinh tế số, Liên minh HTX Việt Nam, đồng chí Trần Hà Bắc – Chủ tịch Hội Nông dân huyện, đồng chí Phạm Trung Phong – Phó Trưởng phòng LĐ-TB-XH.

Đồng chí Đặng Ngọc Hà – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn
Hội nghị truyền thông kiến thức pháp luật về HTX; các chủ trương của Đảng, Nhà nước về chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững cho cán bộ, hội viên nông dân

Dự tập huấn, cán bộ, hội viên nông dân được phân tích, truyền đạt những nội dung cơ bản về bản chất của kinh tế tập thể, nòng cốt là HTX. Theo đó, HTX là tổ chức kinh tế tập thể, hoạt động với mục tiêu hòa hợp “lợi ích” giữa các thành viên với “lợi ích” của HTX, theo nguyên tắc đối nhân. Đây là tổ chức kinh tế tập thể có tính nhân văn dành cho những người yếu thế nhưng lại có nhu cầu về lợi ích kinh tế. Những người yếu thế liên kết lại, tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh cùng mua chung, bán chung.

Để theo kịp với sự phát triển của xã hội, yêu cầu mỗi thành viên đổi mới tư duy, cách làm, phương pháp hoạt động, quản lý. Do đó, từ mua chung, bán chung, HTX cung cấp các dịch vụ đầu vào như hướng dẫn sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đào tạo, quản lý, điều tiết nước, kiểm tra phân tích đất – nước, cơ giới, thông tin thị trường, xây dựng thị trường và cùng thống nhất xây dựng thương hiệu, ghi nhãn mác, đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước để sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP, tạo thương hiệu riêng của HTX. Từ đó, giảm chi phí đầu vào, đem lại doanh thu từ đầu ra, đem lại lợi ích cho thành viên HTX. Qua đây, nâng cao nhận thức và kiến thức cho nông dân về vai trò của kinh tế tập thể, HTX, thúc đẩy hoạt động của các HTX, tổ hợp tác, góp phần vào sự phát triển kinh tế địa phương.

Đồng chí Phạm Trung Bắc – Phó Giám đốc Trung tâm Khoa học-Công nghệ và Kinh tế số, Liên minh HTX Việt Nam truyền tải nội dung về hoạt động của HTX
Đồng chí Phạm Trung Phong – Phó Trưởng phòng LĐ-TB-XH huyện thông tin tới cán bộ, hội viên nông dân về Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững của huyện Giao Thủy

Đối với nội dung tuyên truyền các chủ trương của Đảng, Nhà nước về chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, Phòng Lao động-Thương binh-Xã hội đã truyền đạt những nội dung cơ bản về mục tiêu giảm nghèo, những Dự án đang triển khai và hiệu quả khi thực hiện trên địa bàn huyện.

Với mục tiêu, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm từ 0,1-0,2% mỗi năm trên địa bàn, huyện Giao Thủy đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024. Trong đó, 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt về vệ sinh, tiếp cận thông tin cùng các chính sách giảm nghèo và được vay vốn tín dụng ưu đãi từ hệ thống các Ngân hàng chính sách, các tổ chức tín dụng.

Hiện nay, trên địa bàn huyện đang triển khai 5/7 Dự án, tạo điều kiện cho nông dân được hỗ trợ thực hiện các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rau màu, tập huấn thu thập thông tin việc làm và tuyên truyền tới người dân những thông tin về mô hình làm ăn có hiệu quả, xây dựng nông thôn mới, tiềm năng, lợi thế của huyện, các chính sách giảm nghèo… Bên cạnh đó, một số chính sách giảm nghèo đang thực hiện như chính sách hỗ trợ về BHYT; hiện trên 48 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình được hỗ trợ mua thẻ BHYT với tổng kinh phí xấp xỉ 3 tỷ đồng, 836 người được khám chữa bệnh miễn phí với kinh phí 418 triệu đồng; hơn 3000 hộ gia đình thuộc đối tượng được vay vốn với số tiền trên 200 tỷ đồng; 851 hộ được hỗ trợ tiền điện với số tiền trên 570 triệu đồng.

Từ nội dung được truyền đạt, mỗi cán bộ, hội viên nông dân thông tin rộng rãi để các tầng lớp nhân dân nắm bắt thông tin, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được tiếp cận với các Dự án, chương trình chính sách xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo đa chiều, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo./.

Theo Cao Nhung

Trung tâm VH-TT&TT Giao Thủy 

Chứng nhận Organic: Đảm bảo chất lượng sản phẩm từ Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, nhu cầu về sức khỏe và an toàn thực phẩm ngày càng cao, việc lựa chọn các sản phẩm hữu cơ (Organic) trở thành xu hướng tất yếu. Không chỉ đơn thuần là một lựa chọn tiêu dùng, sản phẩm Organic còn thể hiện thái độ và trách nhiệm của người tiêu dùng đối với môi trường và cộng đồng. Khi những lo ngại về ô nhiễm môi trường và hóa chất độc hại trong thực phẩm xuất hiện nhiều hơn, chứng nhận Organic đóng vai trò không thể thiếu trong việc đảm bảo chất lượng và nguồn gốc sản phẩm. Ở Việt Nam, Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường (Viện KHCN&MT) nổi bật với dịch vụ làm chứng nhận quy trình Organic, định hình thị trường nông sản sạch và uy tín cho người tiêu dùng.

Chứng nhận Organic không chỉ mang lại sự yên tâm cho người tiêu dùng mà còn mở ra nhiều cơ hội cho nông dân và doanh nghiệp sản xuất. Bài viết này sẽ đi sâu vào quy trình chứng nhận Organic tại Viện KHCN&MT và những lợi ích mà nó mang lại cho các bên liên quan.

Chứng nhận Organic là gì?

Chứng nhận Organic là quá trình kiểm định và công nhận một sản phẩm nông nghiệp hoặc sản phẩm chế biến từ nông sản được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ. Điều này có nghĩa là sản phẩm phải được sản xuất mà không sử dụng hóa chất độc hại hay phân bón tổng hợp, nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và bảo vệ môi trường.

Quy trình chứng nhận Organic tại Viện KHCN&MT bao gồm nhiều bước khác nhau từ việc đánh giá hồ sơ, kiểm tra thực địa đến việc cấp chứng nhận. Điều này đặt ra yêu cầu cao về tính minh bạch và chính xác của thông tin sản phẩm, đồng thời cũng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế như IFOAM, USDA Organic và EC Organic.

Tính minh bạch trong chứng nhận Organic

Điều quan trọng nhất khi nói đến chứng nhận Organic chính là tính minh bạch trong quy trình đánh giá. Người tiêu dùng cần biết rằng sản phẩm họ chọn đã trải qua một quy trình chứng nhận đáng tin cậy.

Việc các sản phẩm được kiểm định kỹ lưỡng giúp xây dựng lòng tin từ phía người tiêu dùng. Họ không chỉ thấy sản phẩm hữu cơ mà còn hiểu rõ cách thức sản xuất, cách kiểm tra và cả những cam kết của nhà sản xuất về chất lượng sản phẩm.

Tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ

Các tiêu chí khắt khe về việc sử dụng đất, nguồn nước, giống cây trồng và vật nuôi, phân bón và thuốc trừ sâu đều được đặt ra nhằm đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra hoàn toàn tự nhiên.

Những tiêu chuẩn này không chỉ bảo vệ sức khỏe con người mà còn bảo vệ hệ sinh thái, tạo ra một môi trường sống tốt hơn cho thế hệ tương lai. Ngày nay, ngày càng nhiều người tiêu dùng tìm kiếm sản phẩm hữu cơ không chỉ vì sức khỏe cá nhân mà cũng vì sự bền vững cho hành tinh này.

Lợi ích của chứng nhận Organic

Chứng nhận Organic không chỉ mang lại an toàn cho người tiêu dùng mà còn góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế nông thôn.

Nông dân và doanh nghiệp sản xuất khi sở hữu giấy chứng nhận Organic thường xuyên tiếp cận được những thị trường cao cấp hơn, nâng cao giá trị sản phẩm của họ. Hơn nữa, việc sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ giúp cải thiện tình trạng đất đai, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và duy trì sức khỏe cho cả đất và nước.

Quy trình chứng nhận Organic tại Viện KHCN&MT

Quy trình chứng nhận Organic tại Viện KHCN&MT được thực hiện theo một chuỗi các bước cụ thể và rõ ràng. Điều này không chỉ giúp đảm bảo tính khách quan mà còn tạo ra sự tin tưởng từ người tiêu dùng.

Cụ thể, quy trình này bao gồm bốn bước chính: đánh giá hồ sơ, kiểm tra thực địa, đánh giá hồ sơ và kết quả kiểm tra, và cuối cùng là cấp chứng nhận. Mỗi bước đều có tầm quan trọng riêng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm.

Đánh giá hồ sơ

Bước đầu tiên trong quy trình chứng nhận Organic là việc doanh nghiệp, trang trại hoặc hợp tác xã nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận.

Viện KHCN&MT tiến hành xem xét hồ sơ này để xác nhận tính đầy đủ và chính xác của thông tin. Giai đoạn này rất quan trọng bởi nó quyết định đến bước tiếp theo trong quy trình chứng nhận. Những thông tin không đầy đủ hoặc sai lệch có thể dẫn đến việc không được cấp chứng nhận.

Kiểm tra thực địa

Kiểm tra thực địa là bước tiếp theo và là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình chứng nhận. Cán bộ của Viện KHCN&MT sẽ trực tiếp đến trang trại hoặc xưởng sản xuất để đánh giá điều kiện sản xuất, bảo quản, chế biến và đóng gói sản phẩm.

Các khía cạnh cần kiểm tra bao gồm hồ sơ quản lý, quy trình sản xuất, lưu trữ hóa chất và dụng cụ, cùng với các yếu tố khác như đất đai, nguồn nước, giống cây trồng, vật nuôi và phương pháp bảo quản. Đánh giá thực địa này giúp phát hiện bất kỳ vấn đề nào có khả năng gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Đánh giá hồ sơ và kết quả kiểm tra

Sau khi thực hiện kiểm tra thực địa, Viện KHCN&MT sẽ tiến hành phân tích và đánh giá tất cả hồ sơ và kết quả kiểm tra.

Đây là lúc để xác định liệu sản phẩm có đáp ứng các tiêu chí Organic hay không. Tất cả các khía cạnh từ giấy tờ chứng minh tính hợp lệ của các thành phần sản xuất cho đến nguy cơ ô nhiễm sẽ được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo rằng sản phẩm đạt tiêu chuẩn trước khi cấp chứng nhận.

Xuất chứng nhận

Nếu sản phẩm vượt qua tất cả các bước kiểm tra và đạt tiêu chuẩn Organic, Viện KHCN&MT sẽ cấp chứng nhận Organic cho sản phẩm đó.

Chứng nhận không phải là một điểm dừng mà là một phần của quá trình liên tục. Sản phẩm sau khi được cấp chứng nhận sẽ phải được kiểm tra định kỳ hàng năm để duy trì hiệu lực của chứng nhận. Điều này tạo ra một môi trường kiểm soát liên tục, đảm bảo rằng sản phẩm luôn giữ được chất lượng cao trong suốt vòng đời của nó.

Lợi ích của sản phẩm Organic được chứng nhận bởi Viện KHCN&MT

Chứng nhận Organic từ Viện KHCN&MT không chỉ đơn giản là một cái mác trên sản phẩm. Nó là một dấu hiệu của chất lượng và sự cam kết đối với sức khỏe con người và môi trường.

Khi sản phẩm được chứng nhận, người tiêu dùng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm đó. Đây là một yếu tố then chốt để thu hút người tiêu dùng trong thị trường ngày càng cạnh tranh này.

Nâng cao uy tín và giá trị sản phẩm

Việc có chứng nhận Organic từ Viện KHCN&MT giúp sản phẩm được người tiêu dùng tín nhiệm, tạo dựng hình ảnh tích cực và giá trị cao hơn trên thị trường.

Sản phẩm Organic không chỉ được coi là an toàn mà còn là biểu tượng của những giá trị tích cực như sự chăm sóc cho sức khỏe bản thân và bảo vệ môi trường. Do đó, các nhà sản xuất có chứng nhận Organic có thể dễ dàng xây dựng thương hiệu mạnh và mở rộng cơ hội kinh doanh.

Mở rộng thị trường

Chứng nhận Organic cũng giúp các doanh nghiệp, trang trại tiếp cận được nhiều thị trường hơn, đặc biệt là các thị trường quốc tế.

Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, mở ra cơ hội lớn cho việc xuất khẩu sản phẩm Organic. Với chứng nhận Organic, doanh nghiệp có thể tự tin quảng bá sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế, gia tăng doanh thu và phát triển bền vững.

Hỗ trợ nông dân tiếp cận thị trường

Một trong những lợi ích lớn nhất của chứng nhận Organic là giúp nông dân dễ dàng tiếp cận thị trường hơn.

Thay vì bán sản phẩm với giá thấp tại các chợ truyền thống, nông dân có chứng nhận Organic có thể định giá sản phẩm cao hơn và có nhiều cơ hội bán hàng hơn. Điều này không chỉ tăng thu nhập cho nông dân mà còn hỗ trợ họ trong việc phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Những hạn chế trong công tác chứng nhận Organic tại Việt Nam

Dù đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong công tác chứng nhận Organic, nhưng hoạt động này vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức.

Tình hình thực tế cho thấy rằng nhiều nông dân, doanh nghiệp và người tiêu dùng vẫn chưa nhận thức đầy đủ về những lợi ích của sản phẩm Organic, cũng như các yêu cầu chứng nhận. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành sản xuất hữu cơ tại Việt Nam.

Thiếu nhận thức về Organic

Nhiều nông dân vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc sản xuất hữu cơ. Họ vẫn còn nghi ngờ về lợi ích kinh tế mà sản phẩm Organic mang lại, dẫn đến việc sản xuất và tiêu dùng sản phẩm Organic còn hạn chế.

Điều này cần được giải quyết thông qua các chương trình truyền thông và đào tạo để nâng cao nhận thức về Organic cho nông dân và doanh nghiệp.

Thiếu nguồn lực

Hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và nguồn nhân lực cho công tác chứng nhận Organic cũng còn nhiều hạn chế.

Không phải tất cả các trang trại đều có khả năng đầu tư vào công nghệ và quy trình sản xuất mới để đáp ứng tiêu chuẩn Organic. Điều này dẫn đến việc họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ chứng nhận, từ đó làm giảm số lượng sản phẩm Organic trên thị trường.

Chi phí chứng nhận cao

Chi phí chứng nhận Organic hiện nay vẫn còn cao, khiến một số doanh nghiệp và trang trại gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ này.

Nhiều nông dân có thể bỏ cuộc giữa chừng do chi phí chứng nhận vượt quá khả năng tài chính của họ. Điều này cần được khắc phục thông qua việc rà soát và điều chỉnh các quy định liên quan để giúp giảm chi phí chứng nhận cho doanh nghiệp.

Khuyến nghị để phát triển thị trường Organic tại Việt Nam

Để phát triển thị trường Organic tại Việt Nam một cách bền vững, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, từ nâng cao nhận thức của cộng đồng đến hỗ trợ tài chính cho nông dân và doanh nghiệp.

Nâng cao nhận thức về Organic

Cần có những chương trình truyền thông cụ thể để phổ biến kiến thức về Organic cho nông dân, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Các hội thảo, khóa đào tạo và chương trình truyền thông có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về lợi ích của sản phẩm Organic, từ đó thúc đẩy việc sản xuất và tiêu dùng sản phẩm hữu cơ.

Hỗ trợ tài chính

Việc hỗ trợ tài chính cho nông dân và doanh nghiệp để đầu tư vào sản xuất Organic là rất cần thiết.

Các chương trình tín dụng ưu đãi hoặc quỹ hỗ trợ có thể giúp nông dân và doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng tài chính khi đầu tư vào công nghệ và quy trình sản xuất hữu cơ.

Giảm chi phí chứng nhận

Cần rà soát và điều chỉnh các quy định liên quan đến chứng nhận Organic để giảm chi phí chứng nhận cho doanh nghiệp và trang trại, giúp họ dễ dàng tiếp cận dịch vụ chứng nhận hơn.

Hỗ trợ tiếp cận thị trường

Cuối cùng, việc hỗ trợ doanh nghiệp và trang trại tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm Organic trong và ngoài nước là rất quan trọng.

Chỉ khi có thị trường ổn định, sản phẩm Organic mới có thể tồn tại và phát triển bền vững.

Kết luận

Chứng nhận Organic là một công cụ quan trọng giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm Organic, tạo dựng thị trường minh bạch và tin cậy. Viện KHCN&MT là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực chứng nhận Organic tại Việt Nam. Việc đẩy mạnh hoạt động chứng nhận Organic không chỉ giúp người tiêu dùng yên tâm lựa chọn sản phẩm mà còn góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường và sức khỏe cho cộng đồng.

Chúng ta cần có những nỗ lực chung để nâng cao nhận thức, giảm chi phí và cải thiện nguồn lực cho hoạt động chứng nhận Organic. Chỉ như vậy, ngành sản xuất hữu cơ tại Việt Nam mới có thể phát triển mạnh mẽ và bền vững trong tương lai.

Mã số mã vạch sản phẩm nông sản – Dịch vụ đăng ký

Một số mã số mã vạch hiện nay

Khái niệm mã số mã vạch là gì?

Mã số mã vạch ( MSMV ) được dùng để nhận dạng tự động các đối tượng và sản phẩm, dịch vụ, tổ chức, kể cả sử dụng trong mã vạch sản phẩm nông sản… Dựa trên việc ấn định một mã (số hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định

  • Mã số là một dãy con số được ký hiệu bằng những chữ số dưới dạng mã vạch dùng để phân định hàng hoá, chứng minh về nơi xuất xứ, phân biệt hàng hóa của các nhà sản xuất khác nhau. Được áp dụng trong quá trình luân chuyển hàng hóa từ người sản xuất, qua bán buôn, lưu kho, phân phối, bán lẻ tới khi đến tận tay người tiêu dùng.
  • Mã vạch (Barcode) là một công nghệ được sử dụng rộng rãi để mã hóa thông tin về sản phẩm hoặc hàng hóa, mã vạch được tạo ra bằng cách sắp xếp các đường thẳng và khoảng trống với các chiều rộng khác nhau theo một quy định nào đó. Mỗi mã vạch có thể chứa thông tin như tên sản phẩm, giá cả, ngày sản xuất và ngày hết hạn, số lô sản phẩm, quy cách đóng gói và nơi sản xuất. Mã vạch có thể được đọc bằng các thiết bị đọc mã vạch (barcode scanner) bằng cách đưa thiết bị qua các đường thẳng và khoảng trống của mã vạch. Sau đó, các thông tin được chứa trong mã vạch sẽ được giải mã và hiển thị trên màn hình hoặc lưu trữ vào máy tính. Mã vạch được sử dụng rộng rãi trong quản lý hàng hóa, bán lẻ, kho bãi và nhiều ngành công nghiệp khác để tăng tốc độ và độ chính xác trong quá trình thu thập và xử lý dữ liệu. Mã vạch bao gồm GCP-10( dưới 100 mã vạch ); Mã GCP-9( trên 100 mã vạch đến dưới 1.000 mã); Mã GCP-8( trên 1.000 mã đến dưới 10.000 mã ); Mã GCP -7( trên 10.000 mã đến dưới 100.000 mã ). Do đó, tùy thuộc vào số lượng sản phẩm mà khách hàng sẽ chọn gói đăng ký mã vạch phù hợp với nhu cầu.

 

Hình ảnh mã số mã vạch sản phẩm nông sản

 

Lợi ích của việc đăng ký mã số mã vạch

  • Phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm của doanh nghiệp khác.
  • Tạo thuận lợi và tăng năng suất hiệu quả của việc buôn bán; quản lý hàng hóa giúp nhanh chóng tính tiền; xuất hóa đơn phục vụ khách hàng; tiết kiệm thời gian trong khâu kiểm kê; tính toán cũng như nhân lực.
  • Nhờ mã vạch đem lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng trong việc tra cứu thông tin sản phẩm với quy trình được thực hiện nhanh chóng, rõ ràng.
  • Đăng ký mã vạch giúp doanh nghiệp tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh; và chống hàng giả, hàng nhái
  • Tăng sự tin cậy của khách hàng đối với sản phẩm.

 

Khi đăng ký mã số mã vạch cho hàng nông sản  cần các loại giấy tờ gì?

  1. Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch (MSMV): 02 bản
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

 

Quy trình cấp mã số mã vạch cho sản phẩm nông sản:

  • Tiếp nhận thông tin từ khách hàng yêu cầu về dịch vụ đăng ký mã số mã vạch;
  • Tư vấn lựa chọn loại mã đăng ký phù hợp với lĩnh vực hoạt động, quy mô của khách hàng;
  • Tư vấn thủ tục, thành phần hồ sơ đăng ký mã số mã vạch theo quy định;
  • Soạn hồ sơ đăng ký mã vạch; và nộp tại Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng;
  • Theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ, hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng mã số được cấp;
  • Cập nhật thông tin sản phẩm lên cơ sở dữ liệu mã số mã vạch quốc gia;
  • Theo dõi nhận giấy chứng nhận mã vạch và giao đến cho khách hàng;
  • Hỗ trợ tư vấn khách hàng các vấn đề phát sinh trong toàn bộ quá trình sử dụng mã số mã vạch.

 

Một số mã số mã vạch hiện nay

 

Cơ quan cấp và thời gian thực hiện mã số mã vạch sản phẩm nông sản

  • Trung tâm Mã số mã vạch quốc gia ( gọi tắt là GS1- Trực thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng ) là nơi sẽ tiếp nhận hồ sơ về việc đăng ký mã số mã vạch cho đơn vị, doanh nghiệp.
  • Thời gian cấp mã số cho đơn vị, doanh nghiệp từ 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch: 07 – 10 ngày tính từ ngày được cấp mã số.

Trên đây là những thông tin mà Viện Khoa học Công nghệ và Môi Trường – INOSTE cung cấp. Nếu bạn có nhu cầu đăng ký dịch vụ cấp mã số mã vạch sản phẩm nông sản hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thành trong thời gian sớm nhất.

 

 

                                                                                                                     Mạnh Chí

  • Liên hệ tư vấn miễn phí: Viện Khoa học Công nghệ và Môi Trường – INOSTE
  • INOSTE – ĐỒNG HÀNH CÙNG HỢP TÁC XÃ
  • Địa chỉ: Tòa nhà NEDCEN, Số 149 Giảng Võ, P.Cát Linh, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội.
  • Hotline:0916180303(MsQuỳnh Anh)|Email:inoste@vca.org.vn|Website: www.inoste.vn

 

 

Sáng ngời giá trị lịch sử vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Gần 80 năm đã trôi qua, song giá trị lịch sử, ý nghĩa thắng lợi, bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vẫn trường tồn và ngày càng tỏa sáng cùng sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Kế thừa và phát huy những giá trị lịch sử, ý nghĩa thắng lợi, bài học kinh nghiệm đó là cơ sở quan trọng để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta sớm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng, phát triển đất nước đã được Đại hội XIII của Đảng xác định.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn độc lập.           Ảnh: Tư Liệu

Cách đây vừa tròn 79 năm, vào tháng 8/1945, chớp lấy thời cơ lịch sử, Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân vùng lên đập tan xiềng xích của chế độ thực dân phong kiến và giành lại nền độc lập cho dân tộc. Từ cuộc cách mạng vĩ đại đó, ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã đưa nhân dân ta thoát khỏi xiềng xích nô lệ của thực dân phong kiến trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của tinh thần yêu nước và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Giá trị lịch sử vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và Quốc khánh 2/9 được thể hiện toàn diện cả ở phạm vi trong nước cũng như quốc tế.

Trước hết, đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp ở Việt Nam, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và Quốc khánh 2/9 đã mở ra bước ngoặt vĩ đại, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Đó là thắng lợi của đường lối cách mạng đúng đắn và tổ chức thực hiện đường lối chủ động, sáng tạo của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thắng lợi của truyền thống yêu nước, tinh thần và ý chí “không có gì quý hơn độc lập tự do”, tạo nên sức mạnh phi thường của cả dân tộc. Đó còn là thắng lợi của nghệ thuật nắm thời cơ, tận dụng thời cơ chín muồi để phát động Tổng khởi nghĩa trên phạm vi cả nước,… Tinh thần quật khởi, giá trị to lớn và những bài học quý của Cách mạng Tháng Tám vĩ đại đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì thế, trong diễn văn kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám, Người khẳng định: “Suốt trong 80 năm nước ta bị Pháp chiếm, Nhân dân ta từ Nam đến Bắc đã nhiều lần nổi dậy chống giặc ngoại xâm. Nhưng vì bọn vua quan hèn mạt, cấu kết với địch, phản nước hại dân, cho nên các cuộc khởi nghĩa đều thất bại. Cách mạng Nga thành công đã thức tỉnh các dân tộc bị áp bức, dạy cho họ cách tổ chức, đấu tranh và giành thắng lợi. Nhờ vậy mà ta có Đảng tiên phong, có Mặt trận dân tộc thống nhất, đoàn kết và lãnh đạo toàn dân, kiên quyết đấu tranh cho độc lập tự do, làm Cách mạng Tháng Tám thắng lợi. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân dân ta được hoàn toàn giải phóng: Đã phá tan cái xiềng xích nô lệ thực dân, đã đập đổ cái chế độ thối nát của vua quan phong kiến, đã lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ đó dân ta làm chủ nước ta”.

Lễ tuyên ngôn độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Quảng trường Ba Đình.         Ảnh: Tư Liệu

Đối với thế giới, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và Quốc khánh 2/9 dẫn tới việc khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có ý nghĩa to lớn đối với dân tộc ta và ý nghĩa sâu sắc với quốc tế. Thắng lợi đó đã trực tiếp góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai; cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa vươn lên đấu tranh tự giải phóng. Đồng thời, có ảnh hưởng to lớn đến các nước Lào và Campuchia. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”; “Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã làm cho chúng ta trở nên một bộ phận trong đại gia đình dân chủ thế giới. Cách mạng Tháng Tám có ảnh hưởng trực tiếp và rất to đến hai dân tộc bạn là Miên và Lào. Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhân dân hai nước Miên, Lào cùng nổi lên chống đế quốc và đòi độc lập”.

Hình ảnh lễ Quốc Khánh 2/9

Bên cạnh đó, giá trị lịch sử vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và Quốc khánh 2/9 còn thể hiện ở những bài học kinh nghiệm quý báu mà sự kiện quan trọng đó để lại cho cách mạng Việt Nam. Đó là bài học về xác định đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn và phương pháp cách mạng thích hợp của Đảng Cộng sản Việt Nam; bài học về dự báo thời cơ, nắm chắc thời cơ, không bỏ lỡ thời cơ; bài học về xây dựng lực lượng cách mạng, từ lực lượng chính trị đến lực lượng quân sự, huy động được lực lượng của toàn dân vào cuộc đấu tranh chung; bài học về kết hợp thời, thế và lực để lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh; đó là bài học phân hóa kẻ thù, biết mình biết địch, nhân nhượng có nguyên tắc; bài học về khởi nghĩa từng phần đi đến tổng khởi nghĩa toàn quốc để giành thắng lợi hoàn toàn cho một cuộc cách mạng.

Đặc biệt, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và Quốc khánh 2/9 còn là hiện thân của tinh thần đoàn kết dân tộc, khắc phục khó khăn, cần cù sáng tạo, đồng tâm hiệp lực để đứng lên đấu tranh giành thắng lợi. Trong Cách mạng Tháng Tám, ở thời điểm khó khăn nhất, toàn thể dân tộc Việt Nam đã phát huy tinh thần đoàn kết, nhất tề đứng dậy khởi nghĩa giành lấy chính quyền trong toàn quốc. Trong Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Gần 8 thập kỷ đã lùi xa nhưng giá trị lịch sử, ý nghĩa thắng lợi, bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vẫn trường tồn và ngày càng tỏa sáng cùng sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Kế thừa và phát huy những giá trị lịch sử, ý nghĩa thắng lợi, bài học kinh nghiệm đó là cơ sở quan trọng để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tranh thủ cơ hội, khắc phục thách thức, sớm hiện thực hóa mục tiêu đã được Đại hội XIII của Đảng xác định: “phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Theo ĐCSĐT