Bàn giao thiết bị hỗ trợ HTX DV NN, TTCN Hương Sơn theo chuỗi giá trị

Sáng ngày 26/12, Trung tâm Khoa học công nghệ và Môi trường thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh Nghệ An tổ chức bàn giao các nội dung hỗ trợ cho Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn (Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An).Huyện Kỳ Sơn là một trong hai huyện nghèo nhất thuộc tỉnh Nghệ An cũng như cả nước. Đồng bào dân tộc sinh sống nơi đây chủ yếu là H’Mông, dân tộc Thái và dân tộc Kho Mú, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ nghèo và hộ cận nghèo còn cao so với các huyện trong tỉnh.

Trao đổi các nội dụng tại lễ nghiệm thuViệc phát triển kinh tế còn phụ thuộc lớn vào nông lâm nghiệp tuy nhiên việc ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trong sản xuất lại chưa được áp dụng nhiều, mặt khác các thế mạnh của vùng như phát triển cây Gừng chưa được phát huy xứng tầm với thế mạnh của vùng để tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động từ đó nâng cao thu nhập giúp xóa đói giảm nghèo.Tháng 10 năm 2009, tỉnh Nghệ An đã tổ chức đại hội thành lập HTX Dịch vụ nông nghiệp, TTCN Hương Sơn. Cơ cấu tổ chức của HTX được thực hiện đảm bảo theo Luật HTX 2012. HTX có vốn điều lệ 300 triệu đồng, có 01 nhà xưởng và 20ha trồng gừng trên núi, là huyện có vùng cao có độ cao so với mặt nước biển từ 700-1500m, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng Gừng là loại nông sản, dược liệu quý không phải vùng nào cũng trồng và sản xuất được.

Ông Nguyễn Văn Luân, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp, TTCN Hương Sơn cho biết HTX luôn cố gắng phát triển mở rộng trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà người dân có nhu cầu. HTX hiện đang bao tiêu sản phẩm cho các thành viên và hộ nông dân địa bàn cung cấp sản phẩm Gừng cho miền Nam. Tuy nhiên do năng lực tài chính còn hạn chế nên HTX chưa có điều kiện đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, áp dụng các thiết bị máy móc hiện đại hóa cho việc sản xuất đóng gói gừng. Ví dụ như thiết bị rửa, sơ chế gừng trước khi đóng thùng còn lạc hậu, năng suất thấp. Thiết bị nâng hạ chuyển gừng lên xuống xe (băng tải) để giảm việc gừng bị gãy dập, thiết bị vận chuyển gừng từ trên núi cao xuống do địa hình hiểm trở sẽ giảm thời gian cho khâu thu hoạch sản xuất.

Máy rửa gừng tự động

Trung tâm Khoa học công nghệ và Môi trường hỗ trợ, bàn giao cho HTX dây chuyển sản xuất Gừng gồm các thiết bị: Máy rửa gừng; băng tải vận chuyển gừng; giàn phơi gừng… và trang thông tin điện tử sẽ giúp HTX mở rộng tiêu thụ sản phẩm lên các trung tâm thành phố lớn như siêu thị, sàn thông tin điện tử…

Đại diện Liên minh hợp tác xã tỉnh Nghệ An cũng đề nghị HTX dịch vụ nông nghiệp, TTCN Hương Sơn quản lý tốt tài sản được hỗ trợ, hát huy tối đa công năng máy móc và đảm bảo an toàn lao động, mở rộng thêm các sản phẩm về Gừng…

Trung tâm Khoa học Công nghệ & Môi trường

Lễ bàn giao các nội dung hỗ trợ cho Liên hiệp HTX SXTT, nông sản an toàn Ninh Bình

Sáng ngày 29/12, Trung tâm Khoa học công nghệ và Môi trường thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh Ninh Bình tổ chức bàn giao các nội dung hỗ trợ cho Liên hiệp HTX SXTT, nông sản an toàn Ninh Bình (Trụ sở Phố 4 phường Đông Thành, tp Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình).

Liên hiệp HTX SXTT Nông sản An toàn Ninh Bình có trụ sở chính tại Phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Liên hiệp HTX bao gồm có 5 HTX trong tỉnh, 01 nhà xưởng công ty chế biến sản phẩm và các cửa hàng bày bán sản phẩm đồng thời liên kết với các hộ nông dân phát triển sản xuất. Liên hiệp HTX có vốn điều lệ 390 triệu đồng. Cơ cấu tổ chức của liên hiệp HTX được thực hiện đảm bảo theo Luật HTX 2012. HTX tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh chăn nuôi đại gia súc, trồng trọt rau củ quả….

Bàn giao hỗ trợ cho Liên hiệp HTX SXTT, NSAT Ninh Bình

Ông Nguyễn Trương Nghĩa, Chủ tịch HĐQT Liên hiệp HTX SXTT, NSAT Ninh Bình cho biết liên hiệp được thành lập với mục đích hỗ trợ phát triển kinh tế hộ, nâng cao năng lực sản xuất, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ để giảm chi phí, tăng năng suất và hiệu quả cho các hộ dân trên địa bàn xã, đặc biệt là tiêu thụ sản phẩm cho các HTX, lấy lợi ích của các thành viên là chính, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa; tìm thị trường, tiêu thụ các sản phẩm cho các đơn vị thành viên, phát triển các chuỗi cửa hàng bán sản phẩm của Liên hiệp HTX và đưa các sản phẩm tiêu thụ ở chợ trung tâm, các siêu thị nhỏ lẻ và trung tâm thương mại.

Trung tâm Khoa học công nghệ và Môi trường hỗ trợ, bàn giao cho liên hiệp HTX dây chuyền bảo quản sản phẩm gồm các thiết bị: Tủ đông, tủ mát… và trang thông tin điện tử sẽ giúp HTX mở rộng tiêu thụ sản phẩm lên các trung tâm thành phố lớn như siêu thị, sàn thông tin điện tử; chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt trong lĩnh vực trồng trọt đối với lúa gạo….

Bà Lê Thị Tâm chủ tịch Liên minh hợp tác xã tỉnh Ninh Bình cũng đề nghị Liên hiệp HTX SXTT, NSAT Ninh Bình quản lý tốt tài sản được hỗ trợ, hát huy tối đa công năng máy móc và đảm bảo an toàn lao động, mở rộng thêm các sản phẩm đặc sản của tỉnh…

Đại diện liên hiệp HTX gửi lời cảm ơn đến Liên minh HTX Việt Nam và Trung tâm Khoa học công nghệ và Môi trường cùng Liên minh HTX tỉnh Ninh Bình đã quan tâm và hỗ trợ liên hiệp các nội dung rất cần thiết để liên hiệp phát triển thị trường sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm của HTX.

Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường

Bàn giao thiết bị cho HTX nuôi ong nội rừng Kinh Môn (Hải Dương)

Sáng ngày 30/12, Trung tâm Khoa học công nghệ và Môi trường (thuộc Liên minh HTX Việt Nam) phối hợp với Liên minh HTX tỉnh Hải Dương tổ chức bàn giao các nội dung hỗ trợ cho HTX nuôi ong nội rừng Kinh Môn (Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) tham gia xây dựng mô hình HTX kiểu mới phát triển sản xuất gắn với chuỗi giá trị.

HTX nuôi ong nội rừng Kinh Môn gồm các thành viên HTX chuyên nuôi ong khai thác mật trên núi rừng Yên Phụ Kinh Môn, các hộ thành viên đều tâm huyết với nghề nuôi ong truyền thống. Mật ong của địa phương trở thành mặt hàng có giá trị kinh tế cao giúp tăng thu nhập cho nhân dân và xóa đói giảm nghèo. Hiện HTX gồm 51 thành viên với 1776 thùng ong và có vốn điều lệ 450 triệu đồng.

HTX được thành lập với mục đích lấy lợi ích của các thành viên là chính, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa; tìm thị trường, tiêu thụ các sản phẩm cho các thành viên, nâng cao năng lực sản xuất, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ để giảm chi phí, tăng năng suất và hiệu quả và đưa các sản phẩm tiêu thụ ở chợ trung tâm, các siêu thị nhỏ lẻ và trung tâm thương mại.

Hình ảnh tại lễ nghiệm thu bàn giao

Trung tâm Khoa học công nghệ và Môi trường hỗ trợ, bàn giao các nội dung cho HTX gồm: Máy tách thủy phần và phá kết tinh mật ong; chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt trong lĩnh vực chăn nuôi (VietGahp-VietGap); thiết kế logo, nhãn hiệu; tem mác; trang thông tin điện tử (Website)… sẽ giúp HTX mở rộng tiêu thụ sản phẩm lên các trung tâm thành phố lớn như siêu thị, sàn thông tin điện tử;….

Đồng chí Nguyễn Kim Hoàn- Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Hải Dương phát biểu và đề nghị HTX nuôi ong nội rừng Kinh Môn quản lý tốt tài sản được hỗ trợ, phát huy tối đa công năng máy móc và đảm bảo an toàn lao động, mở rộng thêm các sản phẩm từ mật ong…

Đại diện HTX gửi lời cảm ơn đến Liên minh HTX Việt Nam và Trung tâm KHCN&MT cùng Liên minh HTX tỉnh Hải Dương đã quan tâm và hỗ trợ HTX với các nội dung rất cần thiết để HTX phát triển sản xuất và thị trường tiêu thụ các sản phẩm của hợp tác xã và cam kết sẽ bảo quản tốt máy móc thiết bị đồng thời sử dụng và phát huy tốt các nội dung được hỗ trợ để phát triển hợp tác xã.

 Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường

Hỗ trợ xây dựng chuỗi giá trị gạo chất lượng cao Ngọc Quang

HTX nông nghiệp I Ninh Quang được Liên minh HTX tỉnh Khánh Hòa đánh giá là “cánh chim đầu đàn” trong phong trào kinh tế hợp tác của tỉnh. Từ mô hình HTX toàn dân có bước chuyển mình mạnh mẽ, nhanh chóng hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát huy tốt vai trò “bà đỡ” kinh tế hộ. HTX đã được Liên minh HTX Việt Nam lựa chọn để hỗ trợ xây dựng mô hình chuỗi giá trị sản phẩm gạo Ngọc Quang.

Năm 2020, Liên minh HTX tỉnh Khánh Hòa tham mưu, đề xuất Liên minh HTX Việt Nam hỗ trợ HTX Nông nghiệp I Ninh Quang tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với chuỗi giá trị sản phẩm gạo chất lượng cao Ngọc Quang.

Bắt nhịp kinh tế thị trường

Tại lễ nghiệm thu bàn giao các nội dung hỗ trợ vừa qua, ông Đinh Văn Dũng – Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Khánh Hòa và ông Đặng Ân – Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Quang (thị xã Ninh Hòa) đánh giá rất cao hoạt động hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất gắn với chuỗi giá trị sản phẩm của Liên minh HTX Việt Nam.

Ông Lương Công Vân, Giám đốc HTX chia sẻ: “Ban lãnh đạo HTX xác định rõ điểm mạnh, điểm hạn chế, phát huy thế mạnh địa phương, tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển các ngành nghề có hiệu quả kinh tế nhưng không bỏ qua các dịch vụ mang tính công ích cho thành viên. HTX cần phải đứng trên nhiều chân, đa dạng hóa dịch vụ mới có thể tồn tại và phát triển”.

Trước đây, HTX chủ yếu thực hiện một số dịch vụ phục vụ cho thành viên như thủy lợi, hướng dẫn cơ cấu mùa vụ, kỹ thuật sản xuất và kinh doanh giống, vật tư nông nghiệp. Hiện nay, để thích ứng với yêu cầu của thị trường, HTX đã mở rộng đa dạng các hoạt động dịch vụ cung ứng cho thành viên.

Theo đó, HTX đã mạnh dạn liên kết hợp tác sản xuất lúa giống, góp cổ phần với doanh nghiệp tư nhân để sản xuất gạch; sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi từ phụ phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất, chế biến, xây dựng thương hiệu “Gạo chất lượng cao Ngọc Quang” của địa phương.

Theo báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, năm 2019-2020, HTX đã sản xuất, cung ứng cho nông dân trong và ngoài địa phương trên 52 tấn giống tốt như Đài Thơm 8, ML 202, TH41, OM7347, OM 4900 và OM6976 đáp ứng nhu cầu của nông dân các huyện Khánh Vĩnh, Cam Lâm, Vạn Ninh…

Được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương, HTX đầu tư xây dựng nhà xưởng, thiết bị chế biến gạo, sân phơi, dây chuyền thiết bị chế biến thức ăn chăn nuôi từ bắp và các phụ phẩm nông nghiệp khác. Hiện nay, sản phẩm thức ăn chăn nuôi của HTX đã có 30 đại lý, cửa hàng làm đầu mối tiêu thụ nên đầu ra ổn định. Sản xuất và chế biến bắp đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho HTX và thành viên.

b200cf2e7b9f534202228b66ddd270-8945-7983

Chuỗi giá trị gạo chất lượng cao

Điểm nổi bật của HTX Nông nghiệp I Ninh Quang là mạnh dạn xây dựng thương hiệu “Gạo chất lượng cao Ngọc Quang”. Từ vùng chuyên canh lúa giống và lúa thương phẩm, hàng năm cung cấp ra thị trường một lượng lớn lúa gạo, HTX quyết định một hướng đi mới, sản xuất theo quy trình chuỗi giá trị sản phẩm khép kín sản xuất – chế biến – tiêu thụ.

Năm 2016, sản phẩm “Gạo Ngọc Quang” được ra mắt trên thị trường. Để có được thành quả đó, HTX đã chủ động quy hoạch một số diện tích lúa của 88 hộ thành viên, trực tiếp quản lý, hướng dẫn quy trình sản xuất giảm thiểu sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật để tạo ra loại lúa đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Gạo Ngọc Quang được sản xuất từ giống lúa Đài Thơm 8, có phẩm chất gạo ngon, cơm dẻo vừa, thơm nhẹ, đang được thị trường ưa chuộng. Sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp chứng nhận nhãn hiệu độc quyền; Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản Khánh Hòa cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, được UBND tỉnh chứng nhận “Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Khánh Hòa năm 2019”.

Sau 4 năm thăm dò thị trường, làm quen với người tiêu dùng, Gạo chất lượng cao Ngọc Quang đang được thị trường chấp nhận. Kênh đại lý phân phối của HTX tiêu thụ trung bình mỗi tháng từ 5 – 7 tấn gạo.

Triển khai chương trình hỗ trợ xây dựng chuỗi của Liên minh HTX Việt Nam, đơn vị trực thuộc là Trung tâm Khoa học công nghệ và Môi trường (Liên minh HTX Việt Nam) đã phối hợp với Liên minh HTX tỉnh Khánh Hòa nghiên cứu, đánh giá hiện trạng sản xuất kinh doanh, chỉ ra những tồn tại của HTX để tư vấn, hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị, năng lực sản xuất kinh doanh tạo mối liên kết bền vững với chuỗi giá trị sản phẩm gạo Ngọc Quang của địa phương.

Công tác hỗ trợ đã giúp HTX xây dựng được 23 ha lúa theo quy trình sản xuất VietGAP, đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, hệ thống Liên minh HTX Việt Nam cũng đã hỗ trợ thiết kế bao bì nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, 1 máy đóng gói hút chân không để hoàn thiện khâu sản xuất và đóng gói, bảo quản sản phẩm.

Đồng thời, HTX cũng được hỗ trợ xây dựng trang thông tin điện tử làm cơ sở cho các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm, phát triển thị trường trong và ngoài nước…

Các nội dung hỗ trợ tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu canh tác, gieo trồng, đến hoàn thiện năng lực bảo quản, chế biến, hình thức bao bì, mẫu mã, xúc tiến thương mại.

Công tác hỗ trợ xuất phát từ đánh giá hiện trạng thực tế sản xuất kinh doanh của HTX, phù hợp với mục tiêu của Liên minh HTX Việt Nam là tiêu chuẩn hóa, nâng cao giá trị, thương hiệu và tăng cường liên kết sản xuất với chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị sản phẩm.

Ông Đặng Ân cũng bày tỏ mong muốn, trong những năm tới, chương trình hỗ trợ HTX của Liên minh HTX Việt Nam bên cạnh việc hỗ trợ cần chú trọng đầu tư xây dựng những mô hình điển hình để làm cơ sở nhân rộng, học tập làm cơ sở phát triển mô hình kinh tế hợp tác tại tỉnh Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung.

Trần Hiền

HTX SX&DVNN An Hồng (Lạng Sơn): Xây dựng mô hình HTX chăn nuôi lợn an toàn sinh học kết hợp thu gom chất thải rắn sản xuất phân compost

Năm 2020, Trung tâm KHCN&MT (thuộc Liên minh HTX Việt Nam) đã phối hợp với Liên minh HTX tỉnh Lạng Sơn khảo sát và lựa chọn HTX Sản xuất và Dịch vụ Nông nghiệp An Hồng làm điểm xây dựng mô hình HTX chăn nuôi lợn an toàn sinh học kết hợp thu gom chất thải rắn để ủ phân conpost giảm tải cho hệ thống hầm biogas và giảm phát thải ô nhiễm môi trường.

Để thực hiện mô hình, Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường đã hỗ trợ chế phẩm vi sinh vật COSTE MT01, COSTE MT05 để xử lý mùi hôi và xử lý chất thải rắn làm phân hữu cơ nhằm giảm phát thải các chất gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, Trung tâm KHCN&MT đã hỗ trợ 30% kinh phí đầu tư hai thiết bị lọc ép phân nhằm tách chất thải rắn lẫn trong nước ở bể gom và hầm biogas. Trong quá trình triển khai, Trung tâm KHCN&MT đã tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho các cán bộ của HTX về quy trình thực hành chăn nuôi tốt, hướng dẫn cách lập hồ sơ, ghi chép theo đúng quy định. Sau môt năm triển khai, đến nay, HTX sản xuất và dịch vụ Nông nghiệp An Hồng đã được Trung tâm Khảo, Kiểm nghiệm và Kiểm định Chăn nuôi – Cục Chăn nuôi tổ chức đánh giá và cấp giấy chứng nhận Vietgap mang mã số: Vietgap – CN-16-14-20-02.

Lắp đặt và vận hành thử thiết bị tại hợp tác xã An Hồng.

Sau khi thực hiện thành công mô hình chăn nuôi an toàn sinh học theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt, Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường phối hợp với Liên minh HTX tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức một buổi hội thảo nhằm giới thiệu và nhân rộng mô hình cho các thành viên của Liên minh HTX tỉnh Lạng Sơn. Trong buổi Hội thảo Th.S Vũ Thị Thuận đã giới thiệu các kiến thức cơ bản về quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho các đại biểu tham dự, hướng dẫn cách thức tổ chức chăn nuôi, hiệu quả mang lại khi áp dụng quy trình thực hành tốt chăn nuôi vào sản xuất tại HTX. Bên cạnh đó các đại biểu tham dự đại hội cũng được nghe giới thiệu và hướng dẫn các kỹ thuật xử lý mùi hôi cho chuồng trại chăn nuôi, xử lý, quản lý chất thải rắn hữu cơ làm phân bón bằng chế phẩm vi sinh, tác dụng của việc quản lý và xử lý tốt các nguồn thải trong quá trình sản xuất.

Quang cảnh buổi hội thảo

Đồng chí Hà Thành Trung, Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Lạng Sơn chia sẻ, trước đây người dân chỉ quen sản xuất nhỏ lẻ theo hộ gia đình hiệu quả chưa cao. HTX Sản xuất và Dịch vụ Nông nghiệp An Hồng là một trong những đơn vị tiên phong trong tỉnh đầu tư chăn nuôi quy mô lớn, hiện đại. Mặc dù mới đi vào hoạt động hai năm, nhưng những kết quả mang lại rất đáng kể. Hợp tác xã từ khi ra đời đã tạo việc làm ổn định cho gần 20 thành viên với thu nhập trung bình khoảng 8-10 triệu đồng/tháng.

Bà Lưu Thu Hiền, Giám đốc HTX An Hồng cho biết: Thành công hôm nay là công sức, tâm huyết của tất cả các thành viên hợp tác xã. Năm 2020, với sự hỗ trợ của Trung tâm KHCN&MT, Liên minh HTX tỉnh Lạng Sơn đã giúp cho hợp tác xã sớm hoàn thiện được quy trình chăn nuôi an toàn sinh học phù hợp với quyết định 4653/QĐ-BNN-CN, giúp cho các cán bộ, nhân viên trong hợp tác xã hiểu và tổ chức thực hiện theo đúng phương pháp, đúng kỹ thuật. Nhờ đó, HTX đã được cấp chứng nhận Vietgap cho 1800 diện tích chăn nuôi với sản lượng dự kiến 220 tấn/năm.

Nói về kế hoạch trong thời gian tới, bà Lưu Thu Hiền cho biết, để nối tiếp sự thành công từ mô hình này, HTX sẽ phát triển thêm cơ sở chăn nuôi mới với quy mô lớn gấp năm lần quy mô chăn nuôi hiện tại, với dự kiến chăn nuôi 1000 lợn nái và 1 vạn lợn thịt. Do vậy, HTX rất mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, đồng hành của Liên minh HTX tỉnh Lạng Sơn, Trung tâm KHCN&MT – Liên minh HTX Việt Nam.

Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường

Bàn giao thiết bị hỗ trợ HTX DV&PT nông nghiệp Pác Nặm theo chuỗi giá trị

Sáng ngày 23/12, Trung tâm Khoa học công nghệ và Môi trường thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bắc Kạn tổ chức bàn giao các nội dung hỗ trợ cho Hợp tác xã dịch vụ và phát triển nông nghiệp Pác Nặm (xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn).

Pác Nặm là một huyện nghèo thuộc tỉnh Bắc Kạn. Đây là địa phương có thế mạnh về sản xuất chế biến các mặt hàng nông lâm sản, chăn nuôi và phát triển mạnh hơn về rau củ quả, đặc biệt là quả bí. Tuy nhiên, người dân trên địa bàn phần lớn là người đồng bào dân tộc thiểu số với tập quán sản xuất manh mún, chưa hình thành sản xuất trồng trọt chuyên canh, nhiều hộ dân vẫn canh tác theo phương thức truyền thống, năng suất thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao, điều này đa làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh kế của cộng đồng dân cư khu vực. Từ nhu cầu thực tế cần liên kết hỗ trợ sản xuất, cho người dân trên địa bàn huyện Pác Nặm, UBND huyện Pác Nặm đã thành lập HTX Dịch vụ và phát triển nông nghiệp Pác Nậm trên cơ sở hợp nhất 04 mô hình tổ hợp tác hoạt động khá hiệu quả. Tháng 9 năm 2018, tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức đại hội thành lập HTX Dịch vụ và phát triển nông nghiệp Pác Nặm. HTX có vốn điều lệ 1 tỷ đồng, có 03 nhà xưởng có thể nuôi khoảng 1000 con lợn/1 lứa, 20ha trồng rau màu. Cơ cấu tổ chức của HTX được thực hiện đảm bảo theo Luật HTX 2012. HTX tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh chăn nuôi đại gia súc, trồng trọt rau củ quả…. Từ khi được thành lập đến nay, HTX Dịch vụ và phát triển nông nghiệp Pác Nặm đã góp phần đáng kể vào việc đảm bảo tiêu thụ đầu ra sản phẩm cho các hộ dân trên địa bàn huyện. Điều này đã tạo động lực cho các hộ dân trên địa bàn yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế hộ,… góp phần xóa đối giảm nghèo, tăng thu nhập.

Quang cảnh Lễ Bàn giao

HTX mới thành lập được 2-3 năm mặc dù đã rất cố gắng mở rộng quy mô và năng lực sản xuất, tuy nhiên do năng lực tài chính còn hạn chế nên HTX chưa có điều kiện đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho toàn bộ thành viên HTX. Vì vậy, vẫn còn một số hộ thành viên chưa được HTX đảm bảo bao tiêu các sản phẩm. Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho các thành viên HTX và hộ dân trên địa bàn huyện Pác Nặm của HTX Dịch vụ và phát triển nông nghiệp Pác Nặm. Từ đó HTX dịch vụ và phát triển nông nghiệp Pác Nặm được Liên minh HTX tỉnh Bắc Kạn khảo sát và giới thiệu tham gia phát triển sản xuất gắn với chuỗi giá trị thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2020.

Các hoạt động chủ yếu của HTX liên quan đến chuyên cung ứng các sản phẩm đầu vào, dịch vụ vật tư nông nghiệp cho các thành viên là cá nhân, hộ gia đình với chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý nhất; Chăn nuôi gia súc, gia cầm, kinh doanh các sản phẩm có được từ gia súc, gia cầm; các hoạt động dịch vụ trồng trọt như xử lý cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, hạt giống; hoạt động các dịch vụ lâm nghiệp;… HTX hiện đang bao tiêu sản phẩm cho các thành viên và hộ nông dân địa bàn để cung cấp nguồn thức ăn cho các trường học bán trú trong huyện, một số bếp ăn nhà hàng, và khu công nghiệp. Và đang xây dựng dây chuyền sản xuất xúc xích, thịt hun khói; rau củ quả sạch.

Trung tâm Khoa học công nghệ và Môi trường hỗ trợ đầu tư mua sắm cho HTX dây chuyển sản xuất xúc xích gồm các thiết bị: 03 Tủ đông lạnh; máy thái thịt; máy xay thịt; máy đùn xúc xích; máy buộc chỉ xúc xích; tủ hấp… chứng nhận tiêu chuẩn thực hành tốt trong lĩnh vực trồng trọt; truy xuất nguồn gốc sản phẩm sẽ giúp HTX mở rộng hoạt động sản xuất, mở rộng tiêu thụ sản phẩm lên các trung tâm thành phố lớn như siêu thị, sàn thông tin điện tử…

Với việc hỗ trợ, tư vấn góp phần cho việc tổ chức sản xuất, kinh doanh liên kết theo chuỗi giá trị sẽ giúp HTX mang lại giá trị kinh tế cao hơn cho thành viên, góp phần nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm của HTX. Đại diện Liên minh hợp tác xã tỉnh Bắc Kạn cũng đề nghị HTX dịch vụ và phát triển nông nghiệp Pác Nặm quản lý tốt tài sản được hỗ trợ, hát huy tối đa công năng máy móc và đảm bảo an toàn lao động. Cố gắng đưa các sản phẩm của HTX không chỉ tiêu thụ trong tỉnh mà mở rộng ra các tỉnh lân cận.

Trung tâm Khoa học Công nghệ & Môi trường

Hỗ trợ các HTX xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngày 27 và 28/12/2020, Trung tâm KHCN&MT (Liên minh HTX Việt Nam) phối hợp với Liên minh HTX tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ nghiệm thu, bàn giao các nội dung hỗ trợ HTX phát triển sản xuất liên kết chuỗi giá trị sản phẩm cho 2 HTX.

Theo đó, sáng 27/12, lễ nghiệm thu bàn giao các nội dung hỗ trợ cho HTX nông nghiệp Hồng Thủy (huyện A Lưới) được tổ chức dưới sự tham gia của lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh Thừa Thiên Huế, lãnh đạo Trung tâm KHCN&MT, lãnh đạo UBND xã Hồng Thủy, đại diện doanh nghiệp. Tham gia dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm lúa Ra Dư, HTX nông nghiệp Hồng Thủy được tư vấn, tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho cán bộ và thành viên; được hỗ trợ 1 máy cày phục vụ sản xuất; đào tạo, cấp chứng nhận 30ha lúa theo tiêu chuẩn VietGAP.

Le-nghiem-thu-va-ban-giao-2452-160924997
Lễ nghiệm thu và bàn giao các nội dung hỗ trợ HTX nông nghiệp Hồng Thủy phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị năm 2020

HTX nông nghiệp Hồng Thủy thành lập năm 2019, có 8 hộ thành viên chính thức và 120 hộ thành viên liên kết, vốn điều lệ 100 triệu đồng. HTX quản lý, tổ chức sản xuất 130 ha lúa Ra Dư, một đặc sản của người dân tộc Pa Kô. HTX giữ vai trò cung cấp các dịch vụ đầu vào cho thành viên như giống, phân bón, làm đất, hướng dẫn tổ chức sản xuất, thu mua, bao tiêu lúa cho thành viên.

Vụ đông xuân 2020, HTX thu mua 20 tấn lúa của thành viên, chế biến gạo bán ra thị trường với mức giá 55.000 đồng/kg. Sản phẩm Gạo Ra Dư của HTX nông nghiệp Hồng Thủy đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu….

HTX mới thành lập, cơ sở vật chất, trang thiết bị sản xuất chế biến chưa đầy đủ, năng lực quản lý lãnh đạo của cán bộ HTX còn hạn chế. Tuy nhiên, đây là mô hình HTX sản xuất của người dân tộc thiểu số, giúp cho bà con người dân tộc sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, có quy trình sản xuất theo quy mô hàng hóa, thích ứng với thị trường, giảm tình trạng sản xuất “du canh” kém hiệu quả, tổn hại môi trường.

Tiếp đó, sáng 28/12, tại HTX nông nghiệp Quảng Thọ II, Liên minh HTX tỉnh Thừa Thiên Huế và Trung tâm KHCN&MT đã tổ chức lễ nghiệm thu, bàn giao các nội dung hỗ trợ cho HTX: máy sấy đa năng 2 chế độ nóng lạnh phục vụ chế biến bột matcha, mã số mã vạch doanh nghiệp, xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm…

Le-nghiem-thu-va-ban-giao2-3457-16092499
Lễ nghiệm thu và bàn giao tại HTX nông nghiệp Quảng Thọ II.

Phát biểu tại lễ nghiệm thu bàn giao tại HTX nông nghiệp Quảng Thọ II, ông Trần Lưu Quốc Doãn, Chủ tịch Liên minh HTX Thừa Thiên Huế nhấn mạnh: “Sự hỗ trợ của Liên minh HTX Việt Nam, Trung tâm KHCN&MT về xây dựng mô hình sản xuất liên kết chuỗi giá trị sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần nâng tầm sản phẩm của HTX, giúp HTX đủ các điều kiện liên kết mở rộng thị trường tiêu thụ. Đồng thời định hướng, chỉ đạo Ban lãnh đạo HTX nông nghiệp Quảng Thọ II phải xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị sản phẩm, liên kết đầu vào, đầu ra, đẩy mạnh phát triển thương hiệu “Rau má Quảng Thọ” trên thị trường để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho HTX, tăng hiệu quả kinh tế cho thành viên, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống thành viên, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương…”

HTX nông nghiệp Quảng Thọ II là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực sản xuất và chế biến nông sản của tỉnh Thừa Thiên Huế. Sản phẩm từ rau má được bày bán ở hệ thống siêu thị, cửa hàng trên cả nước, từng bước gầy dựng thương hiệu Rau má Quảng Thọ vượt ra khỏi quy mô tỉnh, vùng.

Hiện nay, HTX đang quản lý sản xuất 50,5 ha cây rau má, trong đó có 44,5 ha rau được sản xuất theo quy trình VietGAP. HTX bao tiêu 100% sản phẩm cho thành viên. Mỗi năm, HTX đưa ra thị trường khoảng 20 tấn trà rau má các loại và 2000 tấn rau má tươi. Thị trường tiêu thụ từ Bắc đến Nam. Thu nhập từ rau má bình quân đạt 280-300 triệu đồng/ha/năm. HTX tạo việc làm cho 300 lao động trên địa bàn có thu nhập ổn định và 5 lao động làm việc thường xuyên tại HTX với thu nhập từ 3-5 triệu đồng/tháng.

Đầu năm 2020, HTX đã sản xuất thử nghiệm bột matcha rau má cho kết quả tốt, tăng giá trị sản phẩm và tiêu thụ quanh năm, giá bán trên 1 triệu đồng/kg. Đây là mô hình HTX điển hình của tỉnh Thừa Thiên Huế, có kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh tốt đem lại hiệu quả kinh tế cho thành viên.

Năm 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế được lựa chọn hỗ trợ xây dựng 2 mô hình là HTX nông nghiệp Quảng Thọ II (huyện Quảng Điền) và HTX nông nghiệp Hồng Thủy (huyện A Lưới). Đây là 2 HTX được Liên minh HTX tỉnh Thừa Thiên Huế đề xuất, giới thiệu phù hợp với các điều kiện, tiêu chí xây dựng mô hình theo Quyết định 284/QĐ-LMHTXVN ngày 26/5/2020 của Liên minh HTX Việt Nam.

Trần Hiền

Bàn giao thiết bị quan trắc và chế phẩm sinh học Coste MT 02 Cho HTX NTTS Cái Bát, xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau

Sáng ngày 11/9/2020, Liên minh HTX tỉnh phối hợp với Trung tâm Khoa học công nghệ và môi trường Liên minh HTX Việt Nam bàn giao thiết bị quan trắc và chế phẩm sinh học cho HTX NTTS Cái Bát, xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước.

Đại diện tham dự gồm có ông Đỗ Văn Sơ – UV BTV Liên minh HTX Việt Nam, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh; ông Bà Nguyễn Thị Hòa – Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khoa học công nghệ và môi trường, ông Trịnh Anh Tuấn – Giám đốc Trung tâm thuận lợi hóa thương mại và dịch vụ điện tử; Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Chủ nhiệm đề tài chế phẩm sinh học Coste MT 02, và đại diện UBND xã Hòa Mỹ; Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Cái Nước; các đồng chí Đài Phát thanh và truyền hình đến dự và đưa tin cùng các thành viên của HTX NTTS Cái Bát cùng tham dự.

Nuôi trồng thuỷ sản là một trong những nghề sử dụng tài nguyên thiên nhiên là đất và nước, luôn gắn bó với môi trường sinh thái, vừa phát triển một cách bền vững, lâu dài. Việc sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý nước môi trường nuôi trồng thuỷ sản là một phương án tối ưu đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Việc sử dụng chế phẩm sinh học sẽ hạn chế sử dụng hoá chất và kháng sinh, tạo điều kiện thuận lợi nước ta bước vào thị trường khó tính một cách thuận lợi mà không phải gặp rào cản gì.

Chính vì thấy được nhu cầu tất yếu của chế phẩm sinh học trong việc nuôi tôm Trung tâm Khoa học công nghệ và môi trường vừa nghiên cứu, đang trong quá trình đánh giá thực tế, hoàn thiện sản phẩm để đưa ra thị trường chế phẩm sinh học Coste MT 02 có công dụng cung cấp vi sinh vật hữu ít, xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường do thức ăn thừa, kiểm soát sự phát triển của tảo độc, giảm mùi hôi thối khó chịu khu vực ao nuôi và khu vực chứa bùn thải trong ao nuôi tôm công nghiệp. Đoàn bàn giao 01 bộ thiết bị quan trắc và 200 kg chế phẩm sinh học Coste MT 02 cho HTX NTTS Cái Bát. Đồng thời đại diện Trung tâm Khoa học công nghệ và môi trường bà Nguyễn Thị Hòa cũng dành thời gian hướng dẫn thành viên HTX cách thức sử dụng chế phẩm sinh học trong việc xử lý đáy ao, nguồn nước hoạt hóa chế phẩm sinh học Coste MT 02 khi sử dụng để chế phẩm sinh học Coste MT 02 phát huy hiệu quả tốt nhất, qua đó bà Hòa cũng giải đáp những thắc mắc cho HTX khi đưa vào sủ dụng chế phẩm sinh học Coste MT 02 vào ao nuôi tôm.

Tại buổi lễ bàn giao ông Đỗ Văn Sơ phát biểu, HTX NTTS Cái Bát là HTX NTTS  nuôi tôm thâm canh có hiệu quả kết hợp sản xuất các mặt hàng theo tiêu chuẩn VietGAP. Đây là HTX thí điểm được Trung tâm Khoa học công nghệ và môi trường chọn hỗ trợ máy quan trắc chế phẩm sinh học Coste MT 02  vào trong ao nuôi tôm qua quá trình thử nghiệm sẽ có phản hồi thực tế về những ưu điểm mà chế phẩm mang lại cho ao nuôi và hạn chế cần khắc phục để Trung tâm Khoa học công nghệ và môi trường hoàn thiện sản phẩm và đưa vào sử dụng nhằm khai thác tối đa những sản phẩm của nước nhà nghiên cứu ra và hơn nữa góp phần bảo vệ môi trường giảm thiểu rủi ro sử dụng các chất hóa học vào ao nuôi.

HTX NTTS Cái Bát thành lập năm 2013, hiện tại có 127 thành viên, với 430 ha nuôi trồng thủy sản. Ngoài nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn quốc tế ASC và tiêu chuẩn VietGAP, HTX cũng sản xuất các mặt hàng: Tôm khô, tôm chà bông, mắm tôm, bánh phồng tôm, chả cá phi, dưa bồn bồn…Theo hình thức liên kết với các công ty, doanh nghiệp đầu tư vốn phát triển sản xuất và bao tiêu sản phẩm của thành viên. Lợi nhuận bình quân của HTX khoảng 120 triệu đồng/thành viên/năm./.

Việc áp dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản đang tạo nên những bước đột phá khi giúp thủy sản nuôi hấp thụ dinh dưỡng tốt, tăng cường sức đề kháng. Do vậy, các địa phương cần khuyến khích người dân phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản sử dụng chế phẩm sinh học để nâng cao năng suất, chất lượng, không gây tác động xấu đến môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo: NgọcNhiên

VCA hỗ trợ HTX Dịch vụ Sản xuất Thanh Long Thuận Qúy – Bình Thuận xây dựng mô hình HTX sản xuất kinh doanh gắn với chuỗi giá trị năm 2020.

Sáng ngày 10/12/2020, tại Bình Thuận, Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường – Liên minh HTX Việt Nam đã phối hợp với Liên minh HTX tỉnh Bình Thuận tổ chức nghiệm thu và bàn giao công tác tư vấn, hỗ trợ xây dựng mô hình HTX sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực Thanh Long, xã Thuận Qúy, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

Tham dự có đồng chí lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh Bình Thuận và đại diện Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường, Liên minh HTX Việt Nam cùng HTX DVSX Thanh Long Thuận Qúy.

Tuy HTX mới thành lập nhưng Hội đồng Quản trị, điều hành HTX đã rất năng động, tích cực vận động bà con tham gia HTX để tập hợp nguồn lực góp công sức và huy động vốn đầu tư thiết bị bảo quản, sơ chế để nâng cao chất lượng sản phẩm Thanh long đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây cũng là cơ sở để Liên Minh HTX tỉnh Bình Thuận đề xuất Liên minh HTX Việt Nam hỗ trợ HTX tham gia dự án phát triển sản xuất gắn với chuỗi giá trị  năm 2020. Các cán bộ tư vấn của Trung tâm KHCN và MT là đơn vị được giao triển khai đã phối hợp với Liên minh HTX tỉnh tổ chức tư vấn và hỗ trợ HTX nâng cao năng lực quản lý tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh, tập huấn kỹ thuật chế biến bảo quản sản phẩm, bảo vệ môi trường và chứng nhận VietGAP cho gần 100ha Thanh long. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng đã hỗ trợ hoàn thiện dây chuyền thiết bị, công nghệ để nâng cao chất lượng và hỗ trợ truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm Thanh long của HTX, đồng thời Trung tâm cũng tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại tạo động lực cho HTX tham gia bền vững vào chuỗi giá trị sản phẩm Thanh long xuất khẩu.

Đồng chí Nguyễn Văn Tam – Giám đốc HTX cho biết: những nội dung hỗ trợ của Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường, Liên minh HTX Việt nam là rất thiết thực, giúp HTX hoàn thiện sản phẩm từ khâu thu hoạch, sơ chế, bảo quản đển xây dựng quy chuẩn thực hành sản xuất tốt, nâng cao chất lượng sản phẩm. Bà con thành viên HTX rất phấn khởi vì sản phẩm đã đủ điều kiện cho hợp đồng xuất khẩu thanh long sang Bangladet với sản lượng 1000 tấn/tháng theo đặt hàng của Công ty xuất khẩu.

HTX DVSX Thanh long Thuận Qúy đã được hỗ trợ  02 máy nâng tay thấp, 02 máy nâng tay cao, 250 ky nhựa, 15 Pallet nhựa.

Mô hình HTX phát huy vai trò nòng cốt trong nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biên giới

Chiều ngày 08/12, tại HTX Biên Cương, bản Tân Séo Phìn, xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường – Liên minh HTX Việt Nam phối hợp cùng Liên minh HTX tỉnh Lai Châu tổ chức lễ bàn giao nghiệm thu các hạng mục hỗ trợ cho HTX Biên Cương xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chè cổ thụ.

Tham dự tại buổi lễ có đồng chí Bùi Xuân Thu Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Lai Châu; đồng chí Vương Thế Mẫn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Phong Thổ, đại diện xã Mồ Sì San và Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường cùng toàn thể hội đồng quản trị của HTX Biên Cương.

Hiện nay, HTX Biên Cương đang chăm sóc, quản lý cũng như khai khác một số gốc chè cổ thụ trong rừng trên độ cao khoảng 2000m (so với mặt nước biển). Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, chưa làm tốt được công tác chế biến, bảo quản, chưa có công nghệ phù hợp, chưa có phương án xây dựng thương hiệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm… Nhận thấy những khó khăn của HTX, Liên minh HTX tỉnh Lai Châu đã đề xuất Liên minh HTX Việt Nam hỗ trợ HTX tham gia vào dự án xây dựng mô hình phát triển sản xuất gắn với chuỗi giá trị sản phẩm.

Với thời gian thực hiện đề án không dài nhưng bằng sự nỗ lực, quyết tâm của các cán bộ Trung tâm KHCN và MT, Liên minh HTX tỉnh Lai Châu đã phối hợp với ban lãnh đạo HTX Biên Cương hoàn thành dự án đúng tiến độ, các nội dung hỗ trợ bao gồm: 01 máy hút đóng gói chân không, 01 Tủ sấy công nghiệp, 20 ha chè được chứng nhận VietGAP, 01 Hệ thống truy suất nguồn gốc và 01 trang thương mại điện tử đã góp phần giúp sản phẩm của HTX đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao.  

Tại buổi lễ Đồng chí Bùi Xuân Thu – Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Lai Châu cho biết: HTX Biên Cương là một trong những HTX đi đầu trong công tác phát triển sản xuất kinh doanh mô hình kinh tế hợp tác tại vùng cao. Đồng chí cũng đề nghị HTX cố gắng tận dụng sự hỗ trợ này làm tiền đề tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh, mang lại nhiều giá trị cho bà con dân tộc thiểu số, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biên giới.

Cũng tại buổi lễ, Đồng chí Vương Thế Mẫn – Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ cho biết: Tôi rất phấn khởi khi chương trình hỗ trợ đến được với tay của bà con dân tộc vùng cao. Xuất phát từ nhu cầu của thị trường hiện nay, huyện nhà đang rất khuyến khích các HTX trên địa bàn tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, đăng ký hiệu, sở hữu trí tuệ, truy suất nguồn gốc, sản xuất theo quy trình VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ điều kiện tham gia vào hệ thống các kênh bán lẻ chính thống, khẳng định thương hiệu sản phẩm đặc sản của đồng bào… Đồng chí cũng chỉ đạo HTX cần phải nỗ lực hơn nữa để phát huy các nguồn lực hỗ trợ của Hệ thống Liên minh HTX Việt Nam để phát triển sản xuất, hỗ trợ các thành viên đồng bào dân tộc, nâng cao hiệu quả kinh tế, đóng góp cho sự phát triển của địa phương.

Đại diện HTX Biên Cương thay mặt bà con đồng bào, thành viên HTX trân trọng tất cả sự quan tâm, hỗ trợ, động viên, khích lệ hết sức thiết thực, những chỉ đạo dẫn của chính quyền địa phương, hệ thống Liên minh HTX Việt nam nói chung và Trung tâm KHCN & MT nói riêng. Ban lãnh đạo HTX cam kết sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ để hỗ trợ thành viên phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và phấn đấu xây dựng mô hình HTX điển hình của đồng bào vùng biên giới trong công tác phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh, chính trị  theo đúng mục tiêu đề án hỗ trợ của hệ thống Liên minh HTX Việt Nam.

 Trung tâm Khoa học Công nghệ & Môi trường