Chứng nhận hữu cơ là một tiêu chuẩn góp phần đảm bảo tính giá trị cho các sản phẩm hữu cơ, đặc biệt là cho thị trường nội địa. Chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam đang có nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn và cần nhiều giải pháp hỗ trợ của nhà nước. Chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam cần tuân thủ các tiêu chí chung trong canh tác hữu cơ hiện nay, 3 tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ phổ biến trên thế giới và được mọi người biết đến rộng rãi tại Việt Nam là chứng nhận hữu cơ USDA của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, chứng nhận hữu cơ EU Organic Farming của liên minh châu Âu và chứng nhận hữu cơ JAS của Nhật.
“Tiêu chuẩn hữu cơ – organic”
Các tiêu chuẩn hữu cơ trên giống nhau gần như 95% về bộ tiêu chí kiểm định quy trình và độ khó. Vì tính nghiêm ngặt cao của các chứng nhận hữu cơ này nên nhiều nước trên thế giới đã dựa theo 3 bộ tiêu chuẩn này mà xây dựng các tiêu chuẩn phù hợp với nhu cầu của quốc gia mình. Các nhà nông nghiệp Việt Nam cần chú ý đến điểm này để hiểu thêm khi muốn đạt được chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam.
Theo các quy định, định nghĩa của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (chứng nhận hữu cơ USDA), “tiêu chuẩn hữu cơ – organic” là từ được ghi trên nhãn những sản phẩm được sản xuất theo phương pháp và tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ được chấp thuận. Các tiêu chuẩn hữu cơ này phải đạt những yêu cầu cụ thể được kiểm định bởi một đơn vị trung gian được chỉ định bởi Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ trước khi sản phẩm có thể dán nhãn USDA Organic (đạt chuẩn hữu cơ Hoa Kỳ). Bộ tiêu chuẩn hữu cơ cũng quy định rõ chất liệu của các loại nông cụ được cho phép trong sản xuất hữu cơ. Nhìn chung, sản xuất hữu cơ phải thể hiện rằng nó đang bảo vệ hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, và chỉ sử dụng các chất hữu cơ đã được phê duyệt. Đây là cũng là một trong những nguyên nhân khiến các nhà sản xuất muốn canh tác theo hướng hữu cơ và làm chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam.
Nguyên tắc chung của sản xuất theo nông nghiệp hữu cơ là phải có đầu vào sạch gồm đất, nước, không khí, các loại con/cây giống phải thuần không được sử dụng giống biến đổi gen (GMO), các chất sử dụng trong sản xuất phải hoàn toàn hữu cơ và được cho phép (nghĩa là phân bón và thuốc trừ sâu phải là chế phẩm sinh học hữu cơ), cuối cùng là sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn về dinh dưỡng. Các loại hóa chất độc hại đều bị cấm trong canh tác hữu cơ.
Theo tiêu chí của chứng nhận hữu cơ USDA, hàm lượng các loại độc tố và kim loại nặng trong đất, nước phải ở mức cực nhỏ từ vài đơn vị đến dưới 100 ppm tùy loại theo danh mục quy định. Với những tỉ lệ nhỏ như vậy, hàm lượng các loại chất độc này gần như không đáng kể trong sản xuất hữu cơ.
Chương trình hữu cơ quốc gia NOP đang phát triển các quy tắc và những quy định về sản xuất, xử lý, ghi nhãn, quản lý các sản phẩm theo chứng nhận hữu cơ của USDA. Vì vậy đối với những ai muốn đạt chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam thành công cần đặc biệt chú ý đến những điều này. Theo đó, những nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ này rất quan trọng, cần thiết và có ảnh hưởng nhiều đối với các nhà nông khi làm chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam.
Chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam – quy trình còn nhiều khó khăn, phức tạp và đòi hỏi chi phí cao
Dựa theo thủ tục đăng kí chứng nhận hữu cơ USDA, để được chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam cần nhiều quy trình:
Đầu tiên, nhà sản xuất để đăng ký chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam, bạn phải tải về bộ tiêu chuẩn hữu cơ và danh mục kiểm tra dưới đây từ các cơ sở dữ liệu của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ cho đến từng nhóm sản phẩm như rau củ quả, hoa, gia súc gia cầm…
Sau đó, chọn một đơn vị trung gian được cấp phép bởi Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ để được tư vấn, đăng ký kiểm định chất lượng nông trại và nông sản để được cấp chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam. Thời hạn thường là một năm, hết hạn bạn phải xin kiểm định lại.
Ở Việt Nam, hiện tại đã có tổ chức Control Union – trụ sở chính tại Hà Lan, Tổ chức BioAgriCert – trụ sở chính tại Ý và Tổ chức EcoCert S.A. có trụ sở chính tại Pháp đã được bộ nông nghiệp Hoa Kỳ cho phép, chỉ định là đơn vị trung gian được kiểm định và cấp chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam theo tiêu chuẩnUSDA, EU… Điều này cũng góp phần không nhỏ vào việc giúp cho quá trình cấp chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam được rút ngắn hơn.
Sau khi đã tìm hiểu kĩ và hoàn thành những bước trên, bước thứ 3 là tiến hành lấy mẫu đất, mẫu nước ngẫu nhiên trong nông trại (số lượng mẫu phải theo quy định và bao quát toàn nông trại) dưới sự giám sát của đơn vị trung gian và gửi sang các phòng lab có kĩ thuật và máy móc đủ khả năng phân tích thành phần chi tiết ở Hoa Kỳ, Châu Âu, hoặc Nhật để kết luận thêm về nồng độ các chất độc hại (bao gồm cả kim loại nặng) và các tỉ lệ chất dinh dưỡng trong đất có đạt yêu cầu để được sản xuất hữu cơ hay không. Chính công đoạn này mà nhiều người đánh giá để được chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam tương đối phức tạp và mất khá nhiều chi phí.
Hiện nay, các phòng lab của Việt Nam thật sự chưa đủ trình độ và cũng không có nhiều máy móc để phân tích được thành phần chi tiết của đất và nông sản. Như vậy, đây là một trong số những điều gây trở ngại đối với quy trình cấp chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam.
Sau khi thu hoạch, các nhà sản xuất cũng phải lấy mẫu nông sản để gửi sang kiểm định các thành phần độc tố và các thành phần dinh dưỡng xem có đạt đúng tiêu chuẩn hay không. Như vậy, có thể thấy rằng, khi làm các chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam bạn cũng cần tuân thủ đúng tiêu chí quan trọng của các tiêu chuẩn của thế giới.
Khắc phục những điểm chưa đạt yêu cầu theo tư vấn của đơn vị trung gian và phải báo cáo sau khi hoàn thành để đơn vị này có thể tới nghiệm thu – lấy các mẫu xét nghiệm lại yếu tố chưa đạt. Điều này cho thấy thêm rằng, chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam luôn nghiêm ngặt các tiêu chuẩn.
Khi nhà sản xuất đáp ứng toàn bộ những yêu cầu của bộ quy chuẩn chứng nhận hữu cơ ví dụ như chứng nhận hữu cơ USDA ) thì sẽ được đơn vị trung gian cấp chứng nhận hữu cơ tiêu chuẩn USDA cho nông sản đã đăng ký, có thời hạn một năm. Khi đó, nhà sản xuất mới có thể được sử dụng logo chứng nhận hữu cơ USDA trên nhãn sản phẩm và phải ghi rõ số chứng nhận do đơn vị trung gian cấp (ngoài ra, còn phải ghi rõ thời gian hiệu lực của chứng nhận này)
Chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam – cần nhiều giải pháp thiết thực hơn
Về cơ bản, đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đã bị nhiễm độc cực nặng do nông dân dùng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu một cách bừa bãi trong thời gian dài. Nguồn nước và không khí ở nhiều nơi tại Việt Nam cũng bị ô nhiễm trầm trọng, một số nơi không đủ tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ nếu không được lọc lại.
Do vậy, nếu một nhà vườn muốn sản xuất hữu cơ và làm chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam phải bỏ chi phí cải tạo đất hết sức tốn kém, quá trình này thường mất từ 3-5 năm. Bên cạnh đó, có một giải pháp khác đó là lấy đất rừng và đổi sang đất nông nghiệp, cách này sẽ tốn ít chi phí cải tạo đất. Tuy nhiên, sự tốn kém chi phí làm hạ tầng nông nghiệp nhiều hơn và gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng là điều không thể tránh khỏi.
Hiện tại, quá trình để được cấp chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam rất tốn kém và mất nhiều thời gian, công sức để đáp ứng được tất cả các yêu cầu của bộ quy chuẩn hữu cơ quốc tế . Vì vậy cần thêm nhiều chính sách hơn nữa từ nhà nước và sự nổ lực, giúp đỡ của cộng đồng và người tiêu dùng để những quy trình cấp chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam sẽ được giải quyết nhanh gọn, mang lại những hiệu quả tích cực đối với bà con nông dân. Hơn nữa, ủng hộ chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam còn góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp Việt Nam phát triển với nền nông nghiệp hữu cơ – nền nông nghiệp bền vững
Các chứng nhận hữu cơ trên thế giới đáng tin cậy
Chứng nhận hữu cơ có thể được hiểu đơn giản là những chứng nhận đã được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cũng như uy tín trên thế giới cấp cho các sản phẩm được sản xuất 100% hữu cơ. Các chứng nhận hữu cơ trên thế giới sẽ có những quy định và tiêu chuẩn khác nhau về chọn giống, canh tác, nguồn nước, sự đa dạng sinh học,… các quy định được ban hành rất nghiêm ngặt.
Chứng nhận hữu cơ của Mỹ
Tại Mỹ có một số chứng nhận thuộc vào trong nhóm các chứng nhận hữu cơ trên thế giới uy tín, đáng tin cậy có thể kể đến như chứng nhận hữu cơ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban hữu cơ quốc gia (USDA) và chứng nhận hữu cơ Organic.
Chứng nhận USDA
Chứng nhận USDA là viết tắt của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban hữu cơ của quốc gia. Đây là loại chứng nhận hữu cơ đã được ban hành vào năm 2005 đi kèm với các điều kiện nghiêm vô cùng nghiêm ngặt.
USDA là loại chứng nhận hữu cơ được ban hành vào năm 2005 đi kèm với các điều kiện nghiêm nghiêm ngặt
Chứng nhận hữu cơ Organic
Chứng nhận hữu cơ Organic là loại chứng nhận của Viện Tiêu chuẩn quốc gia Mỹ. Loại chứng nhận NSF/ANSI quy định thực phẩm Organic cần có chứa ít nhất 70% thành phần là nguyên liệu hữu cơ mới đáp ứng đủ điều kiện công bố là Contains Organic Ingredients.
Chứng nhận hữu cơ của châu Âu (EU)
Chứng nhận hữu cơ EU được Liên minh châu Âu kiểm soát cũng như cấp giấy chứng nhận. Loại chứng nhận này được ra đời nhằm kiểm tra mức độ an toàn, độ sạch của mỹ phẩm hoặc thực phẩm.
Chứng nhận hữu cơ EU được Liên minh châu Âu kiểm soát cũng như cấp giấy chứng nhận
Chứng nhận hữu cơ của Úc
Khi nhắc đến chứng nhận hữu cơ trên thế giới uy tín, chắc chắn không thể thiếu chứng nhận hữu cơ của Úc với 2 chứng nhận tiêu biểu sau:
Chứng nhận hữu cơ Chính phủ (ACO)
Đối với chứng nhận hữu cơ ACO của Úc hiện được chia thành 4 cấp độ:
- Sản phẩm có chứa các thành phần và nguyên liệu Organic 100% (hữu cơ).
- Certified Organic là sản phẩm có chứa 95% thành phần và nguyên liệu Organic.
- Made With Organic Ingredients là sản phẩm chứa từ 70% thành phần và nguyên liệu Organic.
Lưu ý: Đối với các sản phẩm hữu cơ có dưới 70% thành phần Organic, trên tem nhãn chỉ được thể hiện danh sách nguyên liệu.
Chứng nhận hữu cơ ACO của Úc là một trong các chứng nhận hữu cơ trên thế giới đáng tin cậy
Chứng nhận Organic Food Chain (OFC)
Organic Food Chain là loại chứng nhận nông nghiệp hữu cơ được chính phủ Úc công nhận. Đây là một trong các chứng nhận hữu cơ trên thế giới đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt những tiêu chuẩn quốc gia về quá trình sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh học sạch.
Chứng nhận hữu cơ Naturland của Đức
Chứng nhận hữu cơ Naturland cũng nằm trong danh sách các chứng nhận hữu cơ trên thế giới đáng tin cậy được quy định nghiêm ngặt tại Đức. CHứng nhận này được quản lý bởi Naturland Zeichen GmbH ở Đức với mức độ uy tín và thuộc phạm vi trên toàn thế giới.
Chứng nhận hữu cơ JAS của Nhật Bản
Chứng nhận JAS là tên gọi tắt của từ Japanese Agricultural Standards System, đây là tiêu chuẩn hữu cơ nông nghiệp của Nhật Bản được Bộ nông nghiệp Nhật bạn hành về quy định tiêu chí cho các sản phẩm, nhãn mác giúp tạo điều kiện thuận lợi đối với sự lựa chọn của các người tiêu dùng.
Chứng nhận JAS là tiêu chuẩn hữu cơ nông nghiệp của Nhật Bản
Chứng nhận hữu cơ ICEA của Ý
ICEA được biết đến là viện chứng nhận về môi trường, tổ chức chứng nhận ở Ý. Hiện ICEA đã được hoạt động trong nhiều năm ở lĩnh vực chứng nhận và giám định sản phẩm trong lĩnh vực thực phẩm.
Chứng nhận hữu cơ ICEA của Ý đưa ra những tuyên bố cam kết hỗ trợ mô hình phát triển một cách bền vững với mục đích chính là bảo vệ môi trường, lãnh thổ và kiểm soát chất lượng của sản phẩm trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Chứng nhận hữu cơ ICEA của Ý có mặt trong danh sách các chứng nhận hữu cơ trên thế giới uy tín
Chứng nhận hữu cơ của Pháp
Tại Pháp cũng có sở hữu các chứng nhận hữu cơ trên thế giới uy tín như chứng nhận hữu cơ Natrue và chứng nhận Agriculture Biologique.
Chứng nhận hữu cơ Natrue
Natrue là loại chứng nhận của Hội chợ hữu cơ Marjolaine, có tiêu chuẩn được xem là khắt khe trong những tổ chức chứng nhận hữu cơ ở nước Pháp.
Chứng nhận hữu cơ Agriculture Biologique (AB)
Chứng nhận Agriculture Biologique là thương hiệu được tin dùng nhất của Pháp, được dựa trên các quy định về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, hệ sinh thái môi trường và con người cùng với các phương pháp canh tác.
Chứng nhận Agriculture Biologique là thương hiệu được tin dùng nhất của Pháp
Năng suất là gì? Phương pháp tăng năng suất cho doanh nghiệp, chi tiết: https://clv.vn/nang-suat-la-gi/
Chứng nhận hữu cơ PGS tại Việt Nam
Chứng nhận hữu cơ PGS của Việt Nam thường được cấp cho các sản phẩm nông nghiệp như thịt lợn hữu cơ, rau hữu cơ. PGS đã được chứng nhận là một hệ thống đảm bảo giá trị cho sản phẩm hữu cơ đặc biệt là thị trường nội địa vào năm 2004 bởi Liên đoàn quốc tế các phong trào về nông nghiệp hữu cơ (IFOAM).
PGS đã được chứng nhận là một hệ thống đảm bảo giá trị cho sản phẩm hữu cơ
Mạnh Chí
Liên hệ tư vấn miễn phí: Viện Khoa học Công nghệ và Môi Trường – INOSTE
INOSTE – ĐỒNG HÀNH CÙNG HỢP TÁC XÃ
Địa chỉ: Tòa nhà NEDCEN, Số 149 Giảng Võ, P.Cát Linh, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội.
Điện thoại: 0243.8234.456 | Email: coste@vca.org.vn | Website: www.inoste.vn