Thanh niên tham gia phát triển nông nghiệp sinh thái và xây dựng hình mẫu người nông dân Việt Nam thời đại mới

Chiều 20/3/2024, trụ sở cơ quan Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cơ quan Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo “Nông nghiệp sinh thái, nông dân chuyên nghiệp – Khát vọng vươn tầm”. Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tham dự Hội thảo.

Quang cảnh Hội thảo

Cùng tham dự Hội thảo có các đồng chí đại diện Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương, Đại diện Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đoàn Khối các cơ quan Trung ương; Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; Ban Thường vụ Đảng uỷ cơ quan Trung ương Hội; đại diện lãnh đạo các Chi bộ, Đảng bộ bộ phận trực thuộc; đại diện lãnh đạo Công đoàn cơ quan, Hội Cựu Chiến binh cơ quan; Nguyên Bí thư Đoàn Thanh niên cơ quan; Đoàn viên, thanh niên các đơn vị trực thuộc Khối các cơ quan Trung ương; Nông dân trẻ tiêu biểu. Hội thảo diễn ra dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Đồng chí Nguyễn Xuân Định, Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu chào mừng Hội thảo, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định đã nhấn mạnh: Trải qua các giai đoạn lịch sử, Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng và xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn giữ vai trò chiến lược, quan trọng trong tiến trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Bám sát các chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể các cấp, các địa phương tập trung nguồn lực, thực hiện các giải pháp hỗ trợ nông dân, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, đạt được nhiều kết quả tích cực, trong đó có đóng góp rất lớn của Bộ NNPTNT, Hội Nông dân Việt Nam và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

Đại diện lãnh đạo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung ương Hội Nông dân tham dự tại Hội thảo

Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói chung vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, khó khăn, vướng mắc. Đó là: Nông nghiệp phát triển còn thiếu bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm, tổ chức sản xuất kinh doanh vẫn còn thiếu liên kết; chất lượng hiệu quả hoạt động khu vực kinh tế tập thể, HTX chưa cao; việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động còn nhiều bất cập; lao động nông thôn có xu hướng già hoá; năng suất lao động và thu nhập bình quân của cư dân nông thôn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng hải đảo, vùng dân tộc thiểu số.

Ký biên bản ghi nhớ phối hợp Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên giai đoạn 2024-2027

Hội thảo tập trung trao đổi 03 nội dung chính: Thực trạng, thách thức và những định hướng trong phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam dưới góc nhìn của thanh niên; Vai trò của kinh tế tập thể trong phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam dưới góc nhìn của thanh niên; Đoàn viên, thanh niên với việc tham gia phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng hình mẫu người nông dân Việt Nam thời đại mới.

Tại hội thảo, đồng chí Phạm Trung Bắc – Phó Giám đốc Trung tâm Khoa học Công nghệ và Kinh tế số, Phó Bí thư Chi đoàn Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã bày tỏ các quan điểm Để làm rõ hơn về vị trí, vai trò về Vai trò của đội ngũ đoàn viên, thanh niên trong khu vực kinh tế tập thể phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

Tọa đàm “Vai trò của thanh niên trong phát triển nông nghiệp sinh thái và xây dựng hình mẫu người nông dân Việt Nam thời đại mới”

Cũng trong khuôn khổ hội thảo, đã diễn ra toạ đàm vai trò của thanh niên trong phát triển nông nghiệp sinh thái và xây dựng hình mẫu người nông dân Việt Nam thời đại mới với sự tham gia của các chuyên gia, diễn giả, thanh niên tiêu biểu đã định hướng vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong phát triển tam nông; giải đáp các khó khăn, vướng mắc; phổ biến các cơ chế, chính sách ưu đãi phát triển nhân lực, nguồn vốn, thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các HTX thanh niên; chia sẻ những bài học kinh nghiệm trong quá trình lập thân, lập nghiệp với mô hình công ty, doanh nghiệp HTX trong lĩnh vực nông nghiệp.

Chị Trịnh Thị Lý – Phó Giám đốc HTX Sinh Dược ở Ninh Bình đã chia sẻ “HTX Sinh Dược rất chú trọng đến khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Bên cạnh đó, HTX Sinh Dược cũng đưa các câu chuyện về văn hoá vào trong sản phẩm, nhãn mác sản phẩm. Nhận thấy xu hướng thương mại điện tử đang dần lên ngôi, HTX đã tập trung đẩy mạnh hoạt động truyền thông trên Tik Tok và Facebook. Nội dung của các video ngắn được đăng tải cũng rất bình dị, mộc mạc khi chủ yếu xoay quanh công việc sản xuất hàng ngày tại HTX và đời sống người lao động. Đặc biệt, kênh Tik Tok lên xu hướng đạt hàng triệu lượt xem đã giúp những sản phẩm của Sinh Dược được biết đến nhiều hơn.

Phát biểu bế mạc Hội thảo, đồng chí Nguyễn Duy Việt – Bí thư Đoàn Thanh niên cơ quan Liên minh HTX Việt Nam khẳng định: Với những kiến thức, kinh nghiệm thu thập được từ hội thảo, các đại biểu, các bạn thanh niên sẽ tiếp tục nghiên cứu, học tập, rèn luyện, phát huy tinh thần sáng tạo, năng động, xung kích, tình nguyện, góp phần xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển, hiện đại, hiệu quả và bền vững. Đồng thời, đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm, phối hợp hỗ trợ công tác thanh niên, tạo điều kiện cho thanh niên tham gia tích cực vào phát triển nông nghiệp, kinh tế tập thể, HTX và kiến nghị, đề xuất với Chính phủ xây dựng Đề án về phát huy vai trò của thanh niên trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đề nghị các cấp bộ đoàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho thanh niên về vị trí, vai trò của thanh niên trong phát triển nông nghiệp, kinh tế tập thể, HTX.

Một số hình ảnh tại Hội thảo:
Quang cảnh Hội thảo 
Đại diện lãnh đạo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung ương Hội Nông dân tặng hoa chúc mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3
Đồng chí Nguyễn Duy Việt, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phát biểu tại Hội thảo
Đồng chí Mai Bắc Mỹ, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trung ương Hội Nông dân Việt Nam báo cáo tham luận tại Hội thảo
Đồng chí Nguyễn Hoàng Linh, Phó Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn báo cáo tham luận tại Hội thảo
Đồng chí Phạm Trung Bắc, đại diện đoàn TNCS Hồ Chí Minh Liên minh Hợp tác xã Việt Nam báo cáo tham luận tại Hội thảo 
Ban Tổ chức tặng hoa cho các đại biểu khách mời tham gia Tọa đàm
Đại biểu thăm quan gian hàng giới thiệu sản phẩm bên lề Hội thảo
Đại biểu tham dự Hội thảo chụp hình lưu niệm
Quỳnh Trang – Quang Trung
Ảnh: Lê Huy
Nguồn VCA

Vai trò của đoàn viên, thanh niên trong phát triển nông nghiệp bền vững

Ngày 20.3 tại Hà Nội, Đoàn khối các cơ quan Trung ương tổ chức hội thảo “Nông nghiệp sinh thái, nông dân chuyên nghiệp – Khát vọng vươn tầm” nhằm hướng tới sự đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt trong lực lượng đoàn viên, thanh niên.

Nguồn: Báo Lao động

Hỗ trợ xây dựng và phát triển sản phẩm cam Cao Phong theo bộ tiêu chí OCOP tại Hoà Bình

Ngày 08/12/2023 Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hòa Bình phối hợp với Viện Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) đã tổ chức lễ Nghiệm thu bàn giao các nội dung hỗ trợ HTX 3T nông sản Cao Phong tỉnh Hòa Bình thực hiện nhiệm vụ Hỗ trợ xây dựng và phát triển sản phẩm cam theo Bộ tiêu chí OCOP, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Tham dự lễ Nghiệm thu và bàn giao có đồng chí TS Lê Tuấn An, Viện trưởng Viện Khoa học Ccông nghệ và Môi trường; đồng chí Trần An Định, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hòa Bình; Ban quản trị và thành viên Hợp tác xã 3T Nông sản Cao Phong cùng cán bộ phụ trách thuộc Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hòa Bình.

Dự án được triển khai hỗ trợ tập trung vào các nội dung như: Xây dựng thương hiệu sản phẩm; Bao bì, tem nhãn sản phẩm; Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO9001; Thiết lập mã truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm; Tư vấn hỗ trợ hồ sơ đăng ký sản phẩm OCOP; Hỗ trợ xúc tiến thương mại…

Hợp tác xã 3T Farm (huyện Cao Phong) hiện là mô hình tiêu biểu trong xây dựng thương hiệu và chuyển đổi số, mở đường cho xu hướng trồng cam theo hướng hữu cơ. Định hướng của HTX ngay từ ban đầu là sản xuất gắn với bảo vệ sức khỏe người lao động, người tiêu dùng và phát triển vì một nền kinh tế xanh bền vững. Ngoài cam tươi, 3T Farm còn có các sản phẩm chế biến từ cam như mứt cam, detox cam, bột cam nguyên chất, trà hoa cúc, trà hoa đu đủ đực, trà hoa đậu biếc… HTX đã tạo việc làm cho nhiều lao động, nhất là lao động nữ và đồng bào dân tộc thiểu số.

 TS Lê Tuấn An, Viện trưởng Viện Khoa học, Công nghệ & Môi trường tại lễ Bàn giao

Ông Trần An Định, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Hòa Bình tại lễ Bàn giao

Viện Khoa học, Công nghệ & Môi trường

Xây dựng mô hình cải tạo đất cho vùng trồng dược liệu theo hướng hữu cơ tại HTX Nông dược Nam Châu

Thế giới có hơn 35.000 loài thực vật được dùng làm thuốc, trong đó, khoảng 2.500 cây thuốc đã được thương mại hoá trên thị trường. Có ít nhất 2.000 cây thuốc được sử dụng ở Châu Âu, nhiều nhất ở Đức 1543. Ở Châu Á, các cây dược liệu có nhiều nhất ở Trung quốc với 5000 loài, tiếp đến là ấn độ với 1700 loài. Ở Việt Nam, cây dược liệu có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước như: Hoà Bình, Lạng Sơn, Lào Cai, Nghệ An, Quảng Nam, Lâm Đồng, Đắc Nông…. Trong đó, Nghệ An là tỉnh được đánh giá là địa phương có nguồn dược liệu phong phú bậc nhất với gần 1000 loài cây dược liệu quý hiếm. Do vậy, phát triển dược liệu không chỉ mang tính chất bảo tồn nguồn gen nguyên liệu quý mà các dự án trồng dược liệu đã góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho nhân dân trong vùng.

Cây Vằng sẻ trồng tại HTX Nông dược Nam Châu, Nghệ An

Trước những năm 2000, có đến 90% thảo dược thu hái từ tự nhiên. Hiện nay, do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, số lượng thu hái tự nhiên không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Mặt khác, có đến 50% các nguồn dược liệu tự nhiên bị khai thác kiệt quệ do không có kế hoạch tái tạo, đất bị bạc màu, chai cứng, thoái hoá…. Do vậy, nhiều nơi đã chuyển đổi diện tích canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp sang canh tác cây dược liệu. Chính vì vậy, diện tích canh tác không ngừng được gia tăng. Tuy nhiên, khi thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp, lâm nghiệp sang canh tác cây dược liệu theo hướng hữu cơ cần phải có các biện pháp thải độc, cải tạo đất trồng để dư lượng phân hoá học, thuốc trừ sâu hoá học được loại bỏ ra khỏi đất. Thậm trí là cải tạo các vùng đất hoang hoá bạc màu thành các khu canh tác dược liệu cho năng suất cao. Tuỳ vào tính chất và mức độ thoái hoá của đất trồng, các biện pháp thường được áp dụng hiện nay bao gồm:

  • Che phủ cho đất: là biện pháp canh tác cần áp dụng ngay để có thể khôi phục lại nền đất đã bị thoái hóa, bạc màu. Nếu đất trồng không được che phủ, dưới tác động của nắng, mưa và gió khiến đất trở nên khô cằn, nén chặt, chai cứng, rửa trôi dinh dưỡng, hạn chế sự phát triển của các sinh vật trong đất.
  • Bổ sung hữu cơ: Có thể bổ sung 2 nguồn hữu cơ cho đất để cải tạo là phân hữu cơ và các vật chất hữu cơ. Các loại phân hữu cơ giúp cải tạo đất cực tốt như phân chuồng (phân bò, trâu), phân ủ từ rác nhà bếp,…Các loại vật chất hữu cơ nên bổ sung như phân xanh (dã quỳ, cỏ lào, bèo hoa dâu, lục bình,…) xác bã thực vật (rơm rạ, cỏ khô, lá khô, vỏ hạt, thân ngô đậu,..). Các nguồn hữu cơ này sẽ giúp đất trồng tơi xốp, mềm mịn, phì nhiêu, giữ ẩm tốt. Cải thiện lại nền đất khô cứng, bạc màu, tạo cấu trúc đất thông thoáng.
  • Bổ sung vi sinh vật có lợi: Vi sinh vật là một phần cực kỳ quan trọng của đất trồng. Nếu đất trồng không có vi sinh vật và các sinh vật khác thì đó là một nền đất chết. Đất trồng chỉ được coi là một nền đất tốt, đất khỏe khi có sự phát triển của các sinh vật đất. Các vi sinh vật trong đất đóng vai trò quan trọng trong chu trình đất, giúp phân hủy các chất hữu cơ, chuyển hóa dinh dưỡng, cố định nitơ, cạnh tranh, đối kháng nấm bệnh để bảo vệ cây trồng.

Để đánh giá hiệu quả cải tạo đất của vi sinh vật, Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường phối hợp với Liên minh HTX tỉnh Nghệ An, Công ty Cổ phần tập đoàn Bometa đã triển khai thực hiện mô hình cải tạo đất trồng bằng chế phẩm vi sinh vật tại vùng trồng dược liệu theo hướng hữu cơ của HTX Nông Dược Nam Châu, Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Mô hình cải tạo đất trồng dược liệu được thực hiện tại Vùng trồng dược liệu theo hướng hữu cơ Vạn Lộc của HTX Nông dược Nam Châu, huyện Nam Đàn – nghệ An.

Để thực hiện mô hình, Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường cung cấp chế phẩm vi sinh bố trí cán bộ vào làm việc trực tiếp tại HTX với 2 lô thí nghiệm trên cây Vằng sẻ và cây Xạ đen với diện tích mỗi lô là 100 m2. Trong đó, có bố trí các ô thí nghiệm và ô đối chứng để kiểm chứng, đánh giá hiện quả của quy trình cải tạo chất lượng đất trồng bằng chế phẩm vi sinh vật.  Các ô thí nghiệm được bố trí trong cùng một thửa đảm bảo tính đồng đều về đặc điểm nông hoá, khí hậu và được chăm sóc với một chế độ như nhau trong suốt quá trình đánh giá.

Các chủng vi sinh hữu ích được đưa vào đất trồng theo hai cách:

  • Rắc trực liếp lên đất trồng
  • Dùng chế phẩm vi sinh ủ với chất thải hữu cơ của HTX, sau đó, sử dụng mùn compost để bón cho cây trồng.

Cả hai phương pháp này đều được thực hiện trực tiếp tại đất canh tác dược liệu của hợp tác xã với mục đích thực nghiệm, đánh giá hiệu quả của quy trình trước khi nhân rộng ra quy mô lớn hơn. Trong quá trình thực hiện, cán bộ của Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường trực tiếp triển khai, lấy mẫu đất định kỳ và phân tích các chỉ tiêu: TN, TP, P2O5, K2O, OM, TOC, dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, mật độ vi sinh vật hữu ích…. để đánh giá tác động của vi sinh đến thành phần hoá sinh trong đất.

Một số hình ảnh triển khai tại HTX Nông Dược Nam Châu:

TS. Nguyễn Thị Hoà
Viện Khoa học, Công nghệ & Môi trường
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

Bình Phước: Nâng cao kỹ năng thương mại điện tử cho hợp tác xã có đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 26-10, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bình Phước phối hợp Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường, trực thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, tổ chức lớp tập huấn “Nâng cao kỹ năng thương mại điện tử” cho thành viên hợp tác xã, đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh.

60 học viên là cán bộ quản lý, thành viên hợp tác xã, đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi thuộc địa bàn các huyện, thị xã: Bình Long, Chơn Thành, Đồng Phú, Phú Riềng tham gia lớp tập huấn.

Thành viên các hợp tác xã tham gia lớp tập huấn

Các học viên được hướng dẫn chi tiết cách thức tiếp cận ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, sử dụng công cụ tìm kiếm trên internet; kỹ năng thương mại trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và mạng xã hội; hướng dẫn đăng ký gian hàng, đăng ký sản phẩm và quản trị gian hàng…

Theo đánh giá của các học viên, đây là những kiến thức thiết thực, bổ ích. Sau khi được tập huấn, các học viên sẽ vận dụng, giúp các hợp tác xã hoạt động hiệu quả như chương trình mục tiêu đề ra, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Ông Lê Tuấn An (áo trắng), Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường trao giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001:2015 cho Hợp tác xã Dịch vụ vệ sinh môi trường Phú Riềng

Cùng ngày, Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh cấp giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001:2015 cho Hợp tác xã Dịch vụ vệ sinh môi trường Phú Riềng.

Theo báo Bình Phước

Hỗ trợ hợp tác xã chăn nuôi phát triển theo chuỗi giá trị

Sáng nay 25-10, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Bình Phước phối hợp Viện Khoa học công nghệ và Môi trường thuộc Liên minh HTX Việt Nam đã nghiệm thu, bàn giao các hạng mục xây dựng mô hình HTX ứng dụng khoa học – công nghệ phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo chuỗi giá trị tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2023 cho HTX chăn nuôi – dịch vụ Thanh An, xã Thanh An, huyện Hớn Quản.

Lãnh đạo Viện Khoa học công nghệ và Môi trường, Liên minh HTX Việt Nam bàn giao các hạng mục xây dựng mô hình HTX ứng dụng khoa học – công nghệ phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo chuỗi giá trị vùng đồng bào dân tộc thiểu số cho các hộ thành viên HTX chăn nuôi – dịch vụ Thanh An

2.500 con gà giống, 280 bao cám (thức ăn chăn nuôi), thuốc thú y, kết hợp truy xuất nguồn gốc, tem, tư vấn cấp giống chăn nuôi và chứng nhận VietGAP đã được bàn giao cho 10 hộ là thành viên HTX chăn nuôi – dịch vụ Thanh An. Trong đó, 8/10 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số, 2 hộ người Kinh là thành viên Hội đồng quản trị HTX được hỗ trợ và tham gia hướng dẫn, chia sẻ cách làm cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

“Tôi rất vui khi được nhận sự hỗ trợ này. Tôi sẽ về làm theo hướng dẫn của HTX. Lâu nay, gia đình tôi chăn nuôi tự phát, không đảm bảo vệ sinh môi trường. Con giống không có nguồn gốc, cách cho ăn cũng không khoa học. Bây giờ nhận được sự hỗ trợ, tôi rất cảm ơn” – chị Thị Phượng, hộ thành viên của HTX chăn nuôi – dịch vụ Thanh An chia sẻ.

Các đại biểu tham quan mô hình sản xuất chăn nuôi của HTX chăn nuôi – dịch vụ Thanh An

Theo đánh giá của Liên minh HTX tỉnh, HTX chăn nuôi – dịch vụ Thanh An là một trong số ít HTX thu hút đông thành viên là đồng bào dân tộc thiểu số tham gia. Hiện HTX có 31 thành viên, hoạt động đúng hướng, hiệu quả theo mô hình HTX kiểu mới. Do đó, được Viện Khoa học công nghệ và Môi trường nghiệm thu, bàn giao các hạng mục xây dựng mô hình HTX ứng dụng khoa học – công nghệ phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo chuỗi giá trị là món quà vô cùng có ý nghĩa đối với HTX chăn nuôi – dịch vụ Thanh An nói chung, các thành viên là đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.

Thay mặt HTX và 10 hộ được nhận hỗ trợ, ông Hà Trọng Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX chăn nuôi – dịch vụ Thanh An cho biết, đây là nguồn động viên, khích lệ rất lớn đối với HTX. Ban lãnh đạo HTX sẽ thường xuyên phối hợp các cấp, ngành, hướng dẫn, giúp đỡ các hộ thành viên để món quà này mang lại ý nghĩa thiết thực nhất. Đây cũng là cơ sở để HTX đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ vào phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo chuỗi giá trị, đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP. Từ đó, xây dựng HTX lớn mạnh, nâng cao, cải thiện thu nhập cho các thành viên, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.

Nguồn: Baobinhphuoc.com.vn

Bình Phước: Ký kết phối hợp hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã

Thực hiện cam kết phối hợp giữa UBND tỉnh Bình Phước với Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam, chiều nay 25-10 đã diễn ra lễ ký kết chương trình phối hợp hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tập thể, HTX trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025 giữa Liên minh HTX tỉnh Bình Phước với Viện Khoa học công nghệ và Môi trường trực thuộc Liên minh HTX Việt Nam.

Bà Nguyễn Thanh Phương, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Bình Phước và ông Lê Tuấn An, Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và Môi trường ký kết chương trình phối hợp hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tập thể, HTX trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025

Mục đích ký kết nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp triển khai hoạt động tư vấn, hỗ trợ ứng dụng, đổi mới, chuyển giao khoa học – công nghệ và bảo vệ môi trường cho khu vực kinh tế tập thể, HTX tỉnh Bình Phước. Tăng cường xúc tiến kết nối cung cầu ứng dụng, đổi mới, chuyển giao khoa học – công nghệ; đẩy mạnh hỗ trợ đào tạo, tập huấn và nâng cao năng suất, chất lượng, sở hữu trí tuệ, thương hiệu sản phẩm, chuyển đổi số cho các HTX. Phối hợp xây dựng và triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Nâng cao năng lực hoạt động và cung ứng dịch vụ hiệu quả của Trung tâm Khoa học công nghệ và Môi trường miền Nam, Viện Khoa học công nghệ và Môi trường cho các HTX trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Phối hợp xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ HTX thuộc các nguồn kinh phí được giao của Liên minh HTX tỉnh Bình Phước và Viện Khoa học công nghệ và Môi trường.

Chương trình phối hợp sẽ được triển khai với nhiều nội dung: Hằng năm, tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi số hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ứng dụng khoa học – công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển thương hiệu sản phẩm cho các HTX tỉnh Bình Phước.

Bên cạnh đó, tư vấn, hỗ trợ 1-2 mô hình HTX xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm. Tư vấn, hỗ trợ 1-2 mô hình HTX xây dựng vùng trồng áp dụng tiêu chuẩn VietGAP. Tư vấn, hỗ trợ các HTX và thành viên sử dụng miễn phí các ứng dụng chuyển đổi số, truy xuất nguồn gốc hoptacxa.vn và tham gia website thương mại điện tử của Liên minh HTX Việt Nam giao Viện Khoa học công nghệ và Môi trường chủ trì. Triển khai các hoạt động tư vấn, hỗ trợ các HTX trên địa bàn tỉnh về ứng dụng khoa học – công nghệ, bảo vệ môi trường và tổ chức cung ứng dịch vụ của Viện Khoa học công nghệ và Môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

* Cũng trong chiều nay, trước sự chứng kiến của lãnh đạo Viện Khoa học công nghệ và Môi trường và Liên minh HTX tỉnh Bình Phước, HTX sản xuất và đầu tư An Nam đã làm lễ ra mắt.

HTX sản xuất và đầu tư An Nam đứng chân tại phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước chuyên hoạt động trong lĩnh vực môi trường. Khi chính thức đi vào hoạt động, ngoài sản xuất, đầu tư phục vụ phát triển kinh tế, HTX còn góp phần khai thác, tận dụng hiệu quả nguồn phế, phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp là thế mạnh của tỉnh. Qua sản xuất, HTX sẽ tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ trở lại cho nhu cầu phát triển nông nghiệp hữu cơ, bảo vệ môi trường sống.

Lãnh đạo Viện Khoa học công nghệ và Môi trường và Liên minh HTX tỉnh Bình Phước tặng hoa, chụp hình lưu niệm với các thành viên HTX sản xuất và đầu tư An Nam tại lễ ra mắt

Ngoài 7 thành viên hiện có, HTX sản xuất và đầu tư An Nam còn liên kết với 5 HTX bạn đứng chân trên địa bàn tỉnh và 3 công ty là đối tác trong và ngoài tỉnh. Với tiềm lực sẵn có, thời gian tới, HTX sản xuất và đầu tư An Nam sẽ góp phần cung ứng nhiều sản phẩm phục vụ phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ bền vững gắn với bảo vệ môi trường sống.

Nguồn: baobinhphuoc.com.vn

Tập huấn mô hình kinh tế nông nghiệp theo chuỗi giá trị

Tập huấn mô hình kinh tế nông nghiệp theo chuỗi giá trị

Ngày 24/10, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Sóc Trăng tổ chức chương trình tập huấn mô hình kinh tế liên kết theo chuỗi giá trị, giảm thiểu chất thải, phát triển kinh tế tuần hoàn và bàn giao sản phẩm hỗ trợ cho Hợp tác xã Rau màu Hòa Thành tại xã Lạc Hòa, thị xã Vĩnh Châu.

Theo chương trình tập huấn, Viện Khoa học công nghệ và Môi trường triển khai các chuyên đề có nội dung xoay quanh các vấn đề về nông nghiệp tuần hoàn, ảnh hưởng chất thải hữu cơ đến môi trường sinh thái, kỹ thuật xử lý chất thải hữu cơ làm phân bón; đồng thời, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi dê sinh sản, công tác vệ sinh thú y, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng vật tư. Thực hiện bàn giao sản phẩm hỗ trợ, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã trao 200 gói hạt ớt giống, 150 gói hạt cà chua, 1 tấn củ hành tím giống, 600 gói chế phẩm sinh học và 20 con dê cái cho thành viên và thành viên liên kết của Hợp tác xã Rau mau Hòa Thành (mỗi hộ 5 con dê).

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hòa – Phó Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và Môi trường trao bảng tượng trưng cho các hộ dân được hỗ trợ đàn dê. Ảnh: XUÂN NGUYÊN

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cho biết, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023, Viện Khoa học công nghệ và Môi trường triển khai nhiệm vụ “Xây dựng mô hình hợp tác xã ứng dụng khoa học công nghệ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn theo chuỗi giá trị cho đồng bào dân tộc thiểu số của Hợp tác xã Rau màu Hòa Thành, ấp Hòa Thành, xã Lạc Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng”.

Mục tiêu của nhiệm vụ là cung cấp kiến thức về công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, hướng dẫn phương pháp sản xuất phân compost từ chất thải công nghiệp, xây dựng mô hình kinh tế liên kết theo chuỗi giá trị, tạo điều kiện cho các hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Vĩnh Châu được tiếp cận giống vật nuôi, cây trồng để phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.

XUÂN NGUYÊN

Nguồn: www.baosoctrang.org.vn

60 học viên được tập huấn về hỗ trợ phát triển kinh tế, hợp tác xã

(BLC) – Trong 2 ngày (18-19/10), Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường (CN&MT) – Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam phối hợp với Liên minh HTX tỉnh tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực vận hành thương mại điện tử cho các thành viên HTX, đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tham gia lớp tập huấn có 60 học viên là đại diện một số HTX, hội viên nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn tỉnh.

Quang cảnh lớp tập huấn.

Quang cảnh lớp tập huấn.

Các học viên được triển khai, học tập các nội dung: Chương trình hành động số 31  CT/TU của Tỉnh ủy Lai Châu về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; Luật HTX năm 2023 và giới thiệu một số nghị quyết liên quan của HĐND tỉnh như: nghị quyết số 09/2019 /NQ-HĐND ngày 22/7/2019 quy định chính sách hỗ trợ tài chính trong chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ và các hoạt động khoa học, công nghệ trên địa bàn; nghị quyết số 13/2019/NQ-HĐND ngày 22/7/2019 quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND ngày 22/3/2021 quy định chính sách về phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021 – 2025.

Ban Tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn học viên sử dụng quét mã QR phục vụ khai thác tài liệu.

Các học viên được hướng dẫn sử dụng quét mã QR để khai thác tài liệu.

Ngoài ra, các học viên còn được hướng dẫn sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc và sàn giao dịch nông sản Hoptacxa.vn; giới thiệu cổng thông tin tiêu thụ sản phẩm HTX; xây dựng và phát triển thương hiệu…

Tiến sỹ Lê Tuấn An – Viện trưởng Viện Khoa học CN&MT (Liên minh HTX Việt Nam)  phát biểu khai mạc.

Tiến sỹ Lê Tuấn An – Viện trưởng Viện Khoa học CN&MT phát biểu tại lớp tập huấn.

Phát biểu tại lớp tập huấn, Tiến sỹ Lê Tuấn An – Viện trưởng Viện Khoa học CN&MT khẳng định: Lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh cho các HTX và nông dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Lai Châu.

Thu Trang – Ánh Hồng

Nguồn: Baolaichau.vn

Tập huấn nâng cao năng lực vận hành thương mại điện tử cho thành viên HTX, đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sáng ngày 19/10, tại Khách sạn Ngân Hà, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lai Châu phối hợp với viện Khoa học công nghệ và môi trường, Liên minh HTX Việt Nam tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực vận hành thương mại điện tử cho thành viên HTX, đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tới dự lớp tập huấn đồng chí Lê Tuấn An – Thường vụ, Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và môi trường; đồng chí Nguyễn Quang Hải – Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh; đại diện hội Nông dân, Ban dân tộc tỉnh.
Ông Lê Tuấn An phát biểu khai mạc lớp tập huấn
Tham gia lớp tập huấn có hơn 60 học viên là cán bộ quản lý, thành viên một số HTX và thành viên, hội viên Hội nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn toàn tỉnh.
Ông Bùi Xuân Thu Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Lai Châu chia sẻ ngày14/10/2021 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Đây là chương trình mục tiêu quốc giá được Thủ tướng chính phủ giao cho UBDT chủ trì quản lý, Hệ thống Liên minh HTX Việt Nam được giao nhiệm vụ thực hiện nội dung hỗ trợ “Xây dựng và duy trì chợ sản phẩm trực tuyến vùng đồng bào Dân tộc thiểu số và miền núi”.
Theo đó, Viện Khoa học công nghệ và môi trường đã phối hơp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lai Châu tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức ứng dụng Công nghệ thông tin và kỹ năng thương mại điện tử cho các HTX và thành viên đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Các giảng viên của Viện đã giới thiệu chung về mục đích, vai trò của thương mại điện tử trong giai đoạn hiện nay, những khó khăn trong việc tiếp cận của đồng bào và đồng thời phổ biến kiến thức, ứng dụng công nghệ thông tin vào chuyển đổi số hoạt động sản xuất kinh doanh và một số kỹ năng về thương mại điện tử, bán hàng online. Bên cạnh đó, các học viên cũng được hướng dẫn sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc Hoptacxa.vn miễn phí của Viện, thực hành xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội, thương mại điện tử khác.
Quang cảnh buổi tập huấn
Viện Khoa học công nghệ và Môi trường