Mã số vùng trồng xuất khẩu – Đăng ký dịch vụ

 Mã số vùng trồng (Production Unit Code – PUC) là gì?

Mã số vùng trồng là một chứng nhận mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm thuận lợi cho việc theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, chất lượng sản phẩm; đồng thời đảm bảo nông sản đưa vào lưu thông trên thị trường đúng nguồn gốc tại vùng trồng đó.

Mã số vùng trồng là tiêu chuẩn cơ sở để doanh nghiệp có thể xuất khẩu hàng hóa nông sản của mình. Mục đích chính của nó là kiểm soát tình hình sản xuất, kiểm soát sinh vật gây hại đến vùng trồng và truy xuất nguồn gốc nông sản.

 

Mã số vùng trồng

Căn cứ pháp lý

Tại Điều 64 Trong văn bản Luật trồng trọt 31/2018/QH14 thì quản lý và cấp mã số vùng trồng có 4 nội dung như sau:

  • Đây là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng.
  • Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện và có chính sách ưu tiên hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân đăng ký cấp mã.
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng lộ trình và hướng dẫn cấp mã trên phạm vi toàn quốc.
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai cấp mã trên địa bàn theo lộ trình và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đối tượng cơ bản được cấp mã số vùng trồng

– Tổ chức, cá nhân tự tổ chức sản xuất

– Tổ chức, cá nhận liên kết sản xuất với tổ chức, cá nhân khác.

 

Mục đích cơ bản của mã số vùng trồng: 

Trên thực tế, mã số vùng trồng được thiết lập để giám sát vùng trồng nông sản nhằm mục đích phục vụ xuất khẩu theo quy định của nước nhập khẩu. Cấp, quản lý và giám sát vùng trồng đã được cấp mã số là để đảm bảo truy xuất được đến từng vườn trồng về các loại sinh vật gây hại đã phát hiện trên vườn trồng; các biện pháp quản lý sinh vật gây hại đã được sử dụng trên vườn trồng, đặc biệt là ghi nhận về các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đã sử dụng.

Theo đó, để được cấp mã số vùng trồng, nông dân phải sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn; ghi sổ tay canh tác hoặc nhật ký đồng ruộng trong quá trình canh tác, Mỗi mã số vùng trồng được cấp không phải là không có thời hạn mà theo định kỳ, cơ quan có thẩm quyền sẽ phải tiến hành giám sát để đảm bảo vùng trồng đó vẫn đang được quản lý tốt, đáp ứng yêu cầu đặt ra. Trường hợp không đạt yêu cầu theo quy định của nước nhập khẩu, mã số đó sẽ bị thu hồi.

Tại sao phải cấp mã số vùng trồng?
  • Đảm bảo truy xuất nguồn gốc của sản phẩm khi xuất khẩu qua nước ngoài. Đảm bảo nông sản đưa vào quá trình lưu thông trên thị trường phải đúng nguồn gốc tại vùng trồng đó. Tránh tình trạng trà trộn sản phẩm nơi khác vào vùng trồng đã được cấp mã số.
  • Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cũng có thể kiểm soát tốt hơn vùng nguyên liệu thông qua mã số vùng trồng và nhật ký canh tác của người nông dân.
  • Đáp ứng được yêu cầu của các thị trường nhập khẩu nông sản trên thế giới như: Trung quốc, USDA , EU,….. Đối với các vùng trồng đã được cấp mã số, nước nhập khẩu có thể sang Việt Nam để kiểm tra đột xuất bất kỳ lúc nào về tình hình sản xuất, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm… tại các vùng trồng.
  • Để được cấp mã, người nông dân phải thực hiện sản xuất theo quy trình chuẩn để đáp ứng yêu cầu về chất lượng của các nước nhập khẩu, từ đó giúp người nông dân có ý thức hơn trong việc sản xuất nông sản an toàn hơn qua việc kiểm soát lượng phân thuốc sử dụng, ghi nhật ký, chất lượng hơn và giá thành cao hơn.
  • Hàng nông sản xuất khẩu phải có mã số vùng trồng được in trên bao bì.

 

Lợi ích của mã số vùng trồng

 

Tại sao phải nâng cao việc quản lý mã số vùng trồng?
  • Hiện tại tình trạng mạo danh mã số và vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm của vùng trồng và cơ sở đóng gói khiến nước nhập khẩu phải cảnh báo hoặc tạm dừng nhập khẩu..
  • Việc quan trọng là thiết lập và cấp mã số, cơ sở đóng gói nông sản là yêu cầu bắt buộc của các thị trường và thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của nước nhập khẩu về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.
  • Theo đó, để công tác thiết lập, quản lý mã số, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu đi vào thực chất và hiệu quả hơn, góp phần xây dựng nền nông nghiệp chuyên nghiệp và bền vững.
  • Phải xây dựng, bổ sung các chỉ tiêu về mã, cơ sở đóng gói vào Nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch hành động phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
  • Việc bố trí nguồn lực thực hiện công tác thiết lập và quản lý vùng trồng, cơ sở đóng gói trong đó chú trọng tập huấn, nâng cao nhận thức cho tổ chức, cá nhân liên quan; thực hiện các chương trình giám sát dư lượng thuốc BVTV.
  • Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin để quản lý vùng trồng và cơ sở đóng gói trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia do Bộ Nông Nghiệp & PTNT (Cục Bảo vệ thực vật) xây dựng.
  • Chú trọng công tác tập huấn nông dân về quy trình canh tác theo hướng sử dụng vật tư đầu vào tiết kiệm, an toàn và hiệu quả. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói tại địa phương, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
  • Tằng sự phối hợp với các địa phương tăng cường công tác quản lý, giám sát chặt chẽ vùng trồng, cơ sở đóng gói đảm bảo duy trì đáp ứng các quy định kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm.

 Đăng ký cấp mã số gồm các bước:

  • Bước 1: Gửi yêu cầu cấp mã số vùng trồng lên Cục Bảo vệ thực vật

Các  tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu trái cây đệ trình yêu cầu lên Cục Bảo vệ thực vật. Hồ sơ xin cấp mã vùng trồng gồm có: Tờ khai kỹ thuật đề nghị cấp mã số. Giấy chứng nhận VietGAP cho vùng trồng xin cấp mã số (nếu có). Nhật ký sản xuất. Cam kết thực hiện đúng tiêu chuẩn cơ sở

  • Bước 2: Đánh giá vùng trồng

Cục Bảo vệ thực vật xem xét, rà soát các tài liệu do cơ sở nộp lên. Nếu các tài liệu cần thiết đã được đáp ứng, Cục Bảo vệ thực vật sẽ tiến hành kiểm tra, khảo sát vùng trồng nông sản xin cấp mã số.

Trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của nước nhập khẩu, cán bộ của Cơ quan BVTV nước nhập khẩu có thể đi theo để cùng đánh giá.

Cán bộ kỹ thuật xuống kiểm tra thực địa, với một số yêu cầu cơ bản như: Vùng trồng phải theo hướng VietGAP (tuy nhiên không bắt buộc phải có giấy chứng nhận VietGAP), nhất là đảm bảo vệ sinh đồng ruộng; sử dụng thuốc BVTV, quản lí dịch bệnh,…

  •  Bước 3: Cấp mã số vùng trồng

Sau khi kiểm tra và khảo sát, nếu vùng trồng đáp ứng đầy đủ tất cả các tiêu chí kỹ thuật, Cục BVTV sẽ tiến hành cấp mã.

Trong trường hợp vùng trồng chưa đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn, Cục BVTV sẽ chỉ đạo các biện pháp khắc phục. Tổ chức/cá nhân xin cấp có thể tiếp tục đăng ký sau khi đã hoàn thiện các yêu cầu còn thiếu.

  • Bước 4: Bàn giao kết quả và mã số vùng trồng

Cục BVTV sẽ thông báo kết quả và mã  cơ sở đăng ký và gửi mã số đó sang Cơ quan BVTV Quốc gia của nước nhập khẩu.

Riêng đối với thị trường Mỹ, Cơ quan BVTV của nước này sẽ cấp lại mã số IRADS (Irradiation Reporting and Accountability Database) dựa trên mã số P.U.C của Cục BVTV. Trường hợp xuất trái cây vào Mỹ, thùng hàng phải có đầy đủ thông tin của 2 loại mã số trên.

Trên đây là những thông tin mà Viện Khoa học Công nghệ và Môi Trường – INOSTE cung cấp. Nếu bạn có nhu cầu đăng ký dịch vụ mã số vùng trồng xuất khẩu hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thành trong thời gian sớm nhất.

                                                                                                               

      Mạnh Chí

Liên hệ tư vấn miễn phí: Viện Khoa học Công nghệ và Môi Trường – INOSTE

INOSTE – ĐỒNG HÀNH CÙNG HỢP TÁC XÃ

Địa chỉ: Tòa nhà NEDCEN, Số 149 Giảng Võ, P.Cát Linh, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội.

Điện thoại: 0243.8234.456 | Email: coste@vca.org.vn | Website: www.inoste.vn