Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tới sự phát triển khu vực kinh tế tập thể, HTX

Ngày 13/7, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với Thường trực Liên minh Hợp tác xã Việt Nam. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vui mừng khi nghe Lãnh đạo Liên minh Hợp tác xã báo cáo về sự phát triển lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã trong thời gian qua. Đặc biệt, trong giai đoạn khó khăn bởi dịch Covid-19, hệ thống Liên minh hợp tác xã đã đoàn kết cùng nhau tương hỗ nhau vượt qua nhiều trở ngại trong sản xuất.

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tặng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc album ảnh về những hoạt động của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với hệ thống kinh tế tập thể, hợp tác xã – (Ảnh: Vân Khánh).

Tại buổi làm việc, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo trân trọng báo cáo với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc về tình hình phát triển của khu vực kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) trong những năm qua. Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo nhấn mạnh, HTX đang trở thành loại hình phổ biến, phù hợp với điều kiện và nhu cầu thực tế tổ chức sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình, cá nhân. Vị trí, vai trò của KTTT, HTX đối với nền kinh tế tiếp tục được khẳng định.

Sau khi nghe báo cáo của lãnh đạo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những việc làm được của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của thành viên trong khu vực HTX trong những năm qua.  Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tới sự phát triển khu vực kinh tế tập thể, HTX. Thời gian tới, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cần làm tốt hơn nữa công tác truyền thông để xã hội hiểu rõ hơn về vai trò của khu vực kinh tế tập thể, HTX trong nền kinh tế. Từ đó, tạo sự quan tâm của các Bộ, ngành và xã hội đối với khu vực này.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ: “Chúng ta cần quan tâm hơn nữa cả về mặt chính sách, chế độ đối với khu vực hợp tác xã. Cần có những cơ chế khuyến khích để những người dân ở khu vực này nâng cao được đời sống, khu vực này có phát triển phát triển tốt sẽ góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững trong cả nước. Tôi mong muốn được gặp mặt các điển hình xuất sắc của khu vực hợp tác xã trong năm 2021. Đây chính là nguồn động viên quý báu và kịp thời để người dân biết Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến khu vực kinh tế hợp tác xã. Đây là khu vực kinh tế của nhiều đối tượng yếu thế, cần phải hết sức quan tâm và chăm lo”.

“Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tới sự phát triển khu vực kinh tế tập thể, HTX”- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định (Ảnh: Xuân Tùng).

Để chuẩn bị cho việc sửa đổi Luật HTX 2012, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cần nghiên cứu kỹ lưỡng, những vấn đề không còn phù hợp với thực tiễn, làm cản trở sự phát triển và hội nhập của khu vực kinh tế hợp tác xã để cùng các bộ, ban, ngành có liên quan điều chỉnh cho thích hợp, tạo động lực phát triển cho khu vực này.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng cần tiếp tục quan tâm hơn tới chính sách cho đội ngũ cán bộ hệ thống Liên minh HTX, đặc biệt là các vấn đề cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, phương tiện đi lại, chế độ tiền lương,… đảm bảo các chính sách của khu vực này bình đẳng với các khu vực khác trong nền kinh tế.

Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo trân trọng cảm ơn những tình cảm tốt đẹp mà Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc luôn dành cho khu vực KTTT, HTX nói chung và hệ thống Liên minh HTX Việt Nam nói riêng. Đồng thời, hứa với Chủ tịch nước, Liên minh HTX Việt Nam sẽ luôn sát cánh cùng khu vực HTX trong cả nước, đưa khu vực này ngày một phát triển bền vững và hội nhập.

Vân Khánh

Nguồn: https://vca.org.vn/dang-nha-nuoc-luon-quan-tam-toi-su-phat-trien-khu-vuc-kinh-te-tap-the-htx-a22970.html

Hợp tác xã xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng

Hỗ trợ doanh nghiệp, HTX xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng, chủ lực của tỉnh. Tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ tìm thị trường đầu ra cho nông sản… là mục tiêu của tình Hậu Giang thời gian tới.

Theo Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hậu Giang năm 2011, trong năm nay, ngành nông nghiệp của tỉnh tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nền nông nghiệp có giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững trên cơ sở tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ thông minh vào các khâu sản xuất nhằm tăng chất lượng, sức cạnh tranh và thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống Nhân dân.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị sản phẩm, để chương trình trở thành động lực kinh tế trọng tâm ở nông thôn. Phát triển vùng sản xuất chuyên canh, đẩy mạnh thâm canh ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ sinh học, ứng dụng công nghệ cao, đổi mới giống cây trồng, tiếp tục phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Tập trung quảng bá, tiếp thị sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức, chú trọng thực hiện xúc tiến thương mại đối với sản phẩm đạt từ 3-5 sao.

Bên cạnh đó, phát triển kinh tế hợp tác, HTX nhanh về số lượng, mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động. Phát triển các loại hình HTX trong các lĩnh vực, chú trọng HTX nông nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp, HTX xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng, chủ lực của tỉnh. Tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ tìm thị trường đầu ra cho nông sản. Đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn, kinh tế tư nhân, kinh tế hộ, kết hợp chuyển dịch dần lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang các khu vực kinh tế khác.

 H.TÂM/báo Hậu Giang

Nguồn: https://vca.org.vn/hop-tac-xa-xay-dung-thuong-hieu-cho-cac-san-pham-dac-trung-a22974.html

Hà Nội: Khoa học công nghệ gỡ “nút thắt” cho nông nghiệp hữu cơ

(HNMO) – Đã có thời kỳ, việc triển khai sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ gặp khó khăn, song, đến nay, với việc ứng dụng khoa học công nghệ đang tạo đà cho các mô hình nông nghiệp hữu cơ có vị thế tích cực tại nhiều địa phương…

Ứng dụng khoa học kỹ thuật cao sản xuất dưa lưới hữu cơ tại Hợp tác xã Thanh Bình (xã Hòa Bình, huyện Thường Tín).

Đầu tư công nghệ – thu hồi vốn nhanh

Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng tại Hợp tác xã Thanh Bình (xã Hòa Bình, huyện Thường Tín) là một trong những mô hình nông nghiệp đầu tiên trong ứng dụng công nghệ cao để sản xuất hữu cơ trên địa bàn Thường Tín, bước đầu có hiệu quả kinh tế với năng suất, chất lượng vượt trội so với sản xuất thông thường.

Anh Nguyễn Xuân Huy, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Thanh Bình cho biết, sau hơn một năm triển khai trồng 10.000 gốc dưa, gồm dưa Ichiba của Nhật Bản, dưa Thiên Nữ của Đài Loan và một số giống dưa khác của Việt Nam, mô hình nói trên đã mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội với quy trình canh tác chủ động về thời tiết, khí hậu, phòng ngừa sâu bệnh hại, xung quanh có lưới chắn côn trùng và hệ thống màng lưu động có thể đóng – mở tùy điều kiện thời tiết… Toàn bộ quy trình sản xuất được đấu nối với bộ điều khiển trung tâm, tự động điều chỉnh nước tưới, bón phân, thông gió, phun sương… phù hợp từng loại cây trồng, bảo đảm môi trường lý tưởng cho cây phát triển.

“Tuy mức đầu tư chi phí ban đầu lớn, song khả năng thu hồi vốn nhanh. Qua hạch toán, lợi nhuận hằng năm mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn hữu cơ có thể đem lại hơn 600 triệu đồng/ha/năm, đạt tỷ suất lợi nhuận khoảng 25,4% so với mức đầu tư ban đầu”, anh Nguyễn Xuân Huy cho biết thêm.

Tương tự, tại huyện Gia Lâm, từ tháng 4 đến tháng 6-2021, trang trại D-Farm tại thôn Đặng (xã Đặng Xá), Phòng Kinh tế huyện đã triển khai mô hình thí điểm trồng dưa lưới hữu cơ Fujisawa Hà Lan. Kết quả cho thấy, giống dưa này phát triển tốt trong điều kiện nhà lưới, có thời gian sinh trưởng 75-80 ngày, ít sâu bệnh hại, năng suất đạt 1.092kg/sào. Sản xuất theo quy trình canh tác hữu cơ nên sản phẩm hoàn toàn sạch, có giá trị dinh dưỡng cao, kéo dài thời gian bảo quản và sử dụng. Hiệu quả kinh tế đạt hơn 172 triệu đồng/1.000m², sản phẩm khi cho thu hoạch đều được lấy mẫu và đưa đi kiểm nghiệm tại các trung tâm kiểm nghiệm uy tín và cho kết quả tốt, hiệu quả kinh tế đạt cao…

Không chỉ ở Gia Lâm, Thường Tín hay tại những huyện ven đô, đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, các huyện khác hiện cũng có nhiều cá nhân làm nông nghiệp theo mô hình sản xuất hữu cơ, không những làm giàu bền vững cho gia đình mà còn góp phần xây dựng thương hiệu nông sản cho địa phương.

Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao.

Gỡ “nút thắt” cho nông nghiệp hữu cơ

Theo Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Nguyễn Mạnh Phương, trước đây, do chú trọng năng suất nên phân bón hóa học, thuốc trừ sâu được sử dụng rất nhiều để tăng năng suất, bảo vệ cây trồng. Ðến nay, do yêu cầu thị trường về chất lượng nông sản và bảo vệ môi trường bền vững, ngành Nông nghiệp đã chuyển sang sản xuất theo hướng nông nghiệp giá trị cao, đòi hỏi chất lượng tốt. Theo đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình áp dụng công nghệ sản xuất mới, vận động nông dân tham gia như: Trang trại Hoa Viên (xã Yên Bình, huyện Thạch Thất) với thương hiệu rau hữu cơ Đại Ngàn, Trang trại Cuối Quý với thương hiệu rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý (Đan Phượng)…

Ngoài ra, nông dân thuộc xã miền núi của các huyện: Thạch Thất, Ba Vì, Mỹ Đức… cũng cải tạo vườn tạp gắn với phát triển theo hướng này với sản phẩm chủ yếu là cây dược liệu, rau bản địa, gà thả vườn…

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương đánh giá: Các mô hình sản xuất nông nghiệp theo VietGAP, GlobalGAP, theo hướng hữu cơ đang ngày càng nở rộ tại các địa phương. Việc này không chỉ nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và giá trị sản phẩm mà còn giúp nông dân ngày càng thay đổi tư duy sản xuất theo hướng an toàn, bền vững, hài hòa với môi trường sinh thái… Trước đây, việc nhân rộng mô hình sản xuất sạch, an toàn, theo hướng hữu cơ vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn do hạn chế về nguồn vốn, quy trình canh tác lại khắt khe với yêu cầu không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc phân bón vô cơ… Vì vậy, hiện nay, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông sản đạt tiêu chuẩn hữu cơ thực sự là hướng tích cực để nông nghiệp Hà Nội mở rộng diện tích, tăng năng suất, chất lượng…

Nguồn: https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Nong-nghiep/1004046/ha-noi-khoa-hoc-cong-nghe-go-nut-that-cho-nong-nghiep-huu-co

Nắm bắt khó khăn và tìm giải pháp cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã

Sáng ngày 05/7, tại Hà Nội, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo chủ trì Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2021, triển khai nhiệm vụ tháng 7 và những tháng cuối năm 2021. Hội nghị diễn ra dưới hình thức trực tuyến cùng các điểm cầu ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên và miền Nam.

Khu vực kinh tế tập thể, HTX phát triển cả về số lượng và chất lượng

Tại Hội nghị, bà Phạm Thị Tố Oanh, Trưởng Ban Chính sách và Phát triển Hợp tác xã (HTX) cho biết, kinh tế tập thể (KTTT), HTX tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng; số lượng HTX, liên hiệp HTX, Tổ hợp tác (THT) tiếp tục tăng, chất lượng hoạt động từng bước được nâng lên, đa dạng về loại hình, mang lại lợi ích kinh tế thiết thực cho thành viên. HTX đang trở thành loại hình phổ biến, phù hợp với điều kiện và nhu cầu thực tế tổ chức sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình, cá nhân. Vị trí, vai trò của KTTT, HTX đối với nền kinh tế tiếp tục được khẳng định “Nông nghiệp, nông thôn một lần nữa là bệ đỡ, là nền tảng cho ổn định đời sống xã hội trong thời kỳ khó khăn

Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo phát biểu tại Hội nghị

Theo đánh giá của Hội nghị, KTTT, HTX 6 tháng đầu năm tuy có tăng, nhưng tăng chậm, khó có khả năng hoàn thành được các mục tiêu đặt ra. Một số ít HTX thành lập mới, tổ chức lại theo hình thức, chưa chủ động xây dựng phương án sản xuất kinh doanh. Hoạt động hỗ trợ, phối hợp giữa các HTX, sự liên kết cả hệ thống cả về hoạt động kinh doanh và tổ chức, liên kết nội bộ còn thiếu chặt chẽ, hiệu quả hoạt động chưa cao. Dịch bệnh Covid-19 đã tác động mạnh tới người lao động, toàn bộ các lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của khu vực KTTT, HTX, quá trình sản xuất, kênh phân phối, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, gây thiệt hại lớn đối với định hướng phát triển, tốc độ phát triển, khả năng cung ứng dịch vụ của HTX và thu nhập, lợi ích của các thành viên HTX.

Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường – Bí thư Đảng uỷ, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Cũng tại Hội nghị, ông Phạm Ngọc Toại, Chánh Văn Phòng Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cho biết trong 6 tháng đầu năm 2021 dưới sự lãnh đạo quyết liệt và trách nhiệm của Đảng đoàn, chỉ đạo điều hành của Thường trực Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, tinh thần trách nhiệm của các đồng chí lãnh đạo các ban tham mưu, cơ quan Liên minh Hợp tác xã Việt Nam triển khai đồng bộ và hiệu quả, cơ bản hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụđạt một số kết quả nổi bật.

Đồng chí Nguyễn Văn Thịnh – Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Các ban, đơn vị hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng 93 đầu việc lớn; Triển khai nghiêm túc, hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 45/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ hợp tác xã; Phối hợp, làm việc có hiệu quả với các bộ, ngành, tổ chức thành công buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ký kết Chương trình phối hợp với Ủy ban Dân tộc tạo cơ chế chính sách, nguồn lực phát triển KTTT, HTX; Nắm bắt kịp thời khó khăn, vướng mắc của HTX, quan tâm, chăm lo, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho các thành viên, đẩy mạnh cung ứng dịch vụ nhất là tiêu thụ sản phẩm cho các HTX bị ảnh hưởng của dịch Covid-19; Quyết liệt chỉ đạo và cơ bản hoàn thành tiến độ công tác kế hoạch, phân giao tài chính ngân sách năm 2021; hoàn thành việc bảo vệ kế hoạch của các đơn vị trực thuộc; Tiếp tục kiện toàn tổ chức, đổi mới lề lối làm việc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, hoạt động của cơ quan Liên minh Hợp tác xã Việt Nam có sự chuyển biến về phong cách, lề lối làm việc, kỷ cương, kỷ luật, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn; công tác điều hành của các ban tham mưu đã có sự chuyển biến; chất lượng công việc được nâng lên; sự phối hợp giữa các ban, đơn vị gắn bó hơn.

Đồng chí Lê Văn Nghị – Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Triển khai Đề án phát triển sản xuất, chế biến nông sản theo chuỗi giá trị

Kết luận chỉ đạo tại Hội nghị, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo đã nhận định, trong 6 tháng qua cơ quan Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã chú trọng thực hiện chức năng chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các HTX thành viên. Chủ động nắm bắt khó khăn, vướng mắc của các HTX, Liên hiệp HTX, THT, báo cáo với Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bộ, ngành liên và địa phương, đề xuất các giải pháp nhất là những vấn đề liên quan đến tác động của dịch bệnh Covid-19.

Quang cảnh Hội nghị

Bên cạnh đó, đẩy mạnh cung ứng dịch vụ nhất là tiêu thụ sản phẩm cho thành viên như đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, chuyển giao khoa học công nghệ, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa; triển khai có hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm cho các HTX nhất là tại các khu vực ảnh hưởng dịch Covid-19 các tỉnh như Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang…  thông qua mạng lưới của Saigon Coop, Tập đoàn Central Retail Vietnam, Lottermart, Vinmart, Viện…; Củng cố, tập trung nguồn lực cho công tác xúc tiến thương mại, thành lập Ban Chủ nhiệm Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam giai đoạn 2021-2025, triển khai Đề án “Xây dựng gian thương mại điện tử của Liên minh HTX Việt Nam trên nền tảng điện tử Alibaba”; đề xuất bổ sung Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2021; xây dựng Chương trình Phát triển thương hiệu sản phẩm của HTX giai đoạn 2021-2025. Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX tập trung giải ngân cho các HTX; chủ động cơ cấu lại nợ cho các HTX bị ảnh hưởng do dịch bệnh. Tiếp tục phối hợp với một số địa phương các tỉnh Bình Thuận, Bình Phước… và một số tập đoàn kinh tế để xây dựng và triển khai Đề án phát triển sản xuất, chế biến nông sản theo chuỗi giá trị. Kết nạp mới, ký kết chương trình hợp tác với một số cơ quan, tổ chức để huy động nguồn lực hỗ trợ cho khu vực KTTT, HTX và hệ thống Liên minh HTX Việt Nam.

Quang cảnh Hội nghị

Bên cạnh đó, phối hợp với các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước để huy động nguồn lực hỗ trợ cho KTTT, HTX như phối hợp tổ chức thành công một số hội nghị, hội thảo quốc tế; Phối hợp với Tổ chức Oxfam tổ chức đánh giá tình hình chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong các HTX nông nghiệp tại Quảng Trị, Hòa Bình, Sóc Trăng; Tiếp tục làm việc với một số tổ chức về triển khai các hoạt động hợp tác trong thời gian tới.

Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo nhấn mạnh, hiện nay cơ quan Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đang thể hiện rõ chức năng, vai trò của cơ quan trung ương trong hệ thống, làm đúng nhiệm vụ là đại diện quyền và lợi ích cho thành viên. Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thời gian qua đã nâng cao vị thế trong các hoạt động kinh tế xã hội, đã có sự phối kết hợp trong triển khai các công việc với các cơ quan ban Đảng Trung ương, Uỷ ban Dân tộc của Quốc hội, bộ ngành Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động thương binh và xã hội, v.v…

Về công tác trong 6 tháng cuối năm, Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo đã có chỉ đạo cụ thể cho toàn ngành như tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2025; Chủ động triển khai nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, cấp ủy và chính quyền địa phương chủ trương, chính sách và pháp luật phát triển KTTT, HTX; Triển khai các Đề án Chính phủ giao, trong đó trọng tâm là Đề án ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao năng lực quản lý, tư vấn, hỗ trợ phát triển KTTT, HTX của hệ thống Liên minh HTX Việt Nam. Ban hành Quy chế lựa chọn xây dựng, nhân rộng mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao liên kết theo chuỗi giá trị, hiệu quả bền vững; Quy chế hỗ trợ HTX phát triển sản xuất; Ứng dụng công nghệ thông tin, điều hành kết nối với trục liên thông quốc gia; thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho thành viên; đẩy mạnh cung ứng các dịch vụ công, tiêu thụ sản phẩm cho  các HTX  khôi phục sản xuất, kinh doanh do dịch bệnh Covid-19; đầu tư phát triển các trung tâm thương mại và hệ thống phân phối, sàn giao dịch sản phẩm cho các HTX, Liên hiệp HTX, THT; nâng cao năng lực đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Một số hình ảnh tại Hội nghị: 

Đồng chí Phạm Ngọc Toại – Chánh Văn phòng Liên minh Hợp tác xã Việt Nam báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2021 của Cơ quan Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tại Hội nghị

Đồng chí Phùng Khánh Toản – Chủ tịch Công đoàn, Giám đốc Trung tâm Thông tin – Tuyên truyền báo cáo công tác Công đoàn 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ Công đoàn 6 tháng cuối năm tại Hội nghị

6 tháng đầu năm, cả nước thành lập mới 841 HTX, cao hơn 89 HTX so với cùng kỳ năm 2020, đạt 56,06% chỉ tiêu kế hoạch năm 2021. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp là 633 HTX (chiếm 75,36%), phi nông nghiệp là 208 HTX (chiếm 24,64%); 152 HTX giải thể (trong đó, 95 HTX nông nghiệp và 57 HTX phi nông nghiệp), giảm 20 HTX so với cùng kỳ năm ngoái. Thành lập mới 3 LHHTX, đạt 20% chỉ tiêu kế hoạch năm 2021.

Đến tháng 6/2021 có 26.143 HTX, tăng 861 HTX so với cùng kỳ năm 2020; trong đó 17.058 HTX nông nghiệp, 7.897 HTX phi nông nghiệp (trừ Quỹ TDND); 1.188 Quỹ Tín dụng nhân dân. Khu vực HTX thu hút trên 6,81 triệu thành viên (tăng 838 thành viên so với 31/12/2020) và 2,53 triệu lao động (tăng 18.573 lao động so với 31/12/2020), cả nước có 105 LHHTX, tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Sáu tháng đầu năm 2021, cả nước thành lập mới 715 THT, đạt 28,6% so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2021, giảm 848 THT so với cùng kỳ năm 2020.

 

Một số ý kiến tham luận tại Hội nghị:

Ông Huỳnh Nam Phương – Cơ quan Thường trực phía Nam cho biết, khu vực phía Nam đang trong thời điểm dịch Covid-19 nặng nề nên việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản của các địa phương khu vực này gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trung chuyển qua các phương tiện như ô tô qua các vùng có dịch. 

Ông Bùi Ngọc Dư – Chánh Văn Phòng Trường cao đẳng kỹ thuật Bắc Bộ cho biết Thời gian vừa qua dưới sự lãnh đạo của Đảng đoàn, chỉ đạo của Thường trực Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Ban Giám hiệu nhà trường, Trường Cao đẳng kỹ thuật Bắc Bộ đã cập nhật và nắm bắt kịp thời những văn bản chỉ đạo từ cơ quan Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

Ông Ngô Văn Lân – Chánh Văn phòng Trung tâm các Chương trình kinh tế – xã hội cho biết những năm gần đây, qua hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Trung tâm chất lượng công việc được nâng lên, cơ sở vật chất cũng như đời sống tinh thần của cán bộ trong Trung tâm cũng được cải thiện.

Bà Đặng Hương Giang – Chuyên viên Ban Chính sách và phát triển HTX (Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) bày tỏ nguyên vọng cơ quan bổ sung nhân sự cho đơn vị nhằm giảm tải công việc cho cán bộ hiện nay. 

Thực hiện: Quỳnh Trang – Quang Trung
Ảnh: Lê Huy

Xây dựng mô hình hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao liên kết theo chuỗi giá trị

Chiều ngày 5/7, thực hiện Chương trình công tác năm 2021, Thường trực Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến chuyên đề về công tác lựa chọn, xây dựng, nhân rộng mô hình Hợp tác xã (HTX) ứng dụng công nghệ cao liên kết theo hướng chuỗi giá trị, hiệu quả bền vững và Quy chế hỗ trợ HTX phát triển sản xuất; một số nội dung về công tác đào tạo. Hội nghị được thực hiện trực tuyến với 2 điểm cầu cơ quan Thường trực khu miền Trung – Tây Nguyên và miền Nam.

Quang cảnh Hội nghị

Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam nhấn mạnh: việc xây dựng các Quy chế trong công tác xây dựng mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao liên kết theo chuỗi giá trị là hết sức cần thiết. Điều này thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam theo Điều lệ, cũng như tăng cường sự liên kết giữa Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh và các HTX. Thông qua các mô hình, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam sẽ nắm bắt được những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn của các HTX, từ đó kịp thời kiến nghị với Đảng, Chính phủ sửa đổi các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy khu vực kinh tế tập thể, HTX ngày càng phát triển.

Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Tham gia thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu chia sẻ sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến vào dự thảo các Quy chế: Quy chế lựa chọn, xây dựng, nhân rộng mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao liên kết theo hướng chuỗi giá trị, hiệu quả bền vững; Quy chế hỗ trợ HTX phát triển sản xuất; Công tác đào tạo cấp chứng chỉ trình độ sơ cấp cho HTX (quản trị HTX, kế toán HTX và kiểm soát HTX), bồi dưỡng về tư vấn xây dựng mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao liên kết theo chuỗi giá trị. Các đại biểu đều đồng tình và thống nhất đối với sự cần thiết xây dựng các Quy chế này.

Kết luận Hội nghị, Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo cũng đề nghị Ban Chính sách & Phát triển HTX (Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) tiếp thu đầy đủ các ý kiến tham gia tại Hội nghị để nhanh chóng hoàn thiện bộ 02 Quy chế về công tác xây dựng và hỗ trợ HTX liên kết theo chuỗi giá trị, sớm đưa vào thực tiễn.

Lê Huy

Nguồn: https://vca.org.vn/xay-dung-mo-hinh-hop-tac-xa-ung-dung-cong-nghe-cao-lien-ket-theo-chuoi-gia-tri-a22950.html

Cùng nhau kiến tạo hệ sinh thái nông nghiệp

 Lời tòa soạn:

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan vừa có “Thư ngỏ” gửi các Hiệp hội Ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp nông nghiệp. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng toàn văn bức thư.

Từ lúc công tác ở quê hương Đồng Tháp – Sen Hồng, tôi đã có dịp tiếp xúc, gặp gỡ và trò chuyện với nhiều doanh nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp – những người bạn thiết thân luôn tâm huyết với sự phát triển của nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Những trao đổi, đề xuất, gợi mở thẳng thắn, thấu đáo giúp tôi có thêm nhiều góc nhìn sát thực, đa chiều và tổng quan trong quan điểm tiếp cận, chỉ đạo, điều hành. Chuyển tải tình cảm trân quý và cầu thị, mong rằng, bức thư này sẽ là cầu nối, là dịp tốt để chúng ta làm quen, gắn chặt kết nối, để tôi có cơ hội được chia sẻ, gửi gắm những tâm tư, ý tưởng, định hướng trên cương vị đảm trách một Bộ quản lý đa ngành.

Đầu thư, đại diện cho Bộ NN-PTNT, cùng với tình cảm cá nhân, tôi xin gửi đến Quý Hiệp hội ngành hàng, cộng đồng doanh nghiệp nông nghiệp lời chào thiết thân, nồng ấm.

Dù đã gặp nhau hay chưa, chúng ta vẫn được sợi dây vô hình mang tên “Khát vọng Nông nghiệp Việt Nam” nối kết lại với nhau. Theo nhiều cách khác nhau, chúng ta đang cùng dựng xây và vận hành “hệ sinh thái nông nghiệp”, vì sự phát triển bền vững của ngành, vì sự thịnh vượng của đất nước.

Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực gắn bó mật thiết với nông nghiệp – nông dân – nông thôn, các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội nghề nghiệp vì sự đóng góp, dấn thân và tận hiến suốt thời gian qua.

Tôi mong muốn tiếp tục được đón nhận sự quan tâm, hợp tác, những ý tưởng hiến kế, đề xuất chính sách,… của tất cả quý vị. Không ai có thể biết tất cả, hiểu hết tất cả, làm được tất cả, mà không cần đến sự giúp đỡ từ những người chung quanh.

Muốn đi xa thì phải đi cùng nhau. Điểm đến càng xa, càng khó, càng cần nhiều người siết tay đoàn kết, chung bước đồng hành. Sự chia sẻ, hỗ trợ từ những người bạn đồng hành sẽ tiếp thêm năng lượng, hun đúc quyết tâm.

Những thành tựu rất đỗi tự hào của ngành nông nghiệp trong thời gian qua đều ghi dấu ấn của quý hiệp hội ngành hàng, cộng đồng doanh nghiệp nông nghiệp cả nước.

Những sản phẩm nông nghiệp Việt Nam vươn ra khắp thế giới không chỉ là sở hữu của một doanh nghiệp riêng rẽ, mà đã dần tích luỹ giá trị đại diện, tiêu biểu cho hình ảnh, thương hiệu, niềm tự hào quốc gia.

Những sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đạt tầm cỡ khu vực, toàn cầu minh chứng cho tài năng, trí tuệ của một cộng đồng doanh nghiệp luôn năng động, đầy tâm huyết, giàu khát vọng, từng bước chinh phục những điều tưởng rằng như không thể.

Bao chuyến hàng sản phẩm nông nghiệp theo tàu lớn vượt đại dương, theo chuyến bay đường dài để đến với người tiêu dùng khắp thế giới, vừa mang đến lợi nhuận, uy tín cho doanh nghiệp, vừa góp phần tạo nên thu nhập cho hàng chục triệu nông dân trên những cánh đồng, cho hàng triệu công nhân ngày đêm vận hành dây chuyền chế biến nông sản, thực phẩm,…

Giá trị thu được không chỉ dừng lại ở những số liệu ghi nhận trong các bảng hạch toán tài chính như: doanh thu, lợi nhuận, số thuế góp vào ngân sách hàng năm…

Ngẫm nghĩ về tổng kết của người xưa: “Phi nông bất ổn – Phi công bất phú – Phi thương bất hoạt – Phi trí bất hưng”, tôi vẫn tâm niệm rằng, muốn phát triển bền vững, thịnh vượng, thì các yếu tố “Nông – Công – Thương – Trí” cần phải hoà quyện vào nhau, bện chặt lấy nhau. Đó chính là một phần của hệ sinh thái nông nghiệp.

Tiến trình cơ cấu lại nông nghiệp gắn với quá trình chuyển đổi tư duy từ “sản xuất nông nghiệp” đến “kinh tế nông nghiệp”. Ngành nông nghiệp không chỉ đặt ra mục tiêu duy nhất về sản lượng, mà chú trọng đến mục tiêu tạo thêm giá trị gia tăng trong chuỗi ngành hàng.

Tư duy “kinh tế nông nghiệp” dựa trên các đặc điểm, chỉ dấu của thị trường. Đầu vào sản xuất được quyết định bởi ba câu hỏi của kinh tế học: “Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?”.

Tư duy “kinh tế nông nghiệp” quan tâm đến việc “đáp ứng nhu cầu thị trường cần, chứ không phải cung cấp mặt hàng chúng ta có”. Tôi hiểu cộng đồng doanh nghiệp chúng ta đang tiếp cận theo tư duy đó.

Nói đến tư duy kinh tế, phải nói ngay đến thị trường, phải nghĩ ngay đến vai trò, vị thế và tầm quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp. Mênh mông như biển cả, thị trường vốn dĩ là nơi tụ hội “trăm người bán, vạn người mua”.

Thị trường liên tục biến động và thay đổi. Năm trước thế này năm sau thế khác, tháng trước khan hàng tháng sau ùn ứ, thậm chí chỉ trong một ngày, có khi sáng vừa xôn xao chiều đã im ắng. Chuyển động của thị trường thường bất ngờ và khó đoán.

Mỗi diễn biến của thị trường có lẽ được biểu thị qua từng động thái của cộng đồng doanh nghiệp. Doanh nghiệp dạn dày kiến thức, kinh nghiệm kinh tế, nắm bắt sát sao thông tin cung cầu. Doanh nghiệp luôn nhạy cảm với tín hiệu thị trường như con tôm, con cá nhạy cảm với độ mặn, độ ngọt của nước, như côn trùng nhạy cảm với trời nắng, trời mưa.

Ở khía cạnh này, bộ máy quản lý chuyên ngành khó có thể cập nhật thông tin kịp thời, nhanh chóng và chuẩn xác. Chuẩn mực, đặc điểm, quy luật vận động,… của thị trường, thường vượt khỏi khả năng dự báo trong các bảng kế hoạch của cơ quan quản lý nhà nước.

Tư duy phát triển tiên tiến quan tâm đến việc tạo dựng mối quan hệ hài hoà “Nhà nước – Thị trường – Xã hội”. Phát triển nông nghiệp bền vững cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ quan nhà nước quản lý chuyên ngành, doanh nghiệp và người nông dân. Cơ quan nhà nước giữ vai trò cầu nối từ cộng đồng doanh nghiệp đến người nông dân.

Cộng đồng doanh nghiệp giới thiệu, dẫn dắt người nông dân từng bước tiếp cận các quy chuẩn của thị trường, xu thế tiêu dùng, điều chỉnh từ quán tính “tự cung tự cấp” sang sản xuất theo tín hiệu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.

Cộng đồng doanh nghiệp hỗ trợ tư vấn kiến thức kinh tế, cập nhật thông tin thị trường cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành. Đó là mối quan hệ tương hỗ và bình đẳng, cần nhau, bổ trợ lẫn nhau, chứ không phải “xin cho”.

Như vậy, với cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp là đối tác, hoàn toàn không phải đối tượng để quản lý. Chúng ta luôn cần có nhau, chung bước trên hành trình phát triển nông nghiệp bền vững.

Suốt quá trình công tác của mình, thật ấm lòng khi tôi thường xuyên nhận được nhiều chia sẻ, động viên, cổ vũ, hiến kế. Đồng thời, tôi cũng nhận được không ít những phản ánh về bất cập trong quản lý chuyên ngành: không phù hợp, không theo kịp sự vận động của xã hội, sự biến động của thị trường, gây khó khăn, cản trở cho các doanh nghiệp,…

Những ý kiến mang tính đóng góp, những phản ánh mang tính xây dựng như thế có ý nghĩa rất lớn trong việc điều chỉnh, hoàn thiện chính sách. Cộng đồng doanh nghiệp không chỉ đóng góp vào nguồn thu ngân sách, tạo nên cơ hội việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, mà còn giữ vai trò phản biện và góp ý chính sách, tư vấn kinh tế, định hình đường hướng phát triển của địa phương, của quốc gia.

Tôi luôn ước ao và có niềm tin rằng, các doanh nghiệp lớn đến đầu tư tại một địa phương, không chỉ hướng đến doanh thu, lợi nhuận, mà còn hỗ trợ các nông hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khơi gợi tinh thần khởi nghiệp nông nghiệp, lan toả tri thức, nâng cao chất lượng sống người nông dân, chung tay tạo dựng hệ sinh thái nông nghiệp.

Doanh nghiệp cường, đất nước thịnh. Với tôi, thành quả của doanh nghiệp nông nghiệp cũng là thành tựu của ngành nông nghiệp. Rào cản, khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải cũng là trở lực cho sự phát triển một ngành nói riêng và của cả nền kinh tế đất nước nói chung.

Trong thời gian dài, đây đó vẫn còn cái nhìn định kiến với doanh nghiệp. Nào là chỉ biết “buôn đầu chợ, bán cuối chợ”. Nào là “ngồi mát ăn bát vàng”. Nào là khéo léo tận dụng những điểm chưa hoàn thiện của hệ thống chính sách, pháp luật.

Nhưng đâu hẳn là vậy. Đâu phải là vậy. Sử dụng ô tô để thuận tiện phục vụ công việc, gặp gỡ đối tác kinh doanh, đôi chân vẫn thân thuộc bờ ao, thửa ruộng. Mâm cao cỗ đầy nhưng nhiều hôm vẫn nuốt vội chiếc bánh, hộp mì cho qua đi cơn đói rồi lại tất bật vào việc. Rồi nào còn bao nhiêu là chi phí, toan lo,… chưa thể tính được hết.

Đằng sau mỗi người chủ doanh nghiệp là sinh kế của biết bao người lao động. Quy mô nhỏ, chi phí nhỏ. Quy mô lớn, chi phí lớn. Thuyền to gặp sóng lớn, người lèo lái thuyền lớn ra khơi thì luôn phải lường trước bão giông và bao chuyện bất ngờ xảy ra. Nhanh một chút thôi, có khi kịp đón cơ hội đến: đơn hàng được ký kết, thông quan. Chậm một chút thôi, có khi “lãi mẹ đẻ lãi con”, thậm chí khánh kiệt tài sản cả đời.

Quan sát từ góc độ cá nhân, tôi cảm nhận chính sách pháp luật đôi khi bỏ sót một số tồn tại, chưa điều chỉnh, giải quyết thấu đáo, kịp thời những vấn đề phát sinh từ thực tiễn cuộc sống.

Nhưng vượt lên tất cả, khi tôn trọng và trân quý nhau như những người bạn đồng hành, chúng ta luôn có thể giãi bày, lắng nghe để thấu hiểu, hoá giải những khác biệt. Cùng ngồi lại, thì không gì là không thể.

“Buôn có bạn, bán có phường”. Giờ đây, hầu hết các doanh nghiệp đều tham gia các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội nghề nghiệp, cùng nhất quán triết lý: “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau!”.

Cạnh tranh trong thị trường là điều đương nhiên, nhưng ngày nay, người ta cạnh tranh để cả hai đều thắng, tất cả cùng thắng.

Ở những đất nước phát triển mà tôi có dịp đến thăm, học hỏi, văn hoá hợp tác chính là nguồn vốn xã hội tạo nên sức mạnh và sự thịnh vượng cho cộng đồng doanh nghiệp. Xu thế hợp tác mới nói không với quan niệm cạnh tranh “một mình một chợ”, chợ thật và cả “chợ ảo”.

Hợp tác lại, nguồn lực sẽ lớn hơn. Thị trường lớn hơn, “chiếc bánh doanh thu” cũng lớn hơn, mỗi người được nhận lại đủ “phần bánh” lợi nhuận tương xứng.

Có một câu chuyện thật đáng suy ngẫm: “Mỗi sáng ở Châu Phi có một con linh dương thức dậy. Nó biết rằng nó phải chạy nhanh hơn con sư tử nhanh nhất, nếu không nó sẽ bị chết. Mỗi sáng ở Châu Phi có một con sư tử thức dậy. Nó biết rằng nó phải chạy nhanh hơn con linh dương chậm nhất, nếu không nó sẽ bị chết đói. Điều quan trọng không phải việc bạn là sư tử hay linh dương. Khi mặt trời mọc bạn nên bắt đầu chạy”.

Này những người bạn đồng hành, chúng ta cùng chạy nhé!

Lê Minh Hoan
Trọng Toàn
Tùng Đinh – TL
Nguồn: https://nongnghiep.vn/cung-nhau-kien-tao-he-sinh-thai-nong-nghiep-d295798.html

Nghiên cứu xử lý phân bò sữa làm phân hữu cơ bằng chế phẩm vi sinh vật đối kháng vi khuẩn gây bệnh bạc lá trên lúa

Nguyễn Thị Hòa1, Lê Tuấn An1, Trần Ngọc Linh2 và Nguyễn Thị Xuân Thắng3 1Trung Tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường, email: hoabio78@gmail.com 2Viện Công nghệ môi trường; 3Trường Đại Học Thủy Lợi

1. GIỚI THIỆU CHUNG:

Việt Nam là một nước nông nghiệp, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, gia cầm đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân ở khu vực nông thôn. Bên cạnh phát triển các vật nuôi truyền thống như: trâu, bò, lợn, gà… thì bò sữa đang được ưu tiên phát triển, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sữa tươi ngày càng lớn cho thị trường trong nước. Để có sản lượng và chất lượng sữa cao, hàng ngày một con bò sữa sử dụng tới 50kg thức ăn, đồng thời lượng chất thải tương ứng là rất lớn (20-30kg phân/con). Hiện nay, các trang trại chăn nuôi bò sữa ở khu vực nông thôn đều xây dựng các hầm biogas để xử lý chất thải. Tuy nhiên, do lợi nhuận mang lại từ chăn nuôi bò sữa lớn, các trang trại tăng đàn nhưng không xây dựng bổ sung hệ thống xử lý, dẫn đến các hầm biogas đều bị quá tải. Chất thải hầu như không có thời gian lưu trong hầm và bị đẩy ra liên tục, dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng không khí xung quanh chuồng trại và nguồn nước tiếp nhận.

Hơn nữa, do nhu cầu sử dụng khí sinh học (KSH) cho một gia đình ở nông thôn không lớn, chỉ cần một bể 9m3 là đủ cung cấp KSH cho một hộ 6 người [1]. Trong khi đó, ở các trang trại chăn nuôi bò sữa bể biogas thường có dung tích 20-30m3, lượng KSH thừa sinh ra rất lớn. Do vậy, việc tách riêng chất thải rắn để xử lý làm nguồn phân bón cho cây trồng là cấp thiết.

Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường- Liên Minh Hợp tác xã Việt Nam hiện nay đã tuyển chọn và sản xuất thành công chế phẩm sinh học COSTE-TV05. Các chủng vi sinh vật (vsv) có trong chế phẩm ngoài khả năng sinh chất đối kháng với vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây bệnh bạc lá trên lúa, chúng còn sinh ra hệ đa enzyme phân hủy mạnh các hợp chất hữu cơ đa phân tử như: enzym protease, amylase, cellulase… [1, 2].

Nghiên cứu này sẽ tập trung đi sâu vào phân tích, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm COSTE-TV05 xử lý phân bò sữa làm phân bón cho lúa ở khả năng cung cấp chất dinh dưỡng và kháng bệnh bạc lá.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

2.1. Vật liệu nghiên cứu:

+ Chế phẩm COSTE-TV05:

– Vi khuẩn Bacillus spp. ………….108CFU/g

– Xạ khuẩn Steptomyces spp……107CFU/g

– Chất mang: cám gạo, bột ngô, than bùn.

+ Phân bò sữa.

2.2. Phương pháp nghiên cứu:

2.2.1. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật:

– Các chỉ tiêu vsv như: vsv hiếu khí tổng số, E.coli, Salmonella… được xác định lần lượt theo các TCVN 4884:2015, TCVN 6187-2:2009, TVCN 4829:2005…

2.2.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu hóa học trong phân

– Các chỉ tiêu: TN, TP, nito dễ tiêu, phốt pho dễ tiêu,… được xác định lần lượt theo các TCVN 6638:2000;  TCVN 6202:2008; TCVN 5255:2009; TCVN 8661:2011… tương ứng.

2.3. Bố trí thí nghiệm

Các thí nghiệm được thực hiện tại trang trại nuôi bò sữa ở Duy Tiên, Hà Nam (với 50 con bò mẹ đang cho sữa). Do hiện tại trang trại không có nhà xưởng, nên các đống ủ đều được phủ bạt để tránh tác động như mưa, gió… (xem Hình 2.1).

Hình 2.1. Thí nghiệm ủ xử lý phân bò

– Mẫu thí nghiệm (TN): trải 1 lớp 10cm phân bò tươi + 5cm trấu + COSTE-TV05 (1 kg/1 tấn phân); tiếp tục trải các lớp tương tự để được đống ủ cao 1- 1,5m, mỗi tuần đảo trộn 1 lần.

– Mẫu đối chứng (ĐC): Làm thí nghiệm tương tự nhưng không bổ sung chế phẩm.

2.4. Phương pháp khảo nghiệm chất lượng phân bón trên đồng ruộng

Phân bón được khảo nghiệm trên lúa theo Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

3.1. Sự biến đổi mật độ vi sinh vật trong đống ủ xử lý phân bò

Nhằm đánh giá hiệu quả xử lý phân bò bằng chế phẩm vi sinh COSTE-TV05, tiến hành lấy mẫu phân tích để theo dõi sự phát triển của hệ vsv trong đống ủ. Kết quả thí nghiệm được trình bày tại Bảng 3.1.

Bảng 3.1 Sự biến động mật độ vi sinh vật trong đống ủ (CFU/g)

Tại Bảng 3.1, mật độ vsv hiếu khí tăng nhẹ trong tuần đầu tiên ở cả mẫu ĐC và mẫu TN. Sau 2 tuần, mật độ vsv hiếu khí đạt 1010CFU/g ở mẫu TN, trong khi đó mẫu ĐC chỉ đạt được 108CFU/g. Kết quả phân tích mật độ bào tử Bacillus spp. trong mẫu TN và mẫu ĐC cho thấy: ở mẫu TN, vsv hiếu khí tăng mạnh chủ yếu là do sự sinh trưởng của Bacillus spp. bổ sung vào từ chế phẩm. Mật độ tổng vi khuẩn hiếu khí tỷ lệ thuận với mật độ Bacillus spp. trong đống ủ; Ở mẫu ĐC, không bổ sung chế phẩm mật độ bào tử Bacillus spp rất thấp.

Trong mẫu phân tươi hầu như không phát hiện được sự có mặt của xạ khuẩn. Do vậy, trong mẫu TN có bổ sung xạ khuẩn. Mật độ xạ khuẩn tăng nhanh ngay từ tuần 1 và đạt 108CFU/g ở tuần thứ 3. Mẫu ĐC không bổ sung chế phẩm, xạ khuẩn nhiễm vào đống ủ từ môi trường tự nhiên nên tăng chậm. Sau 6 tuần mật độ mới đạt ở 104CFU/g.

Kết quả theo dõi sự phát triển của vsv gây bệnh trong đống ủ cho thấy: Mật độ vsv gây bệnh có xu hướng giảm dần từ tuần thứ 2. Ở mẫu TN, sau 4 tuần đã không còn phát hiện sự tồn tại của các vsv gây bệnh. Mẫu ĐC, sau 8 tuần E.coli vẫn tồn tại, chưa bị tiêu diệt hết.

3.2. Đánh giá chất lượng của phân sau ủ

Bảng 3.2 trình bày kết quả phân tích thành phần của phân bò sữa trước và sau ủ. Sau 8 tuần ủ, mẫu TN không còn mùi hôi thối, mẫu ĐC vẫn còn mùi khai nhẹ. Tổng hữu cơ, tổng nitơ, phốt pho trong cả mẫu TN và ĐC đều giảm xuống do sự phân hủy của hệ vsv trong đống ủ. Tuy nhiên, hàm lượng mùn hòa tan trong mẫu TN tăng gấp nhiều lần so với phân tươi ban đầu. Hàm lượng phốt pho, nitơ dễ tiêu tăng lên ở cả mẫu TN và ĐC. Cụ thể, ở mẫu TN, hàm lượng nitơ, phốt pho dễ tiêu tăng khoảng 3 lần so với phân tươi và 1,5 lần so với mẫu ĐC.

Bảng 3.2 Kết quả phân tích chất lượng mùn hữu cơ sau 8 tuần ủ phân

Ghi chú: Tỷ lệ (%) các chất được tính theo hàm lượng chất khô.Các mẫu phân được phân tích tại Phòng phân tích và kiểm tra chất lượng sản phẩm của Trung tâm- Vilas 929.

3.3. Kết quả khảo nghiệm trên lúa

Phân sau ủ được đưa đi khảo nghiệm trên giống lúa thuần BC15 không chứa gen kháng bạc lá. Kết quả khảo nghiệm được trình bày ở Bảng 3.3Hình 3.1.

Bảng 3.3 Sự sinh trưởng của lúa ở các ô thí nghiệm (35 ngày sau cấy)

Ghi chú: – TN: phân hữu cơ: 200 kg/sào, các ô TN1-4 bón phân hóa học theo tỷ lệ tương ứng: 3/4; 1/2; 1/4; 0; (NPK 20kg/sào, đạm 6kg/sào, kali 6 kg/sào).       – ĐC: chỉ bón phân hóa học.

Hình 3.1. Cây lúa 35 ngày sau cấy

Kết quả khảo nghiệm cho thấy, khi sử dụng phân ủ bằng chế phẩm COSTE-TV05 bón cho lúa, lúa sinh trưởng khỏe mạnh, số nhánh hữu hiệu, chiều cao, trọng lượng cây tăng đáng kể (TN1 và TN2) so với ô đối chứng.

4. KẾT LUẬN:

Các chủng vsv trong chế phẩm COSTE-TV05 có khả năng thích ứng với điều kiện đống ủ. Ở mẫu TN, phân sau ủ có hàm lượng axit humic, nitơ, phốt pho dễ tiêu cao hơn 1,5- 2 lần, giải quyết được vấn đề ô nhiễm mùi triệt để so với mẫu ĐC.

Sử dụng phân sau ủ để bón cho lúa giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, đẻ nhánh tốt, không thấy có sự xuất hiện của bệnh bạc lá.

Các thí nghiệm từ nghiên cứu vẫn tiếp tục được theo dõi, đánh giá tính hiệu quả, độ ổn định và đề xuất khả năng nhân rộng của mô hình.

5. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

[1] Trần Văn Tựa, 2015, Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện Việt Nam để xử lý ô nhiễm môi trường kết hợp tận dụng chất thải của các trang trại chăn nuôi lợn. Mã số KC08.04/11-15.

[2] Tăng Thị Chính, 2014, Hoàn thiện công nghệ sản xuất và triển khai ứng dụng chế phẩm vi sinh vật ưa nhiệt để xử lý rác thải sinh hoạt và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh tại các nhà máy xử lý rác thải. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước. Viện Công nghệ môi trường.

Đánh giá sự biến đổi thành phần không khí trong chuồng trại chăn nuôi bò sữa khi sử dụng chế phẩm vi sinh vật COSTE MT 01

Đánh giá sự biến đổi thành phần không khí trong chuồng trại chăn nuôi bò sữa khi sử dụng chế phẩm vi sinh vật COSTE MT 01

Nguyễn Thị Hòa1*, Lê Tuấn An1, Nguyễn Đức Anh1, Bùi Văn Công1, Phạm Yến Dung2, 1) Trung Tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường, email: hoabio78@gmail.com 2) Lớp 25 KHMT21 – Trường Đại học Thủy lợi  

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Huyện Duy Tiên – Hà Nam là nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển đàn bò sữa đặc biệt các xã ven sông Hồng như: Mộc Bắc, Trác Văn, Chuyên Ngoại,… là các khu vực có diện tích đất phù sa lớn. Theo ông Nguyễn Văn Thập, Trưởng phòng NN và PTNT huyện Duy tiên cho biết đến hết tháng 10/2017, huyện Duy Tiên có 107 hộ chăn nuôi bò sữa đạt 1.792 con trong đó 710 con bò mẹ đang cho sữa. Sản lượng đạt 13,03 tấn/ngày. Phát triển chăn nuôi bò sữa đã tạo nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động địa phương thông qua hoạt động chăn nuôi, trồng cỏ, dịch vụ thu mua sữa….

Hiện nay, 100% hộ dân đều sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải rắn và nước thải. Tuy nhiên, một vấn đề rất lớn hiện nay là mùi hôi thối phát sinh do hoạt động chăn nuôi. Trong chăn nuôi bò sữa, các chất khí phát thải chủ yếu gồm CO2, NH3, CH4, H2S… [3], đây là những loại khí chính gây hiệu ứng nhà kính và tạo mùi hôi khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của vật nuôi, người lao động trực tiếp tại trang trại, ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh khu vực chăn nuôi và cùng tác động cộng hưởng đến sự nóng lên toàn cầu. Các khí này sinh ra một phần từ sự biến đổi sinh hóa trong quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ cỏ và một phần không nhỏ do hoạt động phân hủy chưa triệt các chất hữu cơ dư thừa có trong phân. Xử lý mùi hôi trong chăn nuôi được coi là một giải pháp song hành với nhiều giải pháp khác nhằm cân bằng giữa nhu cầu sản xuất và nhu cầu được sống trong môi trường sạch của người dân. Hiện nay, có nhiều biện pháp khác nhau để giảm phát sinh mùi hôi thối cho khu vực chăn nuôi như dùng dung dịch anolyst, ozon, chế phẩm sinh học… Mỗi biện pháp xử lý có cơ chế hoạt động khác nhau, ưu nhược điểm khác nhau. Trong khuôn khổ bài báo này, sẽ trình bày hiệu quả xử lý mùi của chế phẩm vi sinh COSTE MT01 và sự biến đổi về thành phần của các chất khí trong khu vực chuồng trại chăn nuôi bò sữa.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu, đối tượng nghiên cứu

+ Chế phẩm vi sinh COSTE-MT01

– Vi khuẩn Bacillus spp. …………………….108CFU/l

– Vi khuẩn Lactobacillus spp……………..108CFU/l

– Nấm men Saccharomyces sp…………….108CFU/l

– Enzym amylase, cellulase, protease…

+ Đối tượng nghiên cứu

Không khí xung quanh khu vực chuồng trại chăn nuôi bò sữa

+ Địa điểm

Xã Mộc Bắc, Huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp đo nhanh

Đo nhanh khí CO2 trong không khí: Sử dụng máy testo 435 để đo nồng độ khí CO2 trong không khí ở các vị trí như hình 1.

2.2.2. Phương pháp phân tích

– Phân tích H2S  theo phương pháp MASA Method 701

H2S trong không khí được hút sục qua dung dịch Cd(SO4)2. Khi đó, Sulfide sẽ được kết tủa thành cadmium sulfide (CdS) để tránh sự oxi hóa của không khí. Arabinogalactan được thêm vào Cd(SO4)2 trước mẫu để giảm tối đa sự phân hủy quang học của CdS được kết tủa. Sulfide cho tác dụng với N,N-dimethyl-p-phenylenediamine và với sự có mặt (FeCl3) trong môi trường axit, cho màu methylene blue,  đo ở bước sóng 660  nm

– Phân tích NH3 theo TCVN 5293:1995

Phương pháp dựa trên cơ sở tác dụng của amoniac với hipoclorit và phenol có sự tham gia của chất ổn định phản ứng là natri nitropruxit. Cường độ nhuộm màu xanh của dung dịch indophenol phụ thuộc vào hàm lượng amoniac.

– Phân tích CH4 theo TCVN 8715:2011 (ISO 25193:2011)

Khí mẫu được hút từ ống khí qua hệ thống lấy mẫu và được bơm vào túi hoặc hộp lấy mẫu khí. Phần mẫu được lấy bởi túi lấy mẫu khí và đưa vào hệ thống sắc ký khí sử dụng detector FID. ECD và TCD.

2.3. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện tại 05 trang trại chăn nuôi bò sữa

Phun chế phẩm COSTE MT01 với nồng độ pha loãng 1/50. 1 lít chế phẩm phun cho 200 m2 mặt sàn. Ngày đầu tiên phun 02 lần vào đầu buổi sáng và cuối buổi chiều, từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 phun 01 lần vào cuối buổi chiều sau đó phun lặp lại 01 lần/tuần. Phun toàn bộ mặt sàn chuồng nuôi, bờ tường và diện tích đất xung quanh chuồng (bán kính 05 m), khu chứa phân của trang trại.

Tất cả các lần phun chế phẩm đều thực hiện vào thời điểm sau khi rửa vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi.

Mẫu 0 h được lấy ngay đầu giờ sáng, khi chưa phun chế phẩm. các mẫu lấy hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng được thực hiện đồng nhất vào cùng một thời điểm là đầu giờ sáng trước khi vệ sinh chuồng nuôi.

Các vị trí lấy mẫu khí đánh giá sự biến đổi thành phần khí thải chăn nuôi bò sữa khi sử dụng chế phẩm vi sinh được thực hiện như Hình 1.

Hình 1. Vị trí hộ dân tham gia mô hình và điểm lấy mẫu khí

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Sự biến đổi nồng độ chất khí gây mùi khó chịu trong khu vực chuồng nuôi

Trong ngành chăn nuôi, hai loại khí chủ yếu gây ra mùi hôi thối khó chịu phải kể đến là khí NH3 và khí H2S, các khí này là kết quả của hoạt động phân hủy chất hữu cơ dư thừa trong phân, nước tiểu của vi sinh vật. Để đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh COSTE MT01 khi sử dụng để xử lý mùi hôi cho trang trại chăn nuôi bò sữa tại Hà Nam các mẫu khí đã được lấy tại các thời điểm trước khi xử lý, 4h sau khi xử lý, mẫu hàng ngày ở tuần đầu tiên và lấy mẫu định kỳ 2 tuần 1 lần. Thời gian theo dõi, đánh giá: 30 tuần, kết quả được trình bày ở Hình 2.

Hình 2. Nồng độ NH3, H2S ở giữa chuồng nuôi trong 30 tuần thí nghiệm

Kết quả phân tích theo dõi trong 30 tuần tại Mộc Bắc – Duy Tiên – Hà Nam cho thấy: Ngay sau khi xử lý, nồng độ các chất khí gây mùi đều giảm mạnh đặc biệt là khí H2S. Sau 24 giờ xử lý, nồng độ khí H2S trong không khí ở khu vực chuồng nuôi đã giảm khoảng 50 % và xấp xỉ với QCVN 06:2009/BTNMT quy định về giới hạn nồng độ các chất khí độc hại trong không khí xung quanh [6]. Đến 48 giờ sau xử lý, nồng độ khí H2S trong chuồng nuôi đã giảm xuống dưới 0,04 mg/m3 và duy trì ở mức 0,03 – 0,04 mg/m3 trong suốt 30 tuần theo dõi. Theo QCVN 06:2009/BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường quy định nồng độ khí H­2S phải thấp hơn 0,042 mg/m3. Như vậy, khi sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý mùi hôi trong chuồng nuôi bò sữa, nồng độ khí H2S đã giảm xuống dưới mức quy định trong QCVN 06:2009/BTNMT.

Đối với khí NH3, sau 48 giờ xử lý, nồng độ cũng giảm được khoảng 70% từ 1,350 mg/m3 xuống còn 0,425 mg/m3 cao gấp 2 lần so với QCVN 06:2009/BTNMT. Kết quả phân tích đến 30 tuần cho thấy, hàm lượng khí NH3 không giảm nữa mà vẫn dao động ở mức trên dưới 0,4 mg/m3. Lượng khí NH3 ở trong chuồng nuôi phát sinh do hai nguyên nhân: thứ nhất đây là thành phần đặc trưng trong nước tiểu của vật nuôi, thứ 2 là do hoạt động phân hủy các chất protein dư thừa trong phân do hoạt động của vi sinh vật. Trong hai nguyên nhân này, khi sử dụng chế phẩm vi sinh vật chỉ có thể làm hạn chế được nguyên nhân phát thải thứ 2 mà không hạn chế được nguyên nhân thứ nhất. Do đó, nồng độ khí NH3 trong chuồng chăn nuôi bò sữa vẫn còn cao hơn so với QCVN 06:2009/BTNMT quy định về hàm lượng các chất khí độc hại trong không khí xung quanh.

3.2. Sự biến đổi nồng độ chất khí gây ngạt (khí nhà kính) trong khu vực chuồng nuôi

Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò, bò sữa nói riêng, hai loại khí thải nhà kính và gây ngạt không thể không kể đến khí CO2 và khí CH4. Khí CO2 sinh ra do hoạt động hô hấp của vật nuôi và là kết quả của quá trình phân hủy triệt để chất hữu cơ của vi sinh vật. Theo Koneswaran và Nierenberg nếu coi 01g CO2 là một đơn vị (hay đương lượng CO2) gây hiệu ứng nhà kính (làm nóng khí quyển và trái đất) thì tiềm năng gây hiệu ứng nhà kính của 01g methan (CH4) là 23 đương lượng CO2. Hay nói cách khác, CH4 là chất khí gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 23 lần so với khí CO2 [4].

Khi sử dụng chế phẩm vi sinh vật vào để xử lý mùi hôi cho chuồng trại chăn nuôi bò sữa, nồng độ hai chất khí này cũng được theo dõi cùng với với hai chất khí gây mùi hôi. Kết quả theo dõi được thể hiện ở Hình 3.

Hình 3. Nồng độ CH4, CO2 ở giữa chuồng nuôi trong 30 tuần thí nghiệm

Kết quả đánh giá sự biến đổi của hai chất khí này trong chuồng nuôi bò sữa cho thấy: trong 4 loại khí theo dõi (CH4, H2S, CO2, NH3) chỉ có duy nhất nồng độ khí CO2 tăng lên sau khi sử dụng chế phẩm vi sinh COSTE MT01. Theo các số liệu ghi nhận được trong 30 tuần theo dõi cho thấy: Nồng độ khí CO2 tăng mạnh ngay trong 12 giờ đầu xử lý, sau đó dao động trong khoảng 330 – 350 ppm. Theo kết quả nghiên cứu của Bakker và các cộng sự nồng độ khí CO2 từ 10% sẽ bắt đầu tác động đến đường hô hấp [5], ở nồng độ 330 – 350 ppm khí CO2 không có tác động gây ngạt và không ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn gia súc cũng như người lao động. Do vậy, sự tặng nhẹ nồng độ khí CO­2 trong không khí không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái nói chung cũng như sức khỏe của vật nuôi và sức khỏe của người lao động. Bên cạnh đó, xung quanh khu vực chăn nuôi là các cánh đồng cỏ voi, các vườn cây ăn trái nên lượng CO2 thải ra sẽ được làm sạch nhờ quang hợp của cây xanh nên sự tăng nhẹ khí CO2 không phải là mối lo lớn trong hoạt động chăn nuôi bò sữa tại địa phương.

Khí CH4 là một loại khí phát sinh nhiều trong chăn nuôi bò sữa do CH4 không chỉ sinh ra do hoạt động phân hủy kỵ khí của hệ vi sinh vật yếm khí mà còn là sản phẩm của quá trình chuyển hóa thức ăn trong dạ cỏ. Đây là một trong những khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh gấp 23 lần khí CO2. Khi đo nồng độ khí CH4 trong không khí ở chuồng nuôi cho thấy: khí CH4 giảm dần trong 48 giờ sau khi xử lý bề mặt chuồng nuôi bằng chế phẩm vi sinh.

Sự tăng khí CO2 giảm khí CH4, H2S, NH3 có thể giải thích là do khi sử dụng chế phẩm vi sinh COSTE MT01, các vi sinh vật có lợi đã cạnh tranh môi trường dinh dưỡng với các vi sinh vật kỵ khí, đồng thời sự hô hấp của các chủng Bacilus, lactobacillus, Sacharomyces đã sinh ra sản phẩm hô hấp là khí CO2 nên nồng độ khí CO2 tăng lên và nồng độ các khí: CH4, H2S, NH3 giảm xuống. Kết quả này cũng được ghi nhận trong các nghiên cứu của PGS.TS Tăng Thị Chính khi sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý mùi hôi cho chuồng trại chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi lợn bằng đệm lót sinh học [1, 2].

3. 3. Đánh giá sự biến đổi nồng độ các chất khí ở khu vực xung quanh chuồng nuôi

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của chăn nuôi bò sữa đến môi trường sinh thái khu vực xung quanh trang trại, nhóm tác giả đã tiến hành lấy mẫu ở vị trí cách chuồng nuôi 5 – 10 m tùy theo địa hình của từng trang trại. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở Bảng 1.

Bảng 1. Nồng độ các chất khí ở khu vực xung quanh chuồng nuôi

Ghi chú: (*) Số liệu trung bình của 05 hộ thực hiện mô hình

Kết quả đo đạc nồng độ một số khí chính phát thải ở khu vực xung quanh chuồng nuôi trên Bảng 1 cho thấy: nồng độ các chất khí độc hại như NH3, H2S đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 06:2009/BTNMT quy định về giới hạn nồng độ các chất khí độc hại trong môi trường không khí xung quanh. Khí CO2, CH4 ở khu vực xung quanh trang trại cũng giảm thấp hơn so với nồng độ các khí đó ở khu vực giữa chuồng nuôi do khí thải đã được pha loãng với không khí bên ngoài.

Hiện nay, các trang trại chăn nuôi bò sữa ở Mộc Bắc đều ở dạng chuồng hở, có quạt hút gió vừa để làm mát cho đàn bò sữa vào mùa hè vừa làm thông thoáng không khí, lấy khí sạch vào chuồng nuôi và pha loãng các khí thải chăn nuôi ra môi trường. Khi sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý mùi hôi phát sinh từ chất thải (nước tiểu, phân) trên nền chuồng, tường bao, khu vực lân cận và khu chứa phân đã giúp làm giảm sự phát thải các chất khí độc hại, khí gây hiệu ứng nhà kính ra môi trường xung quanh. Các hộ ứng dụng chế phẩm vi sinh vật để xử lý mùi hôi cho chuồng trại chăn nuôi bò sữa gồm các hộ gia đình: Hoàng Văn Học, Nguyễn Văn Tiến, Lê Văn Tuấn, Nguyễn Văn Thinh, Hoàng Văn Thương tại xã Mộc Bắc huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam đều cho nhận xét cảm quan là mùi hôi của chuồng trại đã giảm rõ sau khi sử dụng chế phẩm. Đặc biệt, sau khi phun chế phẩm khoảng 2 ngày khi tiến hành rửa chuồng công nhân không cảm thấy mùi hôi xộc lên mũi như khi không sử dụng chế phẩm.

4. KẾT LUẬN

Khi sử dụng chế phẩm vi sinh COSTE MT01 phun vào nền chuồng, tường bao và khu vực chứa phân xung quanh khu vực chăn nuôi đã làm thay đổi nồng độ các chất khí thải ra môi trường. Nồng độ các chất khí độc hại như: CH4, NH3, H2S giảm 50% – 70% so với thời điểm trước khi sử dụng chế phẩm. Nồng độ khí CO2 tăng lên là sản phẩm hô hấp của các vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ dư thừa trong chất thải. Khí CO­2 cũng là một loại khí nhà kính, tuy nhiên sự chuyển hóa này là có lợi hơn cho môi trường do khí CO2 ít độc hại hơn so với các chất khí: CH4, NH3, H2S.

5. LỜI CÁM ƠN

Bài báo được thực hiện từ kinh phí sự nghiệp khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Nam và Trung tâm Khoa học công nghệ và Môi trường – Liên minh Hợp tác xã Việt Nam. Nhóm tác giả xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh Hà Nam, Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường đã tạo điều kiện cho chúng tôi được thực hiện các nghiên cứu này.

6. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Tăng Thị Chính (2015) Xây dựng mô hình sản xuất và ứng dụng chế phẩm vi sinh hữu ích để xử lý mùi trong chuồng trại chăn nuôi gia cầm, Viện Công nghệ môi trường, Báo cáo tổng kết đề tài Mã số: NSVSMT/13-14.
  2. Tăng Thị Chính, Đặng Thị Mai Anh, Nguyễn Thị Hòa và Trần Văn Tựa (2013) Ứng dụng chế phẩm vi sinh Sagi-Bio để xử lý chất thải rắn chăn nuôi lợn, Báo cáo khoa học – Hội nghị sinh học toàn quốc 2013 Tập 2, pp. tr. 80-84.
  3. Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Xuân Trạch, Vũ Đình Tôn (2011), Bài giảng Quản lý chất thải chăn nuôi, NXB Nông Nghiệp.
  4. Koneswaran, G. and D. Nierenberg, 2008. Global farm animal production and global warming: Impacting and mitigating climate change. Pp:164-169. In Proceedings of International Conference on Livestock and Global climate Change, 2008, Editors: P Rowlinson, M Steele and A Nefzaoui,17-20 May, 2008, Hammamet, Tunisia Cambridge Univesity press, May , 2008
  5. Bakker G. C.M., Bakker J.G.M., Dekker R.A.,Jongbloed R., Evernts H., Van der Meulen J., Ying S. C., Lenis N. P., (1996) The quantitatve relationship between  absorption of nitrogen and starch from the hindgut of pigs, J. Anim. Sci., 74, pp188.
  6. QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bố trí kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã

Bộ Kế hoạch & Đầu tư vừa phát hành thông báo số 41/TB-BKHĐT về kết luận của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) tại buổi làm việc với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam về cơ chế, chính sách và nguồn lực hỗ trợ phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021-2025 tại Hà Nội ngày 14/6/2021.

Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của KTTT, HTX

Theo đó, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT đánh giá: “Phát triển KTTT, HTX là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta trong mọi thời kỳ cách mạng. Việc phát triển KTTT, HTX không chỉ là vấn đề về kinh tế mà còn là vấn đề đảm bảo an sinh xã hội, nhất là các đối tượng yếu thế; phù hợp với xu thế đổi mới tư duy tăng trưởng của nước ta, không chạy theo tăng trưởng về số lượng mà phải thúc đẩy tăng trưởng bao trùm, gắn tăng trưởng với tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đảm bảo bình đẳng về tiếp cận cơ hội và thành quả của tăng trưởng, không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và đã thể hiện được vai trò nòng cốt trong phát triển KTTT, HTX. Hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của các HTX thành viên, do đó cần có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa ngành kế hoạch và đầu tư với hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam nói chung, giữa Bộ KH&ĐT và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam nói riêng để đóng góp cho sự phát triển chung của khu vực KTTT, HTX.

Thu hoạch dưa hấu tại Phiên Cuôn (tỉnh Bắc Cạn)- ảnh Internet

Hoàn thiện thể chế, chính sách – Vấn đề quan trọng thúc đẩy sự phát triển khu vực KTTT, HTX

Về một số đề xuất, kiến nghị của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, toàn ngành kế hoạch và đầu tư cần quán triệt và nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của KTTT, HTX; tích cực tham mưu các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả chức năng quản lý nhà nước về KTTT, HTX. Trong quá trình tham mưu, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển, phải đảm bảo sự bình đẳng của HXT với doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng thống nhất với các đề xuất của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam về hoàn thiện thể chế, chính sách và cho rằng đây là vấn đề rất quan trọng việc thúc đẩy sự phát triển của khu vực KTTT, HTX thời gian sắp tới; nghiên cứu, rà soát tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, bất cập về các cơ chế, chính sách của các ngành, lĩnh vực để đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm phát triển toàn diện khu vực KTTT, HTX.

Về các kiến nghị bổ sung nguồn vốn trung hạn cho các dự án đầu tư công hỗ trợ KTTT, HTX, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT đề nghị sở KH&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu cho UBND cấp tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với khu vực KTTT, HTX trong giai đoạn 2021-2025 (như Chương trình hỗ trợ Phát triển KTTT, HTX và Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025) theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Quyết định số 134/NQ-CP và văn bản số 2710/BKHĐT-HTX ngày 14/5/2021 của Bộ KHĐT.

Tháng 6 hằng năm là mùa chôm chôm miền Tây vào mùa thu hoạch- ảnh Internet

Về dự án ODA, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT giao vụ Kinh tế đối ngoại liên hệ các nhà tài trợ có quan tâm và phối hợp với Cục Phát triển Hợp tác xã để xem xét bổ sung nguồn vốn ODA cho Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thực hiện 01 dự án tổng thể về hỗ trợ HTX với các nội dung thiết thực, hiệu quả như: hỗ trợ thu hút các doanh nghiệp liên kết chuỗi, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ chế biến bảo quản, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ tầng số.

Về bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ Hỗ trợ hợp tác xã Trung ương, trong trường hợp cần thiết phải tăng vốn điều lệ, đề nghị Liên minh Hợp tác xã Việt Nam xây dựng Đề án trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định (sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính) theo quy định của Nghị định số 45/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ.

Về việc hỗ trợ kết nối HTX với khu vực doanh nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng giao Cục Phát triển Hợp tác xã chủ trì nghiên cứu phối hợp với Vụ Quản lý các khu vực kinh tế, Cục Đầu tư nước ngoài, Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT) tăng cường các hoạt động xúc tiến, kết nối để các HTX có đủ điểu kiện tham gia vào các chuỗi giá trị hoặc cung ứng lương thực, thực phẩm cho công nhân của các nhà máy lớn, các khu kinh tế trong cả nước.

Vân Khánh

    “Bổ sung Liên minh Hợp tác xã Việt Nam làm thành viên Tổ biên tập, Ban soạn thảo khi xây dựng hoặc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, nghị quyết, đề án liên quan đến KTTT, HTX”.(trích thông báo số 41/TB-BKHĐT ngày 23/6/2021)
     “Bổ sung nguồn vốn ODA cho Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thực hiện 01 dự án tổng thể về hỗ trợ HTX với các nội dung thiết thực, hiệu quả như: hỗ trợ thu hút các doanh nghiệp liên kết chuỗi, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ chế biến bảo quản, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ tầng số”.(trích thông báo số 41/TB-BKHĐT ngày 23/6/2021)
      “Cục Phát triển Hợp tác xã làm đầu mối, cùng các đơn vị trong Bộ KH&ĐT phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT và tổng kết 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã 2012”.
(trích thông báo số 41/TB-BKHĐT ngày 23/6/2021)

Nguồn: https://vca.org.vn/bo-tri-kinh-phi-thuc-hien-chinh-sach-ho-tro-uu-dai-doi-voi-khu-vuc-kinh-te-tap-the-hop-tac-xa-a22909.html

Hội nghị sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021

Chiều ngày 25/6, tại trụ sở Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Đảng uỷ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021. Hội nghị diễn ra dưới hình thức trực tuyến. Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường – Bí thư Đảng uỷ, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2025

Báo cáo tại Hội nghị, đồng chí Trịnh Xuân Ngọc – Phó Bí thư Đảng uỷ cho biết, năm 2021 là năm diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, là sự kiện quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt với đất nước và dân tộc. Từ đầu năm 2021, Đảng uỷ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã chỉ đạo các chi bộ, đảng bộ bộ phận trực thuộc lãnh đạo các đơn vị trong việc xây dựng kế hoạch công tác năm 2021.

Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường, Bí thư Đảng uỷ, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Theo báo cáo, hàng quý, hàng tháng, các chi bộ, đảng bộ bộ phận trực thuộc đã phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo các đơn vị rà soát tiến độ thực hiện kế hoạch công tác để kịp thời rút kinh nghiệm, đề ra giải pháp tiếp tục triển khai kế hoạch bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng, cụ thể là: Tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2025; Chủ động, tích cực triển khai tổng kết các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đất đai và tổng kết 10 năm thi hành Luật HTX năm 2012; triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời và sáng tạo các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, HTX; Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cấp uỷ và chính quyền địa phương về phòng, chống dịch Covid-19; Ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phát triển KTTT, HTX; Chú trọng thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các HTX thành viên; đồng hành cùng các HTX để tháo gỡ, khó khăn vướng mắc về cơ chế, chính sách; Tiếp tục nâng cao chất lượng tư vấn hỗ trợ, tập trung kết nối tiêu thụ sản phẩm của HTX; Triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm khai thác các nguồn lực hỗ trợ phát triển khu vực KTTT, HTX; kiện toàn tổ chức, đổi mới phong cách làm việc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương.

Đồng chí Lại Xuân Lâm – Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Công tác giáo dục chính trị, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng được tích cực triển khai

Về kết quả công tác Xây dựng Đảng, thực hiện chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã làm tốt công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức. Triển khai học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Bên cạnh đó, Đảng ủy Liên minh Hợp tác xã Việt Nam quan tâm làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ. Công tác giáo dục chính trị, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng được Đảng ủy Liên minh Hợp tác xã Việt Nam quan tâm.

Cũng theo Báo cáo, trong 6 tháng đầu năm 2021, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đã giám sát thường xuyên Đảng ủy, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và 03 tổ chức đảng trực thuộc. Kết quả kiểm tra cho thấy, hầu hết các chi bộ trực thuộc đã thực hiện nghiêm túc những quy định về sinh hoạt Đảng, tiến hành sinh hoạt thường kỳ đều đặn hàng tháng.

Đồng chí Trịnh Xuân Ngọc, Phó Bí thư Đảng uỷ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Công tác dân vận và lãnh đạo đoàn thể, Đảng ủy Liên minh HTX Việt Nam đã xây dựng Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Tập trung chỉ đạo nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức đảng; tập trung nâng cao chất lượng chi bộ,

Về nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2021, Đảng ủy Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Đảng đoàn, Thường trực Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2021, thực hiện tốt công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm như công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và đạo đức, công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng, công tác dân vận và lãnh đạo các đoàn thể.

Đồng chí Phạm Công Bằng Phó Bí thư Đảng uỷ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Lại Xuân Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đã ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đã đạt được của Đảng bộ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021. Về một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm, đồng chí Lại Xuân Lâm nhấn mạnh tới việc cần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo về công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các cấp uỷ cơ quan đối với cấp uỷ cấp trên, tiếp tục triển khai Chương trình kiểm tra, giám sát năm 2021 của Đảng uỷ và Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Mạnh Cường, Bí thư Đảng uỷ, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam nhấn mạnh, mặc dù tình hình dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp và kéo dài nhưng Đảng ủy Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã hoàn thành kế hoạch bảo đảm chất lượng, tiến độ công việc đề ra; các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương được triển khai kịp thời. Cấp ủy các cấp đã làm tốt công tác tư tưởng, tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ tương đối ổn định; các chi bộ giữ vững nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng, theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Công tác phát triển Đảng được chú trọng và bảo đảm đúng quy định. Công tác bổ nhiệm, đề bạt cán bộ được thực hiện đúng quy trình, quy định. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, các tổ chức đoàn thể trong Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình và có những đóng góp tích cực vào việc thực hiện có hiệu quả các mặt công tác của toàn Đảng bộ.

Nhân dịp này, Đảng ủy Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trao tặng bằng khen của Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương cho đồng chí Nguyễn Mạnh Cường – Viện trưởng Viện Kinh tế hợp tác đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Một số hình ảnh tại hội nghị:

Tin: Quỳnh Trang – Quang Trung
Ảnh: Lê Huy

Nguồn: https://vca.org.vn/hoi-nghi-so-ket-cong-tac-dang-6-thang-dau-nam-trien-khai-nhiem-vu-6-thang-cuoi-nam-2021-a22907.html