Quan trắc môi trường là hoạt động theo dõi, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ, nhằm phân tích mức độ ô nhiễm và các yếu tố tác động lên môi trường và đề ra các phương án xử lý phù hợp. Đây là nhiệm vụ bắt buộc đối với nhiều doanh nghiệp. Hiện nay có 2 hình thức quan trắc môi trường là quan trắc trực tiếp tại môi trường và sử dụng hệ thống quan trắc môi trường tự động.
Vậy thì sẽ có bao nhiêu loại quan trắc môi trường chính? Hãy cùng INOSTE tìm hiểu về nó nhé.
1. Quan trắc môi trường đất nền
Cung cấp những đánh giá về diễn biến môi trường, dựa trên quy mô quốc gia để hỗ trợ cho việc xây dựng các dữ liệu báo cáo thực trạng môi trường. Bên cạnh đó còn giúp cảnh báo những diễn biến bất thường của môi trường và kịp thời đưa ra hướng giải quyết khắc phục ô nhiễm.
2. Quan trắc môi trường nước
Theo quy định tại thông tư 24/2017/TT-BTNMT được bộ TNMT ban hành, quan trắc môi trường nước gồm quá trình đo đạc, đánh giá về chất lượng nước ở tất cả các lĩnh vực và loại hình như môi trường nước mặt lục địa, môi trường nước dưới đất, môi trường nước biển.
3. Môi trường nước lục địa
Đo lường, giám sát chất lượng nước thải, sông suối, ao hồ,… tần suất quy định với môi trường mặt nước lục địa trung bình là trong khoảng 6 lần/1 năm
4. Môi trường nước biển
Đây là môi trường thuộc dạng biến đổi vì vậy việc quan trắc môi trường nước biển thường diễn ra lâu hơn từ khoảng 3 năm-5 năm/ 1 lần.
5. Tiếng ồn
Thông tư số 28/2011/TT-BTNMT quy định về quan trắc môi trường tiếng ồn như sau: Xác định mức độ ồn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng theo các tiêu chuẩn cho phép và phân biệt nhóm các loại tiếng ồn. Dựa vào đó, đưa ra những đánh giá, tác động về ô nhiễm tiếng ồn đến môi trường.
6. Môi trường không khí
Là quá trình sử dụng tổ hợp các máy móc thiết bị có thể đo đạc, phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh tự động, liên tục và truyền dữ liệu trực tiếp về trung tâm quản lý, phục vụ cho công tác quản lý về bảo vệ môi trường.
Có thể thấy, quan trắc môi trường đóng vai trò then chốt trong việc theo dõi, đánh giá và kiểm soát chất lượng môi trường sống. Nhờ vào các số liệu thu thập được, cơ quan chức năng có thể kịp thời phát hiện các nguồn gây ô nhiễm và đưa ra biện pháp xử lý phù hợp. Đây cũng là cơ sở khoa học để xây dựng chính sách, quy hoạch phát triển bền vững và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, nó còn giúp cảnh báo sớm các hiện tượng môi trường bất thường như mưa axit, thủy triều đỏ hay ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Vì vậy, đầu tư vào hệ thống quan trắc là đầu tư cho tương lai an toàn và bền vững.