Hợp tác xã trước mối lo đầu ra cho nông sản

Các quy định khắt khe của các doanh nghiệp thu mua và thị trường xuất khẩu đang khiến nông dân, HTX đứng ngồi không yên. Nếu không có định hướng rõ ràng trong hoàn thiện các tiêu chuẩn, chứng nhận, các HTX sẽ dễ rơi vào tình trạng dội chợ, hẹp cơ hội xuất khẩu mỗi khi vào vụ thu hoạch.

Thị trường EU thông báo sắp tới sẽ giảm mức MRL của Zoxamide trong rau diếp, xà lách, cải bó xôi từ 30ppm xuống còn 0,01ppm (tương đương 3.000 lần). Ngoài ra, hoạt chất Fenbuconazole và Penconazole với nhóm quả có múi và nhóm hạt như hạt điều, hạt mắc ca, gạo, đậu bắp… cũng sẽ bị áp dụng nồng độ ở mức rất thấp, chỉ 0,01ppm.

Siết đầu ra

Những quy định này đang được cho là ngày càng nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm khiến nhiều HTX lo lắng về việc tuân thủ quy định sản xuất để bảo đảm yêu cầu xuất khẩu sang EU.

Bà Cấn Thị Quỳnh Trang, Giám đốc HTX sản xuất rau hữu cơ V.organic (Lâm Đồng), cho biết biến đổi khí hậu khiến các loại rau như xà lách, rau diếp… rất dễ nhiễm các bệnh về nấm. Trong đó, Zoxamide là thuốc diệt nấm, thường được người dân sử dụng để kiểm soát nhiều loại nấm. Do đó, chỉ cần không cẩn thận trong quá trình sử dụng thuốc sẽ khiến vượt ngưỡng cho phép nhiều lại hóa chất trong rau, từ đó khó đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu.

Ông Lê Quý Hòa Bình, Quản lý chứng nhận của Control Union, cho biết các thị trường lớn như EU thường rà soát, áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm tra và quản lý nhập khẩu định kỳ 6 tháng/lần. Trong đó, nhiều nông sản hiện đã có yêu cầu quy định ngưỡng hoạt chất gần như bằng 0 nên quá trình sản xuất của doanh nghiệp, HTX nếu không có sự điều chỉnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xuất khẩu.

Không chỉ thị trường EU, thời gian gần đây, việc xuất khẩu một số nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc cũng có sự sụt giảm đáng kể.

Nỗ lực đáp ứng các tiêu chuẩn, hoàn thiện các chứng nhận sản xuất giúp giải tỏa mối lo về đầu ra nông sản cho nông dân, HTX.
Nỗ lực đáp ứng các tiêu chuẩn, hoàn thiện các chứng nhận sản xuất giúp giải tỏa mối lo về đầu ra nông sản cho nông dân, HTX.

Theo thống kê, hết tháng 7/2024, xuất khẩu hạt tiêu sang Trung Quốc không giống như dự đoán khi chỉ đạt 8.000 tấn, giảm mạnh gần 85% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu gạo 7 tháng năm 2024 cũng chỉ đạt 130,8 triệu USD sang thị trường tỷ dân, giảm đến 68,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo giới chuyên gia, việc xuất khẩu một số mặt hàng sang Trung Quốc giảm cũng đồng nghĩa với việc đầu ra cho nông dân, HTX, doanh nghiệp bị co hẹp lại. Điều này một phần do Trung Quốc đang nâng cao tiêu chuẩn về chất lượng hàng hoá. Thị trường này cũng đòi hỏi khắt khe về chất lượng và mẫu mã bao bì đối với một số mặt hàng như gạo, sầu riêng… Trong khi một số mặt hàng chưa quy định chặt chẽ về chất lượng, bao bì như cà phê, hồ tiêu… thì phải có tính cạnh tranh về giá. Nhưng điều này theo ông Lý Minh Hùng, Giám đốc HTX thanh bình (Đồng Nai) là vẫn còn khó khăn vì vấn đề logistics chưa thực sự thuận lợi cho HTX, doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc.

Thực tế, việc các thị trường xuất khẩu đang giảm thu mua, nâng cao tiêu chuẩn, yêu cầu khiến không ít nông dân, HTX lo lắng trong vấn đề tìm đầu ra cho nông sản. Và khi không có đầu ra ổn định, HTX cũng chưa chuyên tâm đầu tư theo hướng hàng hóa tập trung.

Đi liền với đó, thu nhập của các thành viên cũng bị ảnh hưởng. Cùng với đó, tình hình sản xuất nông nghiệp những năm gần đây gặp không ít khó khăn do biến đổi khí hậu khiến điệp khúc “được mùa mất giá” luôn là điều trăn trở đối với nhiều HTX.

Nâng chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn

Ths. Phạm Minh Đức, nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội Hữu cơ Việt Nam, Giám đốc điều hành Ecolink Vietnam, cho biết hầu hết các thị trường hiện nay đều từng bước nâng cao các yêu cầu về nhập khẩu hàng hóa để bảo vệ hoạt động sản xuất trong nước cũng như người tiêu dùng của họ. Do đó, không có cách nào khác người dân phải liên kết thành các HTX và các HTX phải sản xuất theo các tiêu chuẩn để đạt các chứng nhận mà thị trường yêu cầu.

Vì sao chứng nhận lại cần thiết? Trả lời câu hỏi này, ông Phạm Minh Đức cho rằng người tiêu dùng hiện nay có nhu cầu mua những sản phẩm tốt cho sức khỏe và bảo vệ môi trường. Họ sẵn sàng trả mức giá cao hơn để mua những sản phẩm này. Trong khi các chứng nhận là một hình thức hiệu quả để tạo lòng tin cho người tiêu dùng, nhà nhập khẩu đối với nông sản hàng hóa mỗi khi họ xuống tiền. Và ngược lại, khi HTX sản xuất đạt tiêu chuẩn, tạo được lòng tin với khách hàng thông qua các chứng nhận thì sẽ có lợi về đầu ra và bán được hàng hóa với mức giá cao hơn.

Tuy nhiên, một điều cần thiết là HTX phải hiểu và phân biệt rõ giữa rõ ràng tiêu chuẩn và chứng nhận để không bị lấn cấn trong sản xuất và tiêu thụ.

Cụ thể, tiêu chuẩn là những yêu cầu tối thiểu mà nhà sản xuất phải tuân thủ để có chứng nhận. Hiện, trên thị trường đang có những tiêu chuẩn riêng (quy định về dán nhãn riêng). Với tiêu chuẩn riêng, HTX có thể thực hiện trên tinh thần tự nguyện. Nhưng với tiêu chuẩn quốc gia như tiêu chuẩn hữu cơ chẳng hạn, dù không bắt buộc tất cả các HTX phải đạt chứng nhận này nhưng một khi muốn tuyên bố sản phẩm của mình là hữu cơ trên thị trường thì buộc HTX phải có chứng nhận hữu cơ.

Ngoài ra, còn có các tiêu chuẩn về dán nhãn. Đây là những yêu cầu bắt buộc để sản phẩm có thể dán nhãn hữu cơ, organic… tại các thị trường cụ thể như EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines…

Còn chứng nhận là hệ thống xác nhận sản phẩm tuân thủ theo một tiêu chuẩn nhất định. Thông thường có chứng nhận bên thứ nhất (do nhà sản xuất công bố), chứng nhận bên thứ hai (do khách hàng đánh giá) và chứng nhận bên thứ ba (do tổ chức đánh giá độc lập). “Hiện trong xuất khẩu sang các thị trường lớn, HTX có chứng nhận hữu cơ thường là chứng nhận bên thứ ba”, Ths. Phạm Minh Đức cho biết.

Đồng tình với việc tuân thủ các tiêu chuẩn, đạt các chứng nhận, PGS – TS. Quang Minh Nhựt (Trường Đại học Cần Thơ) cho rằng các chính sách về nông nghiệp cần ưu tiên lấy nông dân, HTX là trung tâm. Nếu một nông sản nào đó gặp khó trong vấn đề tiêu thụ thì các cơ quan quản lý không nên cứng nhắc khuyên người dân, HTX dừng sản xuất loại nông sản đó để tránh tình trạng chặt bỏ hàng loạt. Thay vào đó, cơ quan quản lý nên giúp HTX điều chỉnh lại sản xuất, nhất là nâng cao chất lượng nông sản bằng cách tập trung đáp ứng các tiêu chuẩn một cách thuận lợi hơn.

Cụ thể là việc nâng cao khả năng liên kết giữa cơ quan quản lý với HTX trong việc dự báo thị trường, tìm kiếm thị trường hay phát hiện ra lợi thế của từng loại nông sản sẽ mở ra các cơ hội trong tiêu thụ lớn hơn.

Chẳng hạn như với sầu riêng, khi xuất khẩu quả tươi gặp khó khăn thì có thể đầu tư cho chế biến, sấy khô sẽ hạn chế được những quy định về vi sinh vật, lượng hàng xuất khẩu cũng nhiều hơn, giá trị kinh tế thu về cũng cao hơn. Đặc biệt, sầu riêng chế biến không chỉ thuận lợi xuất khẩu sang Trung Quốc mà còn được đánh giá cao tại các nước phương Tây vì người tiêu dùng ở đây thường gặp khó khăn trong tiếp cận sầu riêng tươi vì mùi khá nồng.

Huyền Trang

ISO 13485:2016 – Hệ thống quản lý trang thiết bị y tế

Chứng nhận ISO 13485:2016

Chứng nhận ISO 13485( Hệ thống quản lý trang thiết bị y tế ) là giấy chứng nhận được cấp cho một tổ chức hoặc doanh nghiệp sau khi đã thành công đạt được tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn quản lý trang thiết bị y tế ISO 13485:2016.

ISO 13485:2016 là một tiêu chuẩn quốc tế do tổ chức tiêu chuẩn hoá ISO ban hành, xác định các yêu cầu cho một hệ thống quản lý trang thiết bị y tế trong tổ chức hoặc doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất và cung cấp các sản phẩm y tế, bao gồm các thiết bị y tế, dụng cụ y tế, và dịch vụ y tế liên quan. Để đạt được chứng nhận ISO 13485, tổ chức phải thiết lập , triển khai và duy trì một hệ thống quản lý trang thiết bị y tế hiệu quả và sau đó phải được một tổ chức đánh giá chứng nhận độc lập( được gọi là tổ chức công nhận hoặc tổ chức đánh giá thứ ba ) xác nhận rằng họ tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn.

Chứng nhận ISO 13485:2016

ISO 13485 có mục tiêu cung cấp các yêu cầu cho hệ thống quản lý chất lượng trong ngành y tế, đảm bảo rằng các tổ chức tuân thủ các quy định và yêu cầu pháp lý liên quan đến an toàn và chất lượng sản phẩm y tế. Tiêu chuẩn này đặc biệt quan trọng cho các nhà sản xuất thiết bị y tế, nhà cung cấp dịch vụ y tế, và các tổ chức liên quan khác trong chuỗi cung ứng y tế.

Việc tuân thủ ISO 13485 có thể giúp đảm bảo tính nhất quán, chất lượng, và tính đúng đắn của các sản phẩm y tế, đồng thời đối phó với các rủi ro tiềm ẩn trong ngành y tế. Đây là một công cụ quan trọng để hỗ trợ các tổ chức y tế duy trì sự tuân thủ các quy định, đạt được sự tin cậy và tăng cường niềm tin từ khách hàng.

ISO 13485 là tiêu chuẩn đặc biệt dành cho các tổ chức tham gia vào sản xuất và cung cấp các sản phẩm y tế. Nó đặt nặng vào các yêu cầu về an toàn và hiệu quả của các sản phẩm y tế, với sự chú trọng đặc biệt đến việc đáp ứng các quy định và yêu cầu pháp lý trong ngành y tế.

Yêu cầu đặc biệt cho ngành y tế: ISO 13485 đặt nặng vào các yêu cầu đặc biệt của ngành y tế, bao gồm việc đáp ứng các quy định và yêu cầu pháp lý trong ngành y tế, quản lý rủi ro và an toàn sản phẩm y tế, quản lý dữ liệu y tế, quy trình kiểm soát sản phẩm không đạt yêu cầu, đăng ký và duy trì các thiết bị y tế, và quản lý các vấn đề liên quan đến pháp lý, đạo đức và đạo đức nghề nghiệp.

Tính nhất quán với các quy định y tế: ISO 13485 đảm bảo tính nhất quán với các quy định y tế địa phương và quốc tế, giúp các tổ chức hoạt động trong ngành y tế tuân thủ các quy định y tế liên quan.

Kiểm tra, đánh giá và giám sát: ISO 13485 đưa ra các yêu cầu cụ thể liên quan đến việc kiểm tra, đánh giá và giám sát các sản phẩm y tế, bao gồm việc theo dõi hiệu quả của các hoạt động phòng ngừa, giám sát hiệu quả của các quy trình sản xuất, và đánh giá tính đúng đắn của các sản phẩm y tế.

Phạm vi chứng nhận ISO 13485 bao gồm các yêu cầu về:

  • Quản lý chất lượng: Xác định cơ cấu quản lý, các quy trình và hệ thống để đảm bảo sự tuân thủ với các quy định và yêu cầu của ISO 13485
  • Quản lý tài liệu: Đảm bảo rằng tài liệu liên quan đến sản phẩm y tế được lưu trữ, duyệt xét và duyệt thẩm định một cách hợp lý
  • Thiết kế và phát triển sản phẩm: Đảm bảo quy trình thiết kế và phát triển sản phẩm y tế tuân theo các yêu cầu về an toàn và hiệu suất.
  • Kiểm tra và kiểm định: Thực hiện kiểm tra và kiểm định chất lượng sản phẩm để đảm bảo chúng đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu.
  • Quản lý vật liệu và cung ứng: Đảm bảo rằng nguyên vật liệu và nhà cung cấp đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu liên quan đến y tế.
  • Điều tra sự cố và thu hồi sản phẩm: Quy định quy trình để xử lý các sự cố liên quan đến sản phẩm y tế và thu hồi sản phẩm nếu cần
  • Giám sát sản phẩm sau khi đưa vào thị trường: Theo dõi và báo cáo về hiệu suất và sự an toàn của sản phẩm sau khi chúng đã được đưa ra thị trường.

 

Quy trình ra giấy chứng nhận ISO 13485 thường gồm các bước chính sau đây:

  • Xác định yêu cầu: Xác định yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 13485 dựa trên hoạt động kinh doanh của tổ chức, đảm bảo rằng các yêu cầu của tiêu chuẩn này đồng nhất với các hoạt động sản xuất và cung cấp sản phẩm y tế của tổ chức.
  • Tiến hành đánh giá lỗ hổng: Đánh giá lỗ hổng giữa hoạt động hiện tại của tổ chức và các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 13485, để xác định những điểm cần được cải thiện và đáp ứng để đạt được tuân thủ tiêu chuẩn.
  • Triển khai hệ thống quản lý chất lượng: Xây dựng và triển khai hệ thống quản lý chất lượng dựa trên yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 13485. Đây là quá trình định nghĩa và triển khai các quy trình, chính sách, hướng dẫn và hệ thống tài liệu quản lý chất lượng trong tổ chức.
  • Đào tạo nhân viên: Đào tạo nhân viên liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo họ hiểu về các quy trình và nhiệm vụ của mình trong việc duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm y tế.
  • Tiến hành kiểm tra nội bộ: Tiến hành kiểm tra nội bộ để đánh giá tính hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng và đảm bảo rằng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 13485 đang được tuân thủ.
  • Kiểm tra bên ngoài: Tổ chức có thể thuê một tổ chức độc lập thực hiện kiểm tra bên ngoài, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và hoạt động của tổ chức, để đảm bảo rằng tổ chức đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 13485.
  • Nộp hồ sơ chứng nhận: Nếu tổ chức đạt được đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 13485 sau kiểm tra bên ngoài, họ có thể nộp hồ sơ chứng nhận đến tổ chức cấp chứng nhận.

 

Logo ISO 13485

Nghị định 98/2021/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế yêu cầu Cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế phải hoàn thành việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 13485.

    Li ích cho doanh nghip khi đạt chng nhn ISO 13485:2016

    • Tạo ấn tượng tốt hơn đối với khách hàng, là lợi thế cạnh tranh đối với các sản phẩm cùng loại khác.
    • Nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, kiểm soát các mối nguy, kiểm soát vệ sinh và nhiễm bẩn vào sản phẩm và có phương án triển khai cụ thể.
    • Tạo ra khả năng thâm nhập vào các thị trường quốc tế, vì chứng nhận ISO 13485 được xem như là bước đầu tiên hướng tới việc đạt được sự phù hợp với các yêu cầu luật định của Châu Âu.
    • Kiểm soát hiệu quả các quy trình nội bộ và tối thiểu hóa nguy cơ sai lỗi.
    • Thuận tiện trong việc tích hợp với các hệ thống quản lý khác (ISO 9001, ISO/IEC 17025, ISO 14000).

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO

– Bước 1: Làm rõ các vấn đề liên quan tới việc chứng nhận hệ và tiến hành đăng ký giấy   chứng nhận tiêu chuẩn ISO.

– Bước 2: Xem xét và lập kế hoặc đánh giá. Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ và gửi tới cơ quan chứng nhận đã lựa chọn.

Hồ sơ bao gồm công văn xin cấp chứng nhận ISO. Báo cáo tóm tắt quy trình sản xuất kinh doanh và áp dụng công việc (kèm sơ đồ). Đánh giá hiệu quả của quy trình quản lý chất lượng. Và báo cáo đánh giá hệ thống quản lý chất lượng.

– Bước 3: Kiểm tra và đánh giá sơ bộ tính hợp pháp, đầy đủ của tài liệu trong hồ sơ.

– Bước 4: Đánh giá hiện trường, cũng như các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý của ISO.

– Bước 5: Thẩm xét hồ sơ kết quả đánh giá.

– Bước 6: Cấp giấy chứng nhận nếu kết quả đánh giá được coi là phù hợp với tiêu chuẩn về hệ thống quản lý ISO.

    Hiệu lực của chứng chỉ chứng nhận ISO: Giấy chứng nhận hệ  theo tiêu chuẩn ISO thông thường có hiệu lực trong 03 năm. Khi gần hết thời hạn, nếu doanh nghiệp vẫn có nhu cầu tiếp tục được chứng nhận ISO thì thực hiện thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận.

Trên đây là những thông tin mà Viện Khoa học Công nghệ và Môi Trường – INOSTE cung cấp. Nếu bạn có nhu cầu thuê dịch vụ cấp giấy chứng nhận ISO hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thành trong thời gian sớm nhất.

                                                                                                                     Mạnh Chí

Liên hệ tư vấn miễn phí: Viện Khoa học Công nghệ và Môi Trường – INOSTE

INOSTE – ĐỒNG HÀNH CÙNG HỢP TÁC XÃ

Địa chỉ: Tòa nhà NEDCEN, Số 149 Giảng Võ, P.Cát Linh, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội.

Điện thoại: 0243.8234.456 | Email: coste@vca.org.vn | Website: www.inoste.vn

 

Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp – Chứng Nhận ISO 45001:2015

Hình ảnh đảm bảo an toàn cho người lao động

Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp là gì?

Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp là một hệ thống xác định những yêu cầu nhằm tăng cường sức khỏe và an toàn lao động, giảm thiểu các mối nguy rủi ro tại nơi làm việc và thúc đẩy tinh thần nhân viên. Hệ thống cung cấp một cấu trúc rõ ràng cho tất cả các tổ chức muốn cải thiện hiệu quả vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Chứng nhận ISO 45001 – Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý An toàn Sức khỏe Nghề nghiệp do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành vào tháng 3/2018.

 

Hình ảnh hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe
Điều gì sẽ xảy ra nếu doanh nghiệp không áp dụng hệ thống quản lý này?

 

Khi doanh nghiệp không áp dụng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, người lao động phải làm việc trong môi trường nguy hiểm, độc hại như trực tiếp tiếp xúc với hóa chất hoặc làm việc nguy cơ cao với những rủi ro tai nạn như thợ điện, thợ xây dựng, thợ mỏ, môi trường điện từ, khí độc hại… Điều này sẽ dẫn đến các hệ lụy về sức khỏe về lâu dài, thậm chí ảnh hưởng đến cả tính mạng người lao động.

Một khi doanh nghiệp không đảm bảo vấn đề an toàn và sức khỏe lao động sẽ khiến niềm tin đối với doanh nghiệp đổ vỡ. Khó mà thu hút được nhân tài cũng như công nhân viên cho các doanh nghiệp đó. Mặc khác, doanh nghiệp không đảm bảo an toàn và sức khỏe lao động cũng chính là làm trái với quy định của pháp luật.

 

Tầm quan trọng của hệ thống quản lý đối với công nhân và doanh nghiệp

Điều này đóng quan trò quan trọng đối với cả người lao động và cả doanh nghiệp, cụ thể:

Đối với người lao động

Khi áp dụng hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp sẽ giúp bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động trong quá trình làm việc. Một khi thực hiện tốt biện pháp an toàn sức khỏe và nghề nghiệp sẽ giúp công nhân làm việc an tâm, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc.

Hình ảnh hệ thống đảm bảo lợi ích cho người lao động và doanh nghiệp
Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp đảm bảo lợi ích cho cả người lao động và doanh nghiệp

Hình ảnh an toàn người lao động

 

Hình ảnh an toàn người lao động

Đối với Doanh nghiệp

Khi áp dụng hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp, các nhà máy sản xuất của công ty… giảm và hạn chế những thiệt hại về tài sản do tai nạn gây ra. Ngoài ra, khi doanh nghiệp áp dụng công tác an toàn sức khỏe nghề nghiệp chặt chẽ theo quy định sẽ giúp cho doanh nghiệp gây dựng nên sự uy tín đối với người lao động. thu hút được nguồn nhân lực tham gia ứng tuyển khi doanh nghiệp tuyển dụng.

 

Hình ảnh Hệ thống quản lý an toàn

 

Việc đạt được chứng nhận hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp thể hiện sự cải tiến liên tục trong việc áp dụng các quy trình trong hệ thống vận hành của công ty, cung cấp ra thị trường một cách nhất quán sản phẩm và dịch vụ, chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và các bên liên quan. Bên cạnh đó còn giúp giải quyết các rủi ro, đảm bảo hệ thống quản lý của công ty phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng.

Đồng thời, người lao động chính là nhân tố trọng yếu trong sự phát triển kinh tế cả nước. Khi áp dụng hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp sẽ giúp giảm thiểu tai nạn lao động ở mức thấp nhất. Từ đó đời sống người lao động được nâng lên, đất nước ngày một phát triển.

 

Mục đích của Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp OH&S – ISO 45001

Mục đích của hệ thống quản lý là cung cấp một khuôn khổ cho việc quản lý các rủi ro. Các đầu ra mong đợi của hệ thống quản lý là để ngăn ngừa tổn thương & sức khỏe kém của người lao động và để cung cấp nơi làm việc an toàn & lành mạnh; do đó, nó được xem là rất quan trọng cho tổ chức để loại trừ các mối nguy và giảm thiểu rủi ro bằng việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ hữu hiệu.

Khi các biện pháp này được áp dụng bởi tổ chức thông hệ thống này và sức khỏe nghề nghiệp của mình, họ cải hoạt động an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

<p><p>Việc thực hiện một hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn này cho phép một tổ chức quản lý các rủi ro và cải tiến hoạt động của mình. Một an toàn và sức khỏe nghề nghiệp có thể trợ giúp tổ chức đáp ứng đầy đủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác.

 

Hình ảnh Hệ thống quản lý an toàn

 

Điều kiện cấp chứng nhận ISO 4500

Để được cấp chứng nhận ISO 45001 phải đáp ứng 3 điều kiện chính sau:

    • Điều kiện thứ nhất: Doanh nghiệp xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018
    • Điều kiện thứ hai: Thực hiện đánh giá chứng nhận ISO 45001 bởi Tổ chức chứng nhận.
    • Điều kiện thứ ba: Duy trì vận hành hệ thống và hiệu lực của Giấy chứng nhận ISO 45001:2018

Quy trình chứng nhận ISO 45001:2018 – Hệ thống quản lý chất lượng tại ISOCERT

Quy trình chứng nhận ISO 45001 tại ISOCERT gồm 6 bước:

Bước 1: Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận ISO 45001 tại ISOCERT

Bước 2: Đánh giá sơ bộ

Bước 3: Đánh giá tài liệu tại ISOCERT

Bước 4: Đánh giá hệ thống quản lý

Bước 5: Kiểm tra khắc phục và thẩm xét hồ sơ

Bước 6: Cấp giấy chứng nhận và dấu chứng nhận

Trên đây là những thông tin mà Viện Khoa học Công nghệ và Môi Trường – INOSTE cung cấp. Nếu bạn có nhu cầu thuê dịch vụ cấp giấy chứng nhận ISO hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thành trong thời gian sớm nhất.

                                                                                                             

        Mạnh Chí

Liên hệ tư vấn miễn phí: Viện Khoa học Công nghệ và Môi Trường – INOSTE

INOSTE – ĐỒNG HÀNH CÙNG HỢP TÁC XÃ

Địa chỉ: Tòa nhà NEDCEN, Số 149 Giảng Võ, P.Cát Linh, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội.

Điện thoại: 0243.8234.456 | Email: coste@vca.org.vn | Website: www.inoste.vn

 

 

Hệ thống quản lý môi trường

Hệ thống quản lý môi trường EMS

Hệ thống quản lý môi trường – Cách thức xây dựng EMS

Doanh nghiệp chỉ có thể phát triển bền vững khi thực sự quan tâm và thực hiện các cam kết về môi trường một cách nghiêm túc. Do đó, đòi hỏi các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp cần hiểu và xây dựng một hệ thống quản lý môi trường phù hợp và hiệu quả. Qua bài viết này, Viện Khoa học Công nghệ & Môi trường sẽ cung cấp các thông tin về hệ thống quản lý môi trường (EMS) cũng như cách thức xây dựng hệ thống để doanh nghiệp có thể tham khảo và thực hiện tốt nhất.

  1. Hệ thống quản lý môi trường là gì?

Hệ thống quản lý môi trường (EMS) là một tập hợp các quy trình và thực tiễn cho phép một tổ chức, công ty giảm các tác động môi trường và tăng hiệu quả hoạt động. Hệ thống quản lý môi trường (EMS) là một khung giúp tổ chức đạt được các mục tiêu môi trường thông qua việc xem xét, đánh giá và cải thiện hiệu suất môi trường nhất quán.

Hệ thống quản lý môi trường có thể áp dụng cho mọi loại hình tổ chức với các quy mô khác nhau trong phạm vi  xác định. EMS của mỗi tổ chức được điều chỉnh theo các mục tiêu và mục tiêu riêng của mình.

Hiện ISO 14001:2015 là tiêu chuẩn quốc tế về EMS mà các doanh nghiệp có thể dựa vào đó để xây dựng một hệ thống quản lý môi trường hiệu quả cho mình.

Các yếu tố cơ bản của một EMS bao gồm:

    • Xem xét các mục tiêu môi trường của tổ chức;
    • Phân tích tác động môi trường và các yêu cầu pháp lý của nó;
    • Giám sát và đo lường tiến độ trong việc đạt được các mục tiêu;
    • Đảm bảo nhận thức và năng lực môi trường;
    • Đặt mục tiêu môi trường để giảm tác động môi trường và tuân thủ các yêu cầu pháp lý;
    • Thiết lập các chương trình để đáp ứng các mục tiêu và mục tiêu này;
    • Xem xét tiến độ của EMS và cải thiện

 

Hệ thống quản lý môi trường EMS

 

Xem thêm: Doanh nghiệp bắt buộc phải có ISO 14001 không?

  1. Tại sao doanh nghiệp cần triển khai hệ thống quản lý môi trường?

Lợi ích tiềm năng mà doanh nghiệp sở hữu sau khi triển khai hệ thống quản lý môi trường hiệu quả:

    • Tuân  thủ  nâng cao: Một EMS giúp một tổ chức giải quyết các nhu cầu pháp lý của mình một cách có hệ thống và hiệu quả về chi phí. Cách tiếp cận chủ động này có thể giúp giảm nguy cơ không tuân thủ và cải thiện các thực hành về sức khỏe và an toàn cho nhân viên và công chúng.
    • Phòng ngừa ô nhiễm; Bảo tồn tài nguyên: Hệ thống quản lý môi trường giúp xác định những yếu tố tác động đến môi trường, và xây dựng các quy trình nhằm ngăn ngừa hoặc giảm tối đa tác động này.
    • Khách hàng/ thị trường mới: Hệ thống quản lý môi trường là một công cụ nâng cao hiệu quả Hoạt động, Sản phẩm và Dịch vụ của tổ chức, vì vậy, nó mang lại lợi ích cho toàn tổ chức. Các mối quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng có thể được cải thiện thông qua việc quản lý nhất quán và giảm thiểu các tác động.
    • Hình ảnh nâng cao với công chúng, cơ quan quản lý, người cho vay, nhà đầu tư.
    • Nhận thức của nhân viên về các vấn đề và trách nhiệm môi trường.
    • Tăng hiệu quả / giảm chi phí hoạt động.
    • Tinh thần làm việc của nhân viên được nâng cao.
    • Cải thiện hiệu suất môi trường.

 

Giảm thiểu các tác động môi trường và tăng năng suất hoạt động với một EMS khoa học
Giảm thiểu các tác động môi trường và tăng năng suất hoạt động với một EMS khoa học

  1. Các bước xây dựng hệ thống môi trường hiệu quả.

► Bước 1: Xây dựng chính sách môi trường:

Đây là giai đoạn đầu  và là nền tảng để xây dựng và thực hiện  hệ thống quản lý môi trường. Chính sách môi trường là kim chỉ nam cho việc áp dụng và cải tiến hệ thống quản lý môi trường của tổ chức sao cho tổ chức có thể duy trì và có khả năng nâng cao kết quả hoạt động môi trường của mình.

Chính sách Môi trường cần phải:

    • Phản ánh sự cam kết của lãnh đạo cao nhất về việc tuân theo các yêu cầu của luật pháp và các yêu cầu khác được áp dụng, về ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục.
    • Được xem xét thường xuyên để đảm bảo hệ thống được thực hiện và đầy đủ.
► Bước 2: Lập kế hoạch về quản lý môi trường:

Đây là giai đoạn Lập kế hoạch (Plan)  trong chu trình PDCA. Giai đoạn lập kế hoạch được thiết lập một cách hiệu quả là khi tổ chức phải đạt được sự tuân thủ với các yêu cầu về pháp luật và tuân thủ với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 và những mong đợi kết quả môi trường do chính mình lập ra. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:

    • Xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về môi trường mà tổ chức/doanh nghiệp phải tuân thủ
    • Xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa: Tổ chức cần định đó các khía cạnh môi trường trong phạm vi hệ thống quản lý môi trường của mình, có tính đến đầu vào và đầu ra
    • Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra
Chu trình PDCA được áp dụng để xây dựng một EMS hiệu quả
Chu trình PDCA được áp dụng để xây dựng một EMS hiệu quả
► Bước 3: Thực hiện và điều hành

Giai đoạn thứ ba của mô hình cung cấp các công cụ, các quy trình và các nguồn lực cần thiết để vận hành EMS một cách bền vững.

Giai đoạn này yêu cầu cập nhật liên tục những thay đổi, như phân công lại trách nhiệm cho các nhân viên khi các hoạt động hoặc sản phẩm của tổ chức thay đổi, hay những thay đổi nhu cầu đào tạo theo thời gian, hay chính sách và các thủ tục thông qua sự cải tiến liên tục. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:

    • Cơ cấu và trách nhiệm: Tổ chức chỉ định một hoặc một nhóm người có trách nhiệm và quyền hạn để thực hiện và duy trì hệ thống quản lý môi trường và cung cấp các nguồn lực cần thiết.
    • Năng lực, đào tạo và nhận thức: Thực hiện các nội dung đào tạo thích hợp cho các đối tượng quản lý, các nhóm nhân công, nhóm quản lý dự án và các cán bộ điều hành chủ chốt của nhà máy.
    • Thông tin liên lạc: Thiết lập và triển khai hệ thống thông tin nội bộ và bên ngoài nhằm tiếp nhận và phản hồi các thông tin về môi trường và phổ biến các thông tin cho những cá nhân/phòng ban liên quan.
    • Văn bản hóa tài liệu của hệ thống quản lý môi trường.
    • Kiểm soát điều hành: Thực hiện các quy trình điều hành.
    • Sự chuẩn bị và ứng phó với tình trạng khẩn cấp.
► Bước 4: Kiểm tra và hành động khắc phục:

Đây là giai đoạn để xem xét cải tiến quá trình hoặc quyết định những thay đổi cho các giai đoạn khác. Giai đoạn thể hiện bước Kiểm tra (Check)  trong chu trình PDCA. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:

    • Giám sát và đo: Tiến hành thủ tục giám sát và đo tiến trình của các dự án nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra, hiệu quả hoạt động của các quá trình so với các tiêu chí đã đặt ra, định kỳ kiểm tra sự tuân thủ của tổ chức với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác có liên quan đến các hoạt động kinh doanh của mình.
    • Đánh giá sự tuân thủ: Sự không phù hợp và hành động khắc phục và phòng ngừa.
    • Hồ sơ: thực hiện thủ tục lưu giữ hồ sơ của hệ thống quản lý môi trường,
    • Đánh giá hệ thống quản lý môi trường.

► Bước 5: Xem xét của lãnh đạo:

Quá trình xem xét yêu cầu thu thập các thông tin liên quan tới EMS  và thông báo các thông tin này tới lãnh đạo cấp cao theo kế hoạch định trước. Mục đích của quá trình xem xét này gồm:

    • Đảm bảo tính phù hợp liên tục của hệ thống EMS;
    • Xác định tính đầy đủ;
    • Thẩm tra tính hiệu quả của hệ thống;
    • Tạo điều kiện cải tiến liên tục hệ thống, các quá trình và thiết bị môi trường…

Từ kết quả xem xét của lãnh đạo về các thiết bị và nhân lực sử dụng trong quá trình áp dụng hệ thống cũng như các kết quả hoạt động về môi trường, tổ chức sẽ quyết định được điều kiện hiện tại có thể chấp nhận được, và cần phải thay đổi những gì. Giai đoạn này là bước Đánh giá (Act) trong chu trình PDCA.

  1. Thủ tục và quy trình cấp giấy chứng nhận ISO

Đối với các doanh nghiệp hiện nay, việc tạo niềm tin khách hàng bên cạnh tăng khả năng cạnh tranh. Từ đó nâng cao hiệu quả trong sản xuất, cung ứng dịch vụ. Bởi vậy, việc  xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO của doanh nghiệp là điều cần thiết. Vậy thủ tục cấp giấy chứng nhận ISO như thế nào?

4.1. Tại sao phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận ISO

Về bản chất, giấy chứng nhận ISO là Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO. Điều này góp phần xác định và đưa ra trình tự các bước. Từ đó hướng dẫn việc thực hiện một hoạt động hay một quá trình trong hệ thống quản lý của tổ chức. Quy trình có thể thiết lập dưới dạng văn bản để hướng dẫn việc thực hiện tại chỗ.

Việc xin giấy chứng nhận ISO là cơ sở để cải tiến quy trình, dây chuyền sản xuất. Cũng như tạo ra văn hóa cải tiến cho tổ chức, doanh nghiệp. Cắt giảm được các chi phí vận hành không cần thiết thông qua việc xem xét, phân bổ lại nguồn lực cho các quá trình. Cũng như thiết lập mối tương tác, hỗ trợ giữa các quá trình. Với mục đích mang lại hiệu quả cao nhất, tạo được thiện cảm và niềm tin cho khách hàng vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Một hệ thống quản lý khoa học sẽ tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Cũng như kiểm soát rủi ro tốt hơn thông qua việc dự báo. Hoặc điều chỉnh lại mô hình hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, góp phần thể hiện doanh nghiệp đã đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của cơ quan Nhà nước về quản lý chất lượng.

4.2. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO

– Bước 1: Làm rõ các vấn đề liên quan tới việc chứng nhận hệ và tiến hành đăng ký giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO.

– Bước 2: Xem xét và lập kế hoặc đánh giá. Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ và gửi tới cơ quan chứng nhận đã lựa chọn.

Hồ sơ bao gồm công văn xin cấp chứng nhận ISO. Báo cáo tóm tắt quy trình sản xuất kinh doanh và áp dụng công việc (kèm sơ đồ). Đánh giá hiệu quả của quy trình quản lý chất lượng. Và báo cáo đánh giá hệ thống quản lý chất lượng.

– Bước 3: Kiểm tra và đánh giá sơ bộ tính hợp pháp, đầy đủ của tài liệu trong hồ sơ.

– Bước 4: Đánh giá hiện trường, cũng như các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý của ISO.

– Bước 5: Thẩm xét hồ sơ kết quả đánh giá.

– Bước 6: Cấp giấy chứng nhận nếu kết quả đánh giá được coi là phù hợp với tiêu chuẩn về hệ thống quản lý ISO.

4.3. Hiệu lực của chứng chỉ chứng nhận ISO:

Giấy chứng nhận hệ  theo tiêu chuẩn ISO thông thường có hiệu lực trong 03 năm. Khi gần hết thời hạn, nếu doanh nghiệp vẫn có nhu cầu tiếp tục được chứng nhận ISO thì thực hiện thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận.

                                                                                                                     Mạnh Chí

Liên hệ tư vấn miễn phí: Viện Khoa học Công nghệ và Môi Trường – INOSTE

INOSTE – ĐỒNG HÀNH CÙNG HỢP TÁC XÃ

Địa chỉ: Tòa nhà NEDCEN, Số 149 Giảng Võ, P.Cát Linh, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội.

Điện thoại: 0243.8234.456 | Email: coste@vca.org.vn | Website: www.inoste.vn

Hợp tác xã vẫn loay hoay với bài toán phát triển thị trường thực phẩm lên men

Việt Nam có nhiều món ăn truyền thống theo quy trình lên men được người tiêu dùng trong và ngoài nước đánh giá cao như: dưa chua, cà muối, củ kiệu muối… nhưng để các loại thực phẩm lên men ‘made in Vietnam” có thương hiệu giống như món Kim chi Hàn Quốc thì các Doanh nghiệp, Hợp tác xã vẫn còn nhiều việc phải làm.

Kim chi Hàn Quốc đạt khối lượng xuất khẩu 23.900 tấn trong sáu tháng đầu năm nay, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều đáng nói là món ăn này của Hàn Quốc hiện đã nổi tiếng ở cả thị trường Bắc Mỹ và châu Âu trong khi Việt Nam cũng có thế mạnh sản xuất các loại thực phẩm lên men như dưa chua, cà muối, măng muối… nhưng lại chưa xuất khẩu nhiều và chưa được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biết đến.

Khó mở rộng thị trường khi chưa có thương hiệu

Quá trình sản xuất tại khu vực kinh tế tập thể cho thấy, có không ít HTX đang đầu tư chế biến nông sản thành các thực phẩm thông qua quy trình lên men để phục vụ nhu cầu thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Anh Hoàng Văn Mơi, Chủ tịch HĐQT HTX Mơi Hạnh (Hà Giang), cho biết HTX đã xuất khẩu được củ cải muối theo hình thức chính ngạch nhưng số lượng còn khá khiêm tốn, mỗi năm khoảng vài chục tấn. Trong khi huyện Xín Mần đã phát triển được khoảng 50ha củ cải và dự kiến còn tiếp tục mở rộng, sản lượng đạt khoảng 50-60 tấn/ha.

Là một đơn vị chuyên trồng loại rau cải bẹ và đầu tư chế biến thành dưa muối, sản phẩm của HTX Nông nghiệp sản xuất dưa cải muối chua Tân Định (Vĩnh Long) đã được đầu tư một số máy móc phục vụ đóng gói, hút chân không. Nhưng đến nay, thị trường cho sản phẩm này vẫn chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, chưa phát triển mạnh ra các tỉnh phía Bắc và xuất khẩu.

Hợp-tác-xã-vẫn-loay-hoay-với-bài-toán-phát-triển-thị-trường-thực-phẩm-lên-men.jpg

HTX Thuận Châu Xanh áp dụng quy trình lên men từ quả táo mèo.

Ông Nguyễn Thành Nhơn, Giám đốc HTX Tân Định cho biết việc dưa chua, cà muối, củ kiệu muối của Việt Nam chỉ dừng là món ăn của người Việt mà chưa nổi tiếng và xuất khẩu mạnh như kim chi Hàn Quốc bởi cả đơn vị sản xuất lẫn nhà quản lý chưa quan tâm phát triển những dòng sản phẩm như thế này và chỉ coi đây chỉ là thực phẩm phụ.

Việc xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thúc đẩy quảng bá, liên kết để đưa sản phẩm dưa muối vào các siêu thị, liên kết với các doanh nghiệp xuất khẩu cũng rất mỏng mạnh. Đó là lý do ở Vĩnh Long có cả ấp Tân Định phát triển nghề muối dưa chua nhưng sản phẩm chưa thể tràn ra phía Bắc và xa hơn là xuất khẩu.

Còn bà Phạm Thị Dung, Giám đốc HTX Bồn bồn Minh Duy (Cà Mau) cho biết chế biến bồn bồn muối chua để vào siêu thị cần đáp ứng nghiêm ngặt các quy định về bảo quản mới cho chất lượng đạt yêu cầu. Nhưng việc bảo quản trong vận chuyển đến siêu thị, để sản phẩm tại siêu thị và từ siêu thị đến tay người tiêu dùng như thế nào HTX rất khó kiểm soát. Đây cũng là khó khăn trong phát triển sản phẩm bồn bồn muối chua của HTX.

Tập trung phát triển vùng nguyên liệu

Ngoài vấn đề trên, ông Trần Minh Kha, chủ một xí nghiệp chuyên thu rau nguyên liệu phục vụ chế biến, cho biết loại rau cải bẹ chuyên muối dưa truyền thống của Việt Nam dễ trồng nhưng lại là nguyên liệu không thông dụng để ăn trong bữa cơm hàng ngày nên khó bán, giá rẻ. Từ đó, có ít đơn vị trồng loại rau này theo quy mô lớn. Doanh nghiệp muốn mua số lượng lớn quanh năm phục vụ chế biến rất khó khăn.

Còn đối với loại rau cải thảo, nguyên liệu để làm món kim chi cũng hay gặp khó khăn trong sản xuất nhất là giai đoạn mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Cụ thể, với cải thảo giống TK304 thì mùa thuận bình quân 1 sào người dân trồng 6.000 cây sẽ cho sản lượng từ 6 – 6,5 tấn với khối lượng bình quân trên 700 gam. Nhưng vào mùa nghịch-mùa mưa, loại cây này chỉ cho sản lượng dao động từ 3 – 4 tấn với size bình quân 450 – 500 gam, nếu kỹ thuật chăm của nông dân, HTX tốt. Còn với các vườn bị dịch bệnh thì khả năng thất thu cao, không đủ sản lượng cung ứng cho thu mua chế biến.

Trong khi vào mùa mưa, nhu cầu sử dụng kim chi ở Việt Nam cũng tăng cao từ các nhà hàng, khách sạn, quán ăn. Nhưng thời tiết mưa hoặc biến đổi khí hậu liên tục dẫn đến dịch bệnh diễn biến phức tạp. Người nông dân phải tăng tần suất và liều lượng phun thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó việc thu hoạch bị rút ngắn thời gian và không cách ly đúng quy định (do ảnh hưởng của sự biến động giá cả thị trường, nhu cầu của các kênh tiêu thụ tăng cao) nên HTX, nông dân rất khó bảo đảm nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến.

Có thể thấy, rất nhiều doanh nghiệp, HTX gặp khó khăn và vướng mắc trong việc phát triển vùng nguyên liệu rau củ quả phục vụ chế biến ở dạng lên men theo quy mô lớn.

Ông Hoàng Sơn Công, cố vấn khởi nghiệp Ủy Ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam, Phó Viện trưởng Viện Khoa học phát triển tài năng Việt Nam, cho biết một trong những khó khăn hiện nay chính là tư duy của nhiều người khi cho rằng những thực phẩm lên men không tốt cho sức khỏe. Nhưng các nghiên cứu trong nước và thế giới chỉ ra rằng, nếu làm đúng quy trình, các sản phẩm lên men có nguồn probiotic có lợi giúp tăng cường sức khỏe của cơ thể vật chủ.

Đây được gọi là thị trường đồ chua và đang tăng trưởng ở nhiều nước vì có lợi cho sức khỏe, bổ sung hương vị cho nhiều thực phẩm chính như xúc xích, sandwich, hamburger, thịt nướng, salad… Đặc biệt, ưu điểm của các sản phẩm này là có thời gian bảo quản lâu nên vừa giải quyết bài toán đầu ra cho người trồng vừa được nhiều người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn.

Do đó, để các sản phẩm đồ chua của Việt Nam vươn tầm, chắc chắn cần ưu tiên sản xuất và chế biến từ nguyên liệu tự nhiên, hữu cơ để đáp ứng xu hướng sử dụng thực phẩm an toàn cho sức khỏe, thuần chay đang tăng là cần thiết. HTX, doanh nghiệp cũng chú trọng nghiên cứu ra những dòng sản phẩm mới, với những cách kết hợp nguyên liệu phù hợp để tạo hương vị mới lạ, độc đáo.

Ngày nay, một số doanh nghiệp, HTX ở Việt Nam đã áp dụng quá trình lên men để chế biến thành các sản phẩm hữu ích như mận lên men, chanh leo lên men, táo mèo lên men, dưa leo muối, xoài muối chua… như tại HTX Xanh Thuận Châu , HTX 19/5 (Sơn La) hay HTX Trường An (Bắc Ninh) đầu tư thiết bị hiện đại và tạo ra dòng sản phẩm “dưa gang muối Trường An”…

Nhưng để xuất khẩu và tạo được tiếng vang như Kim Chi Hàn Quốc, các chuyên gia cho rằng cần giải quyết vấn đề sản lượng đủ lớn mới có thể tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường. Ngay như nhiều nguyên liệu để sản xuất đồ muối chua hiện nay chưa được đầu tư bài bản để phục vụ chế biến mà chế biến đồ muối chua thực chất chỉ là bước phụ. Tức là các HTX thường ưu tiên bán nguyên liệu tươi sau còn thừa mới dùng để chế biến. Trong khi nhiều nguyên liệu như cải bẹ, cà pháo, dưa gang, dưa leo được trồng nhưng chưa theo quy mô lớn.

Ths nông nghiệp Nguyễn Tiến Hưng, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm sạch BigGreen Việt Nam, cho biết dưa leo hữu cơ phục vụ ăn tươi hiện cũng chưa dồi dào, công ty cũng chỉ liên kết được một vài đơn vị ở Kim Bôi (Hòa Bình) và Thạch Thành (Thanh Hóa). Trong khi dưa leo muốn chế biến, muối chua phải yêu cầu khác về giống để bảo đảm chất lượng và độ đồng đều về kích thước chứ không thể là loại dưa có size lớn như nhiều vùng trồng hiện nay.

Huyền Trang

 

Kiểm Nghiệm Chất Lượng Hàng Hóa: Đảm Bảo Sự Hài Lòng Của Khách Hàng

Hình ảnh kiểm nghiệm chất lượng hàng hoá

I. Tầm Quan Trọng của Kiểm Nghiệm Chất Lượng Hàng Hóa
Trong một thị trường kinh doanh cạnh tranh cao như hiện nay, việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm và dịch vụ là một yếu tố then chốt để thu hút và giữ chân khách hàng. Khách hàng ngày càng yêu cầu cao về chất lượng, an toàn và tính bền vững của hàng hóa. Vì vậy, các doanh nghiệp buộc phải đặt việc kiểm nghiệm chất lượng lên hàng đầu để đáp ứng những tiêu chuẩn ngày càng khắt khe này.

Hình ảnh kiểm nghiệm chất lượng hàng hoá

Kiểm nghiệm chất lượng không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng mà còn mang lại nhiều lợi ích khác:

  1. Tăng sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng: Khi khách hàng cảm thấy an tâm về chất lượng của sản phẩm, họ sẽ trở thành những khách hàng trung thành và sẵn lòng tiếp tục ủng hộ sản phẩm của doanh nghiệp.
  2. Tăng giá trị thương hiệu: Việc cung cấp sản phẩm chất lượng cao sẽ giúp xây dựng và nâng cao uy tín, danh tiếng của thương hiệu trên thị trường.
  3. Giảm chi phí và tăng hiệu quả: Qua quá trình kiểm nghiệm, các lỗi và khiếm khuyết của sản phẩm sẽ được phát hiện và khắc phục kịp thời, giúp giảm thiểu những chi phí do sai sót, hư hỏng gây ra sau khi sản phẩm đã được bán ra thị trường.
  4. Tăng năng lực cạnh tranh: Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp vươn lên dẫn đầu trong cuộc đua cạnh tranh gay gắt trên thị trường.

II. Các Phương Pháp Kiểm Nghiệm Chất Lượng Hàng Hóa Phổ Biến

Để đạt được chất lượng sản phẩm như mong muốn, các doanh nghiệp thường áp dụng các phương pháp kiểm nghiệm chất lượng sau:

  1. Kiểm nghiệm nguyên liệu đầu vào: Việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu, linh kiện đầu vào là bước quan trọng đầu tiên nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng. Các phương pháp kiểm tra có thể bao gồm: kiểm tra bằng mắt thường, các phép đo lường, phân tích hóa học, kiểm tra độ cứng, độ bền, etc.
  2. Kiểm nghiệm trong quá trình sản xuất: Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong các giai đoạn của quá trình sản xuất sẽ giúp phát hiện và khắc phục kịp thời các lỗi, đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng. Các biện pháp kiểm tra bao gồm: quan sát trực quan, đo lường kích thước, kiểm tra độ hoàn thiện, v.v.
  3. Kiểm nghiệm sản phẩm hoàn thiện: Đây là bước cuối cùng và quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi giao hàng cho khách. Các phương pháp kiểm tra có thể bao gồm: kiểm tra tổng thể, kiểm tra các tính năng, kiểm tra độ an toàn, độ bền, độ hoàn thiện, v.v.
  4. Kiểm nghiệm định kỳ: Ngoài việc kiểm tra trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp cũng cần tiến hành các đợt kiểm tra định kỳ nhằm đánh giá chất lượng sản phẩm, phát hiện và khắc phục những vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng.

III. Vai Trò của Công Nghệ trong Kiểm Nghiệm Chất Lượng

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, các doanh nghiệp đang ngày càng ứng dụng công nghệ vào quá trình kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, mang lại nhiều lợi ích như:

  1. Tăng độ chính xác và tính khách quan: Các thiết bị, công cụ công nghệ hiện đại như máy đo, máy phân tích, máy kiểm tra, v.v. giúp đạt được độ chính xác và tính khách quan cao hơn so với kiểm tra bằng mắt thường.
  2. Tăng tốc độ và hiệu quả: Nhiều quy trình kiểm nghiệm có thể được tự động hóa, giảm thiểu sai sót do con người và tăng tốc độ thực hiện.
  3. Cải thiện khả năng lưu trữ và truy xuất dữ liệu: Việc lưu trữ dữ liệu kiểm nghiệm điện tử sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng truy xuất, phân tích và quản lý thông tin.
  4. Tăng cường khả năng giám sát và điều khiển: Các công nghệ như Internet of Things (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép giám sát chất lượng sản phẩm một cách liên tục và điều khiển quá trình sản xuất chính xác hơn.

IV. Thách Thức và Hướng Giải Quyết

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, việc áp dụng kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa cũng đặt ra một số thách thức:

  1. Chi phí đầu tư: Việc triển khai các phương pháp kiểm nghiệm chất lượng hiện đại đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư lớn về cơ sở vật chất, thiết bị, đào tạo nhân sự.
  2. Thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn: Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thi缺hụt nguồn nhân lực có đủ trình độ chuyên môn để thực hiện các công tác kiểm nghiệm chất lượng hiệu quả.
  3. Khó đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe: Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu của khách hàng, các tiêu chuẩn chất lượng ngày càng trở nên phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực kiểm nghiệm.

Để giải quyết các thách thức này, các doanh nghiệp cần:

  • Lập kế hoạch đầu tư phù hợp cho công tác kiểm nghiệm chất lượng, cân đối giữa lợi ích và chi phí.
  • Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chuyên môn thông qua các chương trình đào tạo, tuyển dụng, và thu hút nhân tài.
  • Liên tục cập nhật, nâng cao năng lực kiểm nghiệm để đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe.
  • Tận dụng tối đa các công nghệ hiện đại để tăng hiệu quả và độ chính xác của quy trình kiểm nghiệm.

Hình ảnh kiểm nghiệm chất lượng hàng hoá

V. Kết Luận

Kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa là một công việc không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào nhằm đảm bảo sự hài lòng của khách hàng, xây dựng thương hiệu và duy trì lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh. Mặc dù đòi hỏi nhiều chi phí và nguồn lực, việc áp dụng các phương pháp kiểm nghiệm chất lượng hiện đại sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp trong dài hạn. Vì vậy, các doanh nghiệp cần không ngừng nỗ lực để xây dựng và cải thiện năng lực kiểm nghiệm chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.

Chất lượng sản phẩm là gì? Tiêu chí đánh giá sản phẩm

Hình ảnh kiểm định chất lượng sản phẩm

Trong thời đại cạnh tranh gay gắt như ngày nay, chất lượng sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Nó không chỉ quyết định sự tồn tại và phát triển của một thương hiệu, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến lòng trung thành của khách hàng, sự cạnh tranh của doanh nghiệp và, cuối cùng, là lợi nhuận của họ.

Hình ảnh kiểm định chất lượng sản phẩm

Để hiểu rõ hơn về chất lượng sản phẩm, chúng ta cần tìm hiểu xem nó là gì và những tiêu chí chính để đánh giá chất lượng.

I. Định nghĩa về chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm có thể được định nghĩa là mức độ mà sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu, mong muốn và kỳ vọng của khách hàng. Nó bao gồm các yếu tố như chức năng, độ bền, độ tin cậy, tính an toàn, tính thẩm mỹ và khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Chất lượng sản phẩm không chỉ là việc sản phẩm được sản xuất đúng theo các tiêu chuẩn, quy trình và thông số kỹ thuật, mà còn phải đáp ứng được những mong đợi của khách hàng. Chỉ khi sản phẩm đáp ứng được những mong đợi này thì mới được coi là có chất lượng tốt.

II. Tại sao chất lượng sản phẩm lại quan trọng?
Chất lượng sản phẩm là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của doanh nghiệp vì những lý do sau:

  1. Tạo lòng trung thành của khách hàng:
    Khách hàng là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Khi sản phẩm có chất lượng tốt, khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng và trung thành với thương hiệu. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp duy trì được khách hàng truyền thống và thu hút thêm khách hàng mới.
  2. Tăng cường sức cạnh tranh:
    Sản phẩm có chất lượng tốt sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh so với đối thủ. Khách hàng sẽ chọn mua sản phẩm có chất lượng cao hơn, ngay cả khi giá cao hơn.
  3. Tăng doanh thu và lợi nhuận:
    Sản phẩm chất lượng cao sẽ giúp doanh nghiệp định giá cao hơn, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận. Ngoài ra, chất lượng tốt cũng giúp giảm chi phí cho hoạt động bảo hành, sửa chữa và khiếu nại của khách hàng.
  4. Nâng cao hình ảnh thương hiệu:
    Sản phẩm chất lượng cao sẽ góp phần xây dựng và nâng cao hình ảnh thương hiệu, giúp doanh nghiệp trở nên độc đáo và khác biệt so với đối thủ.

III. Các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm
Để đánh giá chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp thường sử dụng các tiêu chí sau:

  1. Chức năng và hiệu suất:
  • Sản phẩm có thực hiện được các chức năng chính như dự kiến không?
  • Sản phẩm có hoạt động ổn định, đáng tin cậy và hiệu quả không?
  1. Độ bền và tuổi thọ:
  • Sản phẩm có thể sử dụng trong thời gian dài mà không bị hỏng hóc không?
  • Sản phẩm có thể chịu được các điều kiện sử dụng khắc nghiệt không?
  1. Tính an toàn và tin cậy:
  • Sản phẩm có an toàn khi sử dụng không?
  • Sản phẩm có thể tin cậy và đáng tin tưởng không?
  1. Tính dễ sử dụng và tiện lợi:
  • Sản phẩm có dễ sử dụng, thân thiện với người dùng không?
  • Sản phẩm có mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng không?
  1. Tính thẩm mỹ và tính năng bổ sung:
  • Sản phẩm có thiết kế đẹp mắt, hài hòa không?
  • Sản phẩm có các tính năng bổ sung, gia tăng giá trị cho người dùng không?
  1. Tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định:
  • Sản phẩm có tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định và luật lệ liên quan không?
  • Sản phẩm có đạt các chứng nhận chất lượng cần thiết không?

Việc đánh giá chất lượng sản phẩm dựa trên các tiêu chí này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được những điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm, từ đó có thể đưa ra các biện pháp cải thiện phù hợp.

IV. Những lưu ý khi đánh giá chất lượng sản phẩm
Khi đánh giá chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau:

  1. Xác định rõ nhu cầu và mong đợi của khách hàng:
    Doanh nghiệp cần hiểu rõ những gì khách hàng mong muốn và kỳ vọng ở sản phẩm. Điều này sẽ giúp xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng phù hợp.
  2. Theo dõi và phản hồi từ khách hàng:
    Doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi phản hồi và khiếu nại của khách hàng để kịp thời cải thiện chất lượng sản phẩm.
  3. Liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng:
    Chất lượng sản phẩm không phải là một mục tiêu cố định, mà là một quá trình liên tục cải tiến và nâng cao. Doanh nghiệp cần có chiến lược và kế hoạch cụ thể để cải thiện chất lượng sản phẩm.
  4. Đảm bảo sự nhất quán trong chất lượng:
    Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng chất lượng sản phẩm được duy trì ổn định trong mọi lô sản xuất và phân phối.

Hình ảnh dịch vụ kiểm tra đánh giá chất lượng

Trong thời đại công nghệ và cạnh tranh như ngày nay, chất lượng sản phẩm là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Bằng cách hiểu rõ các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm và liên tục cải thiện chất lượng, doanh nghiệp sẽ có thể tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, thu hút và giữ chân khách hàng, từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh và tăng trưởng bền vững.

Dịch vụ công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm: Đảm bảo Uy tín và Tính minh bạch

Hình ảnh công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

Trong thời đại ngày nay, khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng và nguồn gốc của các sản phẩm họ sử dụng, việc công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Dịch vụ công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, mà còn là cách để các doanh nghiệp khẳng định uy tín và tính minh bạch của sản phẩm cũng như của chính mình.

Hình ảnh công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

  1. Tầm quan trọng của việc công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
    • Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng và an toàn sản phẩm.
    • Tạo sự tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.
    • Giúp doanh nghiệp nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.
    • Tăng cường sự minh bạch và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội.
  2. Quy trình công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
    • Xác định và tài liệu hóa các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm dựa trên các quy định, tiêu chuẩn ngành và yêu cầu của khách hàng.
    • Thiết lập các quy trình kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất.
    • Thực hiện kiểm tra, đánh giá và chứng nhận chất lượng sản phẩm bởi các tổ chức độc lập.
    • Công bố công khai và minh bạch các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
    • Duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng.
  3. Các loại hình công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
    • Dán nhãn chất lượng sản phẩm
    • Công bố trên website và các kênh truyền thông của doanh nghiệp
    • Chứng nhận và công bố bởi các tổ chức chứng nhận độc lập
    • Thông báo công khai trong các hợp đồng và tài liệu kinh doanh
  4. Lợi ích của việc công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
    • Tăng sự tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng
    • Cải thiện hình ảnh và uy tín thương hiệu
    • Nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường
    • Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu
    • Đáp ứng các yêu cầu pháp lý và quy định của ngành
  5. Thách thức và khuyến nghị trong công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
    • Thách thức:
      • Chi phí đầu tư ban đầu cho xây dựng hệ thống quản lý chất lượng
      • Duy trì và cập nhật liên tục các tiêu chuẩn chất lượng
      • Kiểm soát chất lượng sản phẩm trên toàn chuỗi cung ứng
    • Khuyến nghị:
      • Xây dựng chiến lược quản lý chất lượng tổng thể
      • Áp dụng công nghệ hiện đại để tăng hiệu quả quản lý
      • Xây dựng văn hóa chất lượng trong toàn doanh nghiệp
      • Hợp tác chặt chẽ với các tổ chức chứng nhận uy tín

Hình ảnh công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm không chỉ là một yêu cầu, mà còn là một lợi thế cạnh tranh quan trọng đối với các doanh nghiệp. Bằng cách áp dụng các biện pháp hiệu quả, doanh nghiệp có thể xây dựng uy tín, tăng lòng tin của khách hàng và vươn lên dẫn đầu trên thị trường.

Dịch vụ kiểm tra đánh giá chất lượng

Hình ảnh dịch vụ kiểm tra đánh giá chất lượng

Dịch vụ kiểm tra đánh giá chất lượng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường, việc kiểm tra và đánh giá chất lượng trở nên vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp.

Hình ảnh dịch vụ kiểm tra đánh giá chất lượng

Một dịch vụ kiểm tra đánh giá chất lượng hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp:

  1. Đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ:
    • Thông qua việc kiểm tra, đánh giá và phân tích chất lượng sản phẩm/dịch vụ, các doanh nghiệp có thể phát hiện và khắc phục kịp thời các sai sót, lỗi kỹ thuật hoặc các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng.
    • Điều này giúp nâng cao uy tín và sự hài lòng của khách hàng, từ đó tăng cường lòng tin và duy trì mối quan hệ lâu dài.
  2. Tối ưu hóa quá trình sản xuất/cung cấp dịch vụ:
    • Thông qua phân tích kết quả kiểm tra, các doanh nghiệp có thể xác định được những điểm cần cải thiện trong quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ.
    • Từ đó, các doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp và quyết định phù hợp để tối ưu hóa quy trình, giảm thiểu lãng phí và nâng cao hiệu quả hoạt động.
  3. Tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định:
    • Các dịch vụ kiểm tra đánh giá chất lượng giúp doanh nghiệp đảm bảo sản phẩm/dịch vụ của mình tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định pháp luật và các yêu cầu của thị trường.
    • Điều này không chỉ nâng cao uy tín của doanh nghiệp mà còn tránh được các rủi ro pháp lý và những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
  4. Nâng cao năng lực cạnh tranh:
    • Với sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm/dịch vụ, các doanh nghiệp có thể tự tin cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
    • Điều này giúp doanh nghiệp tăng cường thị phần, mở rộng hoạt động kinh doanh và nâng cao vị thế trên thị trường.

Trong một dịch vụ kiểm tra đánh giá chất lượng hiệu quả, các bước chính bao gồm:

  1. Xác định yêu cầu và tiêu chí đánh giá:
    • Xác định rõ ràng các yêu cầu và tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm/dịch vụ dựa trên tiêu chuẩn, quy định và nhu cầu của khách hàng.
  2. Lập kế hoạch và thiết kế quy trình kiểm tra:
    • Xây dựng kế hoạch và quy trình kiểm tra phù hợp, bao gồm các phương pháp, công cụ và kỹ thuật kiểm tra cần thiết.
  3. Thực hiện kiểm tra và thu thập dữ liệu:
    • Tiến hành các hoạt động kiểm tra, đo lường và thu thập các dữ liệu liên quan một cách có hệ thống.
  4. Phân tích và đánh giá kết quả:
    • Phân tích, xử lý và đánh giá các dữ liệu thu thập được để xác định mức độ đạt yêu cầu của sản phẩm/dịch vụ.
  5. Báo cáo và đề xuất giải pháp:
    • Lập báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng, nếu cần thiết.

Ngoài ra, các dịch vụ kiểm tra đánh giá chất lượng còn cần đảm bảo tính khách quan, độc lập và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan. Các doanh nghiệp cũng cần chủ động lựa chọn những đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn phù hợp.

Hình ảnh dịch vụ kiểm tra đánh giá chất lượng

Trong bối cảnh hiện nay, dịch vụ kiểm tra đánh giá chất lượng đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sự thành công và phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Với sự đầu tư và ứng dụng hiệu quả các dịch vụ này, các doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ, tăng cường năng lực cạnh tranh và đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Dịch vụ Phân Tích Chất Lượng Sản Phẩm – Cấp Chứng Chỉ Kiểm Định

Hình ảnh Cấp Chứng Chỉ Kiểm Định

Trong thời đại ngày nay, chất lượng sản phẩm đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công và phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Khách hàng ngày càng trở nên tinh tế và yêu cầu cao hơn về chất lượng các sản phẩm và dịch vụ họ mua. Vì vậy, việc kiểm định và đánh giá chất lượng sản phẩm đã trở thành một trong những nhiệm vụ cốt lõi của các tổ chức sản xuất và kinh doanh.

Hình ảnh Cấp Chứng Chỉ Kiểm Định

Dịch vụ Phân Tích Chất Lượng Sản Phẩm – Cấp Chứng Chỉ Kiểm Định đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và tăng lòng tin của khách hàng. Dịch vụ này bao gồm các hoạt động đánh giá, thử nghiệm và chứng nhận chất lượng sản phẩm dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và yêu cầu của khách hàng.

  1. Phân Tích Chất Lượng Sản Phẩm
    Quá trình phân tích chất lượng sản phẩm bao gồm các bước sau:
  • Lấy mẫu sản phẩm một cách khách quan, đại diện và tuân thủ các quy định về lấy mẫu.
  • Thực hiện các phép thử nghiệm, đo lường, phân tích chất lượng sản phẩm tại phòng thí nghiệm.
  • Đánh giá kết quả thử nghiệm, so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc yêu cầu của khách hàng.
  • Lập báo cáo kết quả phân tích chất lượng sản phẩm.
  1. Cấp Chứng Chỉ Kiểm Định
    Sau khi hoàn thành quá trình phân tích, nếu sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng, đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ cấp chứng chỉ kiểm định. Chứng chỉ này là bằng chứng về sự phù hợp của sản phẩm với các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Chứng chỉ này có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định và sẽ được gia hạn nếu sản phẩm vẫn đạt yêu cầu.
  2. Lợi Ích Của Dịch Vụ Phân Tích Chất Lượng Sản Phẩm – Cấp Chứng Chỉ Kiểm Định
  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và yêu cầu của khách hàng.
  • Tăng lòng tin của khách hàng thông qua chứng chỉ kiểm định độc lập.
  • Giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín trên thị trường.
  • Phát hiện và khắc phục kịp thời các vấn đề về chất lượng sản phẩm.
  • Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về chất lượng sản phẩm.
  1. Các Lĩnh Vực Ứng Dụng
    Dịch vụ Phân Tích Chất Lượng Sản Phẩm – Cấp Chứng Chỉ Kiểm Định được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:
  • Công nghiệp sản xuất: thực phẩm, dược phẩm, hóa chất, vật liệu xây dựng, sản phẩm điện tử, ô tô, v.v.
  • Nông nghiệp: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, v.v.
  • Môi trường: nước, không khí, đất, chất thải, v.v.
  • Y tế: trang thiết bị y tế, dược phẩm, mỹ phẩm, v.v.
  1. Xu Hướng Và Thách Thức
    Trong tương lai, xu hướng của dịch vụ Phân Tích Chất Lượng Sản Phẩm – Cấp Chứng Chỉ Kiểm Định sẽ tiếp tục phát triển do nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Các thách thức chính bao gồm:
  • Yêu cầu về đa dạng hóa các dịch vụ kiểm định, phân tích chất lượng.
  • Áp dụng công nghệ hiện đại, tự động hóa trong quá trình phân tích.
  • Đảm bảo tính khách quan, độc lập và uy tín của dịch vụ.
  • Đáp ứng kịp thời các yêu cầu về chứng chỉ kiểm định.
  • Nâng cao năng lực của đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên.

Hình ảnh Cấp Chứng Chỉ Kiểm Định

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, dịch vụ Phân Tích Chất Lượng Sản Phẩm – Cấp Chứng Chỉ Kiểm Định đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, tăng lòng tin của khách hàng và nâng cao uy tín của doanh nghiệp.