Trong những ngày đầu tháng 9/2024, một số tỉnh phía Bắc và ven biền Bắc Trung bộ Việt Nam gặp thiên tai nặng nề khi hoàn lưu của bão số 3 (bão Yagi) mang đến những trận mưa, lũ lớn kéo dài. Những ngôi làng yên bình bên dòng sông Hồng bất ngờ trở thành tâm điểm của những cơn lũ quét, sạt lở đất, và ngập lụt trên diện rộng, gây ra thiệt hại to lớn về người và tài sản. Tại Yên Bái và Thái Nguyên các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp đã bị cơn bão tàn phá nặng nề, lũ lụt và sạt lở đất đã nhấn chìm các cánh đồng lúa, hoa đào, hoa màu đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch khiến hàng trăm hộ dân và lao động rơi vào cảnh mất sinh kế. Hàng loạt HTX như Hạnh Lê, Hưng Thịnh, Việt Thành (huyện Trấn Yên), Yên Phú và Yên Thái (huyện Văn Yên) chịu thiệt hại nghiêm trọng. Nhà nuôi tằm bị sập, máy móc hư hỏng, hàng trăm con tằm chết hoặc bị cuốn trôi. Diện tích cây dâu – nguồn nguyên liệu chính – bị vùi lấp dưới bùn đất. Ước tính thiệt hại gần 2 tỷ đồng. Các HTX như Minh Mai, Tuy Lộc, và các HTX cây ăn quả ở Quy Mông cũng chung số phận. Toàn bộ diện tích rau màu bị ngập trong nước lũ, xưởng sản xuất và máy móc bị hư hỏng nặng. Thiệt hại tại các HTX này vượt 3,5 tỷ đồng. Hỗ Trợ Khắc Phục: Những Bước Đầu Đầy Hy Vọng Sau những tổn thất nặng nề từ cơn bão Yagi, sự đồng lòng của các tổ chức quốc tế và địa phương đã tạo nên một tia sáng hy vọng cho người dân nơi đây. Trên cơ sở kết quả khảo sát của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường (INOSTE) Liên minh HTX Việt Nam phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh Yên Bái, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và triển khai một chương trình hỗ trợ lao động đầy ý nghĩa nhằm giúp ba hợp tác xã (HTX) chịu thiệt hại nặng là HTX rau an toàn Tuy Lộc và HTX dâu tằm Minh Tiến (Yên Bái) và HTX DVTH Tân Hương (Thái Nguyên) nhanh chóng phục hồi sản xuất và sinh kế. Bước khởi đầu với hội nghị lập kế hoạch Từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 12 năm 2024, tại trụ sở UBND xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, và trụ sở HTX DVTH Tân Hương, phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, hai Hội nghị lập kế hoạch hỗ trợ đã được tổ chức với sự tham gia của đại diện các bên liên quan.
Lãnh đạo LM tỉnh Yên Bái phát biểu khai mạc
Hội nghị thu hút sự tham gia của đại diện Liên minh HTX tỉnh Yên Bái, Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên, đại diện lãnh đạo UBND xã Y Can, UBND xã Tuy Lộc, UBND phường Cam Giá cùng một số thành viên tiêu biểu của các HTX. Đây là cơ hội để các bên cùng thảo luận và thống nhất cách thức triển khai dự án, đảm bảo các hoạt động được thực hiện minh bạch, công bằng và hiệu quả.
Chuyên gia ILO hướng dẫn thực hiện dự án
Không chỉ tập trung vào việc lên kế hoạch, hội nghị còn phổ biến các kiến thức về an toàn lao động, cùng các nguyên tắc quốc tế về phòng chống bóc lột và lạm dụng tình dục do chuyên gia ILO truyền đạt. Đây là điểm nhấn quan trọng, giúp nâng cao ý thức và trách nhiệm của từng thành viên tham gia dự án.
Đại diện UBND xã Y Can phát biểu
Hỗ trợ thiết thực từ tài chính đến dụng cụ lao động Bước tiếp theo của chương trình là hỗ trợ tiền mặt và dụng cụ lao động cho các HTX. Từ ngày 13 đến 22 tháng 12 năm 2025, các gói hỗ trợ đã được trao tận tay thành viên hai HTX dâu tằm Minh Tiến và HTX rau an toàn Tuy Lộc tỉnh Yên Bái. Thành viên các HTX nhận được 550 triệu đồng tiền công lao động và 40 xe rùa, 50 xẻng, và 70 bộ đồ bảo hộ lao động. Bên cạnh đó, thành viên HTX DVTH Tân Hương, tỉnh Thái Nguyên cũng được nhận được 350 triệu đồng tiền công lao động, 35 xe rùa, 50 xẻng, và 60 bộ đồ bảo hộ lao động.Những hoạt động hỗ trợ thiết thực này góp phần hỗ trợ bà con khôi phục diện tích đất canh tác bị tàn phá và lao động an toàn và hiệu quả hơn.
Bàn giao dụng cụ lao động cho HTX
Hoạt động phát tiền công cho các thành viên HTX
Hoạt động phát tiền công cho các thành viên HTX
Những Thay Đổi Tích Cực: Khôi Phục Sau Thảm Họa Kết quả của chương trình hỗ trợ là một sự khích lệ lớn cho các thành viên HTX. Việc phân phát dụng cụ, tổ chức đào tạo kỹ năng an toàn lao động và cung cấp tài chính đã giúp người dân dần ổn định lại cuộc sống. Nhiều người chia sẻ rằng, sự hỗ trợ kịp thời không chỉ giảm nhẹ gánh nặng tài chính mà còn mang đến hy vọng để họ tiếp tục sản xuất và phát triển.
Mầm xanh đã trở lại trên những cánh đồng dâu tằm