Chứng nhận ISO 22000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm quốc tế, được công nhận, cấp phép và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng. Phiên bản hiện tại của ISO 22000 là ISO 22000:2018.
Chứng nhận ISO 22000:2018 là gì?
Chứng nhận ISO 22000:2018 là chứng nhận đánh giá một doanh nghiệp/tổ chức áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phù hợp với các theo các điều khoản của tiêu chuẩn ISO 22000:2018 (phiên bản mới nhất). Nếu hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của tổ chức/doanh nghiệp đạt yêu cầu, tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ ISO 22000:2018.
Tại sao doanh nghiệp cần đạt chứng nhận ISO 22000?
Chứng nhận ISO 22000 là tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO xây dựng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 được coi là một quyết định chiến lược và đúng đắn với một tổ chức nhằm cải tiến toàn bộ kết quả thực hiện của tổ chức về an toàn thực phẩm như giải quyết được các rủi ro liên quan trong quá trình sản xuất, chứng minh sản phẩm được sản xuất theo quy trình đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Mục tiêu của chứng nhận hệ thống quản lý ISO 22000 là giúp các doanh nghiệp chế biến sản xuất thực phẩm kiểm soát được các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt cho tới khi thực phẩm được sử dụng bởi người tiêu dùng. Khi áp dụng ISO 22000, các doanh nghiệp đều phải đảm bảo thực hiện chương trình tiên quyết ( GMP, SSOP… ) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm, phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: Các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ…
Những lợi ích mà chứng nhận ISO 22000: 2018 đem lại cho các tổ chức đơn vị là vô cùng lớn.
-Tăng cơ hội xuất khẩu, thâm nhập thị trường thế giới nhờ đạt được tiêu chuẩn quốc tế
-Tổ chức sản xuất tốt hơn, kiểm soát hiệu quả các quy trình nội bộ
-Giảm tối đa nguy cơ sai lỗi và chi phí rủi ro liên quan tới an toàn thực phẩm
Theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ thì sản phẩm của doanh nghiệp chế biến/ sản xuất thực phẩm đã đạt chứng nhận ISO 22000 sẽ được ưu tiên những quyền lợi sau:
– Miễn thủ tục công bố đủ điều kiện sản xuất cho cơ sở chế biến/ sản xuất thực phẩm.
– Không bắt buộc kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ đối với cơ sở đã tự công bố hợp quy/công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Quy trình 4 bước tiến hành đánh giá Chứng nhận ISO 22000:2018 tại cơ sở sản xuất/ doanh nghiệp:
-Xem xét đăng ký chứng nhận của khách hàng, lập chương trình đánh giá.
-Tiến hành đánh giá sơ bộ, lập kế hoạch đánh giá.
-Đánh giá chính chức, thẩm xét hồ sơ.
-Cấp chứng chỉ chứng nhận ISO 22000.
Đối tượng cần đạt Chứng nhận ISO 22000:2018
Chứng nhận ISO 22000:2018 mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Để bước đầu xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, doanh nghiệp cần nắm được Tiêu chuẩn này là gì và các Yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn đưa ra, từ đó xây dựng hệ thống mới cũng như chuyển đổi hệ thống quản lý cũ đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn.
Mạnh Chí