Author Archives: Tuyết Lê

Dịch Vụ Kiểm Nghiệm Sản Phẩm – Bảo Chứng Cho Chất Lượng & Niềm Tin

Kiểm nghiệm sản phẩm là gì?

Kiểm nghiệm sản phẩm là quá trình phân tích, đánh giá các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, thành phần hóa học… nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng các quy định của pháp luật và tiêu chuẩn của thị trường. Đây là bước bắt buộc trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt với thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, hàng tiêu dùng…

Kiểm nghiệm sản phẩm là quá trình

Vì sao cần kiểm nghiệm sản phẩm?

Việc kiểm nghiệm sản phẩm mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng:

  • Đảm bảo chất lượng & an toàn: Phát hiện sớm các yếu tố gây hại, thành phần không đạt chuẩn để điều chỉnh kịp thời.

  • Tuân thủ pháp luật: Là yêu cầu bắt buộc trong hồ sơ công bố sản phẩm, xin cấp phép lưu hành, chứng nhận OCOP, ISO, HACCP, GMP…

  • Tăng uy tín thương hiệu: Có chứng nhận kiểm nghiệm sẽ tạo dựng lòng tin với khách hàng và đối tác.

  • Thuận lợi khi phân phối: Dễ dàng đưa sản phẩm vào siêu thị, kênh thương mại điện tử, xuất khẩu…

Dịch vụ kiểm nghiệm sản phẩm gồm những gì?

Tùy vào loại sản phẩm, đơn vị kiểm nghiệm uy tín sẽ thực hiện các chỉ tiêu phù hợp, ví dụ:

  • Kiểm nghiệm thực phẩm: Chỉ tiêu vi sinh (Coliform, E.Coli…), kim loại nặng, phụ gia, độ ẩm, protein…

  • Kiểm nghiệm mỹ phẩm: Chỉ tiêu kim loại nặng (Chì, Asen, Thủy ngân…), vi sinh vật gây hại, độ pH…

  • Kiểm nghiệm bao bì: Kiểm tra mức độ thôi nhiễm, độ bền, độ dẻo…

Quy trình kiểm nghiệm sản phẩm như thế nào?

  1. Tư vấn chỉ tiêu kiểm nghiệm phù hợp

  2. Lấy mẫu và gửi đến phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025

  3. Tiến hành kiểm nghiệm theo quy trình chuẩn

  4. Trả kết quả kèm phân tích – đánh giá

  5. Hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ pháp lý nếu cần

Lựa chọn đơn vị kiểm nghiệm uy tín – Đầu tư cho sự phát triển bền vững

Kiểm nghiệm sản phẩm là quá trình

Khi lựa chọn dịch vụ kiểm nghiệm sản phẩm, doanh nghiệp nên ưu tiên:

  • Phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025

  • Kết quả được công nhận bởi cơ quan chức năng

  • Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm

  • Hỗ trợ nhanh, tư vấn rõ ràng, minh bạch chi phí

Dịch vụ Làm Công Bố Tiêu Chuẩn Chất Lượng Sản Phẩm – Giải Pháp Toàn Diện Cho Doanh Nghiệp

Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm là quá trình doanh nghiệp tự xác lập và công khai các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm mà mình sản xuất hoặc kinh doanh. Đây là bước quan trọng để đưa sản phẩm ra thị trường một cách hợp pháp và chuyên nghiệp.

Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

Công bố này có thể dựa theo:

  • Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN)

  • Tiêu chuẩn quốc tế (ISO)

  • Tiêu chuẩn cơ sở của doanh nghiệp (TCCS)

Tại sao cần công bố tiêu chuẩn chất lượng?

Việc công bố tiêu chuẩn chất lượng giúp:

  • Tăng độ tin cậy với người tiêu dùng và đối tác.

  • Hợp thức hóa hồ sơ pháp lý, thuận tiện khi kiểm tra thị trường.

  • Khẳng định thương hiệu bằng việc cam kết chất lượng rõ ràng.

  • Dễ dàng mở rộng kinh doanh, đặc biệt khi phân phối vào siêu thị, chuỗi cửa hàng hoặc xuất khẩu.

Dịch vụ làm công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm gồm những gì

Một đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín sẽ hỗ trợ bạn:

  1. Tư vấn lựa chọn tiêu chuẩn phù hợp với sản phẩm.

  2. Soạn thảo hồ sơ công bố đầy đủ:

    • Bản tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

    • Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm

    • Nhãn mác sản phẩm theo quy định

  3. Nộp và theo dõi hồ sơ tại cơ quan nhà nước (nếu cần).

  4. Bàn giao bản công bố chính thức, kèm hướng dẫn sử dụng hợp pháp.

 Sản phẩm nào cần công bố tiêu chuẩn?

  • Thực phẩm khô, bánh kẹo, đồ uống

  • Mỹ phẩm, đồ gia dụng, vật tư y tế

  • Thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng khác

 Lợi ích khi sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp

  • Tiết kiệm thời gian và công sức

  • Hồ sơ đúng chuẩn pháp luật

  • Tránh rủi ro bị xử phạt hành chính

  • Tư vấn miễn phí các bước tiếp theo: kiểm nghiệm, dán nhãn, quảng bá…

 Liên hệ ngay để được tư vấn

Nếu bạn đang có nhu cầu làm công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi. Chúng tôi cam kết:

  • Xử lý nhanh – đúng – đủ

  • Giá cả minh bạch, cạnh tranh

  • Bảo mật thông tin tuyệt đối

👉 Hãy đầu tư vào pháp lý để phát triển bền vững!

Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

Kiểm định chất lượng sản phẩm – Cấp chứng chỉ kiểm định: Giải pháp nâng cao uy tín và chất lượng thương hiệu

1. Kiểm định chất lượng sản phẩm là gì?

Kiểm định chất lượng sản phẩm là quá trình đánh giá, đo lường và xác nhận một sản phẩm có đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn, chất lượng theo quy định pháp luật hoặc tiêu chuẩn quốc tế. Đây là bước quan trọng trong chuỗi cung ứng để đảm bảo sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng đạt được chất lượng tốt nhất.

Việc kiểm định không chỉ áp dụng cho các ngành công nghiệp nặng, xây dựng hay điện – điện tử, mà còn phổ biến trong lĩnh vực thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế, hàng hóa tiêu dùng…

kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm

2. Lợi ích của việc kiểm định chất lượng sản phẩm

    • Đảm bảo chất lượng và an toàn: Sản phẩm được kiểm định giúp giảm thiểu rủi ro gây hại cho người tiêu dùng.

    • Tăng độ tin cậy và uy tín doanh nghiệp: Doanh nghiệp có sản phẩm đạt chứng chỉ kiểm định sẽ được người tiêu dùng và đối tác đánh giá cao.

    • Hỗ trợ xuất khẩu: Một số chứng chỉ kiểm định được quốc tế công nhận là điều kiện tiên quyết để đưa hàng hóa ra thị trường nước ngoài.

    • Tuân thủ pháp luật: Nhiều ngành hàng bắt buộc phải kiểm định trước khi lưu thông theo quy định của Nhà nước.

3. Cấp chứng chỉ kiểm định là gì?

Sau khi sản phẩm vượt qua quá trình kiểm định, cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức kiểm định độc lập sẽ cấp chứng chỉ kiểm định chất lượng. Chứng chỉ này xác nhận rằng sản phẩm đạt các tiêu chuẩn về kỹ thuật, an toàn và chất lượng theo yêu cầu.

Các loại chứng chỉ phổ biến:

    • Chứng chỉ hợp quy (CR)

    • Chứng chỉ ISO (ISO 9001, ISO 22000…)

    • Chứng nhận CE (dành cho thị trường châu Âu)

    • Chứng nhận FDA (dành cho thực phẩm, dược phẩm xuất khẩu sang Mỹ)

4. Quy trình kiểm định và cấp chứng chỉ

Quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm thông thường gồm các bước sau:

    1. Đăng ký kiểm định tại tổ chức kiểm định được cấp phép.

    2. Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ kỹ thuật sản phẩm.

    3. Lấy mẫu và tiến hành thử nghiệm tại phòng lab đạt chuẩn.

    4. Đánh giá kết quả thử nghiệm theo tiêu chuẩn áp dụng.

    5. Cấp chứng chỉ kiểm định nếu sản phẩm đạt yêu cầu.

    6. Giám sát định kỳ (nếu áp dụng), nhằm duy trì chất lượng.

5. Những tổ chức kiểm định uy tín tại Việt Nam

Hiện nay, có nhiều tổ chức kiểm định được Nhà nước cấp phép hoạt động như:

    • Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Quatest 1, 2, 3)

    • Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

    • Trung tâm kiểm nghiệm, thử nghiệm của Bộ Y tế, Bộ Công Thương

    • Các tổ chức quốc tế có văn phòng tại Việt Nam như SGS, Intertek, Bureau Veritas, TUV…

6. Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì trước khi kiểm định?

    • Hồ sơ kỹ thuật sản phẩm (bản vẽ, thông số, quy trình sản xuất…)

    • Mẫu sản phẩm đại diện cho lô sản xuất

    • Tài liệu liên quan đến tiêu chuẩn áp dụng (TCVN, ISO, ASTM…)

    • Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ pháp lý doanh nghiệp

7. Kết luận

Kiểm định chất lượng sản phẩmcấp chứng chỉ kiểm định là bước không thể thiếu để khẳng định uy tín thương hiệu, đảm bảo an toàn sản phẩm và mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận quy trình kiểm định ngay từ đầu để tiết kiệm thời gian, chi phí và tránh các rủi ro pháp lý.

kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm

Bạn đang cần tư vấn kiểm định sản phẩm và cấp chứng chỉ? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ chuyên sâu, nhanh chóng và chính xác!

Khai trương Chợ sản phẩm trực tuyến cho thành viên HTX và đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Trong bối cảnh chung của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng chuyển đổi số, công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất, kinh doanh không chỉ là xu hướng mà còn là giải pháp hữu hiệu để các HTX, thành viên HTX và đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp cận, mở rộng thị trường, từng bước hội nhập vào nền kinh tế số.
 
Thời gian qua Liên minh HTX Việt Nam đã đẩy mạnh hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác xã, định hướng xây dựng HTX là điểm kết nối về cung cầu công nghệ, xúc tiến thương mại (XTTM) và chuyển đổi số; đây sẽ là cơ sở, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế hộ, nâng cao thu nhập và điều kiện sống cho thành viên HTX và đồng bào vùng DTTS và MN.  Ngày 14/10/2021 thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó, Liên minh HTX Việt nam được giao chủ trì thực hiện và phối hợp với Uỷ ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện nội dung thành phần “Hỗ trợ xây dựng và duy trì chợ sản phẩm trực tuyến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” thuộc Tiểu dự án 2 trong Dự án 10 về “Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS và MN”.
Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhà nước giao, cũng là cơ hội, để thành viên HTX và đồng bào dân tộc và miền núi (DTTS&MN) đưa sản phẩm vươn xa đến các vùng miền trong và ngoài nước, là cơ hội để hỗ trợ, khuyến khích bà con phát triển kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo. Thường trực Liên minh HTX Việt Nam đã sâu sát, quyết liệt chỉ đạo Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường chủ trì thực hiện dự án “Hỗ trợ xây dựng và duy trì chợ sản phẩm trực tuyến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” (Viết tắt là Chợ sản phẩm trực tuyến). Đến nay, nền tảng Chợ sản phẩm trực tuyến vùng đồng bào DTTS&MN được đăng ký với các tên miền vcamart.vn; vcamart.com; vcamart.com.vn đã cơ bản hoàn thiện cả về hạ tầng phần cứng và phần mềm. Hệ thống được xây dựng với kiến trúc mở, đảm bảo khả năng tích hợp các công cụ công nghệ hiện đại. Giao diện Chợ sản phẩm trực tuyến được tối ưu hóa cho người dùng có kỹ năng công nghệ hạn chế, hỗ trợ truy cập trên cả máy tính và thiết bị di động. Các tính năng được thiết kế thân thiện, góp phần kết nối hiệu quả giữa người bán và người mua.
Trên cơ sở đó, ngày 26-5, được sự chỉ đạo của Thường trực Liên minh HTX Việt Nam, Viện Khoa học Công nghệ và môi trường đã tổ chức Hội nghị “Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; khai trương chợ sản phẩm trực tuyến cho hợp tác xã và thành viên đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi”với mục đích báo cáo khai trương chính thức Chợ sản phẩm trực tuyền với tên miền vcamart.vn; vcamart.com.vn; vcamart.com và  tháo gỡ khó khắn, vướng mắc trong công tác tư vấn, hỗ trợ nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi số và thương mại điện tử nói chung cũng như hướng dẫn vận hành, quản trị “Chợ sản phẩm trực tuyến” vcamrt.vn nói riêng cho thành viên HTX và đồng bào vùng DTTS và MN. Bên cạnh đó, hội nghị cũng góp phần tăng cường trao đổi, phối hợp công tác tư vấn, hỗ trợ thành viên HTX, đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi tham gia hiệu quả Chợ sản phẩm trực tuyến .
Tham dự Hội nghị trực tiếp có ông Đinh Tiến Hùng, Phó Chánh Văn phòng TW Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Ông Đinh Hồng Thái Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam và Lãnh đạo Liên minh HTX, HTX tại 25 tỉnh thành phố khu vực phía Bắc. Tham dự hội nghị trực tuyến tại các điểm cầu có đại diện lãnh đạo Liên minh HTX các tỉnh/thành phố và các HTX miền Trung – tây Nguyên và miền Nam.
 28.5 7PCT Liên minh HTX Việt Nam Đinh Hồng Thái cùng đại diện Văn phòng Trung Ương điều phối Chương trình phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS và MN và các Đại biểu bấm nút khai trương Chợ sản phẩm trực tuyến.
Phát biểu khai trương Chợ sản phẩm trực tuyến, ông Đinh Hồng Thái Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam cho biết: “Hệ thống Liên minh HTX Việt Nam đã huy động, lồng ghép nhiều nguồn lực, trong đó có các chương trình mục tiêu của Nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội khác để hỗ trợ HTX xúc tiến thương mại, tổ chức sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, ứng dụng khoa học công nghệ đầu tư hạ tầng thiết bị và chuyển đổi số. Mặc còn nhiều khó khăn nhưng hệ thống Liên minh HTX quyết tâm hỗ trợ thành viên HTX và đồng bào vùng DTTS và MN tham gia và sử dụng hiệu quả “chợ sản phẩm trực tuyến”, đây là sản thương mại điện tử được nhà nước hỗ trợ miễn phí gian hàng và các hoạt động hỗ trợ khác như tập huấn, hướng dẫn chuyển đổi số, kỹ năng thương mại điện tử… là cơ hội để bà con liên kết, hợp tác đầu tư sản xuất, hoàn thiện sản phẩm, mở rộng thị trường, phát triển kinh tế ”.
28.5 8
Ông Đinh Hồng Thái PCT Liên minh HTX Việt Nam phát biểu tại Hội nghị.
Tại Hội nghị, Ông Đinh Tiến Hùng, Phó Chánh Văn phòng Trung Ương điều phối Chương trình phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS và MN đã tổng kết kết quả đạt được của Chương trình trong giai đoạn 2021 – 2025, phương hướng, nhiệm vụ của Chương trình giai đoạn 2025 – 2030. Đồng thời đã góp ý, định hướng một số nội dung trong đề xuất kế hoạch thực hiện Chương trình của hệ thống Liên minh HTX Việt nam giai đoạn 2026 – 2030.  Đại diện Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường thay mặt ban tổ chức tiếp thu ý kiến và cũng đã báo cáo sơ kết những kết quả đã đạt được trong giai đoạn vừa qua, cụ thể đã hoàn thiện chợ sản phẩm trực tuyến và công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực ứng dụng CNTT chuyển đổi số và kỹ năng TMĐT cho thành viên HTX và đồng bào vùng DTTS và MN. Đối với nội dung “Chợ sản phẩm trực tuyến” Viện cũng đã chủ động hỗ trợ đăng ký gian hang và thiết kế sản phẩm cho 200 các HTX đạt giải HTX tiêu biểu (CoopStar) và 100 HTX đạt giải Mai An Tiêm (CoopGold) của Liên minh HTX Việt Nam.
28.5 9
Quang cảnh Hội nghị.
Hội nghị cũng đã có 08 tham luận, báo cáo và rất nhiều ý kiến đóng góp quý báu về những khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị, giải pháp tổ chức công tác hỗ trợ thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, xúc tiến thương mại và tham gia Chợ sản phẩm trực tuyến cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã. Các ý kiến thảo luận, góp ý của Lãnh đạo Liên minh HTX các tỉnh, thành phố và đặc biệt là các doanh nghiệp, hợp tác xã đã thể hiện tinh thần trách nhiệm và sự khẳng định của toàn thể Hội nghị về vai trò, vị trí quan trọng của  khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX, đây cũng sẽ là chìa khóa đưa khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã ngày càng hội nhập, thích ứng và phát triển trong thời kỳ mới. Qua các tham luận, chúng ta có thể thấy bức tranh toàn cảnh về kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ “hỗ trợ xây dựng và duy trì chợ sản phẩm trực tuyến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” của Hệ thống Liên minh HTX Việt Nam.
Kết thúc Hội nghị ban tổ chức và các đại biểu đã thu được rất nhiều góp ý, kinh nghiệm để  tiếp tục tham mưu các cấp chính quyền trong công tác quản lý, chỉ đạo, tổ chức triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã nói chúng và  hoàn thiện phương pháp, xây dựng, triển khai kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ “hỗ trợ xây dựng và duy trì chợ sản phẩm trực tuyến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ” nói riêng.
                                                     TS. Lê Tuấn An
Viện Trưởng Viện Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường

 

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Tô Lâm
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Lời Tòa soạn: Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết quan trọng với tiêu đề “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.

Thời khắc lá cờ giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập trưa ngày 30.4.1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một sự kiện trọng đại – ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, non sông thu về một mối. Đó không chỉ là chiến thắng vĩ đại của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy khó khăn gian khổ, mà còn là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của ý chí độc lập, tự cường và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Khát vọng về một Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do là ngọn lửa thiêng hun đúc tinh thần dân tộc suốt hàng nghìn năm lịch sử. Từ khi Vua Hùng dựng nước cho tới hôm nay, trải qua bao cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giữ gìn giang sơn, bờ cõi, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, khát vọng ấy luôn là sức mạnh tinh thần không gì sánh nổi, thôi thúc các tầng lớp nhân dân, muôn người như một, chung sức, đồng lòng, vượt mọi gian nan, thử thách để giành lại nền độc lập vào năm 1945, đánh đuổi thực dân vào năm 1954 và thống nhất đất nước vào năm 1975.

Thắng lợi của dân tộc anh hùng

Chiến thắng ngày 30.4.1975 không chỉ có ý nghĩa kết thúc cuộc chiến tranh kéo dài và khốc liệt nhất trong lịch sử hiện đại Việt Nam, mà còn là mốc son chói lọi trong hành trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đó là chiến thắng của niềm tin, của ước nguyện độc lập, tự do và thống nhất đất nước; chiến thắng của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam; chiến thắng của chân lý “Không có gì quí hơn độc lập, tự do” và của tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí chiến đấu, bất khuất ngàn đời của nhân dân Việt Nam, của các lực lượng tiến bộ và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Chiến thắng 30.4.1975 là thành quả quyết tâm sắt đá của dân tộc Việt Nam về một đất nước thống nhất, không thể bị chia cắt bởi bất kỳ thế lực nào. Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc – đã khẳng định chân lý bất diệt: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Lời của Bác không chỉ là tuyên ngôn thiêng liêng về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, mà còn là ngọn đuốc soi đường, là nguồn cảm hứng, truyền sức mạnh cho mọi thế hệ người Việt Nam trong suốt những năm tháng chiến tranh gian khổ và khốc liệt. Chiến thắng 30.4.1975 là minh chứng sống động cho triết lý của thời đại “Không có gì quí hơn độc lập tự do”.

Xe tăng Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, trưa 30.4.1975. Cách mạng Việt Nam đã hoàn thành thắng lợi mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: Trần Mai Hưởng/TTXVN

Chiến thắng 30.4.1975 là thành quả quyết tâm sắt đá của dân tộc Việt Nam về một đất nước thống nhất, không thể bị chia cắt bởi bất kỳ thế lực nào. Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc – đã khẳng định chân lý bất diệt: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.

Lời của Bác không chỉ là tuyên ngôn thiêng liêng về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, mà còn là ngọn đuốc soi đường, là nguồn cảm hứng, truyền sức mạnh cho mọi thế hệ người Việt Nam trong suốt những năm tháng chiến tranh gian khổ và khốc liệt. Chiến thắng 30.4.1975 là minh chứng sống động cho triết lý của thời đại “Không có gì quí hơn độc lập tự do”..

Tổng Bí thư Tô Lâm

Không chỉ là thắng lợi quân sự, Chiến thắng 30.4.1975 còn là sự kết tinh của trí tuệ, bản lĩnh và khát khao mãnh liệt về một nền hòa bình bền vững, về quyền tự quyết của một dân tộc từng bị đô hộ, chia cắt và áp bức. Như lời của đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn “chiến thắng đó không phải của riêng ai, mà của cả dân tộc Việt Nam”. Và như nhà thơ Tố Hữu từng viết “Không nỗi đau nào của riêng ai/ Của chung nhân loại chiến công này”.

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 cũng đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trên trường quốc tế, cổ vũ sâu sắc phong trào giải phóng dân tộc tại nhiều khu vực Á, Phi, Mỹ Latin; khích lệ các dân tộc đứng lên chống lại chủ nghĩa thực dân mới và giành lại quyền tự do, độc lập. Đó là chiến thắng của công lý trước cường quyền, lời khẳng định trước cộng đồng quốc tế rằng: một dân tộc dù nhỏ bé nhưng nếu có chính nghĩa, đoàn kết và ý chí kiên cường, với sự ủng hộ, giúp đỡ trong sáng của bạn bè quốc tế, của các lực lượng tiến bộ và của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới thì chắc chắn sẽ chiến thắng những thế lực mạnh hơn gấp nhiều lần.

Xe tăng số hiệu 390 (trái) thuộc Đại đội 4, Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút ngày 30.4.1975

Ý chí, tâm nguyện thống nhất đất nước

Trong suốt 30 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân và đế quốc (1945 – 1975), dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với muôn vàn gian khổ, hy sinh, mất mát nhưng chưa bao giờ, ý chí về một nước Việt Nam độc lập, thống nhất bị lay chuyển.

Trong lời kêu gọi nhân ngày Quốc khánh 2.9.1955, Bác Hồ khẳng định: “Nước Việt Nam nhất định sẽ thống nhất, vì nước ta là một khối, không ai chia cắt được”. Trong thư gửi đồng bào cả nước năm 1956, Bác viết “Thống nhất nước nhà là con đường sống của Nhân dân ta”. Khi chiến tranh đang ở giai đoạn cam go, ác liệt nhất, ngày 17.7.1966, Người tuyên bố đanh thép rằng “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song Nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi, Nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

Và đúng như vậy, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, quân dân Việt Nam đã vượt qua muôn vàn khó khăn, từng bước đánh bại các chiến lược chiến tranh hiện đại, với lòng tin sắt đá vào sức mạnh của chính nghĩa và tinh thần độc lập dân tộc.

Tuyên ngôn “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một chân lý, một định hướng chiến lược, mà còn là mệnh lệnh từ trái tim của cả dân tộc. Trong khói lửa chiến tranh, câu nói ấy trở thành nguồn sức mạnh to lớn, truyền cảm hứng mạnh mẽ, tạo động lực cho hàng triệu người Việt Nam bước ra mặt trận với ý chí “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Lời của Bác là lời hiệu triệu thiêng liêng, là biểu tượng của lòng quyết tâm vượt qua mọi đau thương, gian khổ, để giành bằng được độc lập, tự do cho dân tộc, thống nhất cho đất nước và hạnh phúc ấm no cho Nhân dân.

Trong suốt hơn 30 năm kháng chiến và kiến quốc, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã anh dũng chiến đấu, hy sinh, biết bao gia đình mất mát người thân, làng mạc, đô thị bị tàn phá, bao thế hệ thanh niên phải tạm gác ước mơ học tập, hoài bão tương lai để lên đường bảo vệ Tổ quốc với lời thề “chưa hết giặc là ta chưa về”. Những người mẹ tiễn con, vợ tiễn chồng ra trận mà không hẹn ngày trở lại. Những em nhỏ lớn lên trong mưa bom, bão đạn, học chữ dưới hầm, ăn ngô, khoai, sắn thay cơm. Biết bao bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã ngã xuống trên dải đất hình chữ S của Tổ quốc, những chiến sĩ biệt động thành chiến đấu giữa lòng địch, dân quân du kích ở bưng biền, làng bản, những chiến sĩ giải phóng quân vượt qua Bến Hải, vượt Trường Sơn… tất cả đều mang trong mình một niềm tin mãnh liệt: dân tộc Việt Nam sẽ giành lại quyền làm chủ đất nước mình, Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà.

Chiến thắng 30.4.1975 là thành quả kết tinh từ lý tưởng và ý chí thép của một dân tộc không bao giờ bị khuất phục, từ máu xương của hàng triệu người con đất Việt, từ tình yêu quê hương, đất nước, từ bản lĩnh, niềm tin chiến thắng và quyết tâm không bao giờ lùi bước.

Nguồn nhân lực, vật lực từ miền Bắc bất chấp bom đạn của kẻ thù kịp thời chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Ảnh: Tư liệu

Tròn nửa thế kỷ đã đi qua kể từ ngày nước non liền một dải, nhưng những âm hưởng của khúc khải hoàn vẫn ngân nga trong tâm hồn dân tộc Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm sự kiện trọng đại này, chúng ta thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc ta, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, Người chiến sỹ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế, người đã đặt nền móng tư tưởng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước; tri ân và tưởng nhớ các đồng chí lãnh đạo tiền bối của Đảng, các anh hùng liệt sĩ, nhân sĩ, trí thức, đồng bào và chiến sĩ trên khắp mọi miền Tổ quốc đã anh dũng chiến đấu, hy sinh cho lý tưởng cao đẹp đó. Các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau mãi mãi ghi nhớ công ơn và sự hy sinh to lớn vì độc lập của Tổ quốc, vì hạnh phúc ấm no của nhân dân và vì sự trường tồn, phát triển của dân tộc.

Chúng ta bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với bạn bè quốc tế – các lực lượng tiến bộ, các nước XHCN anh em, các tổ chức nhân đạo và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên khắp thế giới – đã đồng hành, giúp đỡ và ủng hộ Việt Nam trong suốt những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như trong sự nghiệp tái thiết và phát triển đất nước sau chiến tranh. Tình cảm và sự hỗ trợ chí nghĩa, chí tình, vô tư trong sáng đó sẽ mãi mãi được nhân dân Việt Nam trân trọng, yêu quý và khắc ghi trong trái tim mình.

Nửa thế kỷ khôi phục, hàn gắn và phát triển

Trong hơn một thế kỷ qua, dân tộc Việt Nam đã trải qua những trang sử bi tráng, phải gánh chịu biết bao đau thương, mất mát dưới ách đô hộ, áp bức của thực dân, phong kiến và đặc biệt là hai cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài hơn ba thập kỷ. Chiến tranh không chỉ lấy đi sinh mạng của hàng triệu người, mà còn để lại những di chứng sâu sắc về thể chất, tinh thần, kinh tế, xã hội và môi trường, ảnh hưởng đến cả những thế hệ sinh ra khi tiếng súng đã ngưng. Không có vùng đất nào trên quê hương Việt Nam không có đau thương; không có gia đình nào mà không gánh chịu những mất mát, hy sinh và cho đến nay chúng ta vẫn còn phải khắc phục hậu quả chiến tranh và bom mìn, chất độc da cam…

Nghi thức diễu binh, diễu hành tại sơ duyệt Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ngày 25.4.2025

Nhưng thời gian, lòng nhân ái, đức vị tha đã giúp dân tộc ta từng bước vượt qua nỗi đau, chữa lành vết thương, gác lại quá khứ, tôn trọng sự khác biệt hướng tới tương lai. Sau 50 năm đất nước thống nhất, chúng ta đã có đủ bản lĩnh, đủ niềm tin, sự tự hào và đủ bao dung để vượt qua đau thương cùng nhau nhìn về phía trước – để cuộc chiến tranh đã qua không còn là hố ngăn cách giữa những người con cùng một dòng máu Lạc Hồng.

Trên hành trình phát triển ấy, chính sách hòa hợp dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước xác định là lựa chọn chiến lược lâu dài, là trụ cột trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chúng ta hiểu rõ những nguyên nhân lịch sử dẫn đến chiến tranh – từ sự can thiệp, chia rẽ bên ngoài cho đến những âm mưu phá hoại tinh thần đoàn kết, gieo rắc thù hận vì mưu đồ chính trị. Nhưng chúng ta cũng hiểu rằng: mọi người Việt Nam, dù ở trong nước hay ngoài nước, dù từng đứng ở phía nào của lịch sử, đều cùng mang một cội nguồn, một ngôn ngữ, một tình yêu dành cho quê hương, đất nước.

Những năm qua, trong các chuyến công tác tới hầu khắp các châu lục, Tôi đã có nhiều dịp gặp gỡ hàng ngàn đồng bào Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài – từ những trí thức trẻ lập nghiệp tại châu Âu, châu Mỹ, Châu Á, Châu Đại Dương đến những doanh nhân thành đạt, nghệ sĩ nổi tiếng, người lao động bình dị ở các “miền đất mới”, kể cả nhiều người thuộc “phía bên kia” trước đây. Mỗi cuộc gặp đều để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc: dù có thể khác biệt về quan điểm chính trị, trải nghiệm lịch sử hay điều kiện sống, họ đều mang trong lòng niềm tự hào dân tộc, đều là “con dân đất Việt” và nỗi nhớ da diết với hai tiếng Quê hương.

Tôi từng chứng kiến nhiều cuộc gặp gỡ đầy cảm động giữa các cựu chiến binh Việt Nam và cựu binh Hoa Kỳ – những người từng đứng ở hai bên chiến tuyến, từng cầm súng đối đầu, nay có thể bắt tay, trò chuyện, chia sẻ với nhau bằng sự thấu hiểu chân thành và không còn mặc cảm. Ngày hôm nay, Việt Nam và Hoa Kỳ – từ cựu thù – đã trở thành đối tác chiến lược toàn diện, cùng hợp tác vì hòa bình, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì an ninh và ổn định khu vực. Vậy thì không có lý do gì để những người Việt Nam – cùng chung huyết thống, cùng một mẹ Âu Cơ, luôn đau đáu về một đất nước thống nhất, phồn vinh – lại còn mang mãi trong lòng nỗi hận thù, chia rẽ và ngăn cách.

Nghi thức diễu binh, diễu hành tại sơ duyệt Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ngày 25.4.2025

Hòa hợp dân tộc không có nghĩa là quên lãng lịch sử hay xóa nhòa sự khác biệt, mà là chấp nhận những góc nhìn khác nhau trong tinh thần bao dung và tôn trọng, để cùng hướng tới mục tiêu lớn hơn: xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, hùng mạnh, văn minh, thịnh vượng, để các thế hệ mai sau không bao giờ phải chứng kiến chiến tranh, chia ly và hận thù, mất mát như cha ông từng đối mặt.

Chúng ta tin tưởng rằng, mọi người con đất Việt – dù sinh sống ở đâu, dù quá khứ thế nào – đều có thể đồng hành, chung sức, góp phần xây dựng một tương lai tươi sáng cho dân tộc. Đảng và Nhà nước luôn nhất quán mở rộng vòng tay, trân trọng mọi đóng góp, lắng nghe mọi tiếng nói xây dựng, đoàn kết từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài – những người đang góp phần kết nối Việt Nam với thế giới.

Chúng ta không thể viết lại lịch sử, nhưng chúng ta có thể hoạch định lại tương lai. Quá khứ là để ghi nhớ, để tri ân và để rút ra bài học. Tương lai là để cùng nhau xây dựng kiến tạo và phát triển. Đó là lời hứa danh dự của thế hệ hôm nay với những người đã ngã xuống, là tâm nguyện chung của một dân tộc từng trải qua nhiều đau thương nhưng chưa bao giờ khuất phục.

Cách đây 50 năm, dân tộc Việt Nam đã viết nên một bản anh hùng ca chói lọi bằng ý chí sắt đá và bản lĩnh kiên cường – đó là bản hòa ca của ý chí, quyết tâm, thống nhất và hòa bình. Nửa thế kỷ sau, chính dân tộc ấy đang tiếp tục viết nên một bản hùng ca mới – bản hòa ca của đổi mới, hội nhập, phát triển và ý chí vươn lên mạnh mẽ trong thế kỷ XXI. Trước đây, không một người Việt Nam chân chính nào muốn đất nước mình bị chia cắt. Ngày nay, chắc chắn không một người Việt Nam chân chính nào lại không mong đất nước mình ngày càng hùng cường, thịnh vượng sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Cách đây 50 năm, dân tộc Việt Nam đã viết nên một bản anh hùng ca chói lọi bằng ý chí sắt đá và bản lĩnh kiên cường – đó là bản hòa ca của ý chí, quyết tâm, thống nhất và hòa bình. Nửa thế kỷ sau, chính dân tộc ấy đang tiếp tục viết nên một bản hùng ca mới – bản hòa ca của đổi mới, hội nhập, phát triển và ý chí vươn lên mạnh mẽ trong thế kỷ XXI.

Tổng Bí thư Tô Lâm

Nghi thức diễu binh, diễu hành tại sơ duyệt Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ngày 25.4.2025

Nhìn về phía trước – kế tục và kiến tạo, đổi mới và phát triển

Hơn ai hết, thế hệ hôm nay hiểu rõ rằng độc lập và thống nhất không phải là cái đích cuối cùng, mà là điểm khởi đầu cho một hành trình mới: hành trình xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, giàu mạnh, văn minh, phát triển và trường tồn. Nếu như thế hệ cha anh đã khắc ghi chân lý “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” bằng những hy sinh mất mát, thì thế hệ hôm nay phải biến lý tưởng đó thành động lực phát triển, thành đôi cánh vươn lên trong thời đại mới.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các đại biểu dự Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII, sáng 16.4.2025. Ảnh: Hồ Long

Tinh thần thống nhất đất nước – từng là niềm tin và ý chí sắt đá để vượt qua khó khăn, thử thách, mưa bom, bão đạn – nay phải trở thành quyết tâm chính trị, ý chí đổi mới và hành động cụ thể để bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Phải làm cho mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, dù làm gì, đều tự hào về đất nước, tin tưởng vào tương lai, và có cơ hội đóng góp vào sự phát triển chung.

“Hơn ai hết, thế hệ hôm nay hiểu rõ rằng độc lập và thống nhất không phải là cái đích cuối cùng, mà là điểm khởi đầu cho một hành trình mới: hành trình xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, giàu mạnh, văn minh, phát triển và trường tồn. Nếu như thế hệ cha anh đã khắc ghi chân lý “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” bằng những hy sinh mất mát, thì thế hệ hôm nay phải biến lý tưởng đó thành động lực phát triển, thành đôi cánh vươn lên trong thời đại mới”.

Tổng Bí thư Tô Lâm

Trong bối cảnh thế giới biến động nhanh, khó lường, Việt Nam cần phải có bản lĩnh vững vàng, tỉnh táo, không để bị cuốn vào những vòng xoáy địa – chính trị hay rơi vào thế bị động trước các xung đột quốc tế. Mỗi khúc quanh của lịch sử thế giới đều có thể trở thành cơ hội hoặc thách thức lớn cho các quốc gia nhỏ nếu chuẩn bị tốt hoặc không tốt nội lực. Dân tộc Việt Nam hơn ai hết hiểu rất rõ hậu quả tàn khốc của chiến tranh, chúng ta là dân tộc yêu chuộng hòa bình, không bao giờ muốn chiến tranh xảy ra và sẽ làm mọi điều để chiến tranh không xảy ra. Nhưng, nếu “kẻ thù buộc chúng ta ôm cây súng” thì chúng ta sẽ vẫn là người chiến thắng. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần xây dựng một nền kinh tế tự lực, tự cường; một nền quốc phòng – an ninh toàn dân, toàn diện và hiện đại; một hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, một xã hội phát triển, đoàn kết, văn hóa và nhân văn.

Muốn như vậy, nhất thiết phải phát huy trí tuệ và sức mạnh của toàn dân tộc, trong đó có cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài – bộ phận không tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân. Trong kỷ nguyên số, kỷ nguyên của kết nối toàn cầu, mỗi người Việt Nam ở khắp năm châu đều có thể góp phần vào công cuộc dựng xây đất nước bằng chính tri thức, sự sáng tạo, lòng yêu nước và trách nhiệm công dân.

Kỷ nguyên mới mà chúng ta đang bước tới – với công nghệ trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, kinh tế xanh và phát triển bền vững – đòi hỏi phải có tư duy mới, mô hình phát triển mới, con người mới. Trước mắt, chúng ta còn nhiều thách thức về thể chế, năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực, an ninh môi trường, dịch bệnh, biến đổi khí hậu và cả những nguy cơ an ninh phi truyền thống. Nhưng lịch sử đã chứng minh: dân tộc Việt Nam chưa từng lùi bước trước gian nan, khó khăn, thách thức. Vấn đề là chúng ta có đủ dũng khí để thay đổi, đủ ý chí để vươn lên, và đủ đoàn kết để biến khó khăn thành động lực phát triển hay không.

Tổng Bí thư Tô Lâm

Kỷ nguyên mới mà chúng ta đang bước tới – với công nghệ trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, kinh tế xanh và phát triển bền vững – đòi hỏi phải có tư duy mới, mô hình phát triển mới, con người mới. Trước mắt, chúng ta còn nhiều thách thức về thể chế, năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực, an ninh môi trường, dịch bệnh, biến đổi khí hậu và cả những nguy cơ an ninh phi truyền thống. Nhưng lịch sử đã chứng minh: dân tộc Việt Nam chưa từng lùi bước trước gian nan, khó khăn, thách thức. Vấn đề là chúng ta có đủ dũng khí để thay đổi, đủ ý chí để vươn lên, và đủ đoàn kết để biến khó khăn thành động lực phát triển hay không.

Thế hệ hôm nay – từ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đến công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, học sinh, sinh viên, mọi tầng lớp nhân dân đều là con Rồng cháu Tiên – cần ý thức sâu sắc rằng: chúng ta đang thừa hưởng những giá trị di sản vĩ đại từ cha ông, và chúng ta có trách nhiệm làm rạng danh đất nước trong thời đại mới. Mỗi hành động hôm nay phải xứng đáng với máu xương đã đổ xuống, với những hy sinh mất mát mà cả dân tộc đã từng gánh chịu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính với sinh viên tham dự Lễ phát động Phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” tại Hà Nội, sáng 24.4.2025

Chúng ta không thể để đất nước tụt hậu. Chúng ta không thể để dân tộc đánh mất cơ hội. Chúng ta không thể để lặp lại những vòng xoáy của lịch sử. Vì vậy, phải đặt lợi ích quốc gia – dân tộc lên trên hết. Chúng ta phải hành động vì tương lai lâu dài chứ không vì thành tích ngắn hạn. Phải kiên định giữ gìn độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định. Đồng thời phải đổi mới mạnh mẽ trong tư duy phát triển, cải cách hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, kinh tế thị trường định hướng XHCN, có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và xây dựng Xã hội XHCN hiện đại.

Nhìn về phía trước, chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào tin tưởng vào sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt Nam – một dân tộc đã bao lần đánh thắng ngoại xâm và đứng dậy từ chiến tranh, khẳng định mình trước lịch sử và trước thế giới. Với truyền thống nghìn năm dựng nước và giữ nước, với khát vọng vươn lên không ngừng, với thế hệ trẻ tài năng, hoài bão, yêu nước, sáng tạo và đầy bản lĩnh – Việt Nam nhất định sẽ thành công.

Thế kỷ XXI là thế kỷ của những dân tộc biết làm chủ vận mệnh của mình. Và dân tộc Việt Nam – với tất cả những bài học từ quá khứ, với tất cả sự đoàn kết hôm nay – nhất định sẽ viết tiếp những chương mới rực rỡ trong hành trình phát triển của mình. Vì một nước Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc, phồn vinh, văn minh, thịnh vượng, có vị thế và tiếng nói quan trọng trong cộng đồng quốc tế.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Chuyển đổi xanh và số là một cặp song sinh

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định chuyển đổi số và chuyển đổi xanh cần song hành, nhấn mạnh vai trò của AI trong thúc đẩy tăng trưởng xanh.

Tại phiên thảo luận cấp Bộ trưởng trong khuôn khổ Hội nghị P4G 2025, sáng 17/4 ở Hà Nội, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định phát triển xanh là bước tiến lớn của văn minh nhân loại, đồng thời đặt ra thách thức lớn chưa từng có.

“Nếu thách thức vô hạn, trí tuệ con người mới trở thành vô hạn. Phát triển xanh và bền vững là một thách thức rất lớn của nhân loại”, ông nói.

Bộ trưởng nhấn mạnh, Việt Nam đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và coi đây là áp lực tích cực để kích hoạt đổi mới sáng tạo trong nước, đồng thời tìm kiếm lời giải từ cộng đồng quốc tế. “Phát triển xanh và bền vững là phát triển dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Việt Nam coi đây là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu”, ông cho hay.

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng tại phiên thảo luận trong khuôn khổ sự kiện P4G 2025. Ảnh: Lưu Quý

Với Việt Nam, các công nghệ đột phá được ưu tiên phát triển gồm hydrogen, pin thế hệ mới, công nghệ carbon thấp, công nghệ tuần hoàn. Bên cạnh đó, các công nghệ số thế hệ mới như AI, IoT, Big Data và chip bán dẫn là động lực quan trọng cho chuyển đổi xanh. Đây đều là những công nghệ có thể tạo ra thay đổi căn bản về phát triển xanh của nhân loại.

“Chuyển đổi số của Việt Nam đang được chuyển thành chuyển đổi AI”, ông nói, thêm rằng trí tuệ nhân tạo phải giúp con người thông minh hơn, phát triển xanh, bền vững hơn.

Theo ông, “xanh và số là một cặp song sinh”, muốn xanh phải số, muốn số phải xanh. “Xanh phải số” vì khi lên môi trường số, con người tiêu xài vật chất ít đi. “Số phải xanh” bởi chuyển đổi số sẽ tiêu tốn nguồn điện năng lớn, cần được tiêu dùng hiệu quả.

Bộ trưởng kêu gọi xây dựng một bộ tiêu chuẩn xanh toàn cầu. Để sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có, “lời giải có thể là dùng IoT để số hóa toàn bộ thế giới thực và AI nhằm giám sát hiệu quả hoạt động, từ đó ra quyết định điều chỉnh”. Ông cũng nhấn mạnh, sống xanh cần trở thành lối sống của từng cá nhân, đồng thời đề xuất phát triển trợ lý ảo 24/7 để hỗ trợ người dân sống xanh.

Ông kêu gọi cần có hành động toàn cầu trong việc sáng tạo các mô hình hợp tác mới để thúc đẩy chuyển đổi xanh. “Không thể có một quốc gia xanh mà toàn cầu không xanh. Không thể có một toàn cầu xanh mà có một quốc gia không xanh”, Bộ trưởng nói.

Đề xuất của Việt Nam là thành lập một trang web để các quốc gia, doanh nghiệp tiếp cận công nghệ, kinh nghiệm chuyển đổi xanh. Các nước P4G cũng cần thành lập “mô hình đổi mới sáng tạo mở” để hình thành cầu nối giữa nơi có nhu cầu với nhà cung cấp giải pháp, công nghệ.

Tham gia phiên thảo luận, đại diện Viện tăng trưởng xanh toàn cầu GGGI đồng quan điểm các quốc gia cần có chính sách xanh với cách tiếp cận toàn diện.

“Nếu muốn giảm thải carbon, phải giảm trước hết trong ngành giao thông, xây dựng, công nghiệp. Các chính phủ cần phát huy vai trò của chuyển đổi số, đồng thời có chương trình quốc gia thúc đẩy chuyển dịch xanh”, GGGI khuyến nghị. Người này cũng cho rằng ngân hàng phải tham gia nhiều hơn với sản phẩm tài chính chuyên biệt để thúc đẩy công nghệ khí hậu. Các nhà đầu tư cần nhìn nhận việc rót tiền vào công nghệ khí hậu sẽ mang đến những tiềm năng kinh tế.

Kinh nghiệm chuyển đổi xanh của các nước

Bà Hon Soipan Tuya, Bộ trưởng Quốc phòng Kenya, nhấn mạnh vai trò của AI trong phát triển bền vững. Theo bà, trí tuệ nhân tạo có tiềm năng lớn trong nhiều lĩnh vực như tài chính, năng lượng, nông nghiệp, nhưng đặt ra thách thức như nguy cơ mất việc, thiếu an toàn dữ liệu và khoảng cách số.

“Câu hỏi không còn là liệu chúng ta có cần tận dụng trí tuệ nhân tạo hay không, mà là làm thế nào để ứng dụng công nghệ này một cách minh bạch, công bằng và có trách nhiệm”, bà nói.

Theo bà, để phát huy vai trò của AI trong phát triển xanh, các quốc gia cần đầu tư hạ tầng số, từ mạng Internet tốc độ cao, điện toán đám mây dễ tiếp cận, đến các trung tâm dữ liệu tại chỗ. Bà lấy ví dụ hệ thống điện lưới thông minh ở nước này sử dụng AI để cân bằng sản lượng giữa các nguồn như địa nhiệt và gió, hỗ trợ cảnh báo thiên tai, giám sát nạn phá rừng.

Bộ trưởng Quốc phòng Kenya Hon Soipan Tuya chia sẻ tại phiên thảo luận trong khuôn khổ P4G 2025, ngày 17/4. Ảnh: Lưu Quý

Là đất nước Trung Đông, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) thường xuyên đối mặt thách thức về thời tiết, khí hậu. Giống Việt Nam, cách giải quyết của UAE là tận dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo để phát triển bền vững. Ông Bader Al Matrooshi, đại sứ UAE, cho biết họ đang tập trung triển khai nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ thủy canh, thúc đẩy nông nghiệp xanh nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.

“Chúng tôi có nông trại lớn nhất toàn cầu, ứng dụng công nghệ máy học để giúp cây trồng sinh trưởng tốt”, ông Matrooshi nói, nhấn mạnh AI sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng xanh, tạo ra thế giới có sự song hành giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Thứ trưởng Môi trường Nhật Bản Katsume Yasushi, đánh giá trước những thách thức của thời đại, hợp tác là điều cần thiết để phổ biến công nghệ xanh. Ông cho biết nước này đang sử dụng AI để giám sát ô nhiễm, biến đổi khí hậu và cuộc khủng hoảng mất đa dạng sinh học. Ông lấy ví dụ một công ty tư nhân ở Nhật đang vận hành ứng dụng cho phép người dân chụp ảnh động thực vật rồi tải lên hệ thống. Từ hình ảnh, AI xác định loài và môi trường sống cụ thể của chúng.

“Đây là cách theo dõi hiệu quả điều kiện môi trường sống của từng loài. Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của đa dạng sinh học cũng được cải thiện”, ông nói.

Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025 diễn ra ngày 15-17/4 tại Hà Nội. Ảnh: Đức Thanh

Khép lại diễn đàn, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá “phiên thảo luận đã nhấn mạnh vai trò sống còn của hợp tác quốc tế, với nguyên tắc các bên cùng thắng”. Ông nhắc lại thông điệp được nêu đầu chương trình rằng “không thể có một quốc gia xanh mà thế giới không xanh, không thể có thế giới xanh mà có một quốc gia không xanh”.

Phiên thảo luận “Công nghệ đột phá chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong kỷ nguyên thông minh” sáng 17/4 diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G). Phiên này tập trung vào ba trọng tâm: ứng dụng trí tuệ nhân tạo và số hóa trong giảm phát thải và tối ưu hóa tài nguyên; tăng cường hợp tác công – tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo; và giải pháp vượt qua rào cản về kỹ thuật, hạ tầng, an ninh dữ liệu trong quá trình chuyển đổi xanh.

Đây là lần đầu sự kiện diễn ra tại Việt Nam, lấy chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”, đồng thời là sự kiện đa phương cấp cao lớn nhất về tăng trưởng xanh do Việt Nam đăng cai tổ chức trong giai đoạn 2021-2026.

Hội nghị quy tụ các nhà lãnh đạo cấp cao, đại diện tổ chức quốc tế, doanh nghiệp và chuyên gia hàng đầu thế giới nhằm thúc đẩy giải pháp sáng tạo cho phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong khuôn khổ hội nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì ba hoạt động trọng điểm, tập trung vào vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để thúc đẩy chuyển đổi xanh và tăng trưởng bền vững.

Trước đó, ngày 16/4, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Diễn đàn đối thoại chính sách về “Khuyến khích đầu tư, kinh doanh và thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực chuyển đổi xanh và phát triển bền vững”, tạo ra không gian kết nối giữa các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư, chuyên gia và doanh nghiệp, để thảo luận các mô hình và cơ chế hỗ trợ đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp xanh và xây dựng hệ sinh thái phát triển bền vững tại Việt Nam.

Lưu Quý – Trọng Đạt

‘Việt Nam sẽ ưu tiên thúc đẩy startup xanh’

Việt Nam sẽ có Quỹ đầu tư mạo hiểm cho đổi mới sáng tạo, trong đó, ưu tiên dự án khởi nghiệp xanh, tuần hoàn, theo Thứ trưởng Khoa học & Công nghệ Hoàng Minh.

Thông tin trên được Thứ trưởng Hoàng Minh chia sẻ tại Diễn đàn chính sách bên lề Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025 sáng 16/4.

Ông Hoàng Minh, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ. Ảnh: Trọng Đạt

Theo ông, biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường là ba trong những thách thức chưa từng có mà thế giới đang phải đối mặt. Mô hình kinh tế chia sẻ sáng tạo, ứng dụng sáng tạo ngày càng trở thành xu hướng khi người dân ưu tiên sử dụng sản phẩm gắn với môi trường và tăng trưởng xanh. Trong bối cảnh đó, thúc đẩy mô hình kinh doanh bền vững, đổi mới sáng tạo xanh và chuyển đổi hệ thống kinh tế theo hướng ít phát thải, tuần hoàn trở thành yêu cầu cấp bách.

“Tại Việt Nam, chúng tôi sớm xác định tăng trưởng xanh là chiến lược phát triển cốt lõi”, Thứ trưởng Hoàng Minh nói. Theo ông, dòng vốn đầu tư vào Việt Nam những năm qua chững lại do biến động về kinh tế, nhưng dự báo tăng trưởng trở lại trong năm 2025.

Theo ông, Chính phủ tới đây sẽ ban hành chương trình, hỗ trợ thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam. Thủ tướng đã chính thức giao Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng, hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm cho đổi mới sáng tạo Việt Nam. Dự kiến, Quỹ sẽ có ở cấp quốc gia, địa phương và hoạt động ngay trong 2025, ưu tiên dự án khởi nghiệp xanh, tuần hoàn.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang khẩn trương xây dựng, hình thành sàn giao dịch vốn cho khởi nghiệp, với mục tiêu giúp các startup có kênh huy động vốn chính thống, không chỉ trong nước mà còn từ nước ngoài.

Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam hiện có sự tham gia của hơn 4.000 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Trong đó, có hai kỳ lân gọi vốn hơn một tỷ USD, 11 doanh nghiệp gọi vốn trên 100 triệu USD, 208 quỹ đầu tư mạo hiểm, hơn 200 khu vực ươm tạo.

Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Khởi nghiệp và Doanh nghiệp Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cũng chỉ ra những rào cản lớn mà startup đang đối mặt. Đó là hạn chế về vốn, chính sách hỗ trợ chưa đồng bộ, nhân lực chất lượng cao khan hiếm và nhận thức thị trường còn thấp. Trong đó, “vốn xanh”, tức nguồn đầu tư dài hạn, chấp nhận rủi ro để đổi lấy mục tiêu phát triển bền vững, vẫn là một nút thắt.

Để khơi thông và thúc đẩy startup xanh, đại diện Bộ cho biết đang đề xuất Chính phủ áp dụng ưu đãi thuế thu nhập cá nhân cho nhà đầu tư tham gia sàn giao dịch khởi nghiệp. Đồng thời, kỹ sư, chuyên gia công nghệ cố vấn cho startup cũng sẽ được miễn thuế để ghi nhận đóng góp của họ vào quá trình tăng trưởng xanh.

“Đây là hình thức Nhà nước đầu tư gián tiếp cho các dự án khởi nghiệp xanh”, ông Quất nhận định.

Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Khởi nghiệp và Doanh nghiệp Công nghệ. Ảnh: Trọng Đạt

Thực tế, các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam đang có bước tiến về giải pháp công nghệ xanh nhằm góp phần bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững.

Theo ông, Việt Nam có nhiều cơ hội vận dụng đổi mới sáng tạo nhằm giải quyết các vấn đề môi trường và phát triển bền vững. Lĩnh vực tiềm năng là công nghệ thông tin xanh, sản phẩm sinh thái, giao thông xanh, logistics xanh, năng lượng tái tạo.

“Chính phủ sẽ cùng bỏ tiền, chia sẻ rủi ro và đồng hành cùng các quỹ tư nhân để hỗ trợ các bạn trẻ”, ông Quất cho biết.

Xây dựng hệ thống chính sách toàn diện và đồng bộ là cách để khơi dậy tiềm năng phát triển xanh, theo PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Phó Viện trưởng Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Cụ thể, theo ông Thọ, Chính phủ cần hoàn thiện quy định về đấu thầu, mua sắm công xanh, xem đây như công cụ chiến lược để thúc đẩy khởi nghiệp bền vững. Ông đề xuất ưu tiên doanh nghiệp khởi nghiệp xanh trong đấu thầu thông qua điểm cộng kỹ thuật và tiêu chí hồ sơ môi trường.

Ông Thọ nhấn mạnh vai trò của mối liên kết giữa doanh nghiệp lớn và công ty khởi nghiệp xanh. Việc thành lập Quỹ Đổi mới sáng tạo xanh Việt Nam, với sự tham gia của cả khu vực công và tư, sẽ giải bài toán vốn cho khởi nghiệp bền vững.

Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng đề xuất chính sách về nâng cao nhận thức cộng đồng, phát triển thị trường tiêu dùng xanh và thúc đẩy giáo dục khởi nghiệp bền vững trong nhà trường để tạo nền tảng cho sự phát triển dài hạn.

“Việt Nam cần rà soát, sửa đổi khung pháp lý để tạo điều kiện cho doanh nghiệp xanh phát triển, song song với xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững ở các địa phương. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp xanh chính là chìa khóa để hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững quốc gia”, ông nói.

Tăng tốc phát triển xanh bằng công nghệ AI cũng là chủ đề được giới chuyên gia bàn thảo. Theo ông Malle Fofana, Giám đốc Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu khu vực châu Á, phần lớn công nghệ cần thiết để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 hiện vẫn chưa tồn tại hoặc đang ở giai đoạn rất sơ khai.

Các khoản đầu tư hiện chủ yếu hướng vào vấn đề dễ giải quyết, trong khi những thách thức lớn hơn lại chưa được chú trọng đúng mức. Trong bối cảnh đó, thế giới cần tìm cách biến cơ hội và tiềm năng thành kết quả thực tiễn, nhất là trong các ngành khó giảm phát thải như nhiệt điện và công nghiệp nặng.

Ông Malle Fofana, Giám đốc Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu khu vực châu Á. Ảnh: Trọng Đạt

Giám đốc Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu khu vực châu Á cho rằng, thách thức chính là cơ hội để có những hành động đột phá. “Điểm sáng hiện nay là công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể giúp rút ngắn lộ trình phát thải ròng bằng 0”, ông nói.

Theo đó, AI có thể được tận dụng vào việc hoạch định chính sách, phát triển các giải pháp công nghệ, đầu tư và đổi mới sáng tạo, nhằm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp xanh, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển các công nghệ liên quan đến khí hậu.

Ông cho rằng, để đạt mục tiêu đưa phát thải ròng về 0, thế giới cần huy động hàng nghìn tỷ USD vốn đầu tư, và cần một cơ cấu cấp vốn công bằng, không tập trung vào một quốc gia mà mang tính khu vực. Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu khu vực châu Á cam kết sẽ hợp tác với Việt Nam thông qua sáng kiến về chính sách, thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái startup.

Diễn đàn P4G là sáng kiến từ năm 2017, với 9 quốc gia thành viên gồm Đan Mạch, Việt Nam, Hàn Quốc, Ethiopia, Kenya, Colombia, Hà Lan, Indonesia và Nam Phi cùng Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC). Sáng kiến đã cung cấp hỗ trợ tài chính, kỹ thuật cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu, với kinh phí từ ba nước thành viên Đan Mạch, Hà Lan và Hàn Quốc.

Trong đó, hội nghị thượng đỉnh P4G là hoạt động quan trọng nhất, được tổ chức hai năm một lần. Hội nghị P4G lần thứ tư diễn ra tại Hà Nội từ ngày 15-17/4/2025 gồm hơn 20 phiên thảo luận cùng triển lãm xanh, kết nối doanh nghiệp.

Trọng Đạt

Microsoft mua gần 7 triệu tín chỉ carbon

Microsoft ký hợp đồng mua 7 triệu tín chỉ carbon, trong bối cảnh phát thải của họ tăng gần 30%.

Thông tin trên được Microsoft công bố ngày 15/4. Hợp đồng mua được ký với AtmosClear, một doanh nghiệp Mỹ, nhằm loại bỏ 6,75 triệu tấn CO2 trong 15 năm bằng hoạt động thu và lưu trữ carbon từ năng lượng sinh học (BECCS). Đây là thỏa thuận mua tín chỉ BECCS lớn nhất thế giới tính đến nay, vượt qua hợp đồng 3,3 triệu tín chỉ của Microsoft và Stockholm Exergi (Thụy Điển).

Logo của Microsoft tại hội chợ thương mại công nghiệp Hannover Messe, tại Hanover, Đức, ngày 31/3. Ảnh: Reuters

Tín chỉ carbon (carbon credit) là một loại giấy phép hoặc chứng chỉ có thể giao dịch, giá trị mua bán và cung cấp cho người nắm giữ tín chỉ quyền phát thải một tấn CO2 hoặc loại khí thải khác nằm trong danh sách khí thải nhà kính.

Nhà máy thu và lưu trữ carbon từ năng lượng sinh học của AtmosClear nằm tại Cảng Greater Baton Rouge, bang Louisiana. Họ sử dụng các vật liệu bền vững như bã mía và gỗ vụn từ hoạt động quản lý rừng để sản xuất năng lượng sạch. Song song, quy trình này cũng thu giữ 680.000 tấn CO2 mỗi năm để lưu trữ lâu dài hoặc dùng như nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nhiên liệu tổng hợp.

Nhà máy dự kiến xây dựng từ năm 2026, bắt đầu hoạt động thương mại vào 2029.

Năm ngoái, lượng khí nhà kính Microsoft cao hơn 29% so với năm 2020. Trong khi đó, nhu cầu năng lượng phục vụ trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng tăng. Goldman Sachs ước tính nhu cầu điện của trung tâm dữ liệu sẽ tăng 160% vào năm 2030.

Để tiến tới mục tiêu carbon âm vào năm 2030, gã khổng lồ công nghệ tăng mua tín chỉ. Năm ngoái, họ là đơn vị mua tín chỉ nhiều thứ hai thế giới, sau Shell. Microsoft đã mua 5,5 triệu tín chỉ, với giá trung bình 189 USD mỗi tCO2, tập trung vào loại tín chỉ carbon loại bỏ trực tiếp như BECCS.

Hợp đồng của Microsoft đã “cứu nguy” cho AtmosClear, trong bối cảnh tương lai các dự án khí hậu tại Mỹ còn nhiều bất ổn dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump. Dự án thu giữ và lưu trữ carbon vốn được khuyến khích dưới thời cựu Tổng thống Joe Biden, với chính sách tín dụng thuế liên bang 45Q, trả tới 85 USD mỗi tấn CO2 cho doanh nghiệp thu giữ.

Tuy nhiên, chính quyền Trump đang tìm cách đảo ngược nhiều ưu đãi khử carbon trong các cuộc đàm phán ngân sách tới.

Nếu được cấp tín dụng 45Q, Fidelis, công ty sở hữu AtmosClear, dự kiến sẽ sử dụng cho hợp phần cô lập carbon của dự án. Họ ước tính dự án tạo ra hơn 800 triệu USD đầu tư, khoảng 75 việc làm cố định và 600 việc làm khác khi xây dựng nhà máy. Đồng thời, họ sẽ khôi phục hoạt động quản lý lâm nghiệp trong khu vực.

Bảo Bảo (theo Reuters)

Đột phá về khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số – Đưa Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số từng bước trở thành các yếu tố quan trọng mang tính quyết định đối với sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước, đóng góp thiết thực, toàn diện trên mọi lĩnh vực, như y tế, nông nghiệp, công nghiệp, công nghệ thông tin, quốc phòng – an ninh… Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công tác phát triển khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là nhiệm vụ tiên quyết, tạo nền tảng, thời cơ tốt nhất để xây dựng đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm khu trưng bày tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia – Ảnh: TTXVN

Vai trò then chốt của khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đối với mỗi quốc gia, khoa học – công nghệ luôn đóng vai trò quan trọng trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Dưới góc độ chính trị, khoa học – công nghệ quyết định sức mạnh của quốc gia, cũng như vị thế của quốc gia đó trong trật tự thế giới. Chính vì vậy, các quốc gia luôn tìm cách nghiên cứu, sáng tạo và nắm giữ chìa khóa, công cụ là những thành tựu khoa học – công nghệ mới, tiên tiến nhằm khẳng định sức mạnh cũng như vị thế quan trọng trong hệ thống quan hệ quốc tế. Dưới góc độ kinh tế, khoa học – công nghệ được coi là động lực, đồng thời là nguồn lực quan trọng, là yếu tố sản xuất trực tiếp có tác động lớn tới hiệu quả sản xuất của các nền kinh tế. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030 của nước ta cũng khẳng định: Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chính để tăng trưởng kinh tế.

Kể từ khi Đảng ta được thành lập và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, công tác phát triển khoa học – công nghệ luôn được xem là nhiệm vụ hàng đầu. Đảng ta đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc hiện đại hóa đất nước thông qua đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ tiên tiến. Những nghị quyết, chỉ thị của Đảng ta qua các thời kỳ đã minh chứng rất rõ điều này, từ việc chú trọng xây dựng nền tảng công nghiệp nặng trong giai đoạn kế hoạch hóa tập trung, cho đến định hướng đổi mới toàn diện và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trong thời kỳ đổi mới. Sự ra đời của mỗi nghị quyết đều đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, thể hiện quyết tâm chính trị cao của Đảng ta trong việc đưa đất nước tiến lên, không ngừng vươn tới mục tiêu giàu mạnh và hùng cường. Đặc biệt, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định nhiệm vụ “chuyển mạnh nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng dựa trên tăng năng suất, tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhân lực chất lượng cao, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực để nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”.

Từ nhận thức đúng đắn đó, sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991), đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện. Những thành tựu, kết quả to lớn đã có chính là nền tảng, điều kiện quan trọng, cùng với cơ hội của thời đại để Việt Nam hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược, bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc – kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.

hội số, làm thay đổi phương thức quản lý nhà nước, mô hình sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và đời sống văn hóa, xã hội. Ở trong nước, “Chúng ta đang đứng trước yêu cầu có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện để điều chỉnh quan hệ sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển. Đó là cuộc cách mạng chuyển đổi số, ứng dụng khoa học – công nghệ nhằm tái cấu trúc quan hệ sản xuất phù hợp với sự tiến bộ vượt bậc của lực lượng sản xuất”. Chuyển đổi số hiện nay không đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh tế – xã hội, mà còn là quá trình xác lập một Hiện nay, tình hình thế giới được đang tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, nợ công toàn cầu tăng, thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế tiềm ẩn nhiều rủi ro,…; trong khi đó, khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có sự tác động mạnh mẽ, sâu rộng và đa chiều trên phạm vi toàn cầu; công nghệ số trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã phương thức sản xuất tiên tiến, hiện đại – “phương thức sản xuất số”, trong đó đặc trưng của lực lượng sản xuất là sự kết hợp hài hòa giữa con người và trí tuệ nhân tạo; dữ liệu trở thành một tài nguyên, trở thành tư liệu sản xuất quan trọng; đồng thời, quan hệ sản xuất có những biến đổi sâu sắc, đặc biệt là trong hình thức sở hữu và phân phối tư liệu sản xuất số.

Trước bối cảnh mới, nước ta đang có chuyển động mạnh mẽ, vận hành với tinh thần mới, vận tốc mới “vừa chạy, vừa xếp hàng”, tạo ra động lực mới, hiệu năng mới cho phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đặc biệt, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị được thực hiện mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, ngang tầm nhiệm vụ, biên chế hợp lý, chuẩn hóa chức danh, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt nhằm xây dựng hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là nền tảng quan trọng để quản trị quốc gia. Để thực sự vươn mình, phát triển nhanh chóng, bền vững hơn nữa, chúng ta cần tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng tạo động lực, nền tảng mới cho phát triển – cuộc cách mạng về phát triển khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu, động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế – xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới. Cùng với đó, đổi mới tư duy, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, nâng cao vai trò khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo trong phát triển bền vững đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần đưa chuyển đổi số lan toả đến mọi mặt của nền kinh tế, đồng thời phải đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá trong thực hiện chuyển đổi số, Ảnh: TTXVN

Chiều 6/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì phiên họp lần thứ 10 tổng kết hoạt động của Ủy ban và Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Thủ tướng nhấn mạnh chuyển đổi số là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu để đất nước vươn mình; do vậy cần lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể để phát triển với quan điểm “toàn dân, toàn diện, toàn trình”; đưa chuyển đổi số lan tỏa đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Đầu tư cho hạ tầng số là đầu tư cho phát triển, do vậy dứt khoát phải dành nguồn lực thỏa đáng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương trong cả nước tập trung số hóa, tạo lập cơ sở dữ liệu quốc gia; cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ xây dựng trung tâm dữ liệu quốc gia; khẩn trương hoàn thành việc đồng bộ, tích hợp dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Khoa học công nghệ cao ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao là phương thức sản xuất giống và nuôi thương phẩm các loài thủy sản áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng, nâng cao thu nhập và góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường,…

Nuôi tôm công nghệ cao giúp tăng năng suất và hiệu quả kinh tế

Nuôi trồng thủy sản công nghệ cao có nhiều ưu điểm nổi bật như:

– Sử dụng các giống có năng suất, chất lượng cao, kháng bệnh tốt.

– Ứng dụng các công nghệ nuôi tiên tiến, tự động hóa và điều khiển quá trình nuôi bằng hệ thống máy móc, trang thiết bị và công nghệ thông tin

– Kiểm soát các yếu tố môi trường nuôi (nước, không khí, ánh sáng…) ở mức tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của thủy sản.

– Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo an toàn sinh học.

– Đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

Nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao góp phần nâng cao thu nhập, hạn chế ô nhiễm môi trường…

Nuôi trồng thủy sản công nghệ cao góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của ngành thủy sản. Một số công nghệ cao đang được ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản hiện nay:

  1. Công nghệ Biofloc  

Đây là một trong những công nghệ cao được ứng dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản hiện nay, có nhiều ưu điểm như:

– Tạo môi trường nuôi giàu dinh dưỡng: Kích thích phát triển các vi sinh vật có lợi trong nước để tạo ra các hạt biofloc giàu protein, lipid và các hợp chất hữu cơ thiết yếu, là nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, cá.

– Cải thiện chất lượng nước: Biofloc hấp thụ các chất thải độc hại trong nước, làm sạch môi trường nuôi.

– Tăng sức đề kháng và giảm stress: Biofloc cung cấp các vi chất dinh dưỡng thiết yếu giúp tăng sức đề kháng cho đàn thủy sản.

– Giảm thiểu dịch bệnh: Môi trường nuôi ổn định và tốt hơn hạn chế sự phát sinh các bệnh dịch.

– Tiết kiệm thức ăn: Biofloc thay thế một phần nguồn thức ăn từ bên ngoài, giảm chi phí.

– Nâng cao năng suất và chất lượng: Thủy sản phát triển nhanh hơn, tỷ lệ sống cao, chất lượng thịt thơm ngon và dinh dưỡng hơn.

Tuy nhiên, công nghệ này đòi kỹ thuật cao, nguồn vốn đầu tư lớn. Tuy vậy, biofloc đem lại hiệu quả kinh tế cao nên được nhiều hộ dân áp dụng.

  1. Công nghệ nuôi thâm canh 

Công nghệ này áp dụng mật nuôi độ nuôi cao, sử dụng hệ thống sục khí, lọc nước tự động để nâng cao năng suất. Các yếu tố môi trường được kiểm soát chặt chẽ.

– Áp dụng mật độ nuôi rất cao, có thể lên tới hàng trăm con/m3, nhờ đó tăng năng suất.

– Sử dụng hệ thống sục khí liên tục; thường xuyên thay nước qua hệ thống lọc tuần hoàn để loại bỏ chất thải và duy trì chất lượng nước.

– Sử dụng hệ thống tự động hóa như cho ăn, sục khí, làm tan CO2,… các yếu tố môi trường nước nuôi được kiểm soát chặt chẽ bằng máy móc và hệ thống điều khiển tự động.

Đây là công nghệ mang lại năng suất cao. Tuy nhiên, đòi hỏi đầu tư lớn và quản lý chặt chẽ. Áp dụng hiệu quả với các loài dễ nuôi như cá tra, cá rô phi.

  1. Công nghệ tuần hoàn, khép kín 

Công nghệ này sử dụng hệ thống lọc, tuần hoàn nước, bổ sung oxy và dinh dưỡng để nuôi trong bể/ao khép kín. Giúp tiết kiệm nước, đảm bảo vệ sinh và năng suất cao. Môi trường nước được kiểm soát chặt chẽ, với các đặc điểm chính:

– Sử dụng hệ thống bể/ao kín, tránh thất thoát nước ra môi trường. Có hệ thống lọc, xử lý nước tái sử dụng.

– Bổ sung oxy liên tục thông qua hệ thống sục khí, máy bơm nước. Giúp duy trì hàm lượng oxy hòa tan cao.

– Cung cấp thức ăn và các chất dinh dưỡng cần thiết như nitơ, phốtpho để kích thích tăng trưởng.

– Mật độ nuôi cao do môi trường được kiểm soát tốt.

– Ứng dụng công nghệ tự động điều khiển như cảm biến, oxy hóa, tự động cho ăn… giúp tiết kiệm nhân công.

– Nước thải được xử lý trước khi thải ra môi trường.

Công nghệ này sử dụng hệ thống lọc, tuần hoàn nước, bổ sung oxy và dinh dưỡng để nuôi trong bể/ao khép kín

Công nghệ này mang lại năng suất và tỷ lệ sống cao, chất lượng thủy sản ổn định. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư ban đầu lớn và yêu cầu quản lý chặt chẽ.

  1. Công nghệ cảm biến, IoT

Công nghệ cảm biến (sensor) và IoT (Internet of Things) giám sát các thông số môi trường như oxy, độ mặn, nhiệt độ từ xa qua thiết bị cảm biến và ứng dụng, công nghệ này đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản, mang lại nhiều lợi ích như:

– Giám sát các thông số môi trường: cảm biến đo và cập nhật liên tục các thông tin như nhiệt độ, độ mặn, độ pH, oxy hòa tan trong nước nuôi. Giúp điều chỉnh kịp thời để đảm bảo điều kiện tối ưu.

– Cảnh báo sớm dịch bệnh: Cảm biến phát hiện các thông số bất thường cho thấy nguy cơ dịch bệnh, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.

– Giám sát tình trạng và sức khỏe đàn thủy sản: Quan sát hoạt động và sự sinh trưởng phát triển của tôm, cá thông qua các thiết bị cảm biến, camera.

– Tự động hóa quản lý ao/bể: Cơ khí hóa các thiết bị như máy sục khí, máy cho ăn tự động dựa trên cảm biến.

– Thu thập và phân tích dữ liệu lớn: Sử dụng IoT và trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu, hỗ trợ đưa ra quyết định.

– Quản lý từ xa: Người nuôi có thể giám sát và điều khiển hệ thống từ smartphone, máy tính.

Nhờ vậy, người nuôi có thể chủ động quản lý, nâng cao năng suất và hiệu quả nuôi trồng thủy sản.

  1. Nuôi trồng thủy sản theo hướng VietGAP, GlobalGAP 

Nuôi trồng thủy sản theo hướng VietGAP (Vietnam Good Aquaculture Practices) và GlobalGAP áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn, vệ sinh, truy xuất nguồn gốc để nâng cao chất lượng sản phẩm, có các đặc điểm chính:

– Áp dụng các quy trình và tiêu chuẩn nghiêm ngặt từ khâu chọn giống, nuôi trồng, thu hoạch đến chế biến và tiêu thụ.

– Lựa chọn giống khỏe mạnh, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Không sử dụng thuốc cấm/hạn chế.

– Quản lý chặt chẽ điều kiện nuôi, theo dõi sức khỏe và tình trạng thủy sản.

– Kiểm soát chất lượng nước và môi trường nuôi. Xử lý triệt để nước thải trước khi thải ra môi trường.

– Truy xuất nguồn gốc sản phẩm thông qua hệ thống nhật ký, sổ sách ghi chép đầy đủ.

– Sản phẩm được kiểm định và cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP/GlobalGAP.

Nhờ vậy, sản phẩm được đảm bảo an toàn, chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.

Nhìn chung, công nghệ cao giúp tối ưu hóa điều kiện nuôi, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại là xu hướng tất yếu để phát triển ngành thủy sản bền vững.

Mạnh Chí( tổng hợp )

 

Tín chỉ carbon? Làm thế nào để được cấp tín chỉ các bon

Khái niệm tín chỉ các bon là gì? Tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một lượng khí CO2 hoặc một lượng khí nhà kính khác quy đổi sang CO2 tương đương. Một tín chỉ tương đương với 1 tấn CO2 hoặc 1 tấn CO2 quy đổi tương đương.

Tín chỉ carbon được chứng nhận bởi nhiều tổ chức và cơ chế khác nhau, bao gồm các tiêu chuẩn carbon độc lập, cơ chế tín chỉ quốc tế, và cơ chế tín chỉ quốc gia và địa phương. Cụ thể:

Thứ nhất, tiêu chuẩn carbon độc lập là những tổ chức phi lợi nhuận hoặc tổ chức quốc tế thiết lập các tiêu chuẩn để đảm bảo các dự án giảm phát thải carbon tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Họ phát hành tín chỉ carbon chủ yếu được sử dụng cho các mục đích tự nguyện, chẳng hạn như tuyên bố về trung hòa carbon của doanh nghiệp.

Hai tiêu chuẩn phổ biến nhất là: Gold Standard và Verra (VCS – Verified Carbon Standard) Trong đó, Verra cung cấp khuôn khổ để các dự án giảm phát thải được kiểm tra, đo lường và xác minh một cách độc lập. Họ cho phép một loạt các loại dự án, từ năng lượng tái tạo đến bảo tồn rừng, nhận tín chỉ carbon. Gold Standard đặt ra các tiêu chí nghiêm ngặt để đảm bảo các dự án không chỉ giảm phát thải mà còn đem lại lợi ích môi trường và xã hội bổ sung. Tín chỉ carbon từ Gold Standard thường được dùng bởi các doanh nghiệp và tổ chức để bù đắp phát thải.

Thứ hai, cơ chế tín chỉ quốc tế được quản lý bởi Liên Hợp Quốc (UNFCCC) nhằm hỗ trợ các quốc gia đạt được các cam kết về giảm phát thải khí nhà kính trong các hiệp ước quốc tế. Cơ chế này trước đây tuân theo Nghị định thư Kyoto và nay theo Thỏa thuận Paris. Các cơ chế này được tạo ra như một công cụ giúp các quốc gia đáp ứng các cam kết trong các hiệp ước quốc tế (tức là tuân thủ), nhưng một số tín chỉ cũng đã được sử dụng cho các mục đích tự nguyện.

Thứ ba là cơ chế tín chỉ quốc gia và địa phương, được thiết lập và cho phép sử dụng tín chỉ carbon để tuân thủ các quy định về phát thải tại nơi đó. Hầu hết các cơ chế này đã có ở Bắc Mỹ và Đông Á, thường tập trung hoàn toàn vào thị trường nội địa về vị trí dự án lẫn người mua. Những tín chỉ này được sử dụng theo các chương trình tự nguyện hoặc bắt buộc nơi đó, tùy quy định địa phương.

Điều kiện để được cấp tín chỉ carbon? Để được cấp tín chỉ carbon, tổ chức hoặc doanh nghiệp cơ bản cần thực hiện các dự án giảm phát thải và đăng ký xin cấp chứng nhận tín chỉ carbon. Có khoảng 170 loại dự án có thể được cấp tín chỉ carbon thuộc các nhóm ngành như: rừng và quản lý đất đai, năng lượng, nông nghiệp, giao thông, công nghiệp, xử lý chất thải. Phổ biến là các dự án như trồng rừng, năng lượng tái tạo (như điện gió, điện mặt trời), thu giữ và lưu trữ carbon (CCS). Quá trình phát triển trải qua 5 bước cơ bản từ lên ý tưởng, phân tích khả thi, thu xếp tài chính, thực hiện và hoạt động. Để được cấp tín chỉ carbon, dự án cần đăng ký với các tổ chức định xin công nhận. Quá trình này cơ bản có 5 bước.

Ban đầu, họ hợp đồng với một bên thứ ba để thẩm định (thường kéo dài 3-6 tháng). Sau đó, đăng ký dự án theo tiêu chuẩn đã chọn với thời gian trung bình mất 3 tháng. Tiếp theo, tiến hành báo cáo mức giảm phát thải theo phương pháp và kế hoạch giám sát đã lựa chọn với tần suất thông thường mỗi năm một lần, tùy thuộc vào chất lượng và tính sẵn có của dữ liệu.

Trước khi đăng ký xin cấp chứng chỉ, bên triển khai dự án cần hợp đồng với một bên thứ ba được phê duyệt để thực hiện thẩm tra, mất khoảng 2 – 6 tháng. Sau khi hoàn tất, mất thêm khoảng 3 tháng để yêu cầu ban hành tín chỉ.

Sau khi được cấp tín chỉ carbon, các tổ chức và doanh nghiệp có thể bán hoặc trao đổi tín chỉ carbon trên các thị trường như EU Emissions Trading System (EU ETS), các sàn giao dịch tín chỉ carbon khác trên thế giới hoặc trong các khuôn khổ tùy theo cơ chế tín chỉ carbon được cấp.

Bán tín chỉ các bon- Tiềm năng lớn trong ngành nông nghiệp

Việt Nam được coi là nước có tiềm năng lớn về nguồn cung ứng tín chỉ carbon. Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm, tương đương 57 triệu tấn CO2 được hấp thụ…

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mua bán tín chỉ giảm phát thải trên thị trường là phương pháp tiên tiến được ngày càng nhiều quốc gia triển khai, đã tạo ra thị trường carbon hay còn gọi là thị trường trao đổi tín chỉ giảm phát thải khí nhà kính. Đây là một loại hình thị trường mà hàng hóa được mua và bán trong thị trường là lượng khí nhà kính được cắt giảm hoặc hấp thu. Các bên tham gia mua/bán có thể là các doanh nghiệp trao đổi với nhau, hoặc giữa các tổ chức trong nước và các tổ chức quốc tế (có thể các tổ chức tài chính, hoặc doanh nghiệp).

Thực tế trong vài năm qua, Việt Nam đã thực hiện thành công những thương vụ bán tín chỉ carbon, thu “tiền tươi thóc thật” với giá trị lên đến khoảng 60 triệu USD. Trong đó, Chương trình Khí sinh học ngành chăn nuôi Việt Nam đã triển khai tại 53 tỉnh, đến nay đã có 181.683 công trình khí sinh học được xây dựng đã đem lại lợi ích cho 1 triệu người dân ở khu vực nông thôn.

Chương trình khí sinh học tại Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là đã đóng góp vào việc giảm phát thải khí nhà kính. Thông qua Chương trình khí sinh học, Việt Nam đã bán được 3.072.265 đơn vị tín chỉ carbon, thu về 8,1 triệu USD.

Đặc biệt trong năm 2023, lần đầu tiên ngành lâm nghiệp Việt Nam đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2) thông qua Ngân hàng Thế giới (WB). Với đơn giá bán tín chỉ 5 USD/tấn carbon hấp thụ, tổng giá trị của hợp đồng lên tới 51,5 triệu USD (khoảng 1.250 tỷ đồng). WB đã thanh toán tiền ERPA đợt một cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là 41,2 triệu USD (tương đương 997 tỷ đồng), đạt 80% kết quả giảm phát thải theo hợp đồng mua bán đã ký. Số tiền còn lại 10,3 triệu USD sẽ được thanh toán sau khi hoàn thành việc chuyển giao 10,3 triệu tấn CO2 còn lại.

Ông Lê Hoàng Thế, Giám đốc Công ty TNHH Hệ sinh thái The VOS, cho rằng Việt Nam thuộc số các quốc gia dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng phát thải carbon. Việt Nam nằm trong top 20 nước có lượng phát thải carbon cao nhất năm 2022, với tốc độ tăng trưởng 2010 – 2022 đạt 57,3%, thuộc top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng phát thải carbon cao nhất thế giới. Nhóm ngành năng lượng và công nghiệp (đốt cháy công nghiệp) chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng cơ cấu phát thải carbon của Việt Nam 12 năm vừa qua.

Theo ông Lê Hoàng Thế, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn về nguồn cung ứng tín chỉ carbon, kỳ vọng mang lại lợi ích kinh tế cao khi nhu cầu thế giới được dự báo tăng gần 100 lần vào năm 2050. Ngành nông nghiệp Việt Nam, từ chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng đều có triển vọng chuyển hướng sang canh tác, sản xuất giảm phát thải khí nhà kính, với các giải pháp sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ…

“Hiện cứ mỗi tín chỉ carbon (tương đương với giảm phát thải 1 tấn khí CO2) đang được các tổ chức quốc tế mua với giá 5 USD. Riêng trong ngành nông nghiệp Việt Nam, tính toán tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm (tương đương 57 triệu tấn CO2 giảm phát thải), có thể bán ra cho các tổ chức quốc tế đem về gần 300 triệu USD/năm”, ông Lê Hoàng Thế nhận định.

Càng tăng diện tích rừng và bảo vệ rừng thì càng làm tăng tín chỉ carbon

Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện chương trình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và cam kết về chống biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc, trong đó có mục tiêu đạt phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050, ông Thế cho rằng Việt Nam cần có lực lượng lao động lớn, chuyên nghiệp để thực hiện giải pháp trọng tâm là xây dựng thị trường tín chỉ carbon bắt buộc. Lực lượng lao động này cần có hiểu biết chuyên sâu về các cơ chế thẩm định, lập hồ sơ liên quan, kê khai và đánh giá các loại tín chỉ carbon.

“Hiện cứ mỗi tín chỉ carbon (tương đương với giảm phát thải 1 tấn khí CO2) đang được các tổ chức quốc tế mua với giá 5 USD. Riêng trong ngành nông nghiệp Việt Nam, tính toán tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm (tương đương 57 triệu tấn CO2 giảm phát thải), có thể bán ra cho các tổ chức quốc tế đem về gần 300 triệu USD/năm”.

Ông Lê Hoàng Thế, Giám đốc Công ty TNHH Hệ sinh thái The VOS,

Hiện nay Công ty The VOS đã đi theo thực hành nông nghiệp tái sinh, canh tác cây keo lai, canh tác xen canh cây keo lai và trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng, canh tác rừng theo phương pháp nông nghiệp tái sinh kết hợp đầu tư chứng chỉ rừng FSC-FM. “Toàn bộ ý tưởng của thực hành nông nghiệp tái sinh là hút carbon từ không khí vào đất, từ đó giúp cải thiện đất, chu trình nước và môi trường. Trong đó chú trọng 6 nguyên tắc của nông nghiệp tái sinh là tối đa lớp phủ trên bề mặt của đất, giảm thiểu sự xáo trộn của đất, tối đa hóa dạng cây trồng, duy trì rễ sống quanh năm và tích hợp chăn nuôi”, ông Thế cho biết.

Từ lâu chúng ta cứ nói sản xuất theo thị trường nhưng chưa hiểu thị trường cần gì. Để xuất khẩu được vào thị trường Hoa Kỳ phải đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe. Tất nhiên không phải thị trường nào cũng đều như vậy. Nhưng cần phải hiểu đòi hỏi của từng thị trường, để quản lý Nhà nước có định hướng đưa nông sản xuất khẩu đi xa hơn, vào các thị trường cao cấp, dần dần phải có tín chỉ carbon, dán nhãn sinh thái, organic….

“Bây giờ người ta không chỉ mua sản phẩm mà còn mua cách làm ra sản phẩm đó. Câu chuyện của chúng ta là phải thay đổi tư duy để thích ứng với xu thế thay đổi của thế giới, đó mới là điều quan trọng. Tư duy khoa học phải thay đổi, tư duy doanh nghiệp phải thay đổi và tư duy của chúng ta cũng phải thay đổi. Tư duy mở, hành động nhanh, kết quả thực”- Nguyên Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh và cho rằng tới đây, nông dân trồng lúa không chỉ bán lúa, người trồng cây ăn quả không chỉ bán trái cây, trồng lúa còn để bán rơm rạ, trấu, cho du khách tham quan. Đặc biệt, sản xuất nông nghiệp còn để bán tín chỉ carbon. Đừng tưởng “bán không khí” là chuyện trên trời, thực tế chúng ta đã bán thu tiền tươi. Trong tương lai, thị trường mua bán tín chỉ carbon sẽ ngày sôi động, vì vậy nông nghiệp Việt Nam cần phải đón đầu xu hướng này để tăng cao lợi nhuận.

    Mạnh Chí( Tổng hợp )