Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp là gì?
Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp là một hệ thống xác định những yêu cầu nhằm tăng cường sức khỏe và an toàn lao động, giảm thiểu các mối nguy rủi ro tại nơi làm việc và thúc đẩy tinh thần nhân viên. Hệ thống cung cấp một cấu trúc rõ ràng cho tất cả các tổ chức muốn cải thiện hiệu quả vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Chứng nhận ISO 45001 – Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý An toàn Sức khỏe Nghề nghiệp do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành vào tháng 3/2018.
Khi doanh nghiệp không áp dụng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, người lao động phải làm việc trong môi trường nguy hiểm, độc hại như trực tiếp tiếp xúc với hóa chất hoặc làm việc nguy cơ cao với những rủi ro tai nạn như thợ điện, thợ xây dựng, thợ mỏ, môi trường điện từ, khí độc hại… Điều này sẽ dẫn đến các hệ lụy về sức khỏe về lâu dài, thậm chí ảnh hưởng đến cả tính mạng người lao động.
Một khi doanh nghiệp không đảm bảo vấn đề an toàn và sức khỏe lao động sẽ khiến niềm tin đối với doanh nghiệp đổ vỡ. Khó mà thu hút được nhân tài cũng như công nhân viên cho các doanh nghiệp đó. Mặc khác, doanh nghiệp không đảm bảo an toàn và sức khỏe lao động cũng chính là làm trái với quy định của pháp luật.
Tầm quan trọng của hệ thống quản lý đối với công nhân và doanh nghiệp
Điều này đóng quan trò quan trọng đối với cả người lao động và cả doanh nghiệp, cụ thể:
Đối với người lao động
Khi áp dụng hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp sẽ giúp bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động trong quá trình làm việc. Một khi thực hiện tốt biện pháp an toàn sức khỏe và nghề nghiệp sẽ giúp công nhân làm việc an tâm, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc.
Đối với Doanh nghiệp
Khi áp dụng hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp, các nhà máy sản xuất của công ty… giảm và hạn chế những thiệt hại về tài sản do tai nạn gây ra. Ngoài ra, khi doanh nghiệp áp dụng công tác an toàn sức khỏe nghề nghiệp chặt chẽ theo quy định sẽ giúp cho doanh nghiệp gây dựng nên sự uy tín đối với người lao động. thu hút được nguồn nhân lực tham gia ứng tuyển khi doanh nghiệp tuyển dụng.
Việc đạt được chứng nhận hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp thể hiện sự cải tiến liên tục trong việc áp dụng các quy trình trong hệ thống vận hành của công ty, cung cấp ra thị trường một cách nhất quán sản phẩm và dịch vụ, chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và các bên liên quan. Bên cạnh đó còn giúp giải quyết các rủi ro, đảm bảo hệ thống quản lý của công ty phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng.
Đồng thời, người lao động chính là nhân tố trọng yếu trong sự phát triển kinh tế cả nước. Khi áp dụng hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp sẽ giúp giảm thiểu tai nạn lao động ở mức thấp nhất. Từ đó đời sống người lao động được nâng lên, đất nước ngày một phát triển.
Mục đích của Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp OH&S – ISO 45001
Mục đích của hệ thống quản lý là cung cấp một khuôn khổ cho việc quản lý các rủi ro. Các đầu ra mong đợi của hệ thống quản lý là để ngăn ngừa tổn thương & sức khỏe kém của người lao động và để cung cấp nơi làm việc an toàn & lành mạnh; do đó, nó được xem là rất quan trọng cho tổ chức để loại trừ các mối nguy và giảm thiểu rủi ro bằng việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ hữu hiệu.
Khi các biện pháp này được áp dụng bởi tổ chức thông hệ thống này và sức khỏe nghề nghiệp của mình, họ cải hoạt động an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
<p><p>Việc thực hiện một hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn này cho phép một tổ chức quản lý các rủi ro và cải tiến hoạt động của mình. Một an toàn và sức khỏe nghề nghiệp có thể trợ giúp tổ chức đáp ứng đầy đủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác.
Điều kiện cấp chứng nhận ISO 4500
Để được cấp chứng nhận ISO 45001 phải đáp ứng 3 điều kiện chính sau:
-
- Điều kiện thứ nhất: Doanh nghiệp xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018
- Điều kiện thứ hai: Thực hiện đánh giá chứng nhận ISO 45001 bởi Tổ chức chứng nhận.
- Điều kiện thứ ba: Duy trì vận hành hệ thống và hiệu lực của Giấy chứng nhận ISO 45001:2018
Quy trình chứng nhận ISO 45001:2018 – Hệ thống quản lý chất lượng tại ISOCERT
Quy trình chứng nhận ISO 45001 tại ISOCERT gồm 6 bước:
Bước 1: Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận ISO 45001 tại ISOCERT
Bước 2: Đánh giá sơ bộ
Bước 3: Đánh giá tài liệu tại ISOCERT
Bước 4: Đánh giá hệ thống quản lý
Bước 5: Kiểm tra khắc phục và thẩm xét hồ sơ
Bước 6: Cấp giấy chứng nhận và dấu chứng nhận
Trên đây là những thông tin mà Viện Khoa học Công nghệ và Môi Trường – INOSTE cung cấp. Nếu bạn có nhu cầu thuê dịch vụ cấp giấy chứng nhận ISO hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thành trong thời gian sớm nhất.
Mạnh Chí
Liên hệ tư vấn miễn phí: Viện Khoa học Công nghệ và Môi Trường – INOSTE
INOSTE – ĐỒNG HÀNH CÙNG HỢP TÁC XÃ
Địa chỉ: Tòa nhà NEDCEN, Số 149 Giảng Võ, P.Cát Linh, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội.
Điện thoại: 0243.8234.456 | Email: coste@vca.org.vn | Website: www.inoste.vn