Mô hình điểm về ứng dụng công nghệ cho môi trường xanh

Để giải quyết bài toán môi trường nông thôn, mô hình HTX dịch vụ môi trường (DVMT) đang nổi lên như là một trong những giải pháp góp phần thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và sản xuất bảo vệ môi trường tại khu vực nông thôn. HTX Nông nghiệp và Môi trường Xanh Trường Phát là một trong những mô hình điển hình trong hoạt động thu gom, phân loại và xử lý hiệu quả rác thải nhựa vùng nông thôn.

Việt Nam đang quan tâm, định hướng phát triển kinh tế – xã hội gắn với hoạt động bảo vệ môi trường. Bên cạnh các mô hình kinh tế tuần hoàn bước đầu hình thành đã đáp ứng yêu cầu giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, thì việc giải quyết bài toán môi trường nông thôn vẫn còn là vấn đề nan giải.

Theo báo cáo tại hội thảo góp ý dự thảo “Đề án Tăng cường bảo vệ môi trường và cung cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025” thì lượng rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn nước ta trung bình mỗi năm khoảng 11 triệu tấn; chất thải chăn nuôi khoảng 127 triệu tấn; chất thải trồng trọt 80 triệu tấn chất thải rắn và hàng triệu khối nước thải.

Hiện, tới 80% khối lượng rác thải rắn từ trồng trọt (rơm, rạ) được xử lý bằng cách đốt hoặc vứt tại ruộng. Ngoài ra, trung bình mỗi năm lượng rác thải từ bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) khoảng 19.000 tấn…

Mô hình HTX dịch vụ môi trường

Trong những năm vừa qua, để giải quyết bài toán môi trường nông thôn, mô hình HTX dịch vụ môi trường (DVMT) đang nổi lên như là một trong những giải pháp góp phần thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và sản xuất bảo vệ môi trường tại khu vực nông thôn.

Tuy nhiên, qua khảo sát, đánh giá chung cho thấy, thực trạng hoạt động của đa số các HTX DVMT còn chưa hiệu quả, mang tính hình thức. Các HTX DVMT hầu hết chỉ tổ chức được hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt rồi vận chuyển đến nơi chôn lấp hoặc lò đốt tập trung của địa phương, một số nơi còn có các bãi rác lộ thiên tập trung sát khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của cư dân.

Hầu hết các HTX DVMT chưa tổ chức được hoạt động phân loại đầu nguồn, công nghệ tái chế, kỹ thuật chôn lấp rất thô sơ, không đảm bảo tiêu chuẩn, lò đốt quy mô nhỏ có nguy cơ gây ô nhiễm thứ cấp cao… Bên cạnh rác thải hữu cơ thì rác thải sinh hoạt và sản xuất ở khu vực nông thôn hầu hết là túi nylon, chai nhựa, kim loại khó phân hủy.

Bên cạnh nguyên nhân do nội lực của các HTX DVMT còn yếu về tài chính, sản phẩm dịch vụ đơn lẻ do thiếu kiến thức về kỹ thuật, công nghệ xử lý môi trường, thì vấn đề chính sách hỗ trợ cho các hoạt động xử lý chất thải quy mô nhỏ và mức thu phí của người dân trả cho các DVMT tại nông thôn còn thấp (từ 3.000 đồng – 7.000 đồng/người/tháng) chỉ đủ cho các hoạt động thu gom, trong khi các HTX DVMT cũng chưa có nguồn lực để đầu tư cho các hoạt động vận chuyển và xử lý rác thải.

Với mức phí này, không những không hạn chế được mức độ xả thải của người dân, mà còn không tạo được động lực để xã hội hóa các hoạt động dịch vụ bảo vệ môi trường. Nhận thấy những vấn đề tồn tại trong các mô hình HTX DVMT, Liên minh HTX Việt Nam đã chỉ đạo các đơn vị chức năng trực thuộc, bên cạnh công tác tuyên truyền vận động thành viên HTX tham gia bảo vệ môi trường, hỗ trợ thanh niên được đào tạo, có trình độ khởi nghiệp xây dựng HTX thì đồng thời cũng khuyến khích các loại hình HTX nông nghiệp tổ chức thêm các hoạt động DVMT để đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, nâng cao thu nhập cho thành viên, đồng thời giải quyết vấn đề tồn tại trong ngắn hạn của các HTX DVMT về thu nhập và nguồn lực đầu tư.

Một điển hình về khởi nghiệp và phát triển mô hình HTX trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường là HTX Nông nghiệp và Môi trường Xanh Trường Phát tại xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc HTX là anh Trần Văn Trường sinh năm 1987, người con quê hương, sau thời gian học tập tại Thành phố, đem kiến thức trở về góp phần xây dựng kinh tế quê hương.

Được sự ủng hộ của gia đình có truyền thống về cơ khí chế tạo máy nông nghiệp và đặc biệt được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, anh Trường đã vận động thành lập HTX Nông nghiệp và Môi trường Xanh Trường Phát vào năm 2020. Với nhiệt huyết, trí tuệ và tinh thần dám nghĩ dám làm của tuổi trẻ, HTX đã tận dụng những lợi thế của địa phương để phát triển và thu được những kết quả bước đầu đáng khích lệ.

trung-tam-khcn-1640854863-4462-164085525

Anh Trần Văn Trường cùng cán bộ Trung tâm KHCN&MT đánh giá hiệu quả của thiết bị phân loại rác thải.

Ban lãnh đạo HTX bên cạnh sản xuất nông nghiệp, nhận thấy những vấn đề về ô nhiễm môi trường ở địa phương, đã đề xuất và được sự ủng hộ của chính quyền để đầu tư, tổ chức dịch vụ thu gom, xử lý rác thải.

Ban đầu, HTX Nông nghiệp và Môi trường Xanh Trường Phát cũng chỉ tổ chức hoạt động đơn giản về thu gom và chôn lấp rác thải sinh hoạt, đồng thời huy động nguồn lực từ thành viên, đầu tư xây dựng khu giải trí thể thao trên nền bãi rác của địa phương để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nhưng với những kiến thức tham khảo từ tài liệu và thực tiễn tại nhiều cơ sở xử lý rác thải, ban lãnh đạo HTX đã quyết tâm tổ chức hoạt động DVMT theo hướng chuyên nghiệp, bền vững.

HTX đã mạnh dạn đầu tư hệ thống phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt với đầy đủ dây chuyền thiết bị gồm thiết bị phân loại rác hữu cơ, rác vô cơ, nylon…, thiết bị làm sạch và sấy khô rác nylon, lò đốt, khu xử lý rác hữu cơ… Mặc dù công suất còn khá nhỏ so với các xí nghiệp xử lý rác thải chuyên nghiệp, nhưng các khâu quan trọng, HTX đều có thể đảm nhiệm.

Rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình được thu gom tập kết về xưởng sản xuất đã được phân loại thành các phần riêng biệt, rác thải hữu cơ được tái chế thành phân hữu cơ thông qua chế phẩm sinh học, rác thải nhựa cứng được phân loại, rác thải nylon mỏng được làm sạch, khô để bán cho đơn vị tái chế nylon. Phần còn lại rất nhỏ là các sành sứ, gạch đá, vải được đốt hoặc chôn lấp.

trung-tam-khcn1-1640854944-2581-16408552

Ban lãnh đạo HTX đã quyết tâm tổ chức hoạt động dịch vụ môi trường theo hướng chuyên nghiệp, bền vững.

Mạnh dạn đầu tư công nghệ

Được sự giới thiệu của Liên minh HTX tỉnh Nam Định, Trung tâm Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) – Liên minh HTX Việt Nam đã khảo sát và nhận thấy HTX Nông nghiệp và Môi trường Xanh Trường Phát là một điểm sáng, đầy tiềm năng trở thành một mô hình điển hình trong tổ chức dịch vụ bảo vệ môi trường tại khu vực nông thôn. Nhận thấy những khó khăn trong việc tiếp nhận các công nghệ, kỹ thuật mới về xử lý rác thải và sản xuất các sản phẩm tái chế, Trung tâm đã tập trung xây dựng phương án hỗ trợ và chuyển giao công nghệ phù hợp với điều kiện của HTX như hoàn thiện hệ thống thu gom, tái chế rác thải hữu cơ chôn lấp sau xử lý thì sử dụng chế phẩm sinh học phối trộn với các phụ gia có sẵn tại địa phương để sản xuất phân hữu cơ vi sinh.

Trung tâm cũng đã hỗ trợ thêm các xe đẩy tay, thùng rác cùng quần áo bảo hộ lao động và chuyển giao công nghệ sản xuất hạt nhựa tái chế từ rác thải nhựa (nylon, vỏ chai, thùng nhựa) đã phân loại cho HTX. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng đã tư vấn cung cấp cho HTX hệ thống quản lý môi trường ISO 14000:2015, đây là chứng chỉ cần thiết khẳng định trình độ quản lý của HTX đối với hoạt động kinh doanh cũng như quảng bá hình ảnh, khẳng định thương hiệu cho HTX trên thị trường.

trung-tam-khcn2-1640855045-3229-16408552

Trung tâm đã tổ chức lớp tập huấn với mục đích nâng cao nhận thức về giảm thiểu rác thải nhựa, chuyển giao công nghệ thu gom, phân loại, xử lý hiệu quả rác thải nhựa cho thành viên của HTX Môi trường Xanh và các HTX trong khu vực.

Song song với việc tư vấn và triển khai hỗ trợ, Trung tâm đã tổ chức lớp tập huấn với mục đích nâng cao nhận thức về giảm thiểu rác thải nhựa, chuyển giao công nghệ thu gom, phân loại, xử lý hiệu quả rác thải nhựa cho thành viên của HTX Nông nghiệp và Môi trường Xanh Trường Phát và các HTX trong khu vực. Lớp tập huấn diễn ra thành công với sự có mặt của 30 đại biểu đại diện cho các HTX trong tỉnh. Qua lớp tập huấn, Trung tâm cũng nhận thấy hầu hết các HTX DVMT chỉ đang dừng lại ở công đoạn thu gom rác mà chưa có kiến thức nhất định trong việc áp dụng các công nghệ xử lý và tái chế rác thải vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngày 17/12/2021, tại huyện Xuân Trường, Trung tâm KHCN&MT đã phối hợp với Liên minh HTX tỉnh Nam Định tổ chức nghiệm thu và bàn giao các nội dung hỗ trợ xây dựng mô hình HTX thu gom, phân loại và xử lý hiệu quả rác thải nhựa cho HTX Nông nghiệp và Môi trường Xanh Trường Phát (xã Thọ Nghiệp).

Tham dự buổi lễ bàn giao nghiệm thu có ông Trần Văn Phiệt – Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Nam Định, ông Lê Tuấn An – Tổng giám đốc Trung tâm KHCN&MT, ông Lê Thanh Huy – Chủ tịch UBND xã Thọ Nghiệp, cùng toàn thể Hội đồng quản trị của HTX Nông nghiệp và Môi trường Xanh Trường Phát.

Đại diện Liên minh HTX tỉnh Nam Định, ông Trần Văn Phiệt cho biết: Tuy HTX mới thành lập nhưng hoạt động rất tích cực và hiệu quả. Chính vì thế, sự hỗ trợ của Trung tâm KHCN&MT, Liên minh HTX Việt Nam rất kịp thời, phù hợp với tình hình và mục tiêu phát triển của HTX.

trung-tam-khcn3-1640855119-5733-16408552

Trung tâm KHCN&MT – Liên minh HTX Việt Nam đã phối hợp với Liên minh HTX tỉnh Nam Định tổ chức nghiệm thu và bàn giao các nội dung hỗ trợ xây dựng mô hình HTX thu gom, phân loại và xử ý hiệu quả rác thải nhựa.

Đây không chỉ là hoạt động hỗ trợ cho HTX mà còn là hoạt động hỗ trợ cho phong trào bảo vệ môi trường tại địa phương nói riêng và khu vực nông thôn nói chung. Ông Phiệt đề nghị Trung tâm tiếp tục hỗ trợ HTX về công nghệ kỹ thuật để HTX phát triển bền vững, tài sản hỗ trợ được sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả cao.

Ông Lê Thanh Huy – Chủ tịch UBND xã Thọ Nghiệp cho biết tình hình phân bổ dân cư trên địa bàn xã Thọ Nghiệp ngày càng cao dẫn đến mức độ phát sinh rác thải từ hộ gia đình, trường học, cơ sở… ngày càng nhiều. HTX đã đảm trách nhiệm vụ thu gom và xử lý rác thải giúp địa phương là một điều rất đáng khích lệ.

Trước kia, khi chưa được thu gom xử lý, trên địa bàn xã phát sinh rất nhiều các bãi rác tự phát gây mất mỹ quan. Nhưng đến nay, môi trường, cảnh quan của địa phương đã đi vào quy củ, xanh – sạch – đẹp. Bên cạnh đó, HTX đã tạo ra công ăn, việc làm cho hàng chục lao động địa phương. Qua các hoạt động hỗ trợ của hệ thống Liên minh HTX Việt Nam, chính quyền địa phương thấy rất hiệu quả và đây là nguồn động viên to lớn từ Trung ương đối với địa phương trong công tác bảo vệ môi trường.

T.A

Nguồn Vnbusiness.vn

Cùng với thành viên Hợp tác xã xây dựng kỹ thuật Sản xuất rau an toàn

Vấn đề về sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thưc vật trong sản xuất nông nghiệp nói chung và tại các HTX nông nghiệp nói riêng đang là một vấn đề rất được các cấp, các ngành quan tâm. Hiện nay, do ý thức của người dân, thành viên HTX vẫn còn tư tưởng chạy theo lợi nhuận, vì vậy việc lạm dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp còn khá phổ biến.

Thực tế này đang khiến cho môi trường ở khu vực nông thôn ngày càng xuống cấp. Không những thế, việc sử dụng tràn lan các loại thuốc trừ sâu, phân bón còn tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn đối với sức khỏe con người cũng như tàn phá nghiêm trọng đất đai, đồng ruộng, làm giảm độ màu mỡ của đất, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp.

Để góp phần nâng cao trách nhiệm sử dụng an toàn thuốc BVTV, phân bón hóa học và đẩy mạnh sản xuất rau an toàn theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt cũng như công tác bảo vệ môi trường cho khu vực kinh tế hợp tác, HTX, năm 2021, Liên minh HTX Việt Nam đã giao Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ BVMT “Phân tích, đánh giá tác động tổng hợp của thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học đến hệ sinh thái nông nghiệp tại các vùng sản xuất chuyên canh rau an toàn khu vực kinh tế hợp tác hợp tác xã”. Kết quả phân tích thuộc nội dung nhiệm vụ tại một số vùng chuyên canh rau ở Hà nội và Hòa Bình cho thấy: hầu hết các mẫu đất, sản phẩm rau đều bị ô nhiễm kim loại nặng và dư lượng thuốc BVTV từ 2-4 lần so với quy chuẩn cho phép, các chỉ tiêu sinh – hóa cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc sử dụng các sản phẩm hữu cơ sạch bao gồm phân bón hữu cơ, chế phẩm vi sinh kết hợp với quy trình sản xuất rau an toàn sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc cải tạo đất trồng, tăng chất lượng sản phẩm rau sạch và góp phần bảo vệ môi trường.

Bên cạnh các hoạt động khảo sát, nghiên cứu đánh giá, Trung tâm cũng đã phối hợp với Liên minh HTX thành phố Hà Nội và Liên minh HTX tỉnh Hoà Bình tiến hành khảo sát và lựa chọn được 02 HTX là HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Môi trường Ba VIFA, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội và HTX Dịch vụ du lịch và Nông nghiệp Thạch Yên, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình để ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ vào thực tiễn sản xuất. Trung tâm đã tiến hành tổ chức khảo sát, thu thập số liệu về tình hình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng như quy trình canh tác hiện có của 02 HTX, đồng thời cũng tiến hành lấy mẫu, phân tích chất lượng môi trường đất, nước tại khu vực canh tác để đánh giá tình hình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng như hiện trạng môi trường tại 02 HTX. Trên cơ sở kết quả khảo sát, phân tích thu được, Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường đã nghiên cứu, đánh giá và xây dựng kế hoạch hỗ trợ phù hợp cho từng HTX, các nội dung hỗ trợ bao gồm: Chuyển giao công nghệ sản xuất và sơ chế an toàn vệ sinh thực phẩm, hướng dẫn xây dựng hồ sở kỹ thuật, hoàn thiện quy trình sản xuất rau an toàn theo VietGap; Hỗ trợ máy cầy, thiết bị phun thuốc trừ sâu ..; chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ từ chế phẩm sinh học do Trung tâm nghiên cứu để phục vụ sản xuất rau an toàn cho HTX.

Ngày 08-09/12/2021, Trung tâm đã tiến hành công tác bàn giao kết quả hỗ trợ từ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, tham dự buổi lễ tại HTX Dịch vụ du lịch và nông nghiệp Thạch Yên, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình. Ông Trần An Định, chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Hoà Bình chia sẻ: từ năm 2019 đến nay, hệ thống Liên minh HTX Việt Nam, Liên minh HTX tỉnh Hòa Bình và các cấp Chính quyền địa phương đã tích cực phối hợp hỗ trợ cơ sở hạ tầng, tái cơ cấu nông nghiệp, hỗ trợ phát triển sản xuất cho bà con đồng bào và thành viên HTX tại xã Yên Thượng nay là xã Thạch Yên, các hoạt đông hỗ trợ đã bước đầu có kết quả, tạo động lực thi đua sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế tại địa phương. Mặc dù, bước đầu đã có sự chuyển biến về kết quả sản xuất kinh doanh những cũng còn rất nhiều khó khăn cần sự hỗ trợ, giúp đỡ.  Do đó, Liên minh HTX tỉnh Hòa Bình phối hợp với Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường tiếp tục nghiên cứu hỗ trợ để xây dựng HTX thành mô hình điểm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế thành viên, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương. Thay mặt Uỷ ban nhân dân xã Thạch Yên, Ông Bùi Đức Chung Chủ tịch UBND xã đã đề nghị Trung tâm KHCN&MT, Liên minh HTX tỉnh Hoà Bình tiếp tục quan tâm hỗ trợ cho HTX về khoa học Công nghệ, nhất là công nghệ chế biến sản phẩm mía và bảo quản, chế biến nông sản để HTX có điều kiện phát triển ổn định và bền vững.

Cũng tại buổi lễ bàn giao tại HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Môi trường BAVIFA, Ông Nguyễn Hữu Thuận – Giám đốc HTX cho biết: Tại địa phương có truyền thống chăn nuôi bò, chất thải chăn nuôi là nguyên nhân gây ô nhiệm môi trường sinh hoạt của người dân rất lớn. Chính vì vậy, các nội dung hỗ trợ thiết bị sản xuất và chuyển giao công nghệ chế phẩm xử lý mùi hôi sản xuất phân bón hữu cơ từ phân bò là rất thiết thực, hữu ích giúp cho HTX tận dụng nguyên liệu sẳn có ở địa phương sản xuất thêm sản phẩm dịch vụ mới, tạo nguồn thu, nâng cao thu nhập cho thành viên và giúp HTX phát triển bền vững.

Một số hình ảnh hoạt động nghiệm thu tại 02 HTX Hợp tác xã.

 

Hình 1: Một số hình ảnh tại lễ bàn giao – nghiệm thu các nội dung hỗ trợ tại HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Môi trường BAVIFA tại Xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội


Hình 2: Một số hình ảnh tại lễ bàn giao – nghiệm thu các nội dung hỗ trợ tại HTX Dịch vụ du lịch và nông nghiệp Thạch Yên 
tại xã Thạch Yên- Huyện Cao Phong – Tỉnh Hòa Bình.

Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường

Nguồn VCA

Hỗ trợ hợp tác xã xây dựng mô hình nuôi tôm, cua quảng canh cải tiến

Bằng việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng môi trường theo ISO 14001, HTX Thủy sản nông dân Núi Mây tỉnh Kiên Giang đang xây dựng mô hình nuôi tôm, cua quảng canh cải tiến.

Ngày 21/12, Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường thuộc Liên minh HTX Việt Nam phối hợp với Liên minh HTX tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ nghiệm thu và bàn giao các vật tư, thiết bị hỗ trợ HTX Thủy sản nông dân Núi Mây, tỉnh Kiên Giang.

HTX Thủy sản nông dân Núi Mây thành lập vào ngày 25/11/2014 với 11 thành viên, hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Sau 6 năm hoạt động, đến nay HTX đã kết nạp thêm 4 thành viên với diện tích canh tác là 69 ha chủ yếu là nuôi tôm thẻ chân trắng, cua theo phương thức nuôi quảng canh cải tiến kết hợp tôm – cua, mật độ tôm trung bình 2 con/m2, mật độ cua 0,1 con/m2.

Nuôi tôm quảng canh là mô hình nuôi tôm sử dụng hoàn toàn thức ăn tự nhiên có trong ao tôm. Vì không sử dụng thức ăn ngoài để đảm bảo tôm có thể phát triển bình thường, mật độ nuôi tôm thường thấp, tôm giống cũng là tôm có nguồn gốc tự nhiên.

Ngày nay, để nâng cao hiệu quả canh tác, mô hình nuôi tôm quảng canh đã được cải tiến. Theo đó, người chăn nuôi bổ sung thêm một phần thức ăn, con giống để đạt được mật độ mong muốn, từ đó năng suất thu hoạch tăng lên đáng kể đồng thời vẫn giữ được chất lượng tương đương với đánh bắt tự nhiên.

Cùng với quá trình chăn nuôi, lượng chất thải tích tụ trong diện tích nuôi trồng ngày càng lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường, nhiều ao nuôi có màu nước đen, hôi thối có sự phát triển quá phát của một số loài tảo độc… Do đó, tỷ lệ tôm, cua chết trong ao tăng làm ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng.

Nuoi-tom-quang-canh1-9638-1640572258.jpg

Nuôi tôm quảng canh là mô hình nuôi tôm sử dụng hoàn toàn thức ăn tự nhiên có trong ao tôm.

Được sự giới thiệu của Liên minh HTX tỉnh Kiên Giang, Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường đã tiến hành khảo sát và lập phương án hỗ trợ HTX Thuỷ sản nông dân Núi Mây trong công tác bảo vệ môi trường cho hoạt động sản xuất của HTX từ nguồn kinh phí của nhiệm vụ bảo vệ môi trường: “Đánh giá hiện trạng và dự báo ô nhiễm môi trường tại các HTX nuôi trồng thủy sản ven biển khu vực Tây Nam Bộ và Duyên hải Miền Trung”.

Sau khi khảo sát, Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường đã lập phương án hỗ trợ HTX Thủy sản nông dân Núi Mây thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường cho diện tích ao nuôi. Trung tâm đã tập trung hỗ trợ HTX cho 3 hạng mục: Chế phẩm vi sinh, Thiết bị đo nhanh cầm tay; Tư vấn xây dựng hồ sơ. Theo đó, HTX Thủy sản nông dân Núi Mây đã nhận 250 kg vi sinh để xử lý các yếu tố gây ô nhiễm trong nước ao nuôi; 03 máy đo chất lượng nước đa chỉ tiêu để đánh giá chất lượng nước ao trong quá trình nuôi; và tư vấn xây dựng hồ sơ hoạt động cho HTX theo ISO 14001 – Hệ thống hệ thống quản lý chất lượng môi trường.

Ngày 21/12/2021, tại trụ sở của HTX Thủy sản nông dân Núi Mây, tổ 9, ấp Tà Xăng, xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường phối hợp với Liên minh HTX tỉnh Kiên Giang đã tổ chức lễ bàn giao nghiệm thu các hạng mục thực hiện tại HTX Thủy sản nông dân Núi Mây.

Tham dự buổi lễ nghiệm thu có đại diện lãnh đạo Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường; ông Phạm Thành Trăm – Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Kiên Giang, ông Thạch Lene – Giám đốc HTX Thủy sản nông dân Núi Mây cùng toàn thể các thành viên.

Nuoi-tom-quang-canh-7568-1640572258.jpg

Liên minh HTX tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ nghiệm thu và bàn giao các vật tư, thiết bị hỗ trợ HTX Thủy sản nông dân Núi Mây.

Tại buổi lễ, ông Phạm Thành Trăm – Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Kiên Giang cho biết: HTX Thủy sản nông dân Núi Mây là một trong những HTX đi đầu trong công tác nuôi trồng thủy hải sản theo hình thức nuôi quảng canh cải tiến lâu năm của tỉnh Kiên Giang.

Mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh diễn biến rất phức tạp, nhưng công tác nuôi trồng thủy sản của HTX không bị ảnh hưởng nhiều do HTX thực hiện rất nghiêm túc các biển pháp cách ly và kiểm soát người ra vào khu vực nuôi trồng thuỷ sản. Toàn bộ tôm, cua của HTX đều được các thương lái trong vùng bao tiêu ngay khi thu hoạch.

Tuy nhiên, HTX còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, công nghệ, thiết bị cũng như việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về hoạt động bảo vệ môi trường.

Đồng thời, ông Phạm Thành Trăm gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ từ Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường đối với Liên minh HTX tỉnh Kiên Giang và HTX Thủy sản nông dân Núi Mây.

htx-kien-giang1-1640576326-4941-16405764

N.A

Nguồn: vnbusiness.vn

HTX Trung Hiếu ứng dụng công nghệ để giảm ô nhiễm môi trường trong sản xuất

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do tồn dư hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất phát thải ra môi trường, HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ Trung Hiếu vừa nhận bàn giao thiết bị hệ thống sấy hút ẩm đối lưu công nghiệp. 

Nam Điền là một trong những xã có làng nghề truyền thống sản xuất các sản phẩm mây, tre, cói và đặc biệt là sản phẩm cói. Cói Nam Điền đã có mặt tại rất nhiều tỉnh, thành trong nước và cả nước ngoài. Người ta biết đến sản phẩm cói Nam Điền với chất cói dai, chắc, dày dặn và rất bền. Mặc dù là làng nghề có truyền thống sản xuất cói từ lâu đời nhưng trước đây người dân địa phương chỉ coi dệt cói là nghề phụ, sản xuất lúc nông nhàn và sản xuất theo hộ gia đình nhỏ lẻ.

HTX Sản xuất Kinh doanh, Dịch vụ Trung Hiếu được thành lập từ năm 2018 tại xóm 4, xã Nam Điền. Ngay sau khi thành lập, HTX đã vận động, tập trung các hộ làm nghề tham gia vào HTX. Tính đến nay, HTX đã có gần 400 thành viên.

Với sự năng động, sáng tạo, Hội đồng quản trị HTX đã đứng ra đảm nhận các khâu đầu vào, đầu ra cho sản phẩm, đồng thời đầu tư một số máy móc, thiết bị như máy ép cói, máy se lõi để nâng cao năng suất lao động giúp thành viên yên tâm sản xuất. Hiện nay, thu nhập bình quân của người lao động trong HTX đạt 4-6 triệu đồng/người/tháng; trung bình mỗi tuần HTX xuất đi 8.000 sản phẩm.

Lễ nghiệm thu, bàn giao các hạng mục hỗ trợ thuộc nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

Tuy đã đạt được những thành quả rất khả quan, nhưng một vấn đề làm đau đầu Ban quản trị HTX và chính quyền địa phương chính là vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất do tồn dư hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất phát thải ra môi trường.

Vấn đề nan giải nhất mà các hộ sản xuất kinh doanh mặt hàng mây tre cói ở đây đều phải đối mặt là vấn đề nấm mốc, sâu mọt phá hoại do đặc tính nguyên liệu này đặc biệt dễ bị ẩm mốc, nứt và bị sâu mọt phá hoại hơn rất nhiều những nguyên liệu khác. Thông thường, các hộ sản xuất nhỏ ở đây đều chủ yếu sử dụng lưu huỳnh (diêm sinh) để ủ sấy mây tre cói. Lưu huỳnh vừa có tác dụng chống mốc, mọt vừa có tác dụng làm trắng, lên màu vàng đẹp cho nhiều mặt hàng mây tre cói, thêm nữa giá của lưu huỳnh rất rẻ, cách sử dụng ủ sấy cũng rất đơn giản và tiện lợi.

Tuy nhiên, việc sử dụng này gây độc cho sản phẩm, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người trực tiếp sản xuất cũng như người tiêu dùng và phát thải ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, lưu huỳnh cũng chỉ có tác dụng chống mốc, mọt trong một thời gian ngắn, sau khi bay hơi hết thì các hiện tượng mốc mọt vẫn xảy ra. Trên thị trường hiện nay cũng có một số loại thuốc chống mốc mọt nhập khẩu về từ Trung Quốc, giá rẻ và có hiệu quả ngay tức thì nhưng đây cũng là các chất độc bị cấm.

Nam Điền là một trong những xã có làng nghề truyền thống sản xuất các sản phẩm mây, tre, cói và đặc biệt là sản phẩm cói.

Hiểu được mối lo trên của HTX và chính quyền địa phương, Ban chủ nhiệm nhiệm vụ đã nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu các loại thiết bị công nghệ và đưa vào ứng dụng tại HTX hệ thống sấy hút ẩm đối lưu công nghiệp. Đây là hệ thống sấy, hút ẩm, khử khuẩn sản phẩm tiêu chuẩn Nhật Bản và Châu Âu giúp thay thế hầu như hoàn toàn hóa chất mà vẫn đảm bảo được màu sắc, đặc tính của sản phẩm.

Năm 2021, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến rất phức tạp và khó lường ở các địa phương ảnh hưởng rất lớn đến công tác di chuyển, triển khai nhiệm vụ, nhưng với sự vào cuộc quyết liệt cũng như sự phối hợp nhiệt tình từ Liên minh HTX các tỉnh, Ban chủ nhiệm nhiệm vụ đã tiến hành khảo sát và lựa chọn HTX Sản xuất Kinh doanh, Dịch vụ Trung Hiếu tại xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định thực hiện mô hình.

Vấn đề nan giải nhất mà các hộ sản xuất kinh doanh mặt hàng mây tre cói đều phải đối mặt là vấn đề nấm mốc, sâu mọt phá hoại do đặc tính nguyên liệu này đặc biệt dễ bị ẩm mốc, nứt và bị sâu mọt phá hoại hơn rất nhiều những nguyên liệu khác.

Ngày 23/12, Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường (COSTE) thuộc Liên minh HTX Việt Nam đã tổ chức lễ bàn giao nghiệm thu và đưa vào sử dụng các hạng mục hỗ trợ mô hình thuộc nhiệm vụ bảo vệ môi trường “Ứng dụng công nghệ khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường tại các HTX, làng nghề sản xuất các sản phẩm từ mây, tre, cói” cho HTX Sản xuất Kinh doanh, Dịch vụ Trung Hiếu tại xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

Tham dự lễ bàn giao, đại diện Liên minh HTX tỉnh có ông Trần Văn Phiệt – Phó Chủ tịch phụ trách Liên minh HTX tỉnh Nam Định. Đại diện chính quyền địa phương có ông Nguyễn Minh Tân – Phó Chủ tịch UBND xã Nam Điền. Về phía đơn vị chủ trì triển khai nhiệm vụ có ông Lê Tuấn An – Tổng Giám đốc COSTE và các thành viên thực hiện nhiệm vụ. Đại diện cho HTX có ông Trần Văn Trình – Chủ tịch HĐQT và đông đảo các thành viên HTX.

Hệ thống sấy hút ẩm đối lưu công nghiệp.

Đại diện HTX, ông Trần Văn Trình – Chủ tịch HĐQT rất phấn khởi đón nhận hệ thống và cảm ơn sự hỗ trợ của COSTE, đồng thời cam kết sẽ sử dụng tài sản được hỗ trợ một cách an toàn, hiệu quả. Đây là sự hỗ trợ rất thiết thực để HTX và các sản phẩm của HTX ngày càng được nâng cao về chất lượng, mẫu mã, sức cạnh tranh để đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu song song với việc khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại địa phương cũng như lan tỏa đến các HTX, làng nghề thủ công mỹ nghệ nói chung và sản xuất các sản phẩm mây tre cói nói riêng.

HTX Sản xuất Kinh doanh, Dịch vụ Trung Hiếu có các ngành nghề chủ yếu bao gồm: Sản xuất sản phẩm từ gỗ, sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện… sản xuất các sản phẩm dệt, bện, đan bằng cói, mây, tre, nứa các loại. Là một người con lớn lên trên mảnh đất nhiều truyền thống anh hùng, ông Trần Văn Trình – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX đã không ngừng học hỏi và mạnh dạn đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để phát triển HTX ngày càng lớn mạnh.

Nguồn vnbusiness.vn

Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ hỗ trợ HTX sản xuất kinh doanh lúa gạo chất lượng cao tại Hà Nội

Năm 2021, Liên minh HTX Việt Nam giao Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ xây dựng mô hình sản xuất lúa gạo an toàn về kim loại nặng phù hợp với quy mô hợp tác xã nông nghiệp”. Mặc dù tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn ra rất phức tạp và khó lường, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Trung tâm, ban chủ nhiệm đề tài đã nghiêm túc triển khai công tác nghiên cứu, xây dựng các quy trình kỹ thuật canh tác lúa gạo an toàn và xây dựng mô hình đạt kết quả theo đúng mục tiêu ban đầu được phê duyệt.

 Chiểu theo tiêu chí lựa chọn HTX tham gia đề tài, nhiệm vụ khoa học của Liên Minh HTX Việt Nam, với sự giới thiệu của LM HTX thành phố Hà Nội, Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường đã lựa chọn HTX sản xuất kinh doanh nông nghiệp Đoàn Kết tham gia ứng dụng kết quả của đề tài và được hỗ trợ nội dung “Tư vấn, đào tạo và chứng nhận sản phẩm gạo theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018).

HTX sản xuất kinh doanh nông nghiệp Đoàn Kết được thành lập từ năm 2017 tại  thôn Ngọc Động, xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những HTX có quy mô lớn, hiện đại và tiên tiến. Các dịch vụ  chủ yếu của HTX bao gồm: Dịch vụ vật tư nông nghiệp như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật..; Dịch vụ sau thu hoạch như máy gặt, máy sấy và sơ chế, chế biến sản phẩm. Xuất phát từ tình yêu quê hương và đồng lúa quê mình, chị Cao Thị Thủy – Chủ tịch hôi đồng quản trị kiêm Giám đốc HTX đã không ngừng học hỏi và mạnh dạn đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để phát triển HTX ngày càng lớn mạnh.

Hiện nay HTX đã đầu tư được nhiều máy móc thiết bị hiện đại để phục vụ sản xuất lúa gạo chất lượng cao như: máy bay sạ lúa và phun thuốc, máy làm đất, máy gặt, dây truyền sấy thóc, đặc biệt là dây truyển công nghệ sơ chế và chế biến gạo chất lượng cao với sàng tạp chất – máy say – máy sát – máy chà bóng – máy tách tấm – máy đóng gói…

Sản phẩm gạo của HTX đã xây dựng được thương hiệu trên thị trường với cái tên gắn liền với lịch sử của quê hương là “Gạo chất lượng khu cháy”. “Gạo được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP từ năm 2020”; “Gạo đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao năm 2020; và “danh hiệu hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2020” , Chị Thủy cho biết, hầu hết sản phẩm lúa, gạo của HTX đã và đang được tiêu thụ tại hệ thống cửa hàng và đại lý ở khắp các tỉnh thành phía Bắc và một phần cho công ty xuất khẩu gạo.

Chị Thủy cũng chia sẻ, để có được những thành quả như ngày hôm nay thì ngoài sự lỗ lực, lòng yêu nghề của chị cũng như sự đoàn kết, sự tin tưởng của các thành viên HTX, của bà con nông dân, HTX cũng nhận được sự giúp đỡ, sự hỗ trợ của các cấp chính quyền từ Trung Ương đến địa phương như: Sở nông nghiệp thành phố Hà Nội, Liên minh HTX thành phố Hà Nội, phòng kinh tế huyện Ứng Hòa v.v…

Sau một thời gian được tư vấn, đào tạo về xây dựng tài liệu hồ sơ theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018 của các thành viên đề tài, HTX sản xuất kinh doanh nông nghiệp Đoàn Kết đã được tổ chức chứng nhận đánh giá và cấp giấy chứng nhận là cơ sở có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Iso 22000:2018.

Ngày 17/12/2021, Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường đã tiến hành bàn giao: “Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018 đối với sản phẩm gạo của HTX”.

Giám đốc HTX Cao Thị Thủy vui mừng đón nhận giấy chứng nhận và cám ơn sự hỗ trợ của Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường – Liên minh HTX Việt Nam. Chị chia sẻ, đây là sự hỗ trợ rất thiết thực để HTX và các sản phẩm của HTX ngày càng được nâng cao về chất lượng, sức cạnh tranh để đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu trong thời gian tới.

Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường

Nguồn VCA

Nâng cao năng suất chất lượng, xây dựng thương hiệu sản phẩm và kỹ năng thương mại điện tử cho hợp tác xã

Ngày 20/12 vừa qua Liên minh HTX tỉnh Nam Định đã phối hợp với Trung tâm Thuận lợi hóa thương mại và Dịch vụ điện tử (VietPRO) thuộc Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường – Liên minh HTX Việt Nam tổ chức khóa đào tạo “Nâng cao năng suất chất lượng, xây dựng thương hiệu sản phẩm và kỹ năng thương mại điện tử cho hợp tác xã” cho cán bộ quản lý và thành viên của 100 hợp tác xã (HTX) có sản phẩm trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Chương trình được thực hiện theo kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 08/11/2021 của UBND tỉnh Nam Định về việc hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp nông thôn tỉnh Nam Định.

Quang cảnh lớp tập huấn – Ảnh Xuân Bắc

Khóa đào tạo tập huấn được tổ chức chia làm 04 buổi theo hình thức trực tiếp đảm bảo tuân thủ nguyên tắc 5K trong phòng chống dịch bệnh covid-19 với sự tham gia hướng dẫn của các chuyên gia đến từ Viện CNTT – Đại học Quốc Gia HN, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Trung tâm KHCN&MT, Sở thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định… với các nội dung phong phú, đa dạng như thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), kinh doanh trên thương mại điện tử, logistics trong thương mại điện tử, truy xuất nguồn gốc, giải pháp tài chính số hay phát triển thương hiệu doanh nghiệp trên môi trường số…

Ông Trần Văn Phiệt – Phó Chủ tịch phụ trách Liên minh HTX tỉnh Nam Định phát biểu khai mạc lớp tập huấn – Ảnh Xuân Bắc

Mục tiêu của khóa đào tạo là cung cấp các giải pháp cho các HTX sản xuất tại địa phương những kiến thức về thương mại điện tử, những thao tác trực tiếp trên các Sàn thương mại điện tử vcamart.vn của Liên minh HTX Việt Nam, voso của Viettel, postmart của Bưu điện hay vận hành logistics trong thương mại điện tử, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc xuất xứ cho sản phẩm, cách thức xây dựng thương hiệu sản phẩm HTX trên nền tảng số hay ứng dụng các giải pháp tài chính số, hỗ trợ vốn vay cho HTX.

Cán bộ Trung tâm KHCN&MT hướng dẫn HTX sử dụng Cổng thông tin tiêu thụ sản phẩm HTX  vcamart.vn – Ảnh Đức Thuận

Ông Trần Văn Phiệt, Phó Chủ tịch phụ trách Liên minh HTX tỉnh Nam Định khẳng định “Nội dung của các chủ đề được chia sẻ trong khóa đào tạo đều là những nội dung mới mẻ, mang tính thời sự, sẽ hỗ trợ cho HTX từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, rất cần thiết cho các HTX để thích ứng với bối cảnh dịch covid-19 đang diễn biến rất phức tạp ở các địa phương”

Chia sẻ với lớp tập huấn, Ông Trịnh Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Thuận lợi hóa thương mại và Dịch vụ điện tử (VietPRO) thuộc Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường – Liên minh HTX Việt Nam cho biết “Trong thời gian vừa qua, tổ 503 của hệ thống Liên minh HTX Việt Nam, Liên minh HTX các tỉnh, thành phố đã hỗ trợ kết nối, tiêu thụ hàng trăm tấn thực phẩm, nhu yếu phẩm các loại trong đó có đóng góp không nhỏ của cổng thông tin tiêu thụ sản phẩm HTX vcamart.vn. Do ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19, thói quen mua hàng của tiêu dùng đã thay đổi do vậy phương thức sản xuất, kênh tiêu thụ và phương pháp bán hàng của HTX cũng phải thay đổi để thích ứng. Nếu không thay đổi sẽ sớm bị đào thải.”

Các chuyên gia chia sẻ các chủ đề của lớp tập huấn – Ảnh Minh Nghĩa

Đặc biệt, trong dịp này Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường – Liên minh HTX Việt Nam cam kết hỗ trợ miễn phí toàn bộ chi phí khởi tạo, sử dụng và duy trì truy xuất nguồn gốc trên hệ thống hoptacxa.vn cho sản phẩm của các HTX tham gia.

Giao diện hệ thống truy xuất nguồn gốc hoptacxa.vn của Liên minh HTX VN – Ảnh Minh Nghĩa

Để đảm bảo tính hiệu quả của khóa đào tạo. Trung tâm Thuận lợi hóa thương mại và Dịch vụ điện tử đã cử cán bộ trực tiếp chia sẻ, hướng dẫn cầm tay chỉ việc cho các học viên, hỗ trợ các HTX đăng ký tài khoản trên hệ thống truy xuất nguồn gốc hoptacxa.vn và đăng tải sản phẩm lên Cổng thông tin tiêu thụ sản phẩm HTX (VcaMart.vn) của Liên minh HTX Việt Nam.

Các học viên được cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn, cầm tay chỉ việc – Ảnh Xuân Bắc

Ông Trần Xuân Hướng – Đại diện Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định chia sẻ thêm: “Thương mại điện tử ở Việt Nam sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng hỗ trợ các HTX ở địa phương trong quá trình chuyển đổi số, tiếp cận công nghệ, ứng dụng thương mại điện tử để phát triển HTX, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ trong bối cảnh mới”.

Các đơn vị cung cấp giải pháp cũng cam kết đồng hành cùng các HTX. Sẵn sàng cử cán bộ đến tận nơi để hỗ trợ các thành viên HTX khi có yêu cầu hoặc gặp khó khăn trong việc đưa sản phẩm lên hệ thống truy xuất nguồn gốc và sàn giao dịch thương mại điện tử.

Tham gia khóa học là cơ hội tốt để các HTX chuyển đổi cập nhật các phương thức sản xuất an toàn, hợp chuẩn hợp quy, phát triển thêm kênh bán hàng hiện đại trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp và là một minh chứng cho việc chuyển đổi số từ hạt nhân, một sự chuyển mình cho thời đại công nghệ 4.0 và kinh tế số.

Anh Tuấn – Trung tâm VietPRO
Nguồn VCA

Xây dựng mô hình HTX nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ sinh học kiểm soát phú dưỡng

Năm 2021, Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường phối hợp với Liên minh HTX tỉnh Khánh Hòa tổ chức khảo sát và lựa chọn HTX nuôi trồng thủy sản Ninh Phú thôn Hang Dơi, xã Ninh Phú, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà làm điểm thực hiện mô hình ứng dụng công nghệ sinh học kiểm soát hiện tượng phú dưỡng trong nuôi tôm thẻ siêu thâm canh.

Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Ninh Phú thành lập từ tháng 6/2019 với 10 thành viên theo luật HTX năm 2012. Hiện nay, HTX có 20 ha diện tích mặt nước nuôi tôm thẻ chân trắng theo phương thức nuôi siêu thâm canh mật độ trung bình lên tới 400 con/m2, sản lượng trung bình đạt 400 tấn/năm. Do phương thức nuôi công nghiệp lượng thức ăn đưa vào hàng ngày lớn, cộng thêm lượng phân thải ra nằm lại trong môi trường nước ao dẫn đến hiện tượng quá tải, nước ao bị ô nhiễm các chất hữu cơ sinh ra các khí độc hại như H2S, NH3, NO2… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của vật nuôi. Bên cạnh đó, lượng thức ăn đưa vào dư thừa là nguyên nhân dẫn đến hàm lượng N, P trong ao tăng cao tạo điều kiện cho một số loài tảo và vi sinh vật gây bệnh phát triển. Nồng độ N, P trong nước tăng cao là nguyên nhân gây nên hiện tượng phú dưỡng trong ao nuôi thủy sản dẫn đến sự bùng phát một vài loài tảo độc, vi sinh vật gây bệnh phát triển quá mức trong ao nuôi.

Trước tình hình đó, Trung tâm Khoa học Công nghệ và môi trường cùng với Liên minh HTX tỉnh Khánh hòa đã tổ chức khảo sát và lựa chọn xây dựng mô hình HTX nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ sinh học để kiểm soát hiện tượng phú dưỡng trong ao nuôi. Để tổ chức thực hiện có hiệu quả, tổ công tác đã tiến hành lấy mẫu và đo đạc một số thông số của nước ao ngay tại HTX, đồng thời lấy mẫu để phân tích tại phòng thí nghiệm. Sau khi thống nhất phương án triển khai, Trung tâm KHCN và môi trường đã lập phương án hỗ trợ cho HTX gồm các nội dụng chính:

– Hỗ trợ 300 kg chế phẩm vi sinh COSTE MT 01 để kiểm soát chất lượng nước ao

–  Hỗ trợ 02 máy thổi khí công suất 3.7 kW để tăng lượng oxi hòa tan vào nước, đồng thời đẩy các chất khí độc hại NH3, H2S ra khỏi môi trường nước

– Hỗ trợ tư vấn xây dựng hồ sơ quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 và chi phí đánh giá cấp chứng nhận hê thống quản lý moi trường ISO 14001 cho HTX.

Ngày 25/11/2021, đoàn công tác gồm ông Lê Tuấn An – Tổng giám đốc Trung tâm KHCN&MT, Ông Hồ Hữu Đức Phó chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Khánh Hòa, chủ nhiệm đề tài và các cán bộ chuyên môn đã có mặt tại HTX nuôi trồng thủy sản Ninh phú thôn Hang Dơi, xã Ninh Phú, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà để nghiệm thu, bàn giao các vật tư thiết bị hỗ trợ cho HTX để tổ chức thực hiện mô hình.

Ông Hồ Hữu Đức – Phó chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Khánh Hoà cùng đoàn công tác của Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường tại lễ nghiệm thu và bàn giao vật tư, thiết bị cho HTX NTTS Ninh Phú

Ông Hồ Hữu Đức – Phó chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Khánh Hoà cùng đoàn công tác của Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường tại lễ nghiệm thu và bàn giao vật tư, thiết bị cho HTX NTTS Ninh Phú

Tại lễ bàn giao, Ông Lê Minh Chính – Giám đốc HTX cho biết: mặc dù dịch bệnh Covid 19 trên địa bàn tỉnh đang diễn biến phức tạp, nhưng công tác nuôi trồng thủy sản của HTX không bị ảnh hưởng do HTX thực hiện rất nghiêm túc các biển pháp cánh li và kiểm soát người ra vào khu vực sản xuất, nuôi trồng thuỷ sản. Toàn bộ tôm của HTX được các doanh nghiệp trong vùng bao tiêu ngay khi thu hoạch. Tuy nhiên, HTX mới thành lập được 2 năm, do vậy, còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, công nghệ, thiết bị cũng như việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về hoạt động bảo vệ môi trường.

Cũng trong buổi làm việc, Ông Phạm Thanh Sinh, chủ tịch UBND xã Ninh Phú chia sẻ, HTX nuôi trồng thuỷ sản Ninh Phú là đơn vị tiên phong trong xã thực hiện các biện pháp nuôi trồng thuỷ sản theo công nghệ cao, trong đó, đặc biệt chú trọng đến công tác ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và bảo vệ môi trường nuôi trồng thuỷ sản. Thay mặt Uỷ ban nhân dân xã Ninh Phú, Ông Sinh đề nghị Trung tâm KHCN&MT – Liên minh HTX Việt Nam, Liên minh HTX tỉnh Khánh Hoà tiếp tục quan tâm hỗ trợ cho HTX nuôi trồng thuỷ sản Ninh Phú cả về vốn tín dụng, cơ sở vật chất và công nghệ để HTX nuôi trồng Thuỷ sản Ninh Phú trở thành mô hình điểm tiêu biểu trong hoạt động sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của xã nói riêng và của tỉnh Khánh Hoà nói chung.

Một số hình ảnh hoạt động tại Hợp tác xã

Trung tâm Khoa học công nghệ và môi trường
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
Nguồn: VCA

HTX Nông nghiệp Ái Nghĩa: Hiệu quả từ mô hình hợp tác vì lợi ích cộng đồng

Thành lập năm 1978, trải qua 43 năm hình thành và phát triển với nhiều thăng trầm, đến nay, HTX nông nghiệp Ái Nghĩa luôn được đánh giá là “cánh chim đầu đàn” trong phong trào kinh tế hợp tác tỉnh Quảng Nam. Là mô hình tiêu biểu về sự năng động, sáng tạo, đổi mới, hợp tác vì sự phát triển kinh tế thành viên, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

43 năm xây dựng và trưởng thành

HTX Nông nghiệp Ái Nghĩa nhận Cờ thi đua của Liên minh HTX VN.

HTX Nông nghiệp Ái Nghĩa tiền thân là HTX nông nghiệp Đại Phước ra đời từ thời kì hợp tác xã toàn dân có 2.852 hộ thành viên với 3.566 cổ phần. Những năm 1982 -1983, HTX đã dẫn đầu phong trào thâm canh, tăng năng suất cho cây lúa cao nhất trong cả nước, được Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Tố Hữu về thăm và làm việc, nhiều HTX trên toàn quốc đến học tập kinh nghiệm. Nhưng đến giai đoạn kinh tế tư nhân được Nhà nước khuyến khích phát triển thì hoạt động dịch vụ của HTX vẫn chưa có sự đổi mới, nhiều vấn đề vướng mắc từ cơ chế quản lý cũ, nợ xấu từ thành viên khó thu hồi, HTX rơi vào khó khăn, yếu kém, tưởng chừng phải giải thể. Tuy nhiên, Ban quản lý HTX đã kịp thời nhìn nhận, sửa đổi và khi Luật HTX 1996 ra đời là cơ sở pháp lý đầu tiên cho HTX tổ chức hoạt động đúng định hướng. Đặc biệt, khi Luật HTX 2012 có hiệu lực, ban lãnh đạo HTX đã nhanh chóng tổ chức đại hội chuyển đổi, xác định lại tư cách thành viên, nâng mệnh giá cổ phần, đa dạng hoạt động dịch vụ theo nhu cầu thành viên. Từ đó, hoạt động HTX có chuyển biến tích cực, thành viên tin tưởng, doanh thu lợi nhuận tăng đều, lợi ích từ việc hợp tác mua bán, hợp tác sản xuất đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho nông dân.

Đến nay, HTX có 1720 hộ thành viên, quản lý tổ chức sản xuất 452 ha diện tích đất nông nghiệp trong đó có trên 332 ha đất lúa và 120 ha đất trồng hoa màu, cung ứng dịch vụ đầu vào sản xuất lúa, thu mua bao tiêu sản phẩm, hợp tác liên doanh với doanh nghiệp sản xuất lúa giống, chế biến gạo an toàn và bánh tráng nhúng, giết mổ gia súc, gia cầm…. Kết quả doanh thu năm 2020 của HTX đạt trên 23 tỷ đồng.

Vươn ra thị trường lớn

Các sản phẩm của HTX Ái Nghĩa được thị trường tiêu dùng đánh giá cao.

Từ năm 2016, HTX chủ động sản xuất theo chuỗi giá trị, cung ứng dịch vụ đầu vào, đầu ra cho thành viên, tổ chức sản xuất theo quy trình VietGap, ứng dụng máy móc công nghệ vào thu hoạch, phơi sấy, chế biến, đóng gói và đưa sản phẩm ra thị trường. Đến năm 2019, HTX cung ứng ra thị trường trên 100 tấn gạo và 20 tấn  bánh tráng nhúng mang thương hiệu “Bánh tráng Đại Lộc”, đặc sản truyền thống của tỉnh. Hiện nay, “Gạo an toàn Ái Nghĩa” và Bánh tráng Đại Lộc của HTX được bán ở các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị mini trên toàn quốc, siêu thị BigC Đà Nẵng, TPHCM, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng do chất lượng gạo tốt, bao bì mẫu mã sản phẩm đáp ứng được thị hiếu khách hàng. Sản phẩm “Bánh tráng Đại Lộc” được UBND tỉnh Quảng Nam chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao, “Gạo an toàn Ái Nghĩa” được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Bên cạnh chế biến gạo, HTX còn liên kết với 05 công ty sản xuất giống trong nước sản xuất 200 ha giống lúa F1 theo quy trình kỹ thuật công nghệ cao, tự phối giống, chăm sóc theo kỹ thuật nghiêm ngặt. Trung bình mỗi năm, HTX bao tiêu khoảng 1.000 tấn lúa giống cho thành viên với mức giá 30 nghìn đồng/kg, cao gấp 3 lần so với sản xuất lúa thương phẩm thông thường. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp của thành viên được tăng cao, góp phần tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thành viên tin tưởng, gắn bó, ủng hộ hoạt động của HTX.

Với những kết quả đạt được, nhiều năm liền, HTX được Đảng và Nhà nước ghi nhận, tặng bằng khen, danh hiệu thi đua động viên khuyến khích tập thể cán bộ và thành viên HTX nông nghiệp Ái Nghĩa. Ba năm liền, HTX được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận “Doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu” cấp tỉnh năm 2016, 2018, 2020. Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; năm 2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng Bằng khen; năm 2021 được Liên minh HTX Việt Nam tặng Cờ thi đua “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua chào mừng đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh HTX Việt Nam lần thứ VI nhiệm kỳ 2020-2025”.

Trần Hiền

Nguồn: http://nongthonmoi.net/cmspages/baiviet/default.aspx?idbaiviet=23974

VCA làm việc với Liên minh HTX tỉnh Đắk Lắk về hỗ trợ phát triển KTTT theo hướng bền vững

Chiều ngày 08/4, Đoàn công tác của Liên minh HTX Việt Nam bao gồm Cơ quan thường trực khu vực miền Trung – Tây Nguyên, Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường, Công ty CETIC, Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ HTX miền Trung – Tây Nguyên đến khảo sát thực tế một số HTX và làm việc với Liên minh HTX tỉnh Đắk Lắk về triển khai thực hiện Nghị quyết và kế hoạch hành động của Ban chấp hành Liên minh HTX Việt Nam khóa VI, nhiệm kỳ 2021- 2025.

Đồng chí Huỳnh Bài, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Đăk Lăk phát biểu tại buổi làm việcTham dự buổi làm việc, phía Liên minh HTX Việt Nam có đồng chí Hồ Dậy, Phó trưởng Cơ quan Thường trực khu vực miền Trung – Tây Nguyên, đồng chí Lê Tuấn An, Tổng Giám đốc Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường; đồng chí Phan Văn Tùng – Phó Tổng Giám đốc Công ty CETIC, đồng chí Trần Quang Hậu – Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ HTX miền Trung – Tây Nguyên và các thành viên trong đoàn.Về phía Liên minh HTX tỉnh Đăk Lăk có đồng chí Huỳnh Bài, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, đồng chí Trần Đình Tương, Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh và đại diện lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn, Giám đốc các HTX trên địa bàn tỉnh.Hiện nay, toàn tỉnh Đắk Lắk có 579 HTX và 4 Liên hiệp HTX thu hút 64.000 thành viên tham gia, tạo việc làm thường xuyên cho 21.000 lao động. Trong những năm qua, kinh tế tập thể tỉnh Đắk Lắk phát triển đúng định hướng, có chuyển biến tích cực, HTX phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, quy mô và lĩnh vực hoạt động của HTX được mở rộng.Đã xuất hiện nhiều HTX quy mô cấp xã, cấp huyện, có doanh nghiệp trực thuộc và chi nhánh ngoài tỉnh. Hình thành nhiều HTX liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, hiệu quả kinh tế tăng rõ rệt. Theo số liệu thống kê của năm 2020, có 40 HTX ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất, 100 HTX liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ, có 08 sản phẩm của 7 HTX đạt tiêu chuẩn OCOP 3- 4 sao cấp tỉnh, nhiều HTX chuyển dần từ bán nguyên liệu thô sang chế biến sâu, chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chế biến, xây dựng thương hiệu sản phẩm…

Bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế tập thể vẫn còn tồn tại những khó khăn như đa số HTX có quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, trang thiết bị lạc hậu, nhiều HTX yếu kém chưa giải thể.

Quang cảnh buổi làm việc Buổi làm việc với mục đích nắm bắt tình hình phát triển kinh tế tập thể tỉnh Đắk Lắk, những thuận lợi khó khăn, tìm các giải pháp hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể theo hướng bền vững. Các đơn vị của Liên minh HTX Việt Nam giới thiệu các chương trình đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ HTX, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chế biến, xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nhằm, kết nối cung – cầu, phối hợp triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm HTX…Để góp phần hỗ trợ HTX tỉnh Đắk Lắk phát triển, Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường hỗ trợ cho 04 HTX thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhằm giúp sản phẩm HTX nâng cao thương hiệu và năng lực cạnh tranh trên thị trường, có thể tham gia vào thị trường cao cấp như siêu thị, nhà hàng lớn…Trước đó, từ ngày 05 đến ngày 07 tháng 4, Đoàn công tác của Liên minh HTX Việt Nam đã làm việc với Liên minh HTX tỉnh Gia Lai và Đắk Nông về giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã theo hướng bền vững.

 Trần Hiền/Trung tâm Khoa học Công nghệ&Môi trường