Truy xuất nguồn gốc – Dịch vụ đăng ký

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Khái niệm:

Truy xuất nguồn gốc là hành động theo dõi, nhận diện ghi lại thông tin về nguồn gốc, lịch sử, quá trình vận chuyển của một sản phẩm hàng hoá, đảm bảo tính an toàn, chất lượng, độ tin cậy của sản phẩm, truy xuất là giải pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm hiệu quả, nhanh đảm bảo mua hàng chính hãng an toàn.

Đối với khách hàng thì tỉm hiểu cặn kẽ nguồn gốc hàng hoá là quá trình kiểm tra thông tin của hàng hoá bao gồm nguồn gốc, đơn vị cung cấp, vận chuyển, ngày sản xuất, chất lượng sản phẩm … tránh mua phải hàng kém chất lượng không rõ xuất xứ. Đối với doanh nghiệp thì truy xuất hàng hoá giúp họ bảo vệ thương hiệu hình ảnh công ty sản xuất hàng hoá đó.

Truy xuất nguồn gốc điện tử là phương thức sử dụng công nghệ điện tử QR code hoặc tin nhắn SMS để theo dõi ghi lại các thông tin nguồn gốc nơi sản xuất, quá trình vận chuyển, bảo quản sản phẩm của doanh nghiệp, giúp người tiêu dùng có đầy đủ các thông tin chi tiết về sản phẩm mà họ đã mua. Công nghệ truy xuất nguồn gốc hiện được rất nhiều nước phát triển áp dụng từ lâu, như một khâu bắt buộc phải có của sản phẩm nếu muốn đưa ra lưu thông trên thị trường. Tại Việt Nam, truy xuất nguồn gốc mới được quan tâm trong những năm gần đây, đặc biệt sau khi có chủ trương thực hiện dán tem truy xuất nguồn gốc nông sản, rau củ quả, thịt heo… của Chính phủ.

 

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Truy xuất nguồn gốc phải ghi nhận thông tin qua từng mắt xích

 

Hàng giả, hàng nhái với chất lượng không đảm bảo, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng là “cơn ác mộng” của hàng triệu người tiêu dùng. Mặc dù cơ quan chức năng và doanh nghiệp đã tìm nhiều cách để ngăn chặn hàng kém chất lượng nhưng vẫn xuất hiện ở mọi góc ngách, từ ngõ chợ đến siêu thị và len lỏi vào cuộc sống của người dân.

Theo xu thế phát triển của thị trường, bên cạnh những đòi hỏi ngày càng cao nơi doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng đã dần ý thức được việc tự bảo vệ lợi ích và sức khỏe của bản thân. Đó cũng là lúc việc truy xuất nguồn gốc, nhất là những mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như thực phẩm, mỹ phẩm, đồ gia dụng… trở thành tiêu chuẩn bắt buộc.

Người tiêu dùng thông qua truy xuất nguồn gốc có thể trực tiếp tìm hiểu, thu thập thông tin về sản phẩm họ đã mua một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Qua đó, hạn chế mua phải hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, đặc biệt là những sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu như  thực phẩm, dược phẩm hay đồ may mặc…

Về phía doanh nghiệp, truy xuất nguồn gốc giúp kiểm soát rủi ro phát sinh khi theo dõi, xác minh toàn bộ đường đi của hàng hóa. Đây không chỉ là bước để các doanh nghiệp tạo sự tin tưởng nơi khách hàng mà còn là “bức tường” bảo vệ uy tín của sản phẩm và doanh nghiệp, qua đó giúp doanh nghiệp hướng đến chinh phục thị trường quốc tế vốn đòi hỏi rất khắt khe về truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong cả sản xuất lẫn thương mại. Đối với cơ quan quản lý nhà nước thì đây chính là công cụ hữu ích phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát thị trường hàng hóa.

Bên cạnh đó, truy xuất nguồn gốc hàng hóa cũng góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại. Đối với xuất khẩu hàng hóa, nếu không đáp ứng được yêu cầu về truy xuất nguồn gốc thì sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh. Khi áp dụng truy xuất nguồn gốc vào hàng hóa xuất khẩu, tức là đã tiến thêm một bước trong việc hội nhập sâu vào chuỗi giá trị chung. Còn đối với hàng hóa nhập khẩu, thông qua việc truy xuất có thể kiểm soát chất lượng của các mặt hàng nhập khẩu tốt hơn, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng và sự cạnh tranh bình đẳng giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước.

Tóm lại, truy xuất nguồn gốc sản phẩm phục vụ 3 mục đích:

  • Thứ nhất là phục vụ chuỗi cung ứng để minh bạch thông tin của một sản phẩm thông qua các giai đoạn sản xuất, chế biến và phân phối;
  • Thứ hai là phục vụ cho người tiêu dùng yên tâm có cơ sở thông tin để lựa chọn hàng hóa chính hãng và là người tiêu dùng thông thái;
  • Cuối cùng là phục vụ cho cơ quan quản lý nhà nước, trong quá trình quả lý và kiểm soát hàng hóa trên thị trường.

 

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Đây là hành động của người dùng tra cứu thông tin chi tiết một sản phẩm gồm nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất, chế biến, đóng gói, vận chuyển đến tay người tiêu dùng với mục tiêu đảm bảo tính minh bạch, xác thực truy vấn được nguồn gốc sản phẩm một cách nhanh chóng và chính xác.

Tại hầu hết những nước phát triển, truy xuất nguồn gốc sản phẩm là yếu tố quan trọng và bắt buộc đối với nhiều loại sản phẩm, đặc biệt là mặt hàng dinh dưỡng. Tuy nhiên ở nước ta, vấn đề này chưa thực sự được chú ý bởi người dân thường hay mua sản phẩm ở những khu chợ trời không có người quản lý hay kiểm tra đúng quy trình.

Bên cạnh đó, lỗ hổng của các cơ quan có thẩm quyền cũng khiến các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng có cơ hội hoành hành. Điều này khiến người tiêu dùng mua nhầm sản phẩm, mất niềm tin vào thương hiệu và các doanh nghiệp sản xuất chính hãng thì mất uy tín và khả năng tiêu thụ hàng hóa sụt giảm.

Tóm lại, truy xuất nguồn gốc là gì? Đối với doanh nghiệp, truy xuất thông tin sản phẩm là bước đầu tạo sự tin tưởng với khách hàng, bày tỏ thiện chí minh bạch mọi thông tin cần thiết. Đối với người tiêu dùng, truy xuất nguồn gốc là giải pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm hiệu quả, nhanh gọn để đảm bảo mua hàng chính hãng và an toàn trong quá trình sử dụng.

Lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện truy xuất nguồn sản phẩm:

. Bảo vệ thương hiệu, nâng tầm giá trị doanh nghiệp

Một trong những lợi ích của dịch vụ này đầu tiên phải kể đến đó chính là bảo vệ thương hiệu uy tín và nâng tầm giá trị của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Thực tế cho thấy, có không ít các doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới bị kẻ xấu lợi dụng , trà trộn bán hàng thật giả lẫn lộn, hủy hoại niềm tin của người tiêu dùng đối với những sản phẩm mà doanh nghiệp đã mất rất nhiều công sức để gây dựng thương hiệu trước đó. Truy xuất nguồn gốc chính là con đường ngắn nhắn giúp bảo vệ uy tín doanh nghiệp một cách hiệu quả, đồng thời truyền tải mọi thông điệp của nhà sản xuất đến tay người tiêu dung chỉ thông qua một thao tác quét mã đơn giản.

. Tăng tính cạnh tranh, kích thích hành vi mua hàng

Lợi ích tiếp theo phải kể đến đó chính là giúp tăng tính cạnh tranh, kích thích hành vi mua hàng. Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi khắc khe hơn về chất lượng của sản phẩm hàng hóa, đặc biệt đối với những sản phẩm nông lâm thủy sản,… do vậy, việc áp dụng truy xuát nguồn gốc sẽ góp phần  mạnh mẽ trong việc nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng.

. Tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư hệ thống

Nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn khi sử dụng tem truy xuất nguồn gốc vì lo ngại sẽ làm tăng giá đầu vào. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác bởi hầu hết hiện nay các đơn vị cung cấp dịch vụ tem truy xuất nguồn gốc có mức phí khá rẻ, mỗi con tem thường chỉ có mức giá dao động khoảng hai hoặc 300 đồng đến gần một nghìn đồng(đối với tem vỡ, phủ cào,..). Trong khi đó, các doanh nghiệp sẽ được cung cấp cả một hệ thống truy xuất nguồn gốc tích hợp được những tính năng của hệ thống phần mềm quản lý kho, quản lý bán hàng, đây là hai tính năng rất quan trọng và cần thiết đối các doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp chỉ cần phải bỏ một chi phí đầu tư  nhưng lại nhận được phần mềm có những 3 tính năng chuyên biệt. Ngoài ra, hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc thương được vận hành khá đơn giản, nếu biết tận dụng tốt mọi tính năng , doanh nghiệp còn có thể tiết kiệm được nguồn nhân lực quản lý một cách đáng kể.

. Nền tảng để xuất khẩu hàng hóa đi quốc tế

Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều sản phẩm nông sản có giá trị, tuy nhiên thị phần xuất khẩu ra thị trường quốc tế lại khá thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do sản phẩm chưa chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hình thức sản xuất nhỏ lẻ, thiếu tập trung, quy mô và cách thức còn nhiều hạn chế. Việc áp dụng truy xuất nguồn gốc sẽ giúp hỗ trợ các hoạt động xuất khẩu sản phẩm phát triển mạnh mẽ, giúp các doanh nghiệp vươn tầm thế giới.  Ngoài ra, đối với một số lĩnh vực như nông – thủy sản, truy xuất thủy sản chính là yếu tố bất buộc đối với toàn bộ doanh nghiệp muốn xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Việc các doanh nghiệp Việt Nam thường bị treo đèn vàng mỗi khi xuất khẩu sản phẩm thủy sản chính là tiếng chuông báo động cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

. Bảo vệ công đồng, tẩy chay hàng giả hàng nhái ra khỏi Việt Nam

Với mỗi doanh nghiệp, việc áp dụng truy xuất nguồn gốc không đơn thuần chỉ có giá trị về mặt kinh tế, chính trị mà nó còn là cách các doanh nghiệp đang chung tay góp sức bảo vệ lợi ích cộng đồng, đẩy lùi hàng giả hàng nhái ra khỏi thị trường Việt Nam. Đây cũng chính là thông điệp quan trọng vô cùng có ý nghĩa đối với toàn xã hội.

 

Dịch vụ đăng ký truy xuất nguồn gốc

Một là Hồ sơ truy xuất nguồn gốc gồm các loại giấy tờ

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có chứng thực).
  • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (nếu có).
  • Các loại giấy tờ liên quan chứng minh xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm cần dán tem.
  • Giấy tờ/ hợp đồng/ chứng nhận phân phối/ nhập khẩu (trường hợp sản phẩm là sản phẩm nhập khẩu/ phân phối).

Hai là truy xuất nguồn gốc gồm các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận khách hàng
  • Tiếp nhận yêu cầu từ phía doanh nghiệp
  • Phân tích các yêu cầu của doanh nghiệp
  • Tư vấn giải pháp phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp
  • Lập kế hoạch triển khai chi tiết
  • Ký hợp đồng.
Bước 2: Tiếp nhận thông tin khách hàng
  • Gửi đến doanh nghiệp tờ khai đăng ký thông tin liên quan đến sản phẩm nông sản của mình khi thực hiện truy xuất nguồn gốc.
Bước 3: Xây dựng hệ thống phần mềm, thiết kế in ấn tem
  • Thiết lập hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc.
  • Dựa trên những thông tin đã đăng kí trên tờ khai trước đó, bắt đầu kiểm tra, đối chứng, cập nhật những thông tin về sản phẩm: như nội dung sản phẩm, ngày sản xuất, hạn sử dụng, các giấy chứng nhận chất lượng,… lên trên hệ thống truy xuất và đồng bộ dữ liệu.
  • Tư vấn về những sản phẩm tem từ mẫu mã, kích thước, hình dáng, màu sắc,…
  • Hỗ trợ in tem nếu có sự đồng ý từ doanh nghiệp. Hoặc doanh nghiệp có thể lựa chọn tự in ấn tem.
Bước 4: Bàn giao và hướng dẫn sử dụng
  • Bàn giao tài khoản và các linh kiện đi kèm (nếu có)
  • Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp cách sử dụng phần mềm.
Bước 5: Hoạt động – duy trì hoạt động
  • Có tem truy xuất nguồn gốc doanh nghiệp thực hiện dán lên sản phẩm của mình.
  • Bắt đầu hoạt động quản lý trên hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc.
  • Duy trì hệ thống phần mềm, dữ liệu.
  • Bảo hành, bảo trì, nâng cấp hệ thống (nếu có) trong suốt quá trình sử dụng.

 

QR truy xuất nguồn gốc

 

Truy xuất nguồn gốc gồm 2 công nghệ phổ biến như: QR Code hoặc SMS( nhắn tin đến 8077 ).

Trên đây là những thông tin mà Viện Khoa học Công nghệ và Môi Trường – INOSTE cung cấp. Nếu bạn có nhu cầu đăng ký dịch vụ truy xuất hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thành trong thời gian sớm nhất.

                                                                                                                     Mạnh Chí

Liên hệ tư vấn miễn phí: Viện Khoa học Công nghệ và Môi Trường – INOSTE

INOSTE – ĐỒNG HÀNH CÙNG HỢP TÁC XÃ

Địa chỉ: Tòa nhà NEDCEN, Số 149 Giảng Võ, P.Cát Linh, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội.

Hotline: 0916180303(Ms Quỳnh Anh) | Email:inoste@vca.org.vn | Website: www.inoste.vn

 

Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường tổ chức Đại hội Chi đoàn

Ngày 8 tháng 8 năm 2024, Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường đã long trọng tổ chức Đại hội Chi đoàn nhiệm kỳ 2024 – 2027 tại Hội trường tầng 4, toà nhà NEDCEN, số 149 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. Sự kiện này không chỉ là một dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển của Chi đoàn mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, năng động và sáng tạo của tuổi trẻ Viện. Với sự tham gia của nhiều đại biểu từ các chi đoàn trực thuộc cùng với sự hiện diện của các vị khách mời danh dự, buổi lễ khai mạc diễn ra trong không khí trang trọng và đầy cảm xúc. Không khí rộn ràng trước thềm Đại hội Chuẩn bị cho sự kiện lớn Trước khi diễn ra Đại hội, công tác chuẩn bị được thực hiện rất chu đáo. Từ việc lên kế hoạch tổ chức đến việc trang trí không gian đều được Ban chấp hành Chi đoàn lên kế hoạch tỉ mỉ. Sự tham gia của các đại biểu
Đ/c Đào Thị Ngân, Chánh Văn phòng Viện – đại diện Ban lãnh đạo lên phát biểu trong đại hội
Đ/c Hoàng Tiến Tài, Chủ tịch Công đoàn Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường lên phát biểu
Đ/c Vũ Thị Khắc, Phó Bí thư Chi đoàn Liên minh HTX Việt Nam lên phát biểu trong đại hội
Đại hội thu hút sự tham gia của các đại biểu đến từ Chi Đoàn Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Bí thư chi bộ Viện Khoa học Công nghệ và môi trường, đại diện lãnh đạo Viện và các chi đoàn bạn khác. Sự hiện diện của các vị đại biểu khách mời, lãnh đạo Viện càng làm tăng thêm giá trị của sự kiện. Lễ khai mạc trang trọng

Buổi lễ khai mạc bắt đầu với nghi thức chào cờ và hát Quốc ca, Đoàn ca tạo nên một không khí trang nghiêm và đầy tự hào.

Giới thiệu Đoàn chủ tịch và thư ký đại hội Giới thiệu Đoàn chủ tịch và Thư ký điều hành Đại hội gồm có 3 đồng chí, bao gồm 2 đ/c trong đoàn Chủ tịch và 1 đ/c Thư ký Đại hội Tổng kết công tác Chi đoàn nhiệm kỳ qua Thành tích nổi bật Trong nhiệm kỳ vừa qua, Chi đoàn Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào. Chi đoàn không chỉ chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện các phong trào, hoạt động mà còn góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng mềm cho đoàn viên. Các hoạt động xã hội, tình nguyện cũng được đẩy mạnh, lan tỏa tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ.

Đ/c Phạm Trung Bắc đọc báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2022 – 2024

Đánh giá công tác Chi đoàn Báo cáo tổng kết công tác Chi đoàn nhiệm kỳ 2022 – 2024 đã chỉ ra rằng, dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Chi đoàn, các đoàn viên đã nỗ lực hết mình trong việc tham gia các hoạt động, nhiệm vụ của Chi đoàn TNCS Liên minh HTX Việt Nam giao đến các hoạt động cộng đồng… Những thành tích đó không chỉ là minh chứng cho sự cố gắng của tập thể mà còn là động lực thúc đẩy Chi đoàn tiếp tục phấn đấu trong nhiệm kỳ tới. Phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ tới Định hướng phát triển Trong nhiệm kỳ 2024 – 2027, Chi đoàn Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng nhằm nâng cao vai trò, vị thế của Chi đoàn trong Viện. Một trong những định hướng chính là tăng cường các hoạt động thể hiện sự đoàn kết, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo và phát triển bền vững trên cơ sở phát huy vai trò xung kích, trí tuệ, đồng thời mở rộng các hoạt động tình nguyện, hỗ trợ cộng đồng.

Đ/c Phan Thị Hạnh lên đọc kiểm điểm quá trình hoạt động của Chi Đoàn nhiệm kỳ 2022 – 2024

Kế hoạch hành động cụ thể Để thực hiện những mục tiêu trên, Chi đoàn sẽ xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, bao gồm việc tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm, cũng như các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao kỹ năng mềm cho đoàn viên. Bên cạnh đó, Chi đoàn cũng sẽ chú trọng đến việc phát triển mối quan hệ hợp tác với các đơn vị khác, tạo điều kiện cho đoàn viên có cơ hội học hỏi và trải nghiệm thực tế. Bầu Ban chấp hành Chi đoàn khóa mới Quy trình bầu cử Điểm nhấn của Đại hội là việc bầu Ban chấp hành Chi đoàn nhiệm kỳ mới. Quy trình bầu cử diễn ra công khai, minh bạch, với sự tham gia của tất cả các đại biểu. Các ứng viên được giới thiệu và trình bày chương trình hành động của mình trước Đại hội, tạo điều kiện cho các đoàn viên có thể đưa ra quyết định đúng đắn.

Đại diện ban kiểm phiếu lên công bố quy trình và thể lệ bầu cử

Kết quả bầu cử Với sự tín nhiệm cao của các đại biểu, 5 Đ/c đã được bầu vào Ban Chấp hành Chi đoàn mới; Đ/c Phạm Trung Bắc – đã được bầu làm Bí Thư Chi đoàn Viện nhiệm kỳ năm 2024 – 2027. Trong bài phát biểu nhận nhiệm vụ, Ban chấp hành mới đã thể hiện quyết tâm cao, cam kết sẽ cùng tập thể Ban chấp hành Chi đoàn nỗ lực hết mình, đưa Chi đoàn Viện tiếp tục phát triển, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Viện.

Đại diện Ban lãnh đạo Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường tặng hoa chúc mừng Ban Chấp hành Chi đoàn mới

Cam kết và trách nhiệm Ban chấp hành Chi đoàn mới không chỉ là những người lãnh đạo mà còn là những người truyền cảm hứng cho các đoàn viên. Họ cam kết sẽ lắng nghe ý kiến của đoàn viên, tạo điều kiện cho mọi người cùng tham gia vào các hoạt động của Chi đoàn. Sự đồng lòng và nhiệt huyết của tất cả các thành viên sẽ là động lực để Chi đoàn vươn xa hơn trong nhiệm kỳ tới. Đại hội Chi đoàn Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường khép lại thành công tốt đẹp, tạo động lực mới, khơi dậy niềm tin, khát vọng cống hiến của tuổi trẻ Viện. Chi đoàn Viện hứa hẹn sẽ tiếp tục giữ vững vai trò tiên phong, đột phá, góp phần xây dựng Viện ngày càng phát triển vững mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt của Viện, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển đất nước. Bên cạnh đó, Đại hội còn là dịp để các đoàn viên thanh niên Viện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, củng cố tinh thần đoàn kết, tạo dựng mối quan hệ gắn bó, đồng lòng, cùng nhau viết tiếp những trang sử hào hùng của Chi đoàn Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường. Chặng đường phía trước còn nhiều thử thách và cơ hội. Với tinh thần trẻ trung, năng động, sáng tạo, Chi đoàn Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường tự tin sẽ gặt hái thêm nhiều thành công, góp phần xây dựng Viện ngày càng phát triển, xứng đáng là một trong những đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực khoa học công nghệ và môi trường của đất nước.  

Hoạt động Thanh niên tình nguyện hè hướng về vùng cao

Thực hiện chương trình công tác đoàn và phong trào thanh niên năm 2024, Đoàn thanh niên Liên minh HTX Việt Nam (trực tiếp là Chi đoàn Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường) thực hiện Chương trình khảo sát, nắm bắt tình hình cuộc sống và an sinh xã hội của đối tượng đồng bào Dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn tại tỉnh Hà Giang, Lâm Đồng, Bình Phước

Bù Gia Mập là xã thuộc vùng sâu, xa, vùng biên giới của huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) khá cao. Người dân ở đây chủ yếu sống bằng sản phẩm nông nghiệp, với các loại cây lâu năm như điều, tiêu, cao su. Trong những năm qua, mặc dù được nhiều chương trình, nguồn vốn của tỉnh, huyện đầu tư nhưng đời sống kinh tế của người dân trong xã còn gặp không ít khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao.

Cùng trao đổi với đoàn tình nguyện, cán bộ UBND xã Tà Nung, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cho biết: Phần lớn các hộ nghèo, đặc biệt là bà con dân tộc thiểu số, người già neo đơn, bệnh tật… hằng ngày sống bằng công việc làm thuê đang gặp không ít khó khăn, thiếu thốn.

Theo thông tin, về tình hình xóa đói giảm nghèo của xã Thạch Mỹ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, hiện nay toàn xã có tổng 534 hộ, trong đó có 103 hộ nghèo gồm 415 khẩu chiếm 19,29% và 97 hộ cận nghèo gồm 352 khẩu chiếm 18,54%.

Trong khuôn khổ chương trình, Đoàn thanh niên Chi đoàn Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường đã trao tặng hơn 90 phần quà cho các em nhỏ và hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tổng trị giá chương trình hỗ trợ đạt hơn 30 triệu đồng.

Đoàn thanh niên Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

Mã số cơ sở đóng gói – Dịch vụ đăng ký

Đóng gói thực phẩm

Khái niệm

Mã số cơ sở đóng gói là mã số “định danh” được quy định cấp cho một cơ sở đóng gói. Cơ sở đóng gói (Packing House) là nơi tập kết của một loại nông sản. Tất cả các quá trình từ phân loại, sơ chế, bảo quản và đóng gói đều được thực hiện tại đây và thực hiện theo quy trình phù hợp với yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu. Mã số cơ sở đóng gói do Cục Bảo vệ thực vật cấp.

 

Sơ đồ đóng gói

 

Bên cạnh cấp mã số vùng trồng thì mã số cơ sở đóng gói cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, là một trong những yêu cầu bắt buộc của nước nhập khẩu. Nếu không được cấp mã số vùng trồng, mã số thì xem như nông sản của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không đủ điều kiện xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu và tất nhiên sẽ không được phép xuất khẩu.

Tiêu chí thiết lập cơ sở đóng gói:

Bao gồm 5 tiêu chí

  1. Tiêu chí xây dựng cơ sở đóng gói

  • Tiêu chí xây dựng cơ sở đóng gói là gì? Bạn phải trang bị đầy đủ trang thiết bị tại cơ sở đóng gói. Thiết bị phải được bảo quản và hiệu chỉnh định kỳ theo quy định của nước nhập khẩu.
  • Các loại hóa chất được sử dụng trong quá trình sơ chế, bảo quản và đóng gói phải nằm trong danh mục được phép sử dụng đúng theo quy định của Việt Nam và nước nhập khẩu.
  • Tất cả nguyên liệu và bao bì dùng trong đóng gói phải sạch sẽ.
  • Chọn loại Pallet hoặc các vật liệu đóng gói bằng gỗ dùng trong đóng gói xuất khẩu phải được xử lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISPM 15.
  • Cơ sở phải ghi chép đầy đủ nhật ký sản xuất, đảm bảo truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

 

Đóng gói thực phẩm

 

  1. Tiêu chí hồ sơ cơ sở đóng gói: Bao gồm

  • Hồ sơ nguồn gốc nông sản
  • Hồ sơ kiểm soát sinh vật gây hại
  • Hồ sơ theo dõi vệ sinh cơ sở đóng gói
  • Hồ sơ tiếp nhận, phân loại, xử lý và đóng gói nông sản
  • Các hồ sơ liên quan khác như: Hồ sơ nhân sự, tập huấn nội bộ,…
  1. Tiêu chí về nhân sự

  • Đội ngũ nhân sự làm việc tại cơ sở đóng gói phải đảm bảo đủ sức khỏe.
  • Được đào tạo đầy đủ các kiến thức về quy trình đóng gói đang được áp dụng tại cơ sở đóng gói.
  • Có khả năng nhận diện các sinh vật gây hại.
  1. Tiêu chí về quản lý và kiểm soát sinh vật gây hại

  • Cơ sở phải có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại, tránh trường hợp sinh vật gây hại tái nhiễm vào nông sản xuất khẩu.
  • Nông sản xuất khẩu phải được thu hoạch từ vùng trồng đã được cấp mã số.
  1. Một số tiêu chí khác: ….

Quy trình cấp mã số cơ sở đóng gói:

Bao gồm các bước sau đây

Mã số cơ sở đóng gói hàng hoá phải thiết lập, duy trì và cập nhật định kỳ thường xuyên các loại hồ sơ tài liệu chính sau:

  • Quy trình đóng gói mô tả tất cả các chi tiết liên quan đến việc tiếp nhận, phân loại sản phẩm, xử lý và đóng gói nông sản.
  • Hồ sơ xuất xứ nguồn gốc nông sản: Khối lượng, mã vùng trồng, thông tin khách hàng hoặc đơn vị xuất khẩu.
  • Hồ sơ kiểm soát sinh vật gây hại: Thường xuyên ghi chép thời gian kiểm tra, danh sách sinh vật gây hại phát hiện, số lượng cá thể phát hiện, vị trí phát hiện, hóa chất sử dụng và tần suất thực hiện.
  • Cần ghi chép đầy đủ hồ sơ giám sát vệ sinh cơ sở đóng gói: Thời gian, khu vực, người vận hành, hóa chất sử dụng, biện pháp quản lý chất thải hàng ngày.
  • Các tài liệu khác có liên quan: Hồ sơ nhân sự, hồ sơ đào tạo nội bộ, hồ sơ bảo vệ môi trường, hồ sơ phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật (nếu có).

 

Quy trình cấp mã số cơ sở đóng gói

 

Bước 1: Đăng ký cấp mã số cơ sở đóng gói

Các doanh nghiệp, đơn vi/ cá nhân gửi đơn đề nghị cấp mã số và các thông tin cần thiết về Chi cục BVTV hoặc Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh tại nơi đặt nhà máy.

Bước 2: Khảo sát cơ sở

Chuyên gia sẽ đến trực tiếp khảo sát tại cơ sở, đưa ra các góp ý cho cơ sở đáp ứng quy định về thiết lập cơ sở đóng gói.

Hỗ trợ khắc phục các nội dung chưa phù hợp

Bước 3: Phê duyệt cấp mã số cơ sở đóng gói

Cục BVTV thẩm định và cấp mã số cho cơ sở đóng gói đạt yêu cầu, và gửi thông tin chi tiết mã số đã cấp cho nước nhập khẩu.

Nước nhập khẩu phê duyệt, Cục BVTV sẽ thông báo và gửi mã số cho Chi Cục BVTV hoặc Chi Cục Trồng trọt và BVTV tỉnh.

Chi cục BVTV hoặc Chi Cục Trồng trọt và BVTV tỉnh phụ trách đánh giá giám sát định kỳ tại cơ sở đóng gói.

Bước 4: Thông báo cấp mã cơ sở

Sau khi Chi cục BVTV nhận được thông báo, sẽ thực hiện gửi thông báo bằng văn bản về cho cơ sở về việc đã được cấp mã số cơ sở đóng gói.

Trên đây là những thông tin mà Viện Khoa học Công nghệ và Môi Trường – INOSTE cung cấp. Nếu bạn có nhu cầu đăng ký dịch vụ mã số cơ sở đóng gói hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thành trong thời gian sớm nhất.

                                                                                                                     Mạnh Chí

Liên hệ tư vấn miễn phí: Viện Khoa học Công nghệ và Môi Trường – INOSTE

INOSTE – ĐỒNG HÀNH CÙNG HỢP TÁC XÃ

Địa chỉ: Tòa nhà NEDCEN, Số 149 Giảng Võ, P.Cát Linh, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội.

Hotline: 0916180303(Ms Quỳnh Anh) | Email:inoste@vca.org.vn | Website: www.inoste.vn

 

Mã số vùng trồng xuất khẩu – Đăng ký dịch vụ

Mã số vùng trồng

 Mã số vùng trồng (Production Unit Code – PUC) là gì?

Mã số vùng trồng là một chứng nhận mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm thuận lợi cho việc theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, chất lượng sản phẩm; đồng thời đảm bảo nông sản đưa vào lưu thông trên thị trường đúng nguồn gốc tại vùng trồng đó.

Mã số vùng trồng là tiêu chuẩn cơ sở để doanh nghiệp có thể xuất khẩu hàng hóa nông sản của mình. Mục đích chính của nó là kiểm soát tình hình sản xuất, kiểm soát sinh vật gây hại đến vùng trồng và truy xuất nguồn gốc nông sản.

 

Mã số vùng trồng

Căn cứ pháp lý

Tại Điều 64 Trong văn bản Luật trồng trọt 31/2018/QH14 thì quản lý và cấp mã số vùng trồng có 4 nội dung như sau:

  • Đây là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng.
  • Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện và có chính sách ưu tiên hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân đăng ký cấp mã.
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng lộ trình và hướng dẫn cấp mã trên phạm vi toàn quốc.
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai cấp mã trên địa bàn theo lộ trình và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đối tượng cơ bản được cấp mã số vùng trồng

– Tổ chức, cá nhân tự tổ chức sản xuất

– Tổ chức, cá nhận liên kết sản xuất với tổ chức, cá nhân khác.

 

Mục đích cơ bản của mã số vùng trồng: 

Trên thực tế, mã số vùng trồng được thiết lập để giám sát vùng trồng nông sản nhằm mục đích phục vụ xuất khẩu theo quy định của nước nhập khẩu. Cấp, quản lý và giám sát vùng trồng đã được cấp mã số là để đảm bảo truy xuất được đến từng vườn trồng về các loại sinh vật gây hại đã phát hiện trên vườn trồng; các biện pháp quản lý sinh vật gây hại đã được sử dụng trên vườn trồng, đặc biệt là ghi nhận về các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đã sử dụng.

Theo đó, để được cấp mã số vùng trồng, nông dân phải sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn; ghi sổ tay canh tác hoặc nhật ký đồng ruộng trong quá trình canh tác, Mỗi mã số vùng trồng được cấp không phải là không có thời hạn mà theo định kỳ, cơ quan có thẩm quyền sẽ phải tiến hành giám sát để đảm bảo vùng trồng đó vẫn đang được quản lý tốt, đáp ứng yêu cầu đặt ra. Trường hợp không đạt yêu cầu theo quy định của nước nhập khẩu, mã số đó sẽ bị thu hồi.

Tại sao phải cấp mã số vùng trồng?
  • Đảm bảo truy xuất nguồn gốc của sản phẩm khi xuất khẩu qua nước ngoài. Đảm bảo nông sản đưa vào quá trình lưu thông trên thị trường phải đúng nguồn gốc tại vùng trồng đó. Tránh tình trạng trà trộn sản phẩm nơi khác vào vùng trồng đã được cấp mã số.
  • Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cũng có thể kiểm soát tốt hơn vùng nguyên liệu thông qua mã số vùng trồng và nhật ký canh tác của người nông dân.
  • Đáp ứng được yêu cầu của các thị trường nhập khẩu nông sản trên thế giới như: Trung quốc, USDA , EU,….. Đối với các vùng trồng đã được cấp mã số, nước nhập khẩu có thể sang Việt Nam để kiểm tra đột xuất bất kỳ lúc nào về tình hình sản xuất, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm… tại các vùng trồng.
  • Để được cấp mã, người nông dân phải thực hiện sản xuất theo quy trình chuẩn để đáp ứng yêu cầu về chất lượng của các nước nhập khẩu, từ đó giúp người nông dân có ý thức hơn trong việc sản xuất nông sản an toàn hơn qua việc kiểm soát lượng phân thuốc sử dụng, ghi nhật ký, chất lượng hơn và giá thành cao hơn.
  • Hàng nông sản xuất khẩu phải có mã số vùng trồng được in trên bao bì.

 

Lợi ích của mã số vùng trồng

 

Tại sao phải nâng cao việc quản lý mã số vùng trồng?
  • Hiện tại tình trạng mạo danh mã số và vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm của vùng trồng và cơ sở đóng gói khiến nước nhập khẩu phải cảnh báo hoặc tạm dừng nhập khẩu..
  • Việc quan trọng là thiết lập và cấp mã số, cơ sở đóng gói nông sản là yêu cầu bắt buộc của các thị trường và thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của nước nhập khẩu về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.
  • Theo đó, để công tác thiết lập, quản lý mã số, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu đi vào thực chất và hiệu quả hơn, góp phần xây dựng nền nông nghiệp chuyên nghiệp và bền vững.
  • Phải xây dựng, bổ sung các chỉ tiêu về mã, cơ sở đóng gói vào Nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch hành động phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
  • Việc bố trí nguồn lực thực hiện công tác thiết lập và quản lý vùng trồng, cơ sở đóng gói trong đó chú trọng tập huấn, nâng cao nhận thức cho tổ chức, cá nhân liên quan; thực hiện các chương trình giám sát dư lượng thuốc BVTV.
  • Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin để quản lý vùng trồng và cơ sở đóng gói trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia do Bộ Nông Nghiệp & PTNT (Cục Bảo vệ thực vật) xây dựng.
  • Chú trọng công tác tập huấn nông dân về quy trình canh tác theo hướng sử dụng vật tư đầu vào tiết kiệm, an toàn và hiệu quả. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói tại địa phương, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
  • Tằng sự phối hợp với các địa phương tăng cường công tác quản lý, giám sát chặt chẽ vùng trồng, cơ sở đóng gói đảm bảo duy trì đáp ứng các quy định kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm.

 Đăng ký cấp mã số gồm các bước:

  • Bước 1: Gửi yêu cầu cấp mã số vùng trồng lên Cục Bảo vệ thực vật

Các  tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu trái cây đệ trình yêu cầu lên Cục Bảo vệ thực vật. Hồ sơ xin cấp mã vùng trồng gồm có: Tờ khai kỹ thuật đề nghị cấp mã số. Giấy chứng nhận VietGAP cho vùng trồng xin cấp mã số (nếu có). Nhật ký sản xuất. Cam kết thực hiện đúng tiêu chuẩn cơ sở

  • Bước 2: Đánh giá vùng trồng

Cục Bảo vệ thực vật xem xét, rà soát các tài liệu do cơ sở nộp lên. Nếu các tài liệu cần thiết đã được đáp ứng, Cục Bảo vệ thực vật sẽ tiến hành kiểm tra, khảo sát vùng trồng nông sản xin cấp mã số.

Trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của nước nhập khẩu, cán bộ của Cơ quan BVTV nước nhập khẩu có thể đi theo để cùng đánh giá.

Cán bộ kỹ thuật xuống kiểm tra thực địa, với một số yêu cầu cơ bản như: Vùng trồng phải theo hướng VietGAP (tuy nhiên không bắt buộc phải có giấy chứng nhận VietGAP), nhất là đảm bảo vệ sinh đồng ruộng; sử dụng thuốc BVTV, quản lí dịch bệnh,…

  •  Bước 3: Cấp mã số vùng trồng

Sau khi kiểm tra và khảo sát, nếu vùng trồng đáp ứng đầy đủ tất cả các tiêu chí kỹ thuật, Cục BVTV sẽ tiến hành cấp mã.

Trong trường hợp vùng trồng chưa đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn, Cục BVTV sẽ chỉ đạo các biện pháp khắc phục. Tổ chức/cá nhân xin cấp có thể tiếp tục đăng ký sau khi đã hoàn thiện các yêu cầu còn thiếu.

  • Bước 4: Bàn giao kết quả và mã số vùng trồng

Cục BVTV sẽ thông báo kết quả và mã  cơ sở đăng ký và gửi mã số đó sang Cơ quan BVTV Quốc gia của nước nhập khẩu.

Riêng đối với thị trường Mỹ, Cơ quan BVTV của nước này sẽ cấp lại mã số IRADS (Irradiation Reporting and Accountability Database) dựa trên mã số P.U.C của Cục BVTV. Trường hợp xuất trái cây vào Mỹ, thùng hàng phải có đầy đủ thông tin của 2 loại mã số trên.

Trên đây là những thông tin mà Viện Khoa học Công nghệ và Môi Trường – INOSTE cung cấp. Nếu bạn có nhu cầu đăng ký dịch vụ mã số vùng trồng xuất khẩu hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thành trong thời gian sớm nhất.

                                                                                                               

      Mạnh Chí

Liên hệ tư vấn miễn phí: Viện Khoa học Công nghệ và Môi Trường – INOSTE

INOSTE – ĐỒNG HÀNH CÙNG HỢP TÁC XÃ

Địa chỉ: Tòa nhà NEDCEN, Số 149 Giảng Võ, P.Cát Linh, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội.

Điện thoại: 0243.8234.456 | Email: coste@vca.org.vn | Website: www.inoste.vn

 

Ưu tiên phát triển HTX nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức

Sáng 14/8, tại trụ sở Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn làm việc với Liên minh Hợp tác xã Việt nam về Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể và nhiệm vụ của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam năm 2025; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam và Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân chủ trì buổi làm việc.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam và Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân chủ trì buổi làm việc

Cùng tham dự buổi làm việc, về phía Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có các đồng chí làm việc tại Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn,  lãnh đạo một số Vụ, Cục, Trung tâm, Viện thuộc Bộ; về phía Liên minh Hợp tác xã Việt Nam có các đồng chí Thường trực Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, lãnh đạo một số ban tham mưu, đơn vị sự nghiệp.
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm phát triển kinh tế tập thể, HTX, nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể tiếp tục được ban hành. Thực tiễn dư địa, không gian, tiềm năng sản xuất, phát triển của kinh tế tập thể, HTX ở nước ta còn rất lớn; thị trường quốc tế tiếp tục mở rộng với gần 20 FTA đã ký kết và đàm phán, thị trường trong nước quy mô lớn với 96,2 triệu dân, 26,8 triệu hộ cá thể, trong đó thành thị 9,5 triệu hộ, nông thôn 17,3 triệu hộ, cho thấy nhu cầu rất lớn liên kết và hợp tác theo mô hình HTX để sản xuất, kinh doanh và giải quyết nhu cầu thiết yếu của đời sống, phù hợp với xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.

Quang cảnh buổi làm việc

Tại buổi làm việc, 2 bên đã cùng nhau trao đổi, góp ý, dự thảo nội dung Kế hoạch và nhiệm vụ năm 2025 của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Nội dung và kế hoạch phối hợp công tác giữa Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trong thời gian tới; phối hợp xây dựng một số mô hình HTX nông nghiệp trong thời gian tới.
Với mục tiêu chung, hai bên đã cùng nhau thống nhất, phối hợp triển khai các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp theo định hướng phát triển bền vững; ứng dụng khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; ưu tiên phát triển HTX nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức; mở rộng quy mô, thu hút nông dân, người sản xuất, kinh doanh nông nghiệp tham gia, đưa HTX nông nghiệp trở thành mô hình kinh tế – xã hội quan trọng ở khu vực nông thôn; góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; tăng thu nhập cho người nông dân; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo điều kiện, động lực thu hút đầu tư, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Đồng chí Lê Đức Thịnh – Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại buổi làm việc

Theo đó, đồng chí Cao Xuân Thu Vân – Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các nội dung quan trọng tạo đòn bẩy cho khu vực kinh tế tập thể, HTX phát triển như: Phối hợp trong nghiên cứu, xây dựng và đề xuất với Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Phối hợp trong công tác thông tin tuyên truyền; Phối hợp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; Phối hợp triển khai thực hiện nội dung, nhiệm vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình mỗi xã một sản phẩm; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Các chương trình, đề án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phối hợp xây dựng và nhân rộng mô hình HTX nông nghiệp điển hình tiêu biểu trong ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh; Phối hợp trong nghiên cứu, triển khai các đề tài khoa học, đào tạo cho cán bộ phụ trách lĩnh vực kinh tế tập thể; Phối hợp tôn vinh HTX nông nghiệp điển hình tiêu biểu, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của HTX nông nghiệp; Phối hợp thực hiện về công tác hợp tác quốc tế; Phối hợp kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết và thi đua khen thưởng; …

Đồng chí Phạm Minh Điển, Trưởng ban Kế hoạch Hỗ trợ, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam khẳng định Bộ luôn ủng hộ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam để tạo thêm sức mạnh, đảm bảo sự phát triển bền vững. Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng hai bên phải phối hợp để tạo nên cơ chế hỗ trợ thiết thực cho HTX, để làm được điều này thì cần xác định những nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể thay vì tràn lan quá nhiều vấn đề. Việc xác định được các nhiệm vụ trọng tâm giúp việc bố trí nguồn lực tập trung, phát huy hiệu quả tốt hơn.

Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân tặng ảnh Bác Hồ với Hợp tác xã cho Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam

Cũng trong thời gian tới, 2 bên cần phối hợp để làm rõ các điểm mới của Luật HTX 2023, đưa luật vào đời sống, mang lại lợi ích cho các HTX. Đặc biệt, đồng chí Thứ trưởng đề nghị phối hợp xây dựng đội ngũ khuyến nông cộng đồng trong HTX, điều này giúp HTX mở rộng sức ảnh hưởng, thu hút thêm thành viên, tạo thêm nhiều việc làm. Lực lượng khuyến nông là “cánh tay nối dài” đem tiếng nói của HTX lên các cơ quan quản lý nhà nước.

Lê Trang
Ảnh: Lê Huy
Theo vca.org.vn

ISO 27001 – Hệ thống Quản Lý An Toàn Thông Tin (ISMS)

ISO 27001

ISO 27001: là tiêu chuẩn quốc tế cung cấp các yêu cầu cho Hệ thống quản lý an toàn thông tin (ISMS) để cung cấp bảo mật liên tục, tính toàn vẹn và tính sẵn có của thông tin cũng như tuân thủ pháp luật. Chứng nhận ISO 27001 cần thiết để bảo vệ các tài sản quan trọng nhất của tổ chức như thông tin nhân viên và khách hàng, hình ảnh thương hiệu và thông tin cá nhân khác. Tiêu chuẩn ISO này bao gồm cách tiếp cận dựa trên quy trình để triển khai, thực hiện, vận hành và duy trì ISMS của tổ chức.

Áp dụng ISO 27001 là minh chứng cho việc tuân thủ các yêu cầu pháp lý và khách hàng như GDPR và các mối đe dọa an ninh tiềm ẩn bao gồm:

    • Tội phạm mạng
    • Vi phạm dữ liệu cá nhân
    • Phá hoại / khủng bố
    • Thiệt hại/ hỏa hoạn
    • Sử dụng sai
    • Trộm cắp
    • Virut tấn công

Tiêu chuẩn ISO 27001 có cấu trúc tương thích với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác, chẳng hạn như ISO 9001; là công nghệ và nhà cung cấp trung lập, hoàn toàn độc lập với bất kỳ nền tảng CNTT nào. Vì vậy, tất cả cán bộ công nhân viên của công ty nên được giáo dục về ý nghĩa của tiêu chuẩn và cách áp dụng trong toàn tổ chức.

 

ISO 27001

 

Đạt được chứng nhận ISO 27001 có công nhận chứng minh đơn vị đã tuân thủ theo các yêu cầu tốt nhất về bảo mật thông tin. Ngoài ra, chứng nhận ISO 27001 cung cấp cho tổ chức các đánh giá của chuyên gia về vấn đề bảo vệ thông tin của tổ chức đã đầy đủ hay chưa. Nó có thể giúp doanh nghiệp của bạn đạt được các lợi ích sau:

    • Bảo vệ tài sản thông tin
    • Chính sách bảo mật
    • Chiến lược an ninh mạng
    • Quản trị IT
    • Quản lý sự cố
    • Giảm thiểu mối đe dọa
    • Giảm thiểu thời gian chết
    • Phòng chống mất mát
    • Vi phạm dữ liệu
    • Danh sách kiểm tra tuân thủ
    • Hệ thống quản lý
    • GDPR

 

Lợi ích của chứng nhận ISO 27001

 

Lợi ích chứng nhận ISO 27001

Sự hài lòng của khách hàng

    • Đảm bảo dữ liệu / thông tin cá nhân của khách hàng được bảo vệ và bảo mật mọi lúc.
      Kinh doanh liên tục
    • ISO 27001 giúp giảm thiểu thời gian chết nhờ vào quản lý rủi ro, tuân thủ pháp luật và cảnh giác với các vấn đề và mối quan tâm an ninh trong tương lai.
    • Tuân thủ pháp luật
    • Hiểu các yêu cầu theo luật định và quy định ảnh hưởng như thế nào đến tổ chức và khách hàng của tổ chức, đồng thời giảm thiểu rủi ro  trong truy tố và phạt tiền.

Cải thiện quản lý rủi ro

    • Đảm bảo hồ sơ khách hàng, thông tin tài chính và sở hữu trí tuệ được bảo vệ khỏi mất mát, trộm cắp và thiệt hại thông qua các yêu cầu hệ thống.
    • Thông tin kinh doanh đã được xác minh
    • Xác minh độc lập đối với một tiêu chuẩn công nghiệp được công nhận trên toàn cầu nói mở ra nhiều cơ hội kinh doanh.
    • Khả năng giành được nhiều lợi ích kinh doanh.
    • Việc mua sắm thường yêu cầu chứng nhận như một điều kiện để cung cấp, vì vậy chứng nhận mở ra nhiều cơ hội trong kinh doanh.
    • Công nhận toàn cầu với tư cách nhà cung cấp uy tín
    • Chứng nhận được công nhận quốc tế và được chấp nhận trong toàn bộ chuỗi cung ứng công nghiệp, thiết lập các tiêu chuẩn ngành cho các nhà cung ứng tìm nguồn cung ứng.

 

Chứng nhận có phù hợp với tổ chức của bạn?

    • Chứng nhận ISO 27001 phù hợp với bạn và tổ chức của bạn nếu bạn cần bằng chứng đảm bảo rằng tài sản quan trọng nhất của khach hàng được bảo vệ khỏi việc lạm dụng, tham nhũng hoặc mất mát.
    • Nếu tổ chức của bạn đang tìm cách bảo mật thông tin bí mật, tuân thủ các quy định của ngành, trao đổi thông tin một cách an toàn hoặc quản lý và giảm thiểu rủi ro, thì chứng nhận ISO 27001 là một giải pháp tuyệt vời.

Hệ thống quản lý an toàn thông tin (ISMS) là một cách tiếp cận có hệ thống để quản lý thông tin nhạy cảm của công ty nhằm tăng tính bảo mật cho thông tin. Nó bao gồm nhân lực, quy trình và hệ thống CNTT dựa trên quy trình quản lý rủi ro để giúp các tổ chức thuộc mọi quy mô và ngành nghề giữ an toàn cho tài sản kinh doanh dưới dạng thông tin.
Với mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng của các vi phạm dữ liệu trong thế giới số hóa ngày nay, ISMS là thiết yếu trong xây dựng an ninh mạng của tổ chức. Một số lợi ích của ISMS bao gồm:

– Tăng khả năng phục hồi sau tấn công: ISMS cải thiện khả năng chuẩn bị, ứng phó và phục hồi sau bất kỳ cuộc tấn công mạng nào.

– Quản lý tất cả dữ liệu của bạn ở một nơi: Là khung quản lý trung tâm cho thông tin của tổ chức, ISMS cho phép bạn quản lý mọi thứ ở một nơi.

 

GDPR và ISO 27001

Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) có phạm vi rộng hơn nhiều so với Đạo luật bảo vệ dữ liệu (DPA) trước đây và được đưa ra để giữ liên kết với bối cảnh kỹ thuật số hiện đại. Quy định này dành nhiều ưu tiên dữ liệu hơn cho cá nhân và yêu cầu các tổ chức xây dựng các chính sách, quy trình xác định và áp dụng các biện pháp kiểm soát kỹ thuật và tổ chức có liên quan để bảo vệ dữ liệu cá nhân.

GDPR áp dụng cho hai đối tượng người dùng, mà chắc chắn sẽ giảm tất cả; Bộ phận điều khiển và Bộ phận xử lý. Nói ngắn gọn; bộ phận điều khiển sẽ xác định cách thức và lý do dữ liệu cá nhân được sử dụng hoặc xử lý trong khi bộ phận xử lý thay mặt bộ điều khiển, giống như các tổ chức phụ thuộc vào các dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ CNTT. Bộ phận xử lý có nhiều nghĩa vụ pháp lý hơn đối với khách hàng trong trường hợp vi phạm tuy nhiên bộ phận điều khiển sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo các hợp đồng với bộ phận xử lý tuân thủ theo GDPR.

 

Để được xin cấp giấy chứng nhận ISO 27001 thì các tổ chức, doanh nghiệp cần cung cấp thông tin sau:

   – Bản sao hoặc bản chụp giấy phép đăng ký kinh doanh;

   – Hình ảnh cơ sở kinh doanh;

   – Số lượng nhân viên;

   – Mặt hàng, dịch vụ kinh doanh.

 

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận ISO 27001

Sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên, sẽ tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận ISO 27001 theo các bước sau đây:

– Bước 1: Làm rõ các vấn đề liên quan tới việc chứng nhận hệ và tiến hành đăng ký giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO.

– Bước 2: Xem xét và lập kế hoặc đánh giá. Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ và gửi tới cơ quan chứng nhận đã lựa chọn.

Hồ sơ bao gồm công văn xin cấp chứng nhận ISO. Báo cáo tóm tắt quy trình sản xuất kinh doanh và áp dụng công việc (kèm sơ đồ). Đánh giá hiệu quả của quy trình quản lý chất lượng. Và báo cáo đánh giá hệ thống quản lý chất lượng.

– Bước 3: Kiểm tra và đánh giá sơ bộ tính hợp pháp, đầy đủ của tài liệu trong hồ sơ.

– Bước 4: Đánh giá hiện trường, cũng như các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý của ISO.

– Bước 5: Thẩm xét hồ sơ kết quả đánh giá.

– Bước 6: Cấp giấy chứng nhận nếu kết quả đánh giá được coi là phù hợp với tiêu chuẩn về hệ thống quản lý ISO.

 Hiệu lực của chứng chỉ chứng nhận ISO: Giấy chứng nhận hệ  theo tiêu chuẩn ISO thông thường có hiệu lực trong 03 năm. Khi gần hết thời hạn, nếu doanh nghiệp vẫn có nhu cầu tiếp tục được chứng nhận ISO thì thực hiện thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận.

Trên đây là những thông tin mà Viện Khoa học Công nghệ và Môi Trường – INOSTE cung cấp. Nếu bạn có nhu cầu thuê dịch vụ cấp giấy chứng nhận ISO hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thành trong thời gian sớm nhất.

 

                                                                                                                     Mạnh Chí

Liên hệ tư vấn miễn phí: Viện Khoa học Công nghệ và Môi Trường – INOSTE

INOSTE – ĐỒNG HÀNH CÙNG HỢP TÁC XÃ

Địa chỉ: Tòa nhà NEDCEN, Số 149 Giảng Võ, P.Cát Linh, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội.

Điện thoại: 0243.8234.456 | Email: coste@vca.org.vn | Website: www.inoste.vn

 

 

Thái Nguyên: Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã “số hóa”

Thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 700 doanh nghiệp (DN) CĐS; kinh tế số đóng góp 20% vào GRDP của tỉnh. Để hoàn thành mục tiêu này, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh luôn chú trọng hỗ trợ các DN, hợp tác xã (HTX) đẩy mạnh CĐS.

Được hướng dẫn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số, phát triển thương hiệu, xây dựng hình ảnh (livestream) bán hàng trực tuyến, nhiều doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.C

Đầu tháng 7-2024, Sở Công Thương phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số, phát triển thương hiệu, xây dựng hình ảnh (livestream) cho hơn 200 đại biểu đến từ các DN, HTX trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, Sở Công Thương còn hỗ trợ cấp mã truy xuất nguồn gốc (QR code) miễn phí cho tất cả các sản phẩm của tỉnh; hỗ trợ thiết kế tem, mã truy xuất nguồn gốc, tờ rơi, tập gấp giới thiệu về sản phẩm và các giải pháp kỹ thuật đưa sản phẩm tham gia các sàn thương mại điện tử (như: thainguyentrade.vn; Voso.vn; Postmart.vn…); tư vấn, hỗ trợ thủ tục đăng ký website, app, sàn thương mại điện tử trực tuyến với Bộ Công Thương; đăng ký nhãn hiệu, mã số, mã vạch…
Ông Nguyễn Huy Hoàng, Phó Giám đốc Sở Công Thương, nhấn mạnh: Công nghệ đang phát triển mạnh mẽ trên nền tảng số. Đây là cơ hội, phương thức thiết thực giúp DN, HTX nhanh chóng nắm bắt vấn đề trong việc triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại trên môi trường số. Đặc biệt là hình thức livestream bán hàng giúp DN, HTX mở rộng sản xuất, kinh doanh, kết nối các chuỗi sản phẩm, phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và định hướng xuất khẩu.
Tham gia trực tiếp khóa tập huấn, chị Hoàng Thị Tâm, Giám đốc HTX Tâm Trà Thái, phấn khởi chia sẻ: Bản thân tôi đã livestream bán hàng từ lâu. Thông qua khóa tập huấn, tôi và đại diện các DN, HTX khác được hướng dẫn bài bản hơn về cách thức bán hàng trực tuyến, xây dựng các gian hàng trên nền tảng số. Đồng thời được “cầm tay chỉ việc”, thực hành các thao tác bán hàng trực tiếp, xây dựng video quảng bá thương hiệu sản phẩm… Từ đó giúp gia tăng cơ hội kết nối giao thương thành công và đẩy mạnh tiêu thụ nội địa.

Đại diện các doanh nghiệp, HTX được hướng dẫn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số, phát triển thương hiệu, xây dựng hình ảnh (livestream) bán hàng trực tuyến.

Thời gian qua, Sở Công Thương đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ các DN, HTX trên địa bàn tỉnh kết nối sản phẩm lên sàn thương mại điện tử và ứng dụng CĐS trong xúc tiến thương mại. Điều này góp phần giúp các đơn vị mở rộng thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm. Đơn cử như các sản phẩm của Công ty CP Chè Hà Thái ở xã Hà Thượng (Đại Từ) đã được quảng bá, xúc tiến qua nhiều kênh bán hàng trực tuyến. Nhờ đó không chỉ các bạn hàng trong nước mà cả nước ngoài biết đến sản phẩm.
Chị Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty CP Chè Hà Thái, cho biết: Mỗi năm, Công ty tiêu thụ khoảng 600 tấn chè tại hơn 40 đại lý cấp I, các siêu thị trong nước và xuất khẩu sang một số nước như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Srilanka…
Phối hợp với Sở Công Thương trong nhiều hoạt động, trong đó có việc hỗ trợ DN, HTX trong CĐS, ông Nguyễn Thành Dương, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin và CĐS trong xúc tiến thương mại (Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương), đánh giá: Việc tổ chức chương trình tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số phát triển thương hiệu, xây dựng hình ảnh cho DN, HTX tại tỉnh Thái Nguyên sẽ hỗ trợ thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi CĐS trong xúc tiến thương mại đối với DN cộng đồng; thu hẹp khoảng cách giữa các thành phố lớn và các địa phương về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và CĐS trong xúc tiến thương mại.
Đúng như khẳng định của ông Dương, thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU về CĐS, thời gian qua các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đã tích cực hỗ trợ các DN, HTX, hộ sản xuất kinh doanh CĐS. Đáng chú ý là Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh đã phối hợp với Công ty CP MISA triển khai chương trình hỗ trợ DN, HTX, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh thực hiện CĐS giai đoạn 2022-2025.
Trong 2 năm qua, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 4 hội thảo giải pháp CĐS trong DN, HTX, hộ kinh doanh và 47 khóa/lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng sử dụng, khai thác các nền tảng số thông qua các hội nghị trực tuyến và trực tiếp với 1.728 DN, HTX, hộ kinh doanh.

Đại diện doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh được hướng dẫn xây dựng các gian hàng trên nền tảng số.

Sở Thông tin và Truyền thông cũng phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ 546 DN, HTX, hộ kinh doanh trải nghiệm, sử dụng các nền tảng số: Nền tảng quản trị DN hợp nhất; phần mềm kế toán DN nhỏ và vừa; phần mềm hóa đơn điện tử; dịch vụ chữ ký số; phần mềm quản lý nhà hàng, cửa hiệu, với hơn 4.100 lượt cài đặt/bản quyền phần mềm… Các khóa đào tạo, chương trình tập huấn đều thực hiện miễn phí.
Trong khi đó, Cục Thuế tỉnh triển khai thành công hóa đơn điện tử cho toàn bộ DN trên địa bàn tỉnh, đạt tỷ lệ 100%. Thực hiện tốt Chỉ thị số 14/CT-UBND của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc tăng cường triển khai thuế điện tử (eTax Mobile) hỗ trợ cho người nộp thuế là cá nhân trên thiết bị di động.
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 324 DN công nghệ số. Theo báo cáo của Tổng Cục thống kê: Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GRDP của tỉnh năm 2023 là 31,4%, đứng thứ 3/61 tỉnh, thành phố cả nước.
Hiện nay, toàn tỉnh có gần 190.000 hộ, DN, HTX sản xuất nông nghiệp được tạo tài khoản để đưa sản phẩm lên giao dịch trên sàn thương mại điện tử (Postmart.vn; Voso.vn) với trên 1.800 sản phẩm. Với sự hỗ trợ, đồng hành của cơ quan, chính quyền các cấp, cùng với sự thay đổi nhận thức kinh doanh truyền thống sang môi trường số đã chắp cánh cho các sản phẩm nông sản, đặc sản là thế mạnh của Thái Nguyên vươn xa ra các nước trên thế giới.
Điều đó không chỉ đem lại lợi nhuận cho DN, HTX, hộ kinh doanh mà còn góp phần hoàn thành chỉ tiêu về phát triển kinh tế số trong chương trình CĐS của tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Theo báo Thái Nguyên

Sầu riêng vẫn là ‘cây bạc tỷ’ của nông dân Đắk Lắk, nhưng cần đồng lòng để giải quyết nỗi lo chung

Vụ năm 2024 này, toàn tỉnh Đắk Lắk có hơn 32.000 ha sầu riêng, tăng mạnh so với con số thống kê giữa năm 2023 là 22.458 ha, là tỉnh trồng sầu riêng lớn nhất cả nước. Sản lượng tăng nhanh khiến áp lực về giá bán tăng, cùng với những thách thức về thời tiết và dịch hại…

Krông Nô là một xã vùng sâu vùng xa thuộc huyện Lắk. Với đặc thù có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, xã từng đối diện với nhiều khó khăn, tuy nhiên vài năm trở lại đây, mọi thứ dần thay đổi khi người dân địa phương chuyển hướng mạnh sang cây sầu riêng.

Giàu nhanh nhờ sầu riêng

Ông Chu Văn Thông (buôn Lách Dơng) là một trong những điển hình thành công nhờ trồng sầu riêng ở Krông Nô, với diện tích canh tác rộng hơn 4,5 ha, sản lượng bình quân trên dưới 100 tấn/năm. Để có được thành quả này, ông Thông đã phải trải qua nhiều phen “đổ mồ hôi, sôi nước mắt”.

Nhớ lại hành trình gây dựng vườn sầu riêng bạc tỷ của mình, ông Thông chia sẻ thực tế loại “vua trái cây” này đã manh nha được trồng ở Krông Nô từ những năm 2000, nhưng lúc đó đa phần người dân canh tác nhỏ lẻ, phương thức sản xuất lạc hậu nên năng suất, chất lượng không cao.

Sầu riêng đang mang lại giá trị kinh tế cao cho các hộ sản xuất, thành viên HTX.

Phải đến những năm 2010 trở đi, khi bắt đầu nhận thấy tiềm năng lớn của cây sầu riêng, các nhà vườn mới bắt đầu nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp năng suất, chất lượng trái sầu riêng tăng lên.

Như trường hợp của ông Thông, để nâng cao giá trị cây sầu riêng, ông đã bỏ công vào các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long để học hỏi kinh nghiệm, sau đó lại thuyết phục những “cao nhân” trồng sầu riêng về tận nhà để chuyển giao kỹ thuật, thực nghiệm trên chính khu vườn của gia đình.

Sau những nỗ lực không biết mệt mỏi, từng phải phá toàn bộ vườn cây cũ để trồng cây mới, cuối cùng ông Thông đã thu “trái ngọt”. Năm 2019, vườn sầu riêng của gia đình ông cho thu hoạch với năng suất cao vượt trội so với trước kia.

Đến nay, vườn sầu riêng của ông Thông đã thu hoạch được 4 năm, bình quân mỗi năm cho thu hoạch trên dưới 10 tỷ đồng. Vườn sầu riêng còn tạo công ăn việc làm cho 6 lao động thường xuyên (mức lương 9 triệu đồng/người/tháng) cùng nhiều lao động thời vụ.

Thách thức dần lộ diện

Đáng chú ý, không chỉ tạo dựng thành công cho bản thân, ông Chu Văn Thông còn liên kết các hộ tại địa phương để thành lập HTX Thông Phong, thu hút hơn 100 hộ thành viên, với diện tích trên 120 ha. Nhờ có sầu riêng, 100% các hộ thành viên HTX hiện là các triệu phú, tỷ phú.

Sau thành công ban đầu, HTX đang hướng đến mục tiêu mở rộng vùng nguyên liệu và xây dựng mã vùng trồng để bảo đảm đầu ra ổn định cho bà con. Bên cạnh đó, HTX đang triển khai dự án “Thí điểm sản xuất sầu riêng ứng dụng công nghệ thông minh và kết hợp xây dựng mô hình vườn mẫu sầu riêng gắn với du lịch trải nghiệm nông nghiệp”.

Cũng giống như ở Krông Nô, Buôn Hồ là một trong những vùng trồng sầu riêng lớn nhất ở Đắk Lắk. Sau vụ mùa năm 2023 trúng đậm, các HTX, hộ trồng sầu riêng trên địa bàn thị xã đang tiếp tục có một vụ mùa bội thu nữa. Hiện tại, các vùng trồng lớn ở thị xã đã bắt đầu nhộn nhịp.

Đang đặt nhiều kỳ vọng vào vụ sầu riêng năm 2024 này, Giám đốc HTX nông nghiệp Buôn Hồ Bùi Thành Huỳnh cho biết, HTX hiện có 27 thành viên chính thức và liên kết với hơn 80 hộ dân, tổng diện tích canh tác gần 200 ha sầu riêng.

Bên cạnh những kết quả tích cực, người trồng sầu riêng đang đối diện với không ít thách thức.

Kể từ năm 2022 đến nay, khi thị trường Trung Quốc mở rộng cánh cửa nhập khẩu sầu riêng, hầu như các hộ thành viên, nông dân liên kết của HTX ai cũng “trúng”. Hộ ít thì thu vài trăm triệu đồng, hộ nhiều thì vài tỷ đồng, cuộc sống từ đó khấm khá hơn nhiều, không còn bị cái nghèo đeo bám.

Từ vụ trước đến vụ này, theo vị đại diện HTX, tình trạng thương lái, doanh nghiệp vào tận vườn để liên hệ, chào mời rất nhiều. HTX đang liên kết với hàng loạt doanh nghiệp nhằm có sự hỗ trợ bền vững về kỹ thuật, tiêu thụ sầu riêng. Tuy nhiên, vẫn có một số hộ quyết định ký hợp đồng bán cho thương lái.

Sản lượng sầu riêng năm 2024 của tỉnh Đắk Lắk dự kiến đạt trên 300.000 tấn. Không thể phủ nhận cây sầu riêng đang là cây đổi đời, làm giàu cho hàng trăm hộ dân trên địa bàn tỉnh.

Thế nhưng, bên cạnh những con số thu nhập bạc tỷ, những thách thức bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. Vụ này, nông dân trên địa bàn tỉnh gặp nhiều bất lợi, khó khăn như: thời tiết khắc nghiệt và khó lường, tình trạng sâu bệnh hại diễn biến phức tạp, giá cả không ổn định, diện tích được cấp mã số vùng trồng ít…

Nếu biến đổi khí hậu, hạn hán kéo dài là điều bất khả kháng, thì việc diện tích vùng trồng tăng nhanh vượt quy hoạch đang là một trong những nguyên nhân khiến giá sầu riêng đối diện nguy cơ không giữ được như kỳ vọng.

Kể từ đầu tháng 8 tới nay, giá sầu riêng ở Đắk Lắk tăng giảm thất thường. Giá mua xô tại vườn dao động từ 80.000 – 90.000 đồng/kg với sầu Dona (đầu tháng 7), hiện giảm còn 55.000 – 70.000 đồng/kg. Sầu riêng hạng A (xuất khẩu), giá trên 105.000 đồng/kg với sầu Dona (đầu tháng 7), hiện nay giảm còn khoảng 80.000 đồng/kg. Giá này tuy vẫn tương đương và có thời điểm cao hơn so với mùa vụ năm 2023, nhưng giá giảm khiến việc mua bán gặp khó khăn.

Định hướng phát triển bền vững

Ông Trần Ðình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc HTX Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột cho biết, HTX hiện có 49 thành viên và liên kết với 200 hộ nông dân, sản xuất 14 ha sầu riêng chuyên canh và khoảng 1.000 ha sầu riêng trồng xen.

Sản lượng sầu riêng của HTX năm 2024 ước đạt hơn 1.700 tấn. Nhờ nghiên cứu, xử lý vườn cây phù hợp với điều kiện thời tiết và chủ động quản lý nấm bệnh, sản lượng sầu riêng của HTX duy trì ổn định.

Tuy nhiên, giá sầu riêng giảm, thương lái kéo dài thời gian thu mua, thành viên HTX sợ quả rụng ảnh hưởng đến năng suất nên đã giảm giá bán, từ 84.000 đồng/kg sầu Dona (theo thỏa thuận trước đó) xuống còn 74.000 đồng/kg.

Trước diễn biến thực tế, ông Vũ Đức Côn, Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk, nhấn mạnh cần chú ý nguy cơ mất kiểm soát nếu cứ làm ồ ạt như hiện nay. Trước hết, cần phải điều tiết được sản xuất của người nông dân, tăng cường liên kết giữa nông dân với HTX, doanh nghiệp nhằm đảm bảo cơ sở quy hoạch và quản lý quy hoạch vùng trồng, cây trồng hợp lý.

Vào đầu tháng 8, UBND tỉnh Đắk Lắk cũng có công văn về việc quản lý hoạt động thu mua, xuất khẩu sầu riêng vụ mùa 2024.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT phối hợp chặt chẽ Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng (Bộ NN&PTNT), Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan, nắm chắc tình hình xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc, kịp thời phát hiện, xác minh làm rõ, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi gian lận thương mại, nguồn gốc xuất xứ, chỉ dẫn địa lý và sử dụng mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói sầu riêng để xuất khẩu không đảm bảo quy định.

Đặc biệt, nghiên cứu, đề xuất hình thành chuỗi liên kết theo hướng tổ chức chuỗi liên kết từ vùng trồng, cơ sở đóng gói, cơ sở xử lý, kiểm dịch thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm, hình thành vùng nguyên liệu gắn với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đồng thời, sớm đưa vào quy hoạch vùng nguyên liệu, vùng sản xuất, cơ sở sản xuất, bãi thải…

Theo Minh Khuê – Vnbusiness.vn

Hợp tác xã trước mối lo đầu ra cho nông sản

Các quy định khắt khe của các doanh nghiệp thu mua và thị trường xuất khẩu đang khiến nông dân, HTX đứng ngồi không yên. Nếu không có định hướng rõ ràng trong hoàn thiện các tiêu chuẩn, chứng nhận, các HTX sẽ dễ rơi vào tình trạng dội chợ, hẹp cơ hội xuất khẩu mỗi khi vào vụ thu hoạch.

Thị trường EU thông báo sắp tới sẽ giảm mức MRL của Zoxamide trong rau diếp, xà lách, cải bó xôi từ 30ppm xuống còn 0,01ppm (tương đương 3.000 lần). Ngoài ra, hoạt chất Fenbuconazole và Penconazole với nhóm quả có múi và nhóm hạt như hạt điều, hạt mắc ca, gạo, đậu bắp… cũng sẽ bị áp dụng nồng độ ở mức rất thấp, chỉ 0,01ppm.

Siết đầu ra

Những quy định này đang được cho là ngày càng nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm khiến nhiều HTX lo lắng về việc tuân thủ quy định sản xuất để bảo đảm yêu cầu xuất khẩu sang EU.

Bà Cấn Thị Quỳnh Trang, Giám đốc HTX sản xuất rau hữu cơ V.organic (Lâm Đồng), cho biết biến đổi khí hậu khiến các loại rau như xà lách, rau diếp… rất dễ nhiễm các bệnh về nấm. Trong đó, Zoxamide là thuốc diệt nấm, thường được người dân sử dụng để kiểm soát nhiều loại nấm. Do đó, chỉ cần không cẩn thận trong quá trình sử dụng thuốc sẽ khiến vượt ngưỡng cho phép nhiều lại hóa chất trong rau, từ đó khó đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu.

Ông Lê Quý Hòa Bình, Quản lý chứng nhận của Control Union, cho biết các thị trường lớn như EU thường rà soát, áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm tra và quản lý nhập khẩu định kỳ 6 tháng/lần. Trong đó, nhiều nông sản hiện đã có yêu cầu quy định ngưỡng hoạt chất gần như bằng 0 nên quá trình sản xuất của doanh nghiệp, HTX nếu không có sự điều chỉnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xuất khẩu.

Không chỉ thị trường EU, thời gian gần đây, việc xuất khẩu một số nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc cũng có sự sụt giảm đáng kể.

Nỗ lực đáp ứng các tiêu chuẩn, hoàn thiện các chứng nhận sản xuất giúp giải tỏa mối lo về đầu ra nông sản cho nông dân, HTX.
Nỗ lực đáp ứng các tiêu chuẩn, hoàn thiện các chứng nhận sản xuất giúp giải tỏa mối lo về đầu ra nông sản cho nông dân, HTX.

Theo thống kê, hết tháng 7/2024, xuất khẩu hạt tiêu sang Trung Quốc không giống như dự đoán khi chỉ đạt 8.000 tấn, giảm mạnh gần 85% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu gạo 7 tháng năm 2024 cũng chỉ đạt 130,8 triệu USD sang thị trường tỷ dân, giảm đến 68,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo giới chuyên gia, việc xuất khẩu một số mặt hàng sang Trung Quốc giảm cũng đồng nghĩa với việc đầu ra cho nông dân, HTX, doanh nghiệp bị co hẹp lại. Điều này một phần do Trung Quốc đang nâng cao tiêu chuẩn về chất lượng hàng hoá. Thị trường này cũng đòi hỏi khắt khe về chất lượng và mẫu mã bao bì đối với một số mặt hàng như gạo, sầu riêng… Trong khi một số mặt hàng chưa quy định chặt chẽ về chất lượng, bao bì như cà phê, hồ tiêu… thì phải có tính cạnh tranh về giá. Nhưng điều này theo ông Lý Minh Hùng, Giám đốc HTX thanh bình (Đồng Nai) là vẫn còn khó khăn vì vấn đề logistics chưa thực sự thuận lợi cho HTX, doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc.

Thực tế, việc các thị trường xuất khẩu đang giảm thu mua, nâng cao tiêu chuẩn, yêu cầu khiến không ít nông dân, HTX lo lắng trong vấn đề tìm đầu ra cho nông sản. Và khi không có đầu ra ổn định, HTX cũng chưa chuyên tâm đầu tư theo hướng hàng hóa tập trung.

Đi liền với đó, thu nhập của các thành viên cũng bị ảnh hưởng. Cùng với đó, tình hình sản xuất nông nghiệp những năm gần đây gặp không ít khó khăn do biến đổi khí hậu khiến điệp khúc “được mùa mất giá” luôn là điều trăn trở đối với nhiều HTX.

Nâng chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn

Ths. Phạm Minh Đức, nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội Hữu cơ Việt Nam, Giám đốc điều hành Ecolink Vietnam, cho biết hầu hết các thị trường hiện nay đều từng bước nâng cao các yêu cầu về nhập khẩu hàng hóa để bảo vệ hoạt động sản xuất trong nước cũng như người tiêu dùng của họ. Do đó, không có cách nào khác người dân phải liên kết thành các HTX và các HTX phải sản xuất theo các tiêu chuẩn để đạt các chứng nhận mà thị trường yêu cầu.

Vì sao chứng nhận lại cần thiết? Trả lời câu hỏi này, ông Phạm Minh Đức cho rằng người tiêu dùng hiện nay có nhu cầu mua những sản phẩm tốt cho sức khỏe và bảo vệ môi trường. Họ sẵn sàng trả mức giá cao hơn để mua những sản phẩm này. Trong khi các chứng nhận là một hình thức hiệu quả để tạo lòng tin cho người tiêu dùng, nhà nhập khẩu đối với nông sản hàng hóa mỗi khi họ xuống tiền. Và ngược lại, khi HTX sản xuất đạt tiêu chuẩn, tạo được lòng tin với khách hàng thông qua các chứng nhận thì sẽ có lợi về đầu ra và bán được hàng hóa với mức giá cao hơn.

Tuy nhiên, một điều cần thiết là HTX phải hiểu và phân biệt rõ giữa rõ ràng tiêu chuẩn và chứng nhận để không bị lấn cấn trong sản xuất và tiêu thụ.

Cụ thể, tiêu chuẩn là những yêu cầu tối thiểu mà nhà sản xuất phải tuân thủ để có chứng nhận. Hiện, trên thị trường đang có những tiêu chuẩn riêng (quy định về dán nhãn riêng). Với tiêu chuẩn riêng, HTX có thể thực hiện trên tinh thần tự nguyện. Nhưng với tiêu chuẩn quốc gia như tiêu chuẩn hữu cơ chẳng hạn, dù không bắt buộc tất cả các HTX phải đạt chứng nhận này nhưng một khi muốn tuyên bố sản phẩm của mình là hữu cơ trên thị trường thì buộc HTX phải có chứng nhận hữu cơ.

Ngoài ra, còn có các tiêu chuẩn về dán nhãn. Đây là những yêu cầu bắt buộc để sản phẩm có thể dán nhãn hữu cơ, organic… tại các thị trường cụ thể như EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines…

Còn chứng nhận là hệ thống xác nhận sản phẩm tuân thủ theo một tiêu chuẩn nhất định. Thông thường có chứng nhận bên thứ nhất (do nhà sản xuất công bố), chứng nhận bên thứ hai (do khách hàng đánh giá) và chứng nhận bên thứ ba (do tổ chức đánh giá độc lập). “Hiện trong xuất khẩu sang các thị trường lớn, HTX có chứng nhận hữu cơ thường là chứng nhận bên thứ ba”, Ths. Phạm Minh Đức cho biết.

Đồng tình với việc tuân thủ các tiêu chuẩn, đạt các chứng nhận, PGS – TS. Quang Minh Nhựt (Trường Đại học Cần Thơ) cho rằng các chính sách về nông nghiệp cần ưu tiên lấy nông dân, HTX là trung tâm. Nếu một nông sản nào đó gặp khó trong vấn đề tiêu thụ thì các cơ quan quản lý không nên cứng nhắc khuyên người dân, HTX dừng sản xuất loại nông sản đó để tránh tình trạng chặt bỏ hàng loạt. Thay vào đó, cơ quan quản lý nên giúp HTX điều chỉnh lại sản xuất, nhất là nâng cao chất lượng nông sản bằng cách tập trung đáp ứng các tiêu chuẩn một cách thuận lợi hơn.

Cụ thể là việc nâng cao khả năng liên kết giữa cơ quan quản lý với HTX trong việc dự báo thị trường, tìm kiếm thị trường hay phát hiện ra lợi thế của từng loại nông sản sẽ mở ra các cơ hội trong tiêu thụ lớn hơn.

Chẳng hạn như với sầu riêng, khi xuất khẩu quả tươi gặp khó khăn thì có thể đầu tư cho chế biến, sấy khô sẽ hạn chế được những quy định về vi sinh vật, lượng hàng xuất khẩu cũng nhiều hơn, giá trị kinh tế thu về cũng cao hơn. Đặc biệt, sầu riêng chế biến không chỉ thuận lợi xuất khẩu sang Trung Quốc mà còn được đánh giá cao tại các nước phương Tây vì người tiêu dùng ở đây thường gặp khó khăn trong tiếp cận sầu riêng tươi vì mùi khá nồng.

Huyền Trang